Việt Nam hiện nay đang trên đà hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng về hình thức,
quy mô, và mức độ cùng với những cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại. Cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho kinh tế Việt Nam gặp không
ít khó khăn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều hành khéo léo chính sách tiền tệ và tài
khóa giúp Việt Nam từng bước thoát khỏi tác động của khủng hoảng, bình ổn kinh tế và
duy trì tăng trưởng. Tuy khủng hoảng đã qua nhưng thách thức vẫn còn, bất ổn kinh tế vĩ
mô vẫn luôn là vấn mối lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất là tình trạng
nhập siêu thâm hụt tài khoản vãng lai qua nhiều năm. Thứ hai, tỷ giá hối đoái không ổn
định, xuất hiện tình trạng hai tỷ giá. Thứ ba, là lạm phát kéo dài trở thành mối đe dọa cho
các mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam. Giải quyết ba vấn đề trên, chính sách tiền tệ
luôn giữ một vai trò quan trọng.
Từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, các học thuyết kinh tế thị trường
ngày càng phát huy hiệu quả. Các công cụ của chính sách tiền tệ đã hỗ trợ đắc lực cho các
nhà điều hành kinh tế. Mà trong đó, công cụ tỷ giá một trong các yếu tố then chốt góp phần
thắng lợi cho hoạt động thương mại của Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh của
Việt Nam trên trường quốc tế. Nhận thấy được một số khó khăn trong chính sách điều hành
tỷ giá của Chính phủ trong thời gian qua, tác giả đã xây dựng mô hình dự báo tỷ giá cả
trong ngắn hạn và dài hạn từ đó mạnh dạn đóng góp một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện
cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam hiện nay; với mong muốn đưa tỷ giá trở thành công
cụ hỗ trợ họat động kinh tế đối ngoại, ổn định giá trị VND góp phần tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
105 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình dự báo tỷ giá và khuyến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý tỷ giá trên thị trường ngoại hối Việt Nam– góc nhìn từ bộ ba bất khả thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................ vii
I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ....................................... 1
1.1. TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI. .............................................................................................. 1
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái. ............................................................................ 1
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái: .............................................................................. 1
1.1.3. Các chế độ tỷ giá hối đoái: ........................................................................... 2
1.2. VẤN ĐỀ LỰA CHỌN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI PHÙ HỢP VỚI TỪNG QUỐC
GIA 3
1.2.2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi. .............................................................................. 4
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chế độ tỷ giá của một quốc gia. ....................... 10
1.3. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM DƢỚI GÓC NHÌN TỶ GIÁ
THỰC ĐA PHƢƠNG (REER). ..................................................................................... 12
1.4. CÁC LÝ THUYẾT KINH ĐIỂN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI VỚI CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ. ............................................................................ 17
1.4.1. Thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP)..................... 17
1.4.2. Thuyết ngang giá lãi suất(Interest Rate Parity - IRP) ............................ 17
1.4.3. Hiệu ứng fisher quốc tế .............................................................................. 18
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ GIÁ,TÁC ĐỘNG
CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁC BIỂN VĨ MÔ- GÓC NHÌN TỪ
BỘ BA BẤT KHẢ THI. ........................................................................ 20
2.1 PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT, LÃI SUẤT THU NHẬP
BẰNG MÔ HÌNH VECM .............................................................................................. 20
2.1.1 Phân tích tính dừng: ................................................................................... 21
2.1.2 Tƣơng quan chéo giữa các biến ................................................................. 21
2.1.3 Phân tích nhân quả Granger. .................................................................... 22
ii
2.1.4 Phân tích đồng liên kết. .............................................................................. 23
2.1.5 Kết quả ƣớc lƣợng. ..................................................................................... 23
Kết luận: ................................................................................................................... 25
2.2 PHÂN TÍCH ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA CÁN CÂN XUẤT KHẨU, ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. .................................................................. 26
2.2.1 Ảnh hƣởng của cán cân xuất nhập khẩu đến tỷ giá hối đoái: ................ 26
2.2.2 Ảnh hƣớng của đầu tƣ nƣớc ngoài đến tỷ giá hối đoái ........................... 26
2.2.3 Xây dựng mô hình hồi qui phân tích tác động của biến cán cân xuất nhập
khẩu, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tỷ giá hối đoái Việt Nam từ năm 1990 đến
năm 2011: ................................................................................................................. 27
Kết luận: ................................................................................................................... 28
2.3 LỰA CHỌN CƠ CHẾ TỶ GIÁ TỪ GÓC NHÌN BỘ BA BẤT KHẢ THI-
VẤN ĐỀ CÂN NHẮC LỢI ÍCH VÀ THIỆT HẠI TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CƠ
CHẾ TỶ GIÁ VỚI HỘI NHẬP TÀI CHÍNH VÀ ĐỘC LẬP TIỀN TỆ. .................. 28
2.3.1 Vị trí của Việt Nam trên tam giác bộ ba bất khả thi:.............................. 28
2.3.2 Bộ ba chính sách lý tƣởng cho Việt Nam trong ngắn và trung hạn ....... 29
III. KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁỞ MỘT
SỐ QUỐC GIA, TỪLỊCH SỬ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ
TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM ĐẾN XÂY DỰNG MÔ HÌNH
DỰ BÁO TỶ GIÁ. ................................................................................. 33
3.1 KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ
KINH NGHIỆP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA: . 33
3.1.1 Tổng quan lịch sử tiến trình phát triển thị trƣờng ngoại hối ở Việt Nam.
33
3.1.2 Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc: .................. 37
3.1.3 Bài học kinh nghiệm của Thái Lan: ......................................................... 39
3.1.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. .......................................................... 40
3.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO TỶ GIÁ CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2012- 2015. ....................................................................................................................... 41
3.2.1 Xây dựng mô hình dự báo tỷ giá dài hạn ................................................. 41
3.2.2 Xây dựng mô hình dự báo tỷ giá ngắn hạn. ............................................. 48
iii
3.2.3 Kết luận: ...................................................................................................... 53
IV. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH KINH TẾ
VĨ MÔ VIỆT NAM– GÓC NHÌN TỪ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ: ........................ 55
4.1 KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA
VIỆT NAM- GÓC NHÌN TỪ BỘ BA BẤT KHẢ THI. .............................................. 55
4.1.1 Khuyến nghị về kiểm soát vốn:.................................................................. 55
4.1.2 Khuyến nghị cho chính sách tiền tệ: ......................................................... 56
4.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY: ................................................................................................ 60
4.2.1 Một số kiến nghị cho vấn đề tỷ giá giai đoạn từ 2012 – 2014.................. 60
4.2.2 Đề xuất chính sách trong dài hạn. ............................................................. 62
KẾT LUẬN ............................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................... 69
PHỤ LỤC ............................................................................................... 72
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 tỷ giá thực đa phương từ Q1-2008 đến Q4-2011 ................................... Trang 13
Bảng 2.1 tên các biến được sử dụng trong mô hình. .............................................Trang 22
Bảng 2.2 tính dừng của các biến............................................................................Trang 22
Bảng 2.3 : Tương quan chéo giữa các biến nội sinh .............................................Trang 23
Bảng 2.4: Phân tích nhân quả Granger ..................................................................Trang 23
Bảng 2.5 tóm tắt kết quả kiểm định đồng liên kết của Johansen ..........................Trang 24
Bảng 3.1 : lược đồ tương quan của chuỗi Dlexr:...................................................Trang 43
Bảng 3.2: dự báo tỷ giá đến cuối năm 2014 với mô hình ARIMA.. ....................Trang 48
Bảng 3.3 : mô hình Ma1_Garch11 và Ma1_Garch21 ..........................................Trang 51
Bảng 3.4: so sánh mô hình Ma1_Garch11 và Ma1_Garch21 ...............................Trang 51
Bảng 3.5: mô hình Ma1_Garch(1,1)-M và Ma1_Garch(1,1)-T1 ..........................Trang 53
Bảng 3.6 . Kiểm định biến lạm phát vào phương trình phương sai ......................Trang 54
v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bộ ba bất khả thi ....................................................................................Trang 4
Hình 1.2: Lý thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian ..........................Trang6
Hình 1.3: Thuyết tứ diện ........................................................................................Trang 9
Hình 1.4: Tam giác bất khả thi – Trường hợp đặc biệt của thuyết tứ diện............Trang 10
Hình 1.5 : So sánh chỉ số NEER, REER và RER ..................................................Trang 16
Hình 1.6: so sánh mối quan hệ giữa REER và tỷ trọng xuất nhập khẩu ..............Trang 16
Hình 2.1 Hàm phản ứng đẩy IRF .........................................................................Trang 26
Hình 3.1: Dự trữ ngoại hối Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011 .......................Trang 37
Hình 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và cán cân thương mại Việt Nam
từ năm 2001 đến năm 2011 ................................................................................... Trang 37
Hình 3.3 : Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 1980 đến năm 1993 Trang
39
Hình 3.4 : Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc các tháng đầu năm từ năm 2001 đến năm 2011
...............................................................................................................................Trang 40
Hình 3.5: đồ thị biến Lexr và biến Dlexr theo thời gian ......................................Trang 44
Hình 3.6: dự báo tỷ giá với biến Lexrf và độ lệch chuẩn ......................................Trang 48
Hình 3.7: So sánh giá trị mô hình và giá trị thực ..................................................Trang 54
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Diễn đàn các nước Đông Nam Á
CCTM Cán cân thương mại
CNY Nhân dân tệ
CPI Chỉ số giá tiêu dung
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng thu nhập quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ thế giới
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng Trung ương
NHTM Ngân hàng thương mại
RER Tỷ giá thực song phương
REER Tỷ giá thực đa phương
THB Đồng Bath Thái Lan
USD Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
vii
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Việt Nam hiện nay đang trên đà hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng về hình thức,
quy mô, và mức độ cùng với những cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại. Cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho kinh tế Việt Nam gặp không
ít khó khăn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều hành khéo léo chính sách tiền tệ và tài
khóa giúp Việt Nam từng bước thoát khỏi tác động của khủng hoảng, bình ổn kinh tế và
duy trì tăng trưởng. Tuy khủng hoảng đã qua nhưng thách thức vẫn còn, bất ổn kinh tế vĩ
mô vẫn luôn là vấn mối lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất là tình trạng
nhập siêu thâm hụt tài khoản vãng lai qua nhiều năm. Thứ hai, tỷ giá hối đoái không ổn
định, xuất hiện tình trạng hai tỷ giá. Thứ ba, là lạm phát kéo dài trở thành mối đe dọa cho
các mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam. Giải quyết ba vấn đề trên, chính sách tiền tệ
luôn giữ một vai trò quan trọng.
Từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, các học thuyết kinh tế thị trường
ngày càng phát huy hiệu quả. Các công cụ của chính sách tiền tệ đã hỗ trợ đắc lực cho các
nhà điều hành kinh tế. Mà trong đó, công cụ tỷ giá một trong các yếu tố then chốt góp phần
thắng lợi cho hoạt động thương mại của Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh của
Việt Nam trên trường quốc tế. Nhận thấy được một số khó khăn trong chính sách điều hành
tỷ giá của Chính phủ trong thời gian qua, tác giả đã xây dựng mô hình dự báo tỷ giá cả
trong ngắn hạn và dài hạn từ đó mạnh dạn đóng góp một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện
cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam hiện nay; với mong muốn đưa tỷ giá trở thành công
cụ hỗ trợ họat động kinh tế đối ngoại, ổn định giá trị VND góp phần tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu “Xây dựng mô hình dự báo tỷ giá và khuyến nghị hoàn thiện cơ
chế quản lý tỷ giá trên thị trƣờng ngoại hối Việt Nam– góc nhìn từ bộ ba bất khả thi”
đã tóm tắt một số lý thuyết và kết quả của một số công trình nghiên cứu trước đây như: các
viii
học thuyết về vấn đề lựa chọn cơ chế tỷ giá cho từng quốc gia, lý thuyết bộ ba bất khả thi,
lý thuyết bù trừ lợi ích thiệt hại của các cơ chế tỷ giá,…cùng với việc theo dõi và phân tích
cơ chế tỷ giá của Việt Nam qua từng giai đoạn và từng thời kỳ hội nhập để từ đó xây dựng
mô hình dự báo tỷ giá cho Việt Nam và đóng góp những khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ
chế điều hành tỷ giá của Chính phủ cho mục tiêu phát triển kinh tế.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vai trò của chính sách tỷ giá trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô như thế nào?
Ảnh hưởng qua lại của của tỷ giá đến các biến vĩ mô khác ra sao?
Cơ chế tỷ giá nào là phù hợp trong điều kiện của từng quốc gia? Và cơ chế tỷ giá
hối đoái nào sẽ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam?
Mô hình dự báo nào là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay?
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp hệ thống hóa, mô tả, phân tích các yếu tố liên quan đến từng chính
sách trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố kinh tế thế giới và cơ sở hạ tầng và
quan điểm điều hảnh của chính phủ trên cơ sở các kinh nghiệm và lý luận cơ bản về vấn đề
chính sách điều hành tỷ giá đã được trình bày và công bố trong các công trình liên quan
đến đề tài và các văn bản chính thức của chính phủ.
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu, dữ liệu thứ cấp được công bố từ các cơ quan
thống kê, cơ quan quản lý, các tổ chức chuyên môn, các tổ chức quốc tế uy tín để dẫn
chứng cho các luận điểm trong chuyên đề.
Về mặt định tính: bằng phương pháp quan sát biến cố xảy ra trong lịch sử, chuyên
đề phân tích những ưu nhược điểm về mặt chính sách điều hành tỷ giá của một số quốc gia,
làm rõ những nét tích cực và tiêu cực trong sự phát triển thị trường ngoại hối trong nước.
Về mặt định lƣợng:
Thứ nhất, để tiến hành định lượng các nhân tố tác động đến tỷ giá, và ảnh hưởng của
tỷ giá đến các biến vĩ mô, chuyên đề sử dụng các số liệu công bố trong khoảng 20 năm của
quỹ tiền tệ thế giới (IMF), tổng ngân hàng phát triển Châu Á, Tổng cục thống kê Việt Nam.
ix
Thứ hai, lựa chọn nhiều mô hình để phù hợp cho từng mục tiêu dự báo tỷ giá như
nhóm đã sử dụng mô hình ARIMA để dự báo tỷ giá trong dài hạn vì tính đặc trưng
phương sai thay đổi của mô hình ARIMA, và sử dụng mô hình ARCH và GARCH để dự
báo tỷ giá trong ngắn hạn nhằm khắc phục một số nhược điểm trong mô hình ARIMA, vì
trong ngắn hạn phương sai có xu hướng biến động mạnh, cũng như tận dụng được các ưu
điểm của mô hình ARCH mở rộng TGARCH hay mô hình hiệu chỉnh sai số vecto (VECM)
trong dự báo mà trong bài nghiên cứu tác giả đã chỉ rõ.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Phần 1: Tổng quan về chế độ tỷ giá hối đoái.
Phần 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, tác động của tỷ giá đến các biến vĩ mô-
Góc nhìn từ bộ ba bất khả thi.
Phần 3: Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá ở một số quốc gia. Từ lịch sử tiến
trình phát triển thị trường ngoại hối ở Việt Nam đến xây dựng mô hình dự báo tỷ giá.
Phần 4: Một số khuyến nghị cho chính sách điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam- Góc
nhìn từ chính sách tỷ giá.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học: chuyên đề làm sáng tỏ một số lý luận cơ bản của một số công
trình nghiên cứu trước đây, nêu lại một số khái niệm, phân loại các công cụ điều hành tỷ
giá của chính phủ, phân tích các nhân tố tác động đến tỷ giá, nghiên cứu vai trò của tỷ giá
trong nền kinh tế.
Về mặt thực tiễn: chuyên đề phân tích thực trạng của chính sách điều hành tỷ giá
của Việt Nam và giải thích các hiện tượng kinh tế vĩ mô đã và đang tác động đến chính
sách của Chính phủ. Để tài nêu lên được những mặt tích cực và hạn chế của từng chính
sách điều hành tỷ giá của Việt Nam qua từng giai đoạn phát triển và từng thời kỳ hội nhập.
Từ những lý thuyết và thực tiễn của Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình dự báo và đề xuất
một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn cơ chế điều hành tỷ giá nói riêng và chính sách
tiền tệ nói chung theo định hướng đổi mới cho mục tiêu phát triển kinh tế 5 năm mà Đại
hội Đảng khóa XI đề ra đầu năm 2011.
1
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO TỶ GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƢỜNG
NGOẠI HỐI VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI.
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi thực hiện thanh toán giữa các
nước với nhau, cần thiết phải sử dụng đồng tiền nước này hay nước khác, nói chung là
phải sử dụng ngoại tệ hay các phương tiện có thể thay thế cho ngoại tệ.
Khái niệm ngoại tệ và ngoại hối thường được sử dụng để chỉ những đồng tiền của
quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên ngoại tệ và ngoại hối là hai
phạm trù khác nhau mà ta cần phải phân biệt.
- Ngoại tệ: là đồng tiền của quốc gia lưu thông trên thị trường quốc tế.
- Ngoại hối là phạm trù rộng hơn so với ngoại tệ, ngoại hối bao gồm ngoại tệ,
kim khí quý, đá quý và các phương tiện có giá trị như ngoại tệ được sử dụng trong thanh
toán giữa các nước với nhau
- Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với
nhau. Hoặc người ta có thể nói tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng
số lượng đơn vị tiền tệ khác.
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái:
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền
trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá danh nghĩa chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng
hóa giữa hai đồng tiền, do đó khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác
động đến hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã
được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và nước ngoài, phản ánh tương quan sức
mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
2
Eri = ei*CPIf / CPIh
Trong đó: Er là tỷ giá thực, e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa , CPIf là chỉ số giá tiêu
dùng ở nước ngoài, CPIh là chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước.
+ Tỷ giá thực song phương (RER) : Tỷ giá của hai đồng tiền bất kỳ được gọi là tỷ
giá song phương. Sự thay đổi của tỷ giá song phương thể hiện sự lên hoặc xuống giá của
đồng tiền này so với đồng tiền kia.
+ Tỷ giá thực đa phương (REER) : Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh
mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá
cao hay thấp.
Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với
các ngoại tệ ( rổ ngoại tê). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội
so với lạm phát các đối tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng
ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số ( mức độ ảnh hưởng đói với tỷ giá thực thông qua tỷ
trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER).
1.1.3. Các chế độ tỷ giá hối đoái:
Về cơ bản có ba chế độ tỷ giá hối đoái: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chế độ tỷ
giá hối đoái thả nổi, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của nhà nước.
1.1.3.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định:
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá trong đó nhà nước mà cụ thể là
NHTW tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng tiền quốc gia mình với một đồng tiền nào đó
hoặc theo một rỗ tiền tệ nào đó ở một mức độ không đổi, bằng cách thường xuyên can
thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua bán lượng dư cung hay cầu
ngoại tệ với mức tỷ giá cố định đã công bố.
1.1.3.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi:
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là một chế độ tỷ giá mà trong đó tỷ giá được xác
định theo quy luật thị trường, cụ thể là quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.
3
1.1.3.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước:
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước là một chế độ tỷ giá có
sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái trên. Trong đó