Khủng hoảng tài chính gây ra nhiều thiệt hại ở cả khu vực kinh tế tài chính và khu vực kinh tế thực, cần rất nhiều thời gian và chi phí để giải quyết hậu quả và phục hồi nền kinh tế. Thêm vào đó là các hậu quả về mặt xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con người. Chính vì vậy, trong tác phẩm: “Hãy kết toán cuộc sát phạt”, Helen Hayward đã viết: “ các cuộc khủng hoảng tài chính đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con người. Cái giá đối với con người rất nghiêm trọng, có lẽ không thể nào tính nổi và hậu quả của khủng hoảng vẫn tiếp tục được phơi bày. Người nghèo bị tác động bởi thất nghiệp, đồng lương bị giảm, giá cả các nhu yếu phẩm tăng cao và các dịch vụ xã hội bị thu hẹp. Trẻ em phải rời ghế nhà trường, lương thực và thực phẩm khan hiếm, nạn bạo hành và mại dâm tăng lên. Thất nghiệp và cạnh tranh sinh tồn làm cho cộng đồng bị rạn nứt, chính trị trở nên bất ổn, bạo động vì thực phẩm và sắc tộc
tại Indonesia, nông dân phản kháng ở Thái Lan và công nhân bất bình ở Hàn Quốc ”(1)
Tuy nhiên, “Việc bùng nổ khủng hoảng chắc chắn không thể dự báo được. Tuy nhiên, có thể xác định được các dấu hiệu mất cân bằng tài chính. Nói cách khác, chắc chắn có thể xác định được các yếu kém và nó khiến các cơ quan chức năng cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, không nên viển vông nghĩ rằng có thể dự báo được khủng hoảng.”2 Việc xây dựng công cụ cảnh báo khủng hoảng đã được thực hiện từ lâu tại các quốc gia khác nhau. Cho tới nay, tại VN vẫn chưa có một công cụ cảnh báo nào đúng nghĩa. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu kinh điển và các mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính”.
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính và khuyến nghị cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
====0====
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2009”
TÊN CÔNG TRÌNH:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
VÀ KHUYỀN NGHỊ CHO VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU KINH ĐIỂN VỀ KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ...…………. ........ 1
1.1 Nghiên cứu kinh điển về khủng hoảng tài chính ............................................................... 1
1.1.1 Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis) ....................................................................... 1
Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất…………………………………………….. .......... 1
Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai……………………………………………… .......... 2
Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba………………………………………............. .......... 2
1.1.2. Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis) ……………………………...... ............ 2
Sự lựa chọn đối nghịch…………………………………………………………............ .3
Rủi ro về đạo đức………………………………………………………………. ........... .3
Tâm lý bầy đàn………………………………………………………………… ........... ..3
1.1.3 Khủng hoảng nợ ( Debt Crisis)………………………..……………………............. .4
1.1.4 Khủng hoảng kép (Twin crisis)………………………………………………............ 5
Khủng hoảng kép thế hệ thứ nhất.................................................................................... .5
Khủng hoảng kép thế hệ thứ hai..................................................................................... ..8
1.1.5 Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính…………………........................ ........... .10
1.2.Các mô hình cảnh báo khủng hoảng ................................................................................ 12
1.3.1.Mô hình Probit ........................................................................................................... 12
1.3.2.Mô hình Neuro Nuzzy ............................................................................................... 13
Mờ hóa .............................................................................................................. .......... 13
Suy luận ............................................................................................................ ........... 15
Khở mờ ............................................................................................................. ........... 15
1.3.3.Mô hình Signal Approach.......................................................................................... 16
Giải thích Stj ................................................................................................................ 17
Giải thích ωj …………………………………………………………......…… .......... 18
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM ........................................................... ......... 20
2.1 Lựa chọn mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính phù hợp cho Việt
Nam …………………………………………………………....................…………...... 20
2.2 Ứng dụng mô hình Signal Approach vào cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt
Nam …………………………………………..………………………………….................. 21
