Đề tài Xây dựng một tình huống về thừa kế phù hợp với những kết quả phân chia di sản của hai người mà Toà án

1. Chia di sản của ông Q Tại phiên toà chia thừa kế di sản, Toà án nhân dân đã xác định như sau: Trước khi chết, ông Q đã xác lập một khối tài sản chung với vợ trị giá 720.000.000 đồng. Năm 2000, cả hai vợ chồng ông có mua chung với ông M mảnh đất trị giá 320.000.000 đồng với tỉ lệ góp vốn ½. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế thì tài sản chung hợp nhất của Q và K được xác định bằng 720.000.000 đồng + (320.000.000 / 2) = 880.000.000 đồng; (giá trị phần tài sản của ông M = 320.000.000 / 2 = 160.000.000 đồng). Vậy tài sản của riêng ông Q để lại thừa kế là: Q = 880.000.000 / 2 = 440.000.000 đồng. Sau khi chết, ông Q không để lại nghĩa vụ tài sản nào. Tiền mai táng cho ông Q được xác định là 8.000.000 đồng. Số tiền này sẽ được thanh toán trong khối di sản của ông Q (Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2005). Như vậy, sau khi trừ chi phí mai táng, giá trị di sản ông Q còn lại bằng : 440.000.000 – 8.000.000 = 432.000.000 đồng. Trong di chