Đề tài Xây dựng hệ thống tiêu chí phát triển bền vững ở Việt Nam

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và đã ghi lại những dấu ấn đậm nét tương ứng với từng hình thái xã hội khác nhau. ở mỗi giai đoạn lịch sử đó, mỗi hình thái xã hội đều có những bước phát triển tích cực, đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người. Đến thế kỷ thứ XX, khoa học công nghệ đã đạt đến đỉnh điểm cao, chất lượng cuộc sống của xã hội loài người đã có những bước tiến rõ rệt do khoa học, công nghệ và năng suất lao động xã hội mang lại. Những của cải được nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại đã phần nào thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người đã đưa tới sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh nhân loại. Nhưng cũng chính từ sự phát triển ấy đã làm nảy sinh một số vấn đề có tác động xấu đến chất lượng sống, đó là sự tăng trưởng dân số quá nhanh, tiêu dùng quá mức của cải, tài nguyên, năng lượng, thiên tai và sự cố môi trường gây ô nhiễm ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, gây trở ngại đối với phát triển kinh tế và làm giảm sút chất lượng sống, đe doạ cuộc sống hiện tại của con người và trong tương lai. Trước những vấn đề thực tế đã đặt ra và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng dần trở thành áp lực, con người không còn cách lựa chọn nào khác là phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên nhiên, phương sách phát triển kinh tế – xã hội và tiến trình phát triển của mình. Vấn đề bức xúc là con người phải tìm ra một con đường phát triển mà trong đó các vấn đề dân số, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường được xem xét một cách tổng thể, nhằm hạn chế những tác động cản trở đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Cách lựa chọn duy nhất đó là con đường phát triển có sự kết hợp cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường, đó chính là con đường phát triển bền vững. Thông thường, khi nói đến phát triển bền vững, chúng ta thường nghĩ về tăng trưởng bền vững. Hiện nay có rất nhiều người có cái nhìn chưa chính xác về khái niệm này. Một số cho rằng nếu như chúng ta đạt được tăng trưởng kinh tế đều đặn trong nhiều năm thì coi như đó là phát triển bền vững. Nhưng trên thực tế, khái niệm phát triển bền vững không chỉ bao gồm nội dung như vậy. Phát triển bền vững là khái niệm mới xuất hiện gần đây, đến năm 1987 , trong báo cáo của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển, khái niệm phát triển bền vững mới được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế và được định nghĩa như sau: “ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Định nghĩa này có gì đó rất giống với quan điểm truyền thống của Việt Nam chúng ta là làm sao tránh được việc “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Nội dung chính của định nghĩa này có thể hiểu là: phải đảm bảo để những gì chúng ta làm hôm nay nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của chúng ta sẽ không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ con cháu chúng ta sau này. Nói cách khác, phát triển bền vững chính là sự tổng hoà các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm tối đa hoá đời sống phúc lợi của con người hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tính chất “tổng hòa” ở đây có thể hiểu là nếu chúng ta chỉ nghiêng về việc bảo vệ môi trường, thì chúng ta không phát triển kinh tế được, hoặc nếu chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà sao nhãng, thiếu quan tâm đến các vấn đề xã hội, thì sẽ dẫn đến bất ổn định xã hội. Cả hai cách đó đều không thể gọi là phát triển bền vững. Nếu như các mục tiêu kinh tế, mục tiêu bảo vệ môi trường, mục tiêu xã hội ổn định được gắn kết với nhau thì điểm giao thoa của ba mục tiêu này sẽ thể hiện được phát triển bền vững thực sự. Nói thì đơn giản nhưng thực hiện là cả một vấn đề, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Ơ những nước kém phát triển thường người ta có xu hướng nghiêng nhiều về tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Trung Quốc chấp nhận ô