2.2.1 Cơ sở dữ liệu .............................................................................................................. 21
2..2.2 Xây dựng chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng ....................................................... 22
Lựa chọn biến số cho mô hình........................................................................................ 23
Giải thích sự tác động của từng biến. ............ …………………………………………26
2.2.3 Chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng thực nghiệm ........... ………………………..27
Lưu ý của chuổi chỉ số 13 biến ……………………………………..…………................... 28
Chuỗi chỉ báo khủng hoảng 10 biến………………………………………..….................... 29
2.2.4 Qua kết quả nhìn nhận xác suất Việt Nam rơi vào khủng hoảng tài chính ……………………………………………………………………….. ......... 33
Phương pháp luận………………………………………………………............. .................. 33
Thực nghiệm……………………………………………………………............. .......... 34
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC KHUYỀN NGHỊ THÊM VỀ MÔ HÌNH ………………………………............................................ ...... 37
3.1 Nhận xét kết quả dự báo của mô hình ………………………………………….... ..... .... 37
3.1.1 Đánh giá rủi ro quốc gia Việt Nam của EIU………... ………………............... .... .37
Rủi ro chủ quyền …………………………………………………………..…… ......... 38
Rủi ro riền tệ ……… ......... …………………………………………………................38
Rủi ro ngân hàng………… ......... ……………………………………………………...38
3.1.2 IMF và đánh giá tính dễ tổn thương của hệ thồng tài chính Việt Nam ...... ...…….38
Khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng ......... …………………...…..…..38
Thị trường chứng khoán sụt giảm và những rủi ro trên thị trường chứng khoán ………………………… ........... ………………………………………...............39
3.1.3 Nét tương đồng giữa các báo cáo và mô hình Signal Approach ....... ……..............40
3.2 Khắc Phục những nhược điểm của mô hình………........ …………………...…........ .... 41
3.3 Khuyến nghị cho Việt Nam………………………………………………………….…41
3.3.1 Khuyến nghị về mặt mô hình………………………………………..………….......41
Biến VNINDEX..………………………………………............ …………………….... 41
Chỉ số bất động sản ……………………..………… .......... …………………………...41
3.3.2 Khuyến nghị về mặt chính sách ……………............ …………………………..…..42
Khuyến nghị chính sách vĩ mô .…………………............ ……………………………..42
Tích cực điều chỉnh và tăng cường giám sát hệ thổng tài chính để đảm bảo sự thận trọng của các ngân hàng trong việc quản lý rủi ro .................... ...................................45
Xây dựng một cấu trúc khuyền khích có lợi cho phối hợp tài chính mạnh mẽ để tránh tỉ lệ nợ trên giá trị cổ phần và tăng độ đáng tin cậy trong các khoản vay nước ngoài ………………………………………… ........... ………………………………...45
Kiểm soát và theo dõi chặt chẽ các khoản vốn đầu tư của các tập đoàn nhà nước từ việc tiến hành vay nợ nước ngoài nhắm tránh rủi ro mất vốn nhà nước………………………………………… ........... ………………………….………46
Xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng cho toàn bộ nền kinh tế Việt
Nam………………………………………… ........... ………………………………….47
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VN
Việt Nam
NHTW
Ngân hàng trung ương
NH
Ngân hàng
TTCK
Thị trường Chứng khoán
BĐS
Bất động sản
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
IMF
Quỹ tiền tệ thế giới
EIU
Cơ quan tình báo kinh tế Anh
FDI
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm Quốc Nội
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Khủng hoảng kép thế hệ thứ hai
Bảng 1.2 : Ngưỡng liên hệ của các chỉ số dự báo
Bảng 2.1: Giải thích cách chọn biến đầu vào và nguồn số liệu sử dụng
Bảng 2.2: Độ nhiễu của biến dự báo
Bảng 2.3: Ngưỡng khả thi cho các biến dự báo
Bảng 2.4: Chuỗi chỉ số khủng hoảng thực nghiệm.
Bảng 2.5: Chuỗi chỉ số khủng hoảng 10 biến và 13 biến.
Bảng 2.6: Chuỗi chỉ số khủng hoảng cho 10 biến và 13 biến (năm gốc 1998 giá trị là 100) Bảng 2.7: Giá trị St và xác suất xảy ra khủng hoảng có điều kiện.
Bảng 2.8: Chuỗi chỉ số xác xuất xảy ra khủng hoảng thực nghiệm của Việt Nam
Bảng 2.9: Các mức cảnh báo khủng hoảng tương ứng với các mức xác suất khủng hoảng
Bảng 2.10 : Các mức cảnh báo khủng hoảng đối với Việt Nam giai đoạn 1998-2008
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Hàm xuất khẩu
Hình 1.2 : Hàm dự trữ ngoại tệ
Hình 2.1: Chuỗi chỉ số khủng hoảng thực nghiệm 13 biến giai đoạn 1998 – 2008. Hình 2.2: Biểu đồ so sánh chuỗi chỉ số khủng hoảng cho 10 biến và 13 biến
Hình 2.4: Lãi suất tiền gửi thực tại Việt Nam giai đoạn 1998-2008
Hình 2.3: Chuỗi chỉ số Tín dụng nội địa/GDP Việt Nam giai đoạn 1998-2008
Hình 2.5: Chỉ số M2/Dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 1998-2008
Hình 2.6: Chuỗi xác suất xảy ra khủng hoảng có điều kiện cho Việt Nam 1998 – 2008
Hình 2.7:Chuỗi xác suất khủng hoảng thực nghiệm VN giai đoạn 1998 – 2008. Hình 3.1: Biểu đồ tăng trưởng tỷ số M2/GDP giai đoạn 1998-2008
Hình 3.2: Mô hình trung tâm cảnh báo khủng hoảng chung cho toàn nền kinh tế
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Các dấu hiệu khủng hoảng Đông Á và thực trạng VN.
