Đề tài Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle

1.1. Trong thời đại bùngnổ thông tin hiện nay,mộtnền kinhtế phát triển phải biết "Lấysứcmạnhtừ công nghệ,nănglượngtừ thông tin và chèo láibằng kiến thức" [27]. Theo cách nóicủa nhàtương laihọc Alvin Toffler, trong thếkỷ XXI "Người mù chữsẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết mà chính là những người không biết cáchhọc, cách quên và cáchhọclại” [25]. Mục tiêu hiện naycủa giáodục, theo khẩu hiệu UNESCO đặt ra cho giáodục và đàotạocủa thếkỷ XXI là "Học ởmọi nơi,học ởmọi lúc,học suốt đời,dạy chomọi ngườivớimọi trình độ tiếp thu khác nhau". Nhiệmvụcủa giáodục phải "giúp cho ngườihọc đạt được những kiến thức và kỹnăng", "giúp cho con người có thể tiếptục việchọctập trong suốt cuộc đời"[26]. Để làm được điều đó, việchọc không chỉ còn giớihạn trong nhà trường mà đã được mởrộnghơnvề không gian, thời gian và đadạnghơnvề hình thứctổ chức, hỗ trợ cho nhucầu "tựhọc" và "học suốt đời"củamỗi người. Trong Đề án "Xâydựng xãhộihọc tập giai đoạn 2005 - 2010"của Chính phủcũng nêu rõ: "Xâydựngcảnước trở thành một xãhộihọctậpvới tiêu chícơbản làtạocơhội và điều kiện thuậnlợi đểmọi người ởmọilứa tuổi,mọi trình độ đượchọctập thường xuyên,học liêntục,học suốt đời ở mọinơi,mọi lúc,mọicấp,mọi trình độ; huy độngsứcmạnhtổnghợpcủa toàn xãhội tham gia xâydựng và phát triển giáodục;mọi người,mọitổ chức đều có trách nhiệm, nghĩavụ trong việchọctập và tham gia tíchcực xâydựng xãhộihọctập" [18]. Vì vậy,cần phải đưa ra những giải pháp chovấn đề này,một trongsố đó chính làhọctập trực tuyến. Việc nghiêncứu phát triển những mô hìnhhọctập trực tuyến là nhiệmvụ quan trọng trong giáodục hiện nay. 1.2. Đềcập đếnvấn đề đổimớidạy vàhọc hiện nay không thể không nhắctới vai tròcủa công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) trong việccải tiếnnội dung, phương pháp và hình thứctổ chứcdạy -học. Trong đó, E - learning làmức độ cao nhấtcủa việc ứngdụng CNTT & TT trongdạy -học.Với nhiều ưu điểmnổibật, E- learning được xem như làmột giải pháphữu hiệu cho nhucầu "Họcmọinơi,học mọi lúc,họcmọi thứ,họcmềmdẻo,họcmột cáchmở vàhọc suốt đời" [12]củamọi người và trở thànhmột xuhướngtấtyếu trong giáodục và đàotạo hiện nay,tạo ra những thay đổilớn trong hoạt độngdạy vàhọc. Tuy nhiên, có thể thấyrằng, E - learningvẫn chưa thể phủ nhận vai trò chủ đạocủa các hình thứcdạyhọc trênlớp, máy tínhvẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng,bảng đen. Vìvậy, việc tì m ra giải phápkếthợphọc trênlớpvới các giải pháp E - learning là điềuhếtsứccần thiết trong giáodục hiện nay.

pdf70 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt thành từ tập thể, gia đình, cá nhân và bè bạn. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong mọi mặt để tôi tiến hành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy, cô trong Bộ môn Phương Pháp Dạy học Sinh Học, Khoa Sinh Học, Trường ĐHSP Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn đã luôn giành những tình cảm thân thiết, động viên, khuyến khích tôi trong thời gian học tập và làm khóa luận này. Hà Nội ngày .........., tháng .........., năm 2010 Tác giả PHẠM XUÂN LAM Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................. 8 1.1. Hình thức tổ chức dạy học ................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 8 1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học ........................................................................................ 9 1.1.3. Hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT .......................................... 12 1.2. Học kết hợp (Blended Learning - BL) ............................................................. 13 1.2.1. Khái niệm học kết hợp ................................................................................................... 13 1.2.2. Các phương án dạy học kết hợp .................................................................................... 17 1.2.3. Đặc điểm của học kết hợp - Blended Learning ............................................................ 18 1.2.4. Lộ trình triển khai ........................................................................................................... 19 1.3. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở một số trường THPT ....................................................................................................................... 21 1.3.1. Mục tiêu điều tra............................................................................................................. 21 1.3.2. Kết quả tổng hợp và đánh giá ........................................................................................ 21 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC KẾT HỢP ĐỂ DẠY CHƯƠNG III "VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM" (SINH HỌC 10, NÂNG CAO) VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM MOODLE.......................................................................... 25 2.1. Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Moodle .............................................. 25 2.1.1. PMDH và PM mã nguồn mở ........................................................................................ 25 2.1.2. Giới thiệu về Moodle ..................................................................................................... 25 2.1.3. Đặc điểm của phần mềm Moodle ................................................................................. 27 2.2. Cấu trúc, nội dung chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm" ..................... 28 2.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................................... 28 2.2.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 29 2.2.3. Nội dung ......................................................................................................................... 30 Ph¹m Xu©n Lam - K56A 2 2.3. Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle ..... 30 2.3.1. Đánh giá một số mô hình học trực tuyến hiện nay ...................................................... 30 2.3.1.1. Phân loại website dạy học hiện nay ...................................................... 30 2.3.1.2. Đánh giá ưu điểm ................................................................................. 31 2.3.1.3. Đánh giá nhược điểm ........................................................................... 32 2.3.1.4. Nguyên nhân ........................................................................................ 33 2.3.1.5. Đánh giá thực trạng dạy học sinh học qua mạng .................................. 33 2.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình học kết hợp ............................................... 34 2.3.2.1. Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế nội dung học kết hợp ................................ 34 2.3.2.2. Nguyên tắc thiết kế bài dạy kết hợp ...................................................... 35 2.3.3. Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" ...................................................................................................................................... 37 2.3.4.1. Thiết kế mô hình ................................................................................... 37 2.3.4.2. Vận hành: ............................................................................................ 49 CHƯƠNG 3 THAM VẤN CHUYÊN GIA ............................................................... 52 3.1. Mục đích tham vấn ........................................................................................... 52 3.2. Phương pháp tiến hành .................................................................................... 52 3.3. Triển khai ......................................................................................................... 52 3.4. Phân tích kết quả .............................................................................................. 52 3.4.1. Đánh giá về tính khả thi trong việc triển khai mô hình với điều kiện thực tế ở trường THPT ......................................................................................................................................... 52 3.4.2. Đánh giá tính hợp lý trong việc phân chia nội dung giữa dạy qua mạng và dạy trên lớp .............................................................................................................................................. 54 3.4.3. Đánh giá tính hợp lý trong cấu trúc bài dạy qua mạng ................................................ 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 56 I. Kết luận ................................................................................................................ 56 II. Đề nghị ................................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 58 PHỤ LỤC Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 3 BẢNG QUY ƯỚC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Viết là Đọc là 01 CNTT Công nghệ thông tin 02 CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông 03 GV Giáo viên 04 HS Học sinh 05 PM Phần mềm 06 PMDH Phần mềm dạy học 07 PPDH Phương pháp dạy học 08 PTDH Phương tiện dạy học 09 SGK Sách giáo khoa 10 THPT Trung học phổ thông Ph¹m Xu©n Lam - K56A 4 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: 1.1. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, một nền kinh tế phát triển phải biết "Lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng từ thông tin và chèo lái bằng kiến thức" [27]. Theo cách nói của nhà tương lai học Alvin Toffler, trong thế kỷ XXI "Người mù chữ sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết mà chính là những người không biết cách học, cách quên và cách học lại” [25]. Mục tiêu hiện nay của giáo dục, theo khẩu hiệu UNESCO đặt ra cho giáo dục và đào tạo của thế kỷ XXI là "Học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau". Nhiệm vụ của giáo dục phải "giúp cho người học đạt được những kiến thức và kỹ năng", "giúp cho con người có thể tiếp tục việc học tập trong suốt cuộc đời" [26]. Để làm được điều đó, việc học không chỉ còn giới hạn trong nhà trường mà đã được mở rộng hơn về không gian, thời gian và đa dạng hơn về hình thức tổ chức, hỗ trợ cho nhu cầu "tự học" và "học suốt đời" của mỗi người. Trong Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010" của Chính phủ cũng nêu rõ: "Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập" [18]. Vì vậy, cần phải đưa ra những giải pháp cho vấn đề này, một trong số đó chính là học tập trực tuyến. Việc nghiên cứu phát triển những mô hình học tập trực tuyến là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục hiện nay. 1.2. Đề cập đến vấn đề đổi mới dạy và học hiện nay không thể không nhắc tới vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) trong việc cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học. Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụng CNTT & TT trong dạy - học. Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning được xem như là một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời" [12] của mọi Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 5 người và trở thành một xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay, tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, E - learning vẫn chưa thể phủ nhận vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học trên lớp, máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng, bảng đen. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp kết hợp học trên lớp với các giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay. 1.3. Kiến thức sinh học ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống sản xuất, y tế, sức khỏe, ... Vì vậy, yêu cầu của việc dạy học sinh học phải gắn với thực tiễn, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được kiến thức cho mình. Để làm được điều đó, ngoài việc cải cách nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy học, để làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn. Chúng tôi thấy rằng, dạy học qua mạng là một hướng giải quyết cho vấn đề này. Hiện nay, những giải pháp học trên mạng Internet dưới các hình thức như website, blog, ... đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy được những kết quả hết sức khả quan từ các mô hình này. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trong việc ôn luyện, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá, luyện tập cho các kỳ thi hay cung cấp kiến thức mới chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực sự áp dụng trong nhà trường phổ thông. Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle" 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng mô hình học kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Hình thức tổ chức dạy học và hình thức học kết hợp (Blended Learning). Ph¹m Xu©n Lam - K56A 6 - Cấu trúc nội dung chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", phần ba "Sinh học vi sinh vật", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 3.2. Khách thể: Giáo viên và học sinh trung học phổ thông có điều kiện tổ chức dạy học qua mạng. 4. Giả thiết khoa học: Nếu xây dựng được mô hình học kết hợp để dạy học sinh học 10 (THPT, nâng cao) phù hợp với điều kiện dạy và học hiện nay sẽ góp phần đổi mới nội dung, phương pháp và giúp nâng cao hiệu quả dạy học sinh học trong trường THPT. 5. Giới hạn nghiên cứu: Đây là nội dung nghiên cứu còn khá mới trong điều kiện dạy và học ở Việt Nam. Với thời gian và điều kiện cho phép, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào xây dựng mô hình học kết hợp để dạy nội dung chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", Phần ba "Sinh học vi sinh vật", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Hình thức tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT, hình thức học kết hợp. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác, vận dụng Internet vào hoạt động dạy và học trong trường phổ thông hiện nay. - Nghiên cứu, đánh giá một số mô hình đào tạo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm moodle vào xây dựng mô hình học kết hợp để dạy học sinh học THPT. - Nghiên cứu cấu trúc nội dung và xây dựng mô hình học kết hợp cho chương III Virus và các bệnh truyền nhiễm, phần ba Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 THPT nâng cao. - Tham vấn ý kiến chuyên gia về kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình học tập. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 7 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu văn bản của Chính phủ, Bộ GD & ĐT về chủ trương chính sách trong giáo dục, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục. - Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học đã công bố có liên quan đến các nội dung trong đề tài. - Nghiên cứu công cụ và phương tiễn hỗ trợ dạy học qua mạng Internet như phần mềm và những ứng dụng trên mạng Internet. - Nghiên cứu chương trình và nội dung sách giáo khoa lớp 10 THPT nâng cao để xây dựng bài dạy qua mạng đạt hiệu quả. 7.2. Điều tra cơ bản: Điều tra tình hình sử dụng và khai thác mạng Internet vào hoạt động dạy và học cũng như thái độ của giáo viên và học sinh đối với việc dạy và học qua mạng Internet. 7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến các thầy, cô giáo có kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy tại một số trường THPT về nội dung, phương pháp triển khai và đánh giá tính hiệu quả của mô hình đã xây dựng. 8. Cấu trúc khóa luận: - Mở đầu, giới thiệu vấn đề nghiên cứu - Chương 1 - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài - Chương 2 - Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle - Chương 3. Tham vấn chuyên gia - Kết luận và đề nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục Ph¹m Xu©n Lam - K56A 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Hình thức tổ chức dạy học 1.1.1. Khái niệm Trong Triết Học "hình thức là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó" hình thức và nội dụng là hai mặt biểu hiện của một sự vật, hiện tượng [22, p244]. Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), hình thức là cách thức và khuôn khổ bên ngoài, khác với nội dung bên trong của sự vật, sự việc. Nội dung là cái bản chất, bất biến còn hình thức là cái bề ngoài, cái thay đổi của sự vật hiện tượng. Hình thức tổ chức dạy học là một khái niệm trong khoa học giáo dục. Theo Đặng Vũ Hoạt (2006) hình thức tổ chức dạy học là "hình thức hoạt động dạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy đại học đã quy định" [8, p175], trong đó, hình thức tổ chức dạy học là một chỉnh thể thống nhất giữa mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Theo Thái Duy Tuyên (1998) "Hình thức tổ chức dạy học là hình thái tồn tại của quá trình dạy học" [20, p251]. Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2005) thì "Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học [13, p245]. Trong dạy học sinh học "Hình thức tổ chức dạy học được xác định bởi thành phần học sinh, vị trí bài, thời gian tiến hành bài học, trật tự các hoạt động của học sinh, sự chỉ đạo của giáo viên", (Theo Đinh Quang Báo) [1, p30] Như vậy, những cách định nghĩa trên đều thống nhất ở việc xem hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài, có mối liên hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học, đặc biệt là nội dung dạy học. Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của từng đơn vị nội dung dạy học, phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần học sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học và được đặc trưng bởi năm yếu tố cơ bản: (1) Nội dung dạy học; (2) Đặc điểm thành phần tham gia vào quá trình dạy học; (3) Phương pháp và phương tiện; (4) Hoạt động của giáo viên và học sinh; (5) Không Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 9 gian và thời gian diễn ra quá trình dạy học. Việc xác định hình thức tổ chức dạy học chính là đi trả lời câu hỏi: đơn vị nội dung dạy học được thực hiện ở đâu? quy mô như thế nào? thành phần tham gia là ai? Theo đó, hình thức tổ chức dạy học được xây dựng phù hợp đặc điểm của đơn vị kiến thức, môn học, cấp học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Hình thức tổ chức dạy học có tính "mở", "tính linh hoạt" và "tính lịch sử". Trong dạy học, các hình thức tổ chức dạy học có mối liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất các bài học. Việc sử dụng những hình thức tổ chức dạy học khác nhau cho phép đảm bảo được các nguyên tắc dạy học như nguyên tắc trực quan, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành, ... Theo đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp được quyết định bởi nhiệm vụ dạy học (cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng - kỹ xảo, xác định vật mẫu quan sát, đặt thí nghiệm, rút ra kết luận, ...), đối tượng của quá trình dạy học, khả năng tổ chức, môi trường tự nhiên quanh trường và điều kiện trang thiết bị dạy học. Trong lý luận dạy học, quá trình dạy học được xem xét như là một hệ thống toàn vẹn của những thành tố: (1) Mục đích dạy học, nội dung dạy học, (2) Phương pháp, phương tiện dạy học, (3) Hình thức tổ chức dạy học, (4) Giáo viên và học sinh [13, p135]. Như vậy, hình thức tổ chức dạy học là một yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Nếu mục đích và nội dung dạy học là mặt bên trong, thì hình thức tổ chức chính là mặt bên ngoài của quá trình dạy học. Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học là quan hệ "nội dung" - "hình thức". Trong đó, mục đích dạy học sẽ quy định nội dung dạy học, nội dung sẽ quy định phương pháp và phương tiện, căn cứ vào đó và dựa theo điều kiện thực tế mà đưa ra các hình thức dạy học sao cho phù hợp. 1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học Hình thức tổ chức dạy học có tính lịch sử. Do vậy, ứng với mỗi thời kỳ với sự khác nhau về quan điểm, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học sẽ có những hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Hình thức tổ chức dạy học đầu tiên được nghiên cứu trên cơ sở lý luận là hình thức học trên lớp do Cô-men-xki nhà giáo dục học lỗi lạc người Tiệp Khắc đề xuất
Luận văn liên quan