nhiễm đến một mức nào đó để đạt được tăng trưởng cao, sau đó sẽ bình ổn về ô nhiễm và cải thiện vấn đề môi trường. Nhật Bản cũng có một kinh nghiệm là phát triển đã rồi làm sạch sau. Tuy nhiên kinh nghiệm của các nước này đều cho thấy, nếu làm như thế, cái giá phải trả là rất đắt. Là nước đi sau, chúng ta có thể cân nhắc điều này, so sánh với khả năng và nhu cầu để đạt được phát triển bền vững với giá thấp nhất. Điều này trước hết nằm trong tay các nhà lãnh đạo các cấp, nhất là cấp tỉnh, những người đang liên quan trực tiếp đến công tác kế hoạch và môi trường. Nếu mục tiêu chung là phát triển bền vững được hiểu theo cách tổng hoà mục tiêu đã nêu trên, thì sẽ không còn mâu thuẫn giữa các nghành với nhau, giữa các địa phương với nhau. Các nhà lãnh đạo các nghành, các địa phương sẽ ra được quyết định để chọn phương án sao cho quá trình phát triển kinh tế được thúc đẩy nhanh nhưng vẫn đảm bảo được tính ổn định về xã hội và lành mạnh về môi trường. Khi nhìn tổng thể của ba khối mục tiêu này, chúng ta thấy chúng còn thể hiện nhiều khía cạnh về hoà bình, an ninh, và sự ổn định. Nếu chúng ta đảm bảo được điều đó, thì chúng ta còn có được những đảm bảo về mặt văn hoá, sự sắp xếp hợp lý về thể chế cũng như hiệu quả thực hiện các chính sách đã đề ra. Việc đánh giá chỉ tiêu về phát triển bền vững dựa trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu về phát triển kinh tế và xã hội. Chỉ tiêu về môi trường là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững, là cơ sở để đánh giá và nâng cao cải thiện chất lượng sống của con người theo phạm vi khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái, đảm bảo cho một xã hội phát triển bền vững về kinh tế với một môi trường trong lành và xã hội văn minh.

doc124 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4730 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống tiêu chí phát triển bền vững ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I.1. Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 4 I.1.1. Định nghĩa phát triển bền vững 4 I.1.2. Nội dung cơ bản phát triển bền vững 4 I.2. Nội dung phát triển bền vững 5 I.2.1. Nội dung phát triển bền vững về lĩnh vực xã hội 5 I.2.2. Nội dung phát triển bền vững về tài nguyên - môi trường 12 I.2.3. Nội dung phát triển bền vững về kinh tế 22 I.2.4. Nội dung phát triển bền vững về thể chế thể chế 25 I.3. Cơ sở thực tiễn xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 31 I.3.1. Bộ chỉ tiêu của Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc 31 I.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của một số nước 34 CHƯƠNG II: TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM II.1. Hoàn thiện vai trò lãnh đạo của nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững 41 II.1.1. Phát triển thể chế 41 II.1.2. Tăng cường năng lực quản lý phát triển bền vững 43 II.1.3. Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển bền vững 44 II.1.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững 45 II.1.5. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho mọi người dân về phát triển bền vững 45 II.1.6. Xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững của nghành và địa phương 46 II.2. Huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững 46 II.2.1. Chủ trương chung 46 II.2.2. Hoạt động của các nhóm xã hội chính nhằm thúc đẩy phát triển bền vững 48 II.3. Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững 59 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM III.1. Thiết kế hệ thống 61 III.2. Những thách thức trở ngại cần giải quyết 62 III.2.1. Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên phát triển bền vững 62 III.2.2. Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững 76 III.2.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 97 III.3.1. Nguyên tắc lựa chọn 104 III.3.2. Phương pháp tiếp cận lựa chọn 104 III.3.3. Kiến nghị bộ chỉ tiêu lựa chọn 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững và cơ chế xây dựng một cơ sở dữ liệu phát triển bền vững ở Việt Nam, Bộ KH&ĐT, Hà Nội, 2005. 2. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 ở Việt Nam), Hà Nội, 2004. 3. Hội thảo phát triển bền vững nghành và doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT, Hà Nội, 2004. 4. Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững của Việt Nam, Bộ KH&ĐT, Hà Nội, 2001. 5. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức môi trường, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, cục môi trường, Hà Nội, 2001. 6. Hỗ trợ Xây dựng và Thực hiện chương trình Nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam, Bộ KH&ĐT, Hà Nội 2005. 7. TS. Lê Minh Đức, Phát triển bền vững ở Việt Nam. 8. TS. Trần Hồng Hà, Công tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, 2004. 9. GS. Võ Quý, Đa dạng sinh học và phát triển bền vững, Hà Nội, 2004. 10. Ngưỡng phát triển và quan điểm về phát triển bền vững đối với Việt Nam, Tổng cục thống kê, Hà Nội, 2002. 11. Báo cáo kết quả Dự án nghiên cứu khoa học “nghiên cứu, xây dựng hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi”, Uỷ ban dân tộc, Hà Nội, 2004. 12. Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền 1991 – 2000, Việt Nam, Hà Nội, 1991. Phụ lục 1: Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của chiến lược 2001-2010 Tăng trưởng GDP Cán cân thanh toán quốc tế (định tính) Dự trữ ngoại tệ (định tính) Bội chi ngân sách (định tính) Lạm phát (định tính) Nợ nước ngoài (định tính) Tỷ lệ tích luỹ nội bộ trên GDP Tăng trưởng xuất khẩu Cơ cấu nông nghiêp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động HDI Tỷ lệ tăng dân số Tỷ lệ hộ đói nghèo Tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ quĩ thời gian sử dụng ở nông thôn Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề Tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưõng Tuổi thọ trung bình Độ che phủ của rừng Diên tích rừng tự nhiên được bảo vệ Tỷ lệ nước sạch cho đô thị và nông thôn Số máy điện thoại, số người sử dụng Internet/100 dân Phụ lục 2: Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo Tăng trưởng GDP Tỷ lệ tích luỹ nội bộ trên GDP Cơ cấu nông nghiêp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP Tỷ lệ lao động công nghiêp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng số lao động Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn quốc tế và chuẩn Việt Nam) Tỷ lệ xã nghèo được cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu Tỷ lệ số xã có điện đến trung tâm xã Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn được dùng nước sạch, lượng nước sạch bình quân đầu người/ ngày. Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm mới Tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ quĩ thời gian sử dụng ở nông thôn Tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ Tỷ lệ trẻ em từ 3-5 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi Tỷ lệ học sinh học xong tiểu học Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi Tỷ lệ xoá mù chữ cho phụ nữ mù chữ dưới 40 tuổi Tỷ lệ thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp Tỷ lệ thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường dạy nghề Tỷ lệ sinh Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi Tỷ lệ trẻ sinh thiếu cân (dưới 2500 gram) Tỷ suất chết mẹ liên quan đến sinh sản Tỷ lệ gia đình, cộng đồng đạt tiêu chuẩn văn hoá Số bản sách/ người/ năm Tỷ lệ số hộ được nghe đài, xem truyền hình Tỷ lệ KCN, đô thị, làng nghề được xử lý nước thải, chất thải rắn, c chất thải vệ sinh Tỷ lệ che phủ của rừng Tỷ lệ tái nghèo do thiên tai và các rủi ro khác Tỷ lệ phụ nữ làm việc ở các công sở Phụ lục 3: Chỉ tiêu phát triển bền vững đề cập đến trong chương trình nghị sự 21 VN 1. Tỷ lệ hộ nghèo 2. Số xã nghèo 3. Tỷ lệ người sống trên đường nghèo 4. Tỷ lệ số hộ thoát nghèo so với tổng số hộ nghèo 5. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị, nông thôn, miền núi với đồng bằng 6. Trợ cấp dân tộc thiểu số 7. Hỗ trợ người tàn tật 8. Hỗ trợ người bị thiệt hại do thiên tai 9. Số chỗ làm việc mới tạo cho người lao động 10. Số phụ nữ hoạt động kinh tế, hoặc giữ cương vị lãnh đạo so với nam 11. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng so với tống số 12. Kỳ vọng sống của trẻ em mới sinh 13. Thực phẩm sạch và an toàn 14. Cung cấp nước sạch 15. Số người tiếp cận được các dịch vụ y tế 16. Tỷ lệ tiêm phòng 17. Số lần khám thai 18. Tỷ lệ trẻ em từ 36 tháng đến 6 tuổi được uống vitamin A 19. Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng 20. Số lần phá thai 21. Tỷ lệ sủ dụng các biện pháp tránh thai 22. Tỷ lệ phổ cập tiểu học 23. Số năm đi học trung bình của dân số 24. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 25. Tỷ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ 26. HDI 27. Áp lực nhà ở và vệ sinh môi trường. 28. Đấu tranh chống tội phạm 29. Tốc độ tăng dân số 30. Tỷ lệ sinh 31. Bụi, khí phát thải 32. Khí thải SO2, NO2, COX 33. Ô nhiễm không khí ở chỗ làm việc 34. Mưa Axid 35. Ô nhiễm không khí ở thành phố lớn, khu công nghiệp 36. Tỷ lệ đất 37. Tỷ lệ che phủ của rừng 38. Tỷ lệ nước thải chưa được xử lý 39. Chất thải rắn và rác thải 40. Tỷ trọng dân số sống ở bờ biển so với tổng số dân 41. Mức độ khai thác san hô 42. Đa dạng các loài 43. Lượng mưa 44. Nước ngầm bị ô nhiễm bới chất hữu cơ 45. Khai thác nước ngầm 46. Diện tích hệ sinh thái lựa chọn 47. Diện tích được bảo vệ so với lựa chọn 48. Số loài được bảo vệ so với tổng số đã chọn 49. Nhịp độ tăng kinh tế 50. Khả năng cạnh tranh 51. Gánh nặng nợ lần cho thế hệ mai sau 52. Cân đối ngân sách 53. Lạm phát 54. Đầu tư nước ngoài 55. Năng suất lao động 56. Sử dụng năng lượng nội địa 57. Sử dụng than hóa thạch 58. Sử dụng dầu 59. Năng lượng tái sinh 60. Công nghệ sử dụng ít năng lượng 61. Ô nhiễm công nghiệp 62. Cơ sở hạ tầng đường sát 63. Cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, đường hàng không 64. Nhu cầu đi lại của người dân, nhu cầu vận tải cho sản xuất. 65. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam 66. Thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về phát triển bền vững 67. Huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, tài chính để xóa đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững 68. Khuyến khích trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững. 69. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai. MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và đã ghi lại những dấu ấn đậm nét tương ứng với từng hình thái xã hội khác nhau. ở mỗi giai đoạn lịch sử đó, mỗi hình thái xã hội đều có những bước phát triển tích cực, đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người. Đến thế kỷ thứ XX, khoa học công nghệ đã đạt đến đỉnh điểm cao, chất lượng cuộc sống của xã hội loài người đã có những bước tiến rõ rệt do khoa học, công nghệ và năng suất lao động xã hội mang lại. Những của cải được nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại đã phần nào thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người đã đưa tới sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh nhân loại. Nhưng cũng chính từ sự phát triển ấy đã làm nảy sinh một số vấn đề có tác động xấu đến chất lượng sống, đó là sự tăng trưởng dân số quá nhanh, tiêu dùng quá mức của cải, tài nguyên, năng lượng, thiên tai và sự cố môi trường gây ô nhiễm ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, gây trở ngại đối với phát triển kinh tế và làm giảm sút chất lượng sống, đe doạ cuộc sống hiện tại của con người và trong tương lai. Trước những vấn đề thực tế đã đặt ra và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng dần trở thành áp lực, con người không còn cách lựa chọn nào khác là phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên nhiên, phương sách phát triển kinh tế – xã hội và tiến trình phát triển của mình. Vấn đề bức xúc là con người phải tìm ra một con đường phát triển mà trong đó các vấn đề dân số, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường được xem xét một cách tổng thể, nhằm hạn chế những tác động cản trở đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Cách lựa chọn duy nhất đó là con đường phát triển có sự kết hợp cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường, đó chính là con đường phát triển bền vững. Thông