Trên thế giới đã có rất nhiều nước xem du lịch là một cách hiệu quả để phát
triển kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước, và Việt Nam cũng đã từng bước xúc
tiến quá trình này. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Việt Nam thật sự chưa tạo được
hình ảnh đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế, việc phát triển vẫn còn manh mún, thiếu
tính chuyên nghiệp, và đồng bộ. Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch của con người
không ngừng tăng lên do chất lượng cuộc sống được cải thiện. Việt Nam là đất
nước có nhiều danh lam thắng cảnh, chi phí sinh hoạt và đi lại thấp, cùng với tình
hình chính trị ổn định sẽ là một điểm đến hấp dẫn du khách. Do đó, du lịch Việt
Nam có nhiều cơ hội để phát triển, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế
nước nhà cũng như việc mang hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với
thế giới.
Tại Việt Nam, nhiều công ty lữ hành lớn đã đưa ra mô hình du lịch cộng đồng,
trong đó có hình thức du lịch kết hợp với việc làm từ thiện. Đây là một mô hình du
lịch mang tính nhân văn rất cao vì du khách không chỉ được đi du lịch mà họ còn
được tổ chức để làm những công việc hữu ích cho cộng đồng như giúp đỡ người
khuyết tật, tặng quà cho trẻ em nghèo, Ngày nay nhu cầu du lịch không còn bó
hẹp trong những chuyến đi đơn thuần chỉ có tham quan, giải trí, thưởng thức đặc
sản của vùng miền. Du khách muốn đi sâu hơn vào đời sống thực tế của người dân
địa phương, muốn trải nghiệm cuộc sống bản địa và chia sẻ khó khăn với cộng đồng
xung quanh. Điều này vừa giúp khách du lịch có cơ hội được giao lưu, được giúp
đỡ người khác, và trải nghiệm một kì nghỉ đầy lý thú. Đối với địa phương, mô hình
du lịch này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa người dân, chính quyền và công ty du
lịch nhưng lợi ích từ hoạt đ ộng này là rất to lớn. Địa phương có thể giới thiệu văn
hóa và đặc sản bản xứ một cách dễ dàng, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo
điều kiện để công tác xã hội trong vùng phát triển. Số lượng du khách nước ngoài
tham gia mô hình du lịch này ngày càng tăng, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế,
đã cho thấy rõ hình thức du lịch này giúp cho quá trình trao đổi văn hóa diễn ra
thuận lợi hơn và đồng thời tạo điều kiện cho các bạn sinh viên trong nước có cơ hội
để phát huy kĩ năng và ngoại ngữ.
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ CỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH TỪ THIỆN TẠI
TỈNH ĐỒNG THÁP
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Phạm Đình Nghiệm
Nhóm thực hiện:
Họ và Tên
Mã số học
viên
Lớp
Cổ Đặng Uyển Nhi 1306025025 CH20QTKD01
Trần Thị Lam Kiều 1306015041 CH20TMQT01
Lê Thị Diễm Kiều 1306025015 CH20QTKD01
Lê Ngọc Kim Ngân 1306015044 CH20TMQT01
Lê Thị Ngọc Hân 1306025012 CH20QTKD01
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2013
2
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN .......................................................
I. Một số khái niêm cơ bản về lý luận .....................................................................
1.1 Khái niệm về du lịch ........................................................................................
1.2 Khái niệm về du lịch từ thiện ...........................................................................
II. Những hình thức du lịch ở Việt Nam hiện nay ...................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH ĐỒNG
THÁP ..............................................................................................................
I. Giới thiệu sơ nét về tỉnh Đồng Tháp ...................................................................
1.1 Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Đồng Tháp ....................................
1.2 Chính sách phát triển du lịch của địa phương ...................................................
II. Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch tại Đồng
Tháp ..............................................................................................................
1.1 Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch tại Đồng Tháp ..................................
1.2 Thực trạng phát triển du lịch tại Đồng Tháp......................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH TỪ THIỆN TẠI TỈNH
ĐỒNG THÁP ........................................................................................................
I. Mô hình du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp ........................................................
II. Giải pháp phát triển mô hình du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp .......................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................
KẾT LUẬN ...........................................................................................................
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (viết thêm ý tỉnh đồng tháp - Hân)
Trên thế giới đã có rất nhiều nước xem du lịch là một cách hiệu quả để phát
triển kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước, và Việt Nam cũng đã từng bước xúc
tiến quá trình này. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Việt Nam thật sự chưa tạo được
hình ảnh đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế, việc phát triển vẫn còn manh mún, thiếu
tính chuyên nghiệp, và đồng bộ. Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch của con người
không ngừng tăng lên do chất lượng cuộc sống được cải thiện. Việt Nam là đất
nước có nhiều danh lam thắng cảnh, chi phí sinh hoạt và đi lại thấp, cùng với tình
hình chính trị ổn định sẽ là một điểm đến hấp dẫn du khách. Do đó, du lịch Việt
Nam có nhiều cơ hội để phát triển, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế
nước nhà cũng như việc mang hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với
thế giới.
Tại Việt Nam, nhiều công ty lữ hành lớn đã đưa ra mô hình du lịch cộng đồng,
trong đó có hình thức du lịch kết hợp với việc làm từ thiện. Đây là một mô hình du
lịch mang tính nhân văn rất cao vì du khách không chỉ được đi du lịch mà họ còn
được tổ chức để làm những công việc hữu ích cho cộng đồng như giúp đỡ người
khuyết tật, tặng quà cho trẻ em nghèo,…Ngày nay nhu cầu du lịch không còn bó
hẹp trong những chuyến đi đơn thuần chỉ có tham quan, giải trí, thưởng thức đặc
sản của vùng miền. Du khách muốn đi sâu hơn vào đời sống thực tế của người dân
địa phương, muốn trải nghiệm cuộc sống bản địa và chia sẻ khó khăn với cộng đồng
xung quanh. Điều này vừa giúp khách du lịch có cơ hội được giao lưu, được giúp
đỡ người khác, và trải nghiệm một kì nghỉ đầy lý thú. Đối với địa phương, mô hình
du lịch này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa người dân, chính quyền và công ty du
lịch nhưng lợi ích từ hoạt động này là rất to lớn. Địa phương có thể giới thiệu văn
hóa và đặc sản bản xứ một cách dễ dàng, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo
điều kiện để công tác xã hội trong vùng phát triển. Số lượng du khách nước ngoài
tham gia mô hình du lịch này ngày càng tăng, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế,
đã cho thấy rõ hình thức du lịch này giúp cho quá trình trao đổi văn hóa diễn ra
thuận lợi hơn và đồng thời tạo điều kiện cho các bạn sinh viên trong nước có cơ hội
để phát huy kĩ năng và ngoại ngữ.
4
Nhóm chúng tôi chọn địa điểm xây dựng mô hình là miền Tây Nam Bộ, sở dĩ
như vậy vì du lịch cộng đồng kết hợp làm từ thiện thường hướng đến những miền
đất xa xôi, thiếu điều kiện phát triển kinh tế, đời sống khó khăn, mục đích là để du
khách có thể tìm hiểu và chia sẻ khó khăn với bà con địa phương. Trong đó, miền
Tây là vùng đất rộng, còn nhiều nơi có điều kiện cuộc sống thiếu thốn, nhưng có
nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc trưng, người dân địa phương lại cởi mở, hiếu
khách, thích hợp để phát triển mô hình này. Thực tế, có nhiều vùng ở nơi đây có
điều kiện cơ sở khó lòng đáp ứng được chất lượng của chuyến du lịch cho du khách.
Do đó, việc tìm hiểu, khảo sát và xây dựng mô hình du lịch từ thiện ở đây là rất cần
thiết. Một mặt giúp cho nền kinh tế nơi đây có cơ hội để phát triển, người dân cải
thiện chất lượng cuộc sống, một mặt giúp nhân rộng mô hình du lịch hữu ích này.
Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng mô hình du lịch từ
thiện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ” .
II. MỤC ĐÍCH NGIÊN CỨU
- Phát triển ngành du lịch Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
- Tăng cường giao lưu văn hóa giữa người Việt Nam với người nước ngoài,
hòa chung vào xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra tất yếu trên thế giới ngày
nay.
- Làm lan tỏa tính cộng đồng, đề cao tinh thần nhân đạo trong giới trẻ và cả xã
hội Việt Nam; mang hình ảnh hòa bình, thân thiện, lối sống chan hòa tương
thân tương ái của người Việt đến với thế giới.
- Góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa của người dân địa
phương.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về du lịch, du lịch từ thiện tại Việt Nam và trên thế giới; các mô
hình du lịch và du lịch từ thiện hiện nay
Nguồn tìm hiểu chủ yếu từ các tài liệu được ban hành của nhà nước, các tổ
chức ban ngành liên quan, các bài nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn có tính tin cậy
cao, các sách báo và tạp chí uy tín. Từ đó giúp nhóm tác giả có được hiểu biết sâu
sắc về du lịch nói chung, du lịch từ thiện nói riêng và các khía cạnh liên quan nhằm
5
có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, tránh được các sai sót trong việc xây
dựng mô hình và ứng dụng mô hình vào thực tế.
- Tìm hiểu thực trạng du lịch ở tỉnh Đồng Tháp; mức độ ứng dụng các mô
hình du lịch và du lịch từ thiện hiện nay
Từ đó đưa ra các đánh giá chi tiết về những ưu điểm và những mặt hạn chế
hiện có. Phát hiện những khía cạnh chưa được khai thác tốt trong khu vực và đưa
những khía cạnh đó vào mô hình du lịch từ thiện của nhóm, nâng cao tính ưu việt và
khả năng ứng dụng thực tiễn.
- Xây dựng mô hình du lịch từ thiện dựa trên những kiến thức và dữ liệu đã
tìm hiểu và nghiên cứu trên cơ sở phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những điểm chưa tốt, chưa ưu việt của các hình hiện có.
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Một số khái niệm về du lịch (Theo Việt Nam và theo thế giới)
- Đưa ra khái niệm du lịch từ thiện
- Các hình thức du lịch hiện có tại Việt Nam
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình du lịch từ thiện ở tỉnh Đồng Tháp
2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu và xây dựng mô hình du lịch từ thiện ở các
tỉnh Đồng Tháp
- Ngoài ra trong mô hình du lịch từ thiện mà nhóm tác giả xây dựng, chúng
tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng: du khách
nước ngoài, Sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và địa phương ở tỉnh
Đồng Tháp
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (xem lại số lượng)
- Phương pháp định lượng: sử dụng bảng khảo sát cho hai đối tượng người nước
ngoài và sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM để tìm hiểu về nhu cầu
đi du lịch kết hợp với giao lưu văn hóa và làm những việc có ích cho cộng đồng, xã
hội.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
Số lượng mẫu: 600 mẫu
6
Người nước ngoài:
Chưa từng đến Việt Nam: 100 mẫu dung bảng khảo sát online
Đã đến Việt Nam du lịch: 200 mẫu
Sinh viên: 300 mẫu
Nhóm trường văn hóa – xã hội: 100 mẫu
Nhóm trường kinh tế: 100 mẫu
Nhóm trường kỹ thuật: 100 mẫu
-Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn để tham khảo ý kiến
của các công ty lữ hành du lịch và người dân địa phương về lợi ích kinh tế, văn hóa
và xã hội mà mô hình du lịch từ thiện mang lại. Thực hiện 5 cuộc phỏng vấn ở 5
năm công ty du lịch và 15 cuộc phỏng vấn ở địa phương.
Ngoài ra, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích số liệu thu thập được, so
sánh với những số liệu thống kê đã có, tổng hợp lý thuyết và thực tiễn để đư ra được
mô hình du lịch từ thiện hiệu quả nhất.
VII. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ DỰ KIẾN
- Thời gian nghiên cứu đề tài là tháng.
- Kinh phí dự trù : 3.000.000 VNĐ
VIII. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong sự phát triển của ngành du lịch, du lịch từ thiện đang là một hình thức
du lịch mới mang đậm tính nhân văn, ngày càng được nhiều du khách quan tâm lựa
chọn để trải nghiệm thực tế và cảm thấy ý nghĩa hơn sau mỗi cuộc hành trình. Du
lịch từ thiện là một trong những hình thức du lịch cộng đồng đang dần được triển
khai thực hiện để đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của các du khách và nhằm góp
phần cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương cũng như nêu cao tinh thần vì
cộng đồng. Du lịch từ thiện vẫn còn là hình thức du lịch khá mới mẻ nên vẫn chưa
có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của loại hình du lịch này cũng
như xây dựng mô hình như thế nào, mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách
chung nhất loại hình du lịch cộng đồng và đề cập đến một vài khía cạnh của du lịch
từ thiện. Các bài viết về các loại hình du lịch từ thiện, du lịch cộng đồng tập trung
tìm hiểu đối với các tỉnh miền Bắc Bộ, chưa có nhiều nghiên cứu cũng như các bài
viết về mô hình du lịch cộng đồng, đặc biệt là du lịch từ thiện tại các tỉnh miền Tây
Nam Bộ.
7
Bài nghiên cứu “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của Viện
Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam, năm 2012. Bài viết tập
trung nghiên cứu và hướng dẫn về việc định hướng phát triển du lịch cộng đồng,
những các bước triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng, bao gồm hình thức
du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng,
nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ và mô hình phát triển du lịch công đồng tại tỉnh
Bắc Ninh. Hình thức du lịch từ thiện chỉ được khái quát sơ nét trong việc đánh giá
xu hướng du lịch và nhu cầu du lịch của các du khách.
Đề tài “Xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố
Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Ký Viễn, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà
Nẵng,Khoa Thương mại – Du lịch, năm 2012. Bài viết đưa ra các kết quả nghiên
cứu về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng, tiềm năng phát triển du lịch cộng
đồng và tập trung làm nổi bật việc thiết kế xây dựng chương trình nhằm phát triển
du lịch cộng đồng tại Thành phố Đà Nẵng thông qua định hướng chiến lược dài hạn
và các chương trình kế hoạch, đây là hình thức du lịch hướng về cộng đồng nói
chung, được kết hợp khá nhiều hình thức du lịch mang tính cộng đồng giúp du
khách khám phá văn hóa, trải nghiệm cuộc sống thực tế, tìm hiểu đời sống tâm
linh….Do đó, bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở xây dựng chương trình phát triển cộng
đồng nói chung.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương- Hà Tây” của TS. Võ Quế năm 2003 nghiên
cứu về thực trạng phát triển du lịch tại chùa Hương và xây dựng mô hình phát triển
du lịch cộng đồng dựa vào chùa Hương, và áp dụng kết quả nghiên cứu để thực hiện
xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phương khác. Hình thức du
lịch từ thiện cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ được đề tài khai thác nghiên cứu và đưa
vào mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Bài viết “Phát triển du lịch văn hóa dân tộc ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
của tác giả Phú Văn Hằn đăng trên tạp chí văn hóa và du lịch, số 1 năm 2011. Bài
viết đề cập đến những yếu tố làm giảm khả năng phát triển du lịch, các hình thức
phát triển du lịch và phát triển bền vững du lịch cho Đồng bằng sống Cửu Long.
Hình thức du lịch văn hóa dân tộc là một trong những hình thức du lịch cộng đồng.
Như vậy, bài viết cũng đã đề cập đến các vấn đề du lịch hướng đến cộng đồng, các
8
hạn chế còn tồn tại của các loại hình du lịch và đinh hướng phát triển du lịch tại
đây. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chưa tìm hiểu sâu về hình thức du lịch từ thiện
trong chuỗi các hoạt động du lịch cộng đồng tại các tỉnh miền tây.
Bài báo “ Du lịch từ thiện – Đậm tính nhân văn” của tác giả Trang Thu đăng
trên website hanoimoi.com.vn ngày 13/11/2012 trình bày về một số hoạt động du
lịch từ thiện đã được diễn ra trong thời gian qua tại các tỉnh vùng cao và nhận định
của tác giả về một hướng phát triển mới trong ngành du lịch Việt Nam đối với loại
hình du lịch đầy tiềm năng này. (Nguồn:
lich/565791/du-lich-tu-thien---dam-tinh-nhan-van)
Bài báo “Du lịch kết hợp từ thiện: Nhịp cầu nối những trái tim” của tác giả
Xuân Lộc đăng trên website hanoimoi.com.vn ngày 18/11/2011 đã đưa ra thông tin
về các chương trình du lịch từ thiện mang ý nghĩa thiết thực, tạo nên hiệu ứng tốt
trong cộng đồng và đề cập đến nhu cầu của các du khách cũng như các dự định phát
triển hình thức du lịch này của các đơn vị lữ hành.