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Cơ chế truyền động khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất Phụ lục 2 : Cơ chế truyền động khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai Phụ lục 3: Cơ chế truyền động khủng hoảng tiền thệ thế hệ thứ ba Phụ lục 4 : Các hậu quả của khủng hoảng tài chính
Phụ lục 5: Dữ liệu tính chỉ số cảnh báo khủng hoảng
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Khủng hoảng tài chính gây ra nhiều thiệt hại ở cả khu vực kinh tế tài chính và khu vực kinh tế thực, cần rất nhiều thời gian và chi phí để giải quyết hậu quả và phục hồi nền kinh tế. Thêm vào đó là các hậu quả về mặt xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con người. Chính vì vậy, trong tác phẩm: “Hãy kết toán cuộc sát phạt”, Helen Hayward đã viết: “…các cuộc khủng hoảng tài chính đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con người. Cái giá đối với con người rất nghiêm trọng, có lẽ không thể nào tính nổi và hậu quả của khủng hoảng vẫn tiếp tục được phơi bày. Người nghèo bị tác động bởi thất nghiệp, đồng lương bị giảm, giá cả các nhu yếu phẩm tăng cao và các dịch vụ xã hội bị thu hẹp. Trẻ em phải rời ghế nhà trường, lương thực và thực phẩm khan hiếm, nạn bạo hành và mại dâm tăng lên. Thất nghiệp và cạnh tranh sinh tồn làm cho cộng đồng bị rạn nứt, chính trị trở nên bất ổn, bạo động vì thực phẩm và sắc tộc
tại Indonesia, nông dân phản kháng ở Thái Lan và công nhân bất bình ở Hàn Quốc…”(1)
Tuy nhiên, “Việc bùng nổ khủng hoảng chắc chắn không thể dự báo được. Tuy nhiên, có thể xác định được các dấu hiệu mất cân bằng tài chính. Nói cách khác, chắc chắn có thể xác định được các yếu kém và nó khiến các cơ quan chức năng cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, không nên viển vông nghĩ rằng có thể dự báo được khủng hoảng.”2 Việc xây dựng công cụ cảnh báo khủng hoảng đã được thực hiện từ lâu tại các quốc gia khác nhau. Cho tới nay, tại VN vẫn chưa có một công cụ cảnh báo nào đúng nghĩa. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu kinh điển và các mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính”.
2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu của này tập trung nghiên cứu những lý thuyết kinh điển về khủng hoảng tài chính cũng như các mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính. Từ đó, xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho VN dựa trên những mô hình đã được phát triển áp dụng thành
công tại các quốc gia khác. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị để
1 Helen Hayward và Ducan Green, “Đồng vốn và trừng phạt”, NXB Chính trị quốc gia, 05/2005.
2 Françoise Nicolas Nghiên cứu viên, Trung tâm châu Á , Viện Quan hệ quốc tế Pháp ,Giảng viên Đại học Paris-Est - Tham luận đánh giá, dự báo và các biện pháp phòng ngừa khủng hoảng tiền tệ và hệ
thống ngân hàng – 2008.
giúp VN có thể tránh được những cú sốc tài chính và xa hơn là những cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.
3. CÂU HỎI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Các hình thức khủng hoảng tài chính nào đã diễn ra trong quá khứ ? Cách thức các cuộc khủng hoảng này diễn ra như thế nào ?
Đâu là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính?
Các mô hình cảnh bảo khủng hoảng tài chính nào đang được sử dụng và đâu là mô hình phù hợp với điều kiện của VN hiện nay?
Những bước đi cần thiết hiện nay để giúp thị trường tài chính vững mạnh và có thể
tránh được những cú sốc và các cuộc khủng hoảng là gì?
Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn đề
nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các đối tượng nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phân tích các nghiên cưu kinh điển về khủng hoảng đặc biệt là các lý thuyết về “khủng hoảng kép” và cơ chế truyền động của từng loại khủng hoảng.
Tính toán và phân tích chuỗi chỉ số khủng hoảng dựa trên mô hình Signal Approach qua đó đánh giá về khả năng VN xảy ra khủng hoảng.
Xem xét sự phù hợp của mô hình và đưa ra các khuyến nghị về mô hình để nâng cao hiệu quả cảnh báo đồng thời đề xuất những khuyến nghị về mặt chính sách giúp cho thị trường tài chính VN phát triển bền vững.
Hướng đến đề xuất xây dựng một hệ thống cảnh báo chung cho toàn bộ nền kinh tế.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so sánh và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Đối với nghiên cứu định lượng trong được sử dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng phương pháp phi tham số dựa trên mô hình Signal Approach nhằm làm rõ vai trò của các biến số kinh tế vĩ mô góp phần gây ra khả năng khủng hoảng.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Các nghiên cứu kinh điển về khủng hoảng bao gồm khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ và đặc biệt là khủng hoảng kép thế hệ 1, thế hệ 2. Sau đó là các nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính và cuối cùng là các mô hình cảnh báo tài chính đã có
Chương 2: Áp dụng mô hình Signal Approach vào VN để tính toán chuỗi chỉ số khủng hoảng cho giai đoạn 1998-2008 qua đó nhìn nhận xác suất VN rơi vào khủng hoảng.
Chương 3: Xem xét sự phù hợp của mô hình Signal Approach khi áp dụng vào VN qua đó đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả cảnh báo cho mô hình và đề xuất những chính sách cho sự phát triển bền vững của thị trường tài chính VN.
6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH
Về lý luận đề tài này giúp cho chúng ta có một cái nhìn sâu hơn về khủng hoảng tài chính thông qua các lý thuyết kinh điển về khủng hoảng. Bên cạnh đó, dựa trên mô hình Signal Approach đã được áp dụng khá thành công tại nhiều nước, đề tài này còn đóng góp được chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng tài chính cho VN trong giai đoạn 1998-2008. Một vấn đề cần lưu ý là mô hình này được phát triển chủ yếu dùng cho việc cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng. Tuy nhiên, trong nhiều công trình nghiên cứu về khủng hoảng kép đã kiểm chứng mối quan hệ khủng hoảng tiền tệ có liên quan mật thiết với khủng hoảng nợ (điều này được chúng tôi trình bày kỹ trong lý thuyết về khủng hoảng kép) do đó mô hình này cũng đồng thời có thể cảnh báo cho khủng hoảng nợ.
Về mặt thực tiễn, đề tài này đã đóng góp một công cụ cảnh báo định lượng giúp cho các nhà điều hành chính sách vĩ mô có một cái nhìn rõ hơn về khả năng dễ bị thương tổn của các bộ phận trong thị trường tài chính để từ đó có các giải pháp điều chỉnh thích hợp giúp cho hệ thống tài chính lành mạnh hơn. Cuối cùng chúng tôi cũng đề xuất thêm những chính sách khác cho Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong cả ngắn hạn và dài hạn.
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU KINH ĐIỂN VÀ CÁC MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1.1 Nghiên cứu kinh điển về khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính, một cách tổng quát được hiểu là sự xấu đi một cách rõ ràng và nhanh chóng của tất cả hay hầu hết các nhóm chỉ tiêu tài chính của một nền kinh tế quốc gia như lãi suất ngắn hạn, giá trị tài sản, tình trạng không trả đuợc nợ và những thất bại của các định chế tài chính. Khủng hoảng tài chính có thể được biểu hiện dưới một số dạng khủng hoảng đặc thù.
1.1.1 Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis)
Khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái hay khủng hoảng cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối.
Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất. Paul Krugman (1979) và sau đó là Flood & Garber (1984) đã giải thích cơ chế truyền động của khủng hoảng tiền tệ dựa vào mô hình tiền tệ đơn giản với tên gọi lý thuyết khủng hoảng thế hệ thứ nhất 3.
Khủng hoảng tiền tệ (hay khủng hoảng cán cân thanh toán) liên quan đến việc Chính phủ không còn đủ dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các khu vực khác nhau trong nền kinh tế và buộc phải phá giá đồng nội tệ. Mọi chuyện thường bắt đầu từ việc Chính phủ duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái cố định. Chính phủ có thể bảo vệ tỷ giá này bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối (trực tiếp mua hoặc bán ngoại tệ). Nếu có một thị trường tài chính phát triển, nghiệp vụ này có thể được thực hiện bằng các hoạt động thị trường mở hay can thiệp vào thị trường ngoại hối kỳ hạn. Tuy nhiên, việc bảo vệ tỷ giá cũng có giới hạn của nó. Trước sức ép giảm giá trị nội tệ (thường là do Chính phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách), Chính phủ phải bán ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá. Dự trữ ngoại hối giảm và cuối cùng Chính phủ buộc phải chấm dứt tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá. Điểm đặc biệt là ngay trước khi dự trữ cạn kiệt, sự suy yếu của các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản trở thành tín hiệu
cho các cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng nội tệ và đẩy nhanh khủng hoảng.
3 Xem Phụ lục 1.1 : Cơ chế truyền động của khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất
Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai. Obsfeld đã phát triển mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai (mô hình kỳ vọng xoay vòng) 4.. Theo ông, việc quyết định bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định có cả lợi ích và chi phí. Đứng trước sức ép phải thả nổi tỷ giá, nếu Chính phủ quyết định bảo vệ tỷ giá cố định thì lợi ích có được sẽ là uy tín về chính sách trong dài hạn. Nhưng việc bảo vệ tỷ giá tạo ra nhưng tác động tiêu cực tới nền kinh tế nội địa vì thường thì lãi suất phải
tăng lên. Lãi suất tăng, trước hết làm suy giảm tăng trưởng kinh tế và gây ra thất nghiệp. Tác động nữa là đối với hệ thống NH, lãi suất cao buộc các NH phải trả lãi cao hơn cho tiền gửi. Những đối tượng vay nợ theo lãi suất thả nổi sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Tỷ lệ nợ khó đòi và tình trạng vỡ nợ vì thế gia tăng làm ảnh hưởng tới khả năng vững mạnh về mặt tài chính của cả hệ thống NH
Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba. Lý thuyết về khủng hoảng tiền tệ nhận được một bước phát triển nữa sau khủng hoảng Châu Á năm 1997. Khủng hoảng xảy ra khi đất nước bị giảm sụt nhanh chóng về nguồn vốn do những hoảng sợ về tài chính. Trong một số trường hợp, một số nước là đối tượng sự rút vốn ồ ạt ra khỏi NH với tỷ giá hối đoái cố định hoạt động như là chức năng của hợp đồng tiền gửi. Các mô hình thuộc thế hệ thứ ba cho rằng khủng hoảng có thể do sự mất cân đối ngoại tệ của các NH, doanh nghiệp. chính sự mất cân đối này có thể dẫn đến phát sinh nhu cầu về ngoại tệ. Tổng hợp các nhu cầu về ngoại tệ có thể dẫn đến sức ép lên tỷ giá. Tỷ giá hối đoái giảm làm lái suất của các nhà đầu tư nước ngoài giảm dẫn đến dòng chảy ngoại tệ ra ngoài và hệ quả là dẫn tới khủng hoảng tiền tệ.
Một dạng của khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba là do "rủi ro về hành vi dẫn đến khủng hoảng". Đầu tư quá mức, đặc biệt là những khoản đầu tư rủi ro của các NH, các tổ chức tài chính khác xẩy ra do những hành động hoặc chính sách của Chính phủ 5.
1.1.2 Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis)
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Khủng hoảng NH là trạng thái các NH lâm vào tình trạng rút tiền ổ ạt và bị phá sản. Các NH buộc phải dừng việc thanh toán các cam kết của mình, hoặc để tránh tình trạng này, Nhà nước buộc phải can thiệp bằng biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Khủng hoảng NH có thể bùng phát tại một NH và lây truyền ra toàn bộ hệ thống”6.
Ngược lại với mô hình khủng hoảng tiền tệ, được xây dựng chủ yếu dựa trên những giả định về thông tin cân xứng, những lý thuyết về khủng hoảng NH lại cho rằng tính bất ổn (dễ đổ vỡ)
4 Xem Phụ lục 1.2 : Cơ chế truyền động của khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai.
5 Xem Phụ lục 1.3 : Cơ chế truyền động của khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba.
6 Quỹ tiền tệ Quốc tế, Triển vọng kinh tế thế giới 1998, năm 1998.
của hệ thống NH bắt nguồn từ những thông tin bất cân tương xứng, là tình trạng khi một bên trong mối quan hệ kinh tế hay giao dịch có ít thông tin về phía bên kia, điều này dẫn tới ba vấn đề cơ bản sau:
Sự lựa chọn đối nghịch: Lựa chọn đối nghịch là vấn đề thông tin bất tương xứng xuất hiện trước khi giao dịch thực hiện, khi các nhà đầu tư đã tham gia vào những dự án chứa đựng nhiều rủi ro đang tìm kiếm một cách chủ động những khoản cho vay. Vì vậy, những người đi vay đưa ra nh