Trên thế giới đã có rất nhiều nước xem du lịch là một cách hiệu quả để phát
triển kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước, và Việt Nam cũng đã từng bước xúc
tiến quá trình này. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Việt Nam thật sự chưa tạo
được hình ảnh đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế, việc phát triển vẫn còn manh
mún, thiếu tính chuyên nghiệp, và đồng bộ. Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch của
con người không ngừng tăng lên do chất lượng cuộc sống được cải thiện. Việt
Nam là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, chi phí sinh hoạt và đi lại thấp,
cùng với tình hình chính trị ổn định sẽ là một điể m đến hấp dẫn du khách. Do đó,
du lịch Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho nền kinh tế nước nhà cũng như việc mang hình ảnh đất nước và con người
Việt Nam đến với thế giới.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình du lịch từ thiện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ CỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH TỪ THIỆN TẠI CÁC
TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Phạm Đình Nghiệm
Nhóm thực hiện:
Họ và Tên
Mã số học
viên
Lớp
Cổ Đặng Uyển Nhi 1306025025 CH20QTKD01
Trần Thị Lam Kiều 1306015041 CH20TMQT01
Lê Thị Diễm Kiều 1306025015 CH20QTKD01
Lê Ngọc Kim Ngân
Lê Thị Ngọc Hân 1306025012 CH20QTKD01
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 06 năm 2013
2
MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
II. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6
IV. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 8
1. Một số khái niệm ......................................................................................... 8
2. Những hình thức du lịch hiện nay ................................................................ 8
3. Giới thiệu sơ nét mô hình du lịch từ thiện của nhóm tác giả ....................... 10
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 11
1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 11
2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11
VI. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
VII. Thời gian và kinh phí dự kiến ................................................................. 12
VIII. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................... 12
IX. Đề cương dự tính...................................................................................... 16
3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thế giới đã có rất nhiều nước xem du lịch là một cách hiệu quả để phát
triển kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước, và Việt Nam cũng đã từng bước xúc
tiến quá trình này. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Việt Nam thật sự chưa tạo
được hình ảnh đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế, việc phát triển vẫn còn manh
mún, thiếu tính chuyên nghiệp, và đồng bộ. Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch của
con người không ngừng tăng lên do chất lượng cuộc sống được cải thiện. Việt
Nam là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, chi phí sinh hoạt và đi lại thấp,
cùng với tình hình chính trị ổn định sẽ là một điểm đến hấp dẫn du khách. Do đó,
du lịch Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho nền kinh tế nước nhà cũng như việc mang hình ảnh đất nước và con người
Việt Nam đến với thế giới.
Tại Việt Nam, nhiều công ty lữ hành lớn đã đưa ra mô hình du lịch cộng
đồng, trong đó có hình thức du lịch kết hợp với việc làm từ thiện. Đây là một mô
hình du lịch mang tính nhân văn rất cao vì du khách không chỉ được đi du lịch
mà họ còn được tổ chức để làm những công việc hữu ích cho cộng đồng như
giúp đỡ người khuyết tật, tặng quà cho trẻ em nghèo,…Ngày nay nhu cầu du lịch
không còn bó hẹp trong những chuyến đi đơn thuần chỉ có tham quan, giải trí,
thưởng thức đặc sản của vùng miền. Du khách muốn đi sâu hơn vào đời sống
thực tế của người dân địa phương, muốn trải nghiệm cuộc sống bản địa và chia
sẻ khó khăn với cộng đồng xung quanh. Điều này vừa giúp khách du lịch có cơ
hội được giao lưu, được giúp đỡ người khác, và trải nghiệm một kì nghỉ đầy lý
thú. Đối với địa phương, mô hình du lịch này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa
người dân, chính quyền và công ty du lịch nhưng lợi ích từ hoạt động này là rất
to lớn. Địa phương có thể giới thiệu văn hóa và đặc sản bản xứ một cách dễ
dàng, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo điều kiện để công tác xã hội
trong vùng phát triển. Số lượng du khách nước ngoài tham gia mô hình du lịch
4
này ngày càng tăng, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế, đã cho thấy rõ hình
thức du lịch này giúp cho quá trình trao đổi văn hóa diễn ra thuận lợi hơn và
đồng thời tạo điều kiện cho các bạn sinh viên trong nước có cơ hội để phát huy
kĩ năng và ngoại ngữ.
Nhóm chúng tôi chọn địa điểm xây dựng mô hình là miền Tây Nam Bộ, sở
dĩ như vậy vì du lịch cộng đồng kết hợp làm từ thiện thường hướng đến những
miền đất xa xôi, thiếu điều kiện phát triển kinh tế, đời sống khó khăn, mục đích
là để du khách có thể tìm hiểu và chia sẻ khó khăn với bà con địa phương. Trong
đó, miền Tây là vùng đất rộng, còn nhiều nơi có điều kiện cuộc sống thiếu thốn,
nhưng có nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc trưng, người dân địa phương lại
cởi mở, hiếu khách, thích hợp để phát triển mô hình này. Thực tế, có nhiều vùng
ở nơi đây có điều kiện cơ sở khó lòng đáp ứng được chất lượng của chuyến du
lịch cho du khách. Do đó, việc tìm hiểu, khảo sát và xây dựng mô hình du lịch từ
thiện ở đây là rất cần thiết. Một mặt giúp cho nền kinh tế nơi đây có cơ hội để
phát triển, người dân cải thiện chất lượng cuộc sống, một mặt giúp nhân rộng mô
hình du lịch hữu ích này. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Xây dựng mô hình du lịch từ thiện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ” .
II. MỤC ĐÍCH NGIÊN CỨU
- Phát triển ngành du lịch Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nước
nhà
“Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra vào ngày 16 tháng 5 năm
2012 tại Mexico đã công bố rằng riêng ngành du lịch chiếm 9% thu nhập
GDP của thế giới” (Phạm Quang Hưng, Bài viết “Đóng góp của Du lịch vào
GDP” 20/7/2012, trang web của Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Tổng Cục
Du Lịch)(1). Điều này khẳng định vai trò vị trí cực kỳ to lớn của ngành công
nghiệp này trong phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói
riêng.
5
Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch từ thiện nhằm
đóng góp cho sự đa dạng các hình thức du lịch tại nước nhà; làm phong phú sự
lựa chọn cho du khách khi đến với Việt Nam; tạo điều kiện tiếp cận nhiều nhóm
khách hàng hơn, nhất là nhóm du khách đam mê trải nghiệm thực tế và hoạt
động công tác xã hội. Từ đó từng bước hoàn thiện ngành công nghiệp không
khói trong nước và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, cho các tổ chức,
cho cả nền kinh tế.
- Tăng cường giao lưu văn hóa giữa người Việt Nam với người nước
ngoài, hòa chung vào xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra tất yếu trên thế
giới ngày nay
Hiện nay, xu hướng du lịch phượt (2) hay du lịch couchsurfing (3) đang
lan rộng, điều này chứng tỏ nhu cầu du lịch tìm hiểu khám phá thế giới, tìm hiểu
các trải nghiệm văn hóa của người trẻ đang tăng cao hòa theo xu thế hội nhập
kinh tế thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng thành công mô hình du lịch
từ thiện sẽ mang lại một kênh du lịch nữa giúp tiến trình hội nhập diễn ra nhanh
hơn, tăng cường sự thấu hiểu, sự giao thoa về văn hóa xã hội của người Việt
Nam với người nước ngoài. Vừa giúp giới trẻ Việt có điều kiện nâng cao năng
lực ngoại ngữ, tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc và rèn luyện lối sống tích cực
khi tham gia các hoạt động từ thiện ngay tại nước nhà. Vừa giúp du khách đi sâu
tìm hiểu văn hóa Việt mà không dừng lại ở bề nổi như các chuyến du lịch thông
thường.
- Làm lan tỏa tính cộng đồng, đề cao tinh thần nhân đạo trong giới trẻ và
cả xã hội Việt Nam; mang hình ảnh hòa bình, thân thiện, lối sống chan hòa
tương thân tương ái của người Việt đến với thế giới
Các du khách tham gia mô hình du lịch từ thiện không chỉ hòa mình vào
vẻ đẹp của sông nước hữu tình miền Tây, mà còn có cơ hội tham gia các hoạt
động thiện nguyện, ấm áp tinh thần dân tộc vốn là đặc trưng của con người Việt
Nam như phát gạo, tặng quần áo sách vở cho trẻ em nghèo, các hoạt động đấp
6
đê, xây cầu cho người dân… góp phần đề cao giá trị nhân bản, tạo nên làn sóng
lan tỏa trong cộng đồng, khắc họa được hình ảnh về một đất nước tươi đẹp cả về
tự nhiên và tình người.
- Góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa của người dân
địa phương
Với mô hình du lịch từ thiện, người dân và địa phương tham gia có được
khoản thu nhập từ du khách, từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch: ăn, ở, các hoạt
động giải trí và vật phẩm du lịch. Ngoài ra người dân nghèo còn được hỗ trợ từ
các hoạt động từ thiện mà du khách tham gia. Đời sống người dân được cải
thiện, hoạt động văn hóa cũng được đào sâu phong phú đa dạng hơn để thu hút
khách. Mọi mặt đời sống xã hội đều nhận được những tác động tích cực.
Tài liệu tham khảo:
(1) Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch – Tổng Cục Du Lịch
(2)
tre/137/10899348.epi
(3)
gioi/16572.html
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về hình thức du lịch cộng đồng, du lịch kết hợp từ thiện tại
Việt Nam và trên thế giới; các mô hình du lịch cộng đồng và du lịch kết hợp từ
thiện hiện nay
Nguồn tìm hiểu chủ yếu từ các tài liệu được ban hành của nhà nước, các tổ
chức ban ngành liên quan, các bài nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn có tính tin
cậy cao, các sách báo và tạp chí uy tín. Từ đó giúp nhóm tác giả có được hiểu
biết sâu sắc về du lịch nói chung, du lịch kết hợp từ thiện nói riêng và các khía
7
cạnh liên quan nhằm có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, tránh được các
sai sót trong việc xây dựng mô hình và ứng dụng mô hình vào thực tế.
- Tìm hiểu thực trạng du lịch ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ; mức độ ứng
dụng các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch từ thiện hiện nay
Từ đó đưa ra các đánh giá chi tiết về những ưu điểm và những mặt hạn
chế hiện có. Phát hiện những khía cạnh chưa được khai thác tốt trong khu vực và
đưa những khía cạnh đó vào mô hình du lịch từ thiện của nhóm, nâng cao tính ưu
việt và khả năng ứng dụng thực tiễn.
- Khảo sát và phỏng vấn các nhóm đối tượng cụ thể, trong đó có 3 nhóm
đối tượng chính:
+ Khách du lịch: là những người nước ngoài đang đi du lịch hoặc sinh
sống tại Việt Nam; người nước ngoài đang sinh sống ở nước ngoài. Nhằm tìm
hiểu về nhu cầu du lịch từ thiện của họ, nguyện vọng tham gia vào các chuyến
du lịch mang tính công tác xã hội; xác định quỹ thời gian, khả năng giới hạn kinh
phí, cũng như các yêu cầu về điều kiện tối thiểu phải có trong chuyến du lịch nếu
họ tham gia.
+ Sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam: là những trí thức
trẻ, những người có nhiệt huyết với lượng kiến thức xã hội ổn định và khả năng
ngoại ngữ tương đối đủ để giao tiếp với người nước ngoài. Việc khảo sát nhóm
đối tượng này nhằm mục đích xác định nhu cầu du lịch và tham gia các hoạt
động công tác xã hội của họ, khả năng kinh phí chi trả cho chuyến đi và những
yêu cầu cụ thể khi tham gia.
+ Cộng đồng tại nơi triển khai mô hình: bao gồm các đoàn thể, cơ quan
chức năng địa phương và người dân. Việc khảo sát có thể cung cấp cho nhóm tác
giả những hiểu biết về tâm tư nguyện vọng của người dân địa phương, mức độ
sẵn sàng của họ khi đón tiếp du khách đến địa phương (hoặc nhà) mình; những
khó khăn, trở ngại về cơ sở vật chất, về quan điểm truyền thống,văn hóa nếu có
tồn tại.
8
Ngoài ra, nếu có điều kiện và khả năng, nhóm tác giả sẽ tiến hành khảo sát
hoặc phỏng vấn nhóm đối tượng tổ chức là các công ty du lịch tư nhân, công ty
du lịch nhà nước, các đoàn thể sinh viên để biết được mức độ sẵn lòng ứng dụng
mô hình du lịch từ thiện vào doanh nghiệp, đoàn thể của họ.
- Xây dựng mô hình “du lịch từ thiện” dựa trên những kiến thức và dữ
liệu đã tìm hiểu và nghiên cứu trên cơ sở phát huy những mặt tích cực và hạn
chế những điểm chưa tốt, chưa ưu việt của các hình hiện có.
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm:
1.1 Khái niệm về du lịch
Theo theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), "Du lịch là hoạt động về
chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người
và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác
ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1
năm".(Xuân Mai, Bài viết “Một số khái niệm chủ yếu trong thống kê du lịch thế
giới và của một số nước” 19/01/2012, trang Viện Thống Kê,
www.vienthongke.vn).
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”[Khoản 1, điều
4].
1.2 Khái niệm về du lịch từ thiện
Du lịch từ thiện là loại hình du khách vừa đi khám phá những vùng đất
mới vừa chung tay chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó
khăn tại nhưng nơi mà du khách đặt chân đến.
2 Những hình thức du lịch ở Việt Nam hiện nay
9
Theo tài liệu “Hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của Viện nghiên cứu
và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, hiện nay có những hình thức du
lịch như sau:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế ; Du lịch nội điạ
Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh;
Du lịch nghỉ ngơi giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo; Du lịch
khám phá
Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp; Du lịch
tàu hỏa; Du lịch tàu biển; Du lịch ô tô; Du lịch hàng không
Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn; Du lịch nhà
trọ; Du lịch cắm trại
Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền biển; Du lịch miền núi;
Du lịch đô thị; Du lịch đồng quê
Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn; du lịch cá
nhân
Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu ; du
khách bình dân
Các loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng; Du
lịch nông nghiệp
Du lịch Teambuilding; Du lịch MICE (Là loại hình du lịch kết hợp
hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); Du lịch Thiền
Nhận xét:
Trong những loại hình du lịch kể trên thì có Du lịch cộng đồng gần với
loại hình du lịch từ thiện mà nhóm tác giả muốn hướng đến. Du lịch cộng đồng
là loại hình mà du khách được sống cùng với người dân, được tìm hiểu sâu hơn
về cuộc sống hằng ngày của người dân, thông qua đó họ hiểu hơn về văn hóa của
người dân Việt Nam. Nhưng loại hình du lịch này chỉ dừng lại ở du khách được
khám phá thắng cảnh và cuộc sống của người dân bản địa. Chính vì vậy mà,
10
nhóm tác giả mong muốn xây dựng mô hình du lịch từ thiện để du khách có
những trải nghiệm sâu sắc hơn, được chung tay đóng góp cho cộng đồng, họ sẽ
có những chuyến đi đầy ý nghĩa. Song song đó, về phía Việt Nam thì đời sống
của người dân được cải thiện hơn, du lịch phát triển và tạo cơ hội cho sinh viên
Việt Nam rèn luyện kỹ năng và giao lưu văn hóa với du khách nước ngoài.
3 Giới thiệu sơ nét mô hình du lịch từ thiện của nhóm tác giả
Mô hình du lịch từ thiện của nhóm tác giả nghiên cứu gồm có 4 đối tượng:
Du khách nước ngoài
Công ty du lịch lữ hành
Đoàn thể, tổ chức xã hội (tượng trưng đó chính là các bạn Sinh Viên
tại TP.HCM)
Địa phương (chính quyền địa phương, trung tâm xã hội và người
dân) tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ
Sơ nét về mô hình:
Du khách liên hệ đến các công ty du lịch lữ hành có tổ chức chương
trình du lịch từ thiện tại Việt Nam.
Sau khi đã có đủ lượng du khách cho chuyến hành trình, công ty lữ hành
liên hệ đến chính quyền địa phương tại nơi cần đến để thông báo về kế
hoạch chuyến đi và những hoạt động họ sẽ làm trong chuyến đi này.
Chính quyền địa phương hoặc cơ quan đoàn thể hoặc chính công ty du
lịch lữ hành đó phát động chương trình tuyển các bạn tình nguyện viên ở
các trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn TP.HCM. Những bạn tình
nguyện viên này sẽ đóng vai trò là đại sứ là người đứng ra phiên dịch và
hướng dẫn cho du khách nước ngoài trong suốt chuyến đi.
Khi đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chính quyền địa phương và các
trung tâm xã hội sẽ hướng dẫn cho đoàn lữ hành được tham gia vào các
11
công tác xã hội như: xây nhà, trao quà, cùng làm những đồ thủ công mỹ
nghệ ở những trung tâm khuyết tật….
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và xây dựng mô hình du lịch từ thiện ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu và xây dựng mô hình du lịch từ thiện ở các
tỉnh miền Tây Nam Bộ, cụ thể điển hình là 3 tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp
và Kiên Giang. Vì ba tỉnh này phù hợp với khả năng nghiên cứu của
nhóm tác giả và hơn hết ba tỉnh này cũng mang những nét đặc trưng
văn hóa du lịch và có hoạt động công tác xã hội mạnh.
- Ngoài ra trong mô hình du lịch từ thiện mà nhóm tác giả xây dựng,
chúng tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng:
du khách nước ngoài, Sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và địa
phương ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp định lượng: sử dụng bảng khảo sát cho hai đối tượng người
nước ngoài và sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM để tìm hiểu về
nhu cầu đi du lịch kết hợp với giao lưu văn hóa và làm những việc có ích cho
cộng đồng, xã hội.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
Số lượng mẫu: 600 mẫu
Người nước ngoài:
Chưa từng đến Việt Nam: 100 mẫu dung bảng khảo sát online
Đã đến Việt Nam du lịch: 200 mẫu
Sinh viên: 300 mẫu
12
Nhóm trường văn hóa – xã hội: 100 mẫu
Nhóm trường kinh tế: 100 mẫu
Nhóm trường kỹ thuật: 100 mẫu
-Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn để tham khảo ý kiến
của các công ty lữ hành du lịch và người dân địa phương về lợi ích kinh tế, văn
hóa và xã hội mà mô hình du lịch từ thiện mang lại. Thực hiện 5 cuộc phỏng vấn
ở 5 năm công ty du lịch và 10 cuộc phỏng vấn ở địa phương.
Ngoài ra, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích số liệu thu thập được, so
sánh với những số liệu thống kê đã có, tổng hợp lý thuyết và thực tiễn để đư ra
được mô hình du lịch từ thiện hiệu quả nhất.
VII. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ DỰ KIẾN
- Thời gian nghiên cứu đề tài là 2,5 tháng.
- Kinh phí dự trù : 3.000.000 VNĐ
VIII. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong sự phát triển của ngành du lịch, du lịch từ thiện đang là một hình
thức du lịch mới mang đậm tính nhân văn, ngày càng được nhiều du khách quan
tâm lựa chọn để trải nghiệm thực tế và cảm thấy ý nghĩa hơn sau mỗi cuộc hành
trình. Du lịch từ thiện là một trong những hình thức du lịch cộng đồng đang dần
được triển khai thực hiện để đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của các du khách
và nhằm góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương cũng như nêu
cao tinh thần vì cộng đồng. Du lịch từ thiện vẫn còn là hình thức du lịch khá mới
mẻ nên vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của loại
hình du lịch này cũng như xây dựng mô hình như thế nào, mà chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu một cách chung nhất loại hình du lịch cộng đồng và đề cập đến một
vài khía cạnh của du lịch từ thiện. Các bài viết về các loại hình du lịch từ thiện,
du lịch cộng đồng tập trung tìm hiểu đối với các tỉnh miền Bắc Bộ, chưa có
nhiều nghiên cứu cũng như các bài viết về mô hình du lịch cộng đồng, đặc biệt là
du lịch từ thiện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
13
Bài nghiên cứu “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của
Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam, năm 2012. Bài
viết tập trung nghiên cứu và hướng dẫn về việc định hướng phát triển du lịch
cộng đồng, những các bước triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng, bao
gồm hình thức du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch bản
địa, du lịch làng, nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ và mô hình phát triển du lịch
công đồng tại tỉnh Bắc Ninh. Hình thức du lịch từ thiện chỉ được khái quát sơ nét
trong việc đánh giá xu hướng du lịch và nhu cầu du lịch của các du khách.
Đề tài “Xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố
Đà Nẵng” của tác giả