(Nguồn:
thien-nhip-cau-noi-nhung-trai-tim)
Bài báo “Du lịch kết hợp hoạt động từ thiện: Vui vì được đi, được cho, được
cống hiến” của tác giả Trần Lâm đăng trên website baovanhoa.vn ngày 19/11/2012
đã cho thấy tiềm năng phát triển du lịch từ thiện, các nhóm đối tượng khách du lịch
thích loại hình du lịch này, các hoạt động tổ chức du lịch và một số khó khăn gặp
phải khi thực hiện du lịch từ thiện tại các địa phương. (Nguồn:
Bài báo “Du lịch kết hợp làm từ thiện: Hướng về cộng đồng” của hai tác giả
Trường Giang – Xuân Minh đăng trên website baomoi.com ngày 30/11/2012 đã
trình bày cảm nhận của các du khách khi tham gia các hoạt động trong các chương
trình mà du lịch từ thiện mang lại, và các ý kiến đóng góp xây dựng phát triển hình
thức du lịch từ thiện từ các đại diện của các đơn vị lữ hành.
(Nguồn:
dong/137/9873749.epi)
Bài báo “Du lịch…gieo yêu thương” của tác giả Nguyễn Văn Học đăng trên
website nhandan.com.vn ngày 30/01/2013 đã cho thấy nhu cầu du lịch từ thiện hiện
9
nay ngày càng đa đạng và phong phú và cảm nhận của các du khách về các hoạt
động du lịch từ thiện sau mỗi chuyến đi.
(Nguồn:
l%E1%BB%8Bch%E2%80%A6-gieo-y%C3%AAu th%C6%B0%C6%A1ng.html)
Bài báo “Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp và có cơ chế liên kết” của tác giả Hữu Nghị đăng trên website
tiengiang.gov.vn tháng 12/2012 đã trình bày về các tiềm năng phát triển du lịch tại
các tỉnh miền tây, những điểm còn hạn chế và các giải pháp thúc đẩy phát triển du
lịch. Bài viết chỉ nêu tổng quan về tình hình phát triển ngành du lịch tại các tỉnh
miền tây và các giải pháp phát triển du lịch nói
chung.(Nguồn:
597)
Nhìn chung, đã có nhiều đề tài và bài báo đề cập đến hình thức du lịch nói
chung và du lịch từ thiện nói riêng. Song loại hình du lịch từ thiện vẫn chưa được
đẩy mạnh, chính vì vậy nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu đề tài này, nhằm góp
phần phát triển ngành du lịch ở Việt Nam, quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam
đồng thời cải thiện đời sống của người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
10
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN
I. Một số khái niệm cơ bản về lý luận
1.1 Khái niệm về du lịch
Tính cho đến hiện nay, thế giới có nhiều nhìn nhận khác nhau về du lịch. Đó
là do ở mỗi khu vực khác nhau, thời điểm khác nhau và góc độ nghiên cứu khác
nhau, dẫn đến mỗi người có một nhận định khác nhau về du lịch. Vì vậy, nhóm tác
giả chỉ dựa trên hai khái niệm theo tổ chức du lịch thế giới và theo Luật du lịch của
Việt Nam để phục vụ cho bài nghiên cứu này.
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), "Du lịch là hoạt động về chuyến đi
đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để
thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt
động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm".(Xuân Mai, Bài
viết “Một số khái niệm chủ yếu trong thống kê du lịch thế giới và của một số nước”
19/01/2012, trang Viện Thống Kê, www.vienthongke.vn).
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”[Khoản 1, điều 4].
1.2 Khái niệm về du lịch từ thiện
Du lịch từ thiện là loại hình du khách vừa đi khám phá những vùng đất mới
vừa chung tay chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn
tại nhưng nơi mà du khách đặt chân đến.
II. Những hình thức du lịch ở Việt Nam hiện nay
Theo tài liệu “Hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của Viện nghiên cứu
và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, hiện nay hoạt động du lịch diễn ra rất
đa dạng và phong phú. Tùy theo cách phân chia mà có các loại hình du lịch sau:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế ; Du lịch nội điạ
Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó có sự giao
tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà
cung ứng du lịch, phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Về mặt không gian
địa lý, du khách phải đi ra khỏi đất nước của mình. Về mặt kinh tế phải có sự
thanh toán bằng ngoại tệ.
11
(Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )
Du lịch trong nước là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách ở
trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của
đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước.
(Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )
Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh; Du lịch nghỉ
ngơi giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo; Du lịch khám phá
Du lịch chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc
chữa trị một căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần. (Nguồn:
dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )
Du lịch nghỉ ngơi giải trí: loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả
hơi để phục hồi sức khoẻ (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm việc căng
thẳng, mệt nhọc. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )
Du lịch thể thao: Ngoài thời gian tập luyện, thi đấu, các vận động viên cũng
tham gia