thường, khi nói đến phát triển bền vững, chúng ta thường nghĩ về tăng trưởng bền vững. Hiện nay có rất nhiều người có cái nhìn chưa chính xác về khái niệm này. Một số cho rằng nếu như chúng ta đạt được tăng trưởng kinh tế đều đặn trong nhiều năm thì coi như đó là phát triển bền vững. Nhưng trên thực tế, khái niệm phát triển bền vững không chỉ bao gồm nội dung như vậy. Phát triển bền vững là khái niệm mới xuất hiện gần đây, đến năm 1987 , trong báo cáo của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển, khái niệm phát triển bền vững mới được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế và được định nghĩa như sau: “ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Định nghĩa này có gì đó rất giống với quan điểm truyền thống của Việt Nam chúng ta là làm sao tránh được việc “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Nội dung chính của định nghĩa này có thể hiểu là: phải đảm bảo để những gì chúng ta làm hôm nay nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của chúng ta sẽ không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ con cháu chúng ta sau này. Nói cách khác, phát triển bền vững chính là sự tổng hoà các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm tối đa hoá đời sống phúc lợi của con người hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tính chất “tổng hòa” ở đây có thể hiểu là nếu chúng ta chỉ nghiêng về việc bảo vệ môi trường, thì chúng ta không phát triển kinh tế được, hoặc nếu chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà sao nhãng, thiếu quan tâm đến các vấn đề xã hội, thì sẽ dẫn đến bất ổn định xã hội. Cả hai cách đó đều không thể gọi là phát triển bền vững. Nếu như các mục tiêu kinh tế, mục tiêu bảo vệ môi trường, mục tiêu xã hội ổn định được gắn kết với nhau thì điểm giao thoa của ba mục tiêu này sẽ thể hiện được phát triển bền vững thực sự. Nói thì đơn giản nhưng thực hiện là cả một vấn đề, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Ơ những nước kém phát triển thường người ta có xu hướng nghiêng nhiều về tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Trung Quốc chấp nhận ô nhiễm đến một mức nào đó để đạt được tăng trưởng cao, sau đó sẽ bình ổn về ô nhiễm và cải thiện vấn đề môi trường. Nhật Bản cũng có một kinh nghiệm là phát triển đã rồi làm sạch sau. Tuy nhiên kinh nghiệm của các nước này đều cho thấy, nếu làm như thế, cái giá phải trả là rất đắt. Là nước đi sau, chúng ta có thể cân nhắc điều này, so sánh với khả năng và nhu cầu để đạt được phát triển bền vững với giá thấp nhất. Điều này trước hết nằm trong tay các nhà lãnh đạo các cấp, nhất là cấp tỉnh, những người đang liên quan trực tiếp đến công tác kế hoạch và môi trường. Nếu mục tiêu chung là phát triển bền vững được hiểu theo cách tổng hoà mục tiêu đã nêu trên, thì sẽ không còn mâu thuẫn giữa các nghành với nhau, giữa các địa phương với nhau. Các nhà lãnh đạo các nghành, các địa phương sẽ ra được quyết định để chọn phương án sao cho quá trình phát triển kinh tế được thúc đẩy nhanh nhưng vẫn đảm bảo được tính ổn định về xã hội và lành mạnh về môi trường. Khi nhìn tổng thể của ba khối mục tiêu này, chúng ta thấy chúng còn thể hiện nhiều khía cạnh về hoà bình, an ninh, và sự ổn định. Nếu chúng ta đảm bảo được điều đó, thì chúng ta còn có được những đảm bảo về mặt văn hoá, sự sắp xếp hợp lý về thể chế cũng như hiệu quả thực hiện các chính sách đã đề ra. Việc đánh giá chỉ tiêu về phát triển bền vững dựa trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu về phát triển kinh tế và xã hội. Chỉ tiêu về môi trường là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững, là cơ sở để đánh giá và nâng cao cải thiện chất lượng sống của con người theo phạm vi khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái, đảm bảo cho một xã hội phát triển bền vững về kinh tế với một môi trường trong lành và xã hội văn minh. CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I.1. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. I.1.1. Định nghĩa phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. I.1.2.Nội dung cơ bản phát triển bền vững. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưõng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càn được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy tinh đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất tinh thần. Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa , ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ các vườn quốc gai, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. I.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I.2.1. Nội dung phát triển bền vững về lĩnh vực xã hội. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển xã hội. Đầu tư của nhà nước cho các lĩnh vực xã hội ngày càng tăng, trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, phòng chống các tệ nạn xã hội. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội đã và đang được thực hiện và đạt hiệu quả xã hội cao. Đời sống nhân dân ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt. Công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt được những thành tựu nổi bật. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội đã, đang được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả xã hội cao. Bảy chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 1998 – 2000 về: xoá đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; dân số và kế hoạch hoá gia đình; phòng chống HIV/AIDS; thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng lực lượng vận động viên tài năng và các trung tâm thể thao trọng điểm; phòng chống tội phạm cũng như một số chương trình mục tiêu khác về: phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tiêm chủng mở rộng cho trẻ em; xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; phòng chống các tệ nạn xã hội…đã được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả tốt về mặt xã hội. Các quỹ quốc gia về xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ tạo việc làm, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ tình thương, quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó…đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Giai đoạn 2001 – 2005 có 6 chương trình mục tiêu quốc gia về: xoá đói giảm nghèo và việc làm; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; dân số và kế hoạch hoá gia đình; phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; văn hoá; giáo dục và đào tạo đã được phê duyệt, đang tích cực triển khai thực hiện và đạt được những kết quả ban đầu về mặt xã hội đáng khích lệ. I.2.1.1. Tính công bằng: Công bằng xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững, trong đó con người và chất lượng cuộc sống họ được coi là vấn đề trọng tâm. Tính công bằng bao gồm mức công bằng và tính toàn diện của các nguồn lực phân bổ, các thời cơ được tạo ra, và các quyết định được thực hiện. Đồng thời bao gồm cả việc cung cấp các cơ hội việc làm và các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế và luật pháp. Vấn đề quan trọng này có liên quan đến thành tựu đạt được của công bằng xã hội như: xóa đói giảm nghèo, phân phối thu nhập và việc làm; các vấn đề về giới, dân tộc và tuổi tác, tiếp cận với các nguồn tài chính và tài nguyên thiên nhiên; và thời cơ giữa các thế hệ. + Vấn đề nghèo đói Các chỉ tiêu trong bộ chi tiêu chủ yếu đã bao quát hết các vấn đề về nghèo đói, chênh lệch thu nhập và thất nghiệp. Chúng phản ánh các vấn đề cần ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Các chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi, là các thước đo được kiểm nghiệm kỹ càng, hỗ trợ một hữu hiệu cho việc thiết lập các mục tiêu phát triển. Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển xã hội đã đưa ra mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ ở các nước đang phát triển xuống còn một nửa vào năm 2015. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực để xoá đói giảm nghèo, phát huy nội lực là chính, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế để đẩy nhanh xoá đói giảm nghèo. Phát huy nội lực của người nghèo, cộng đồng nghèo tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà
Luận văn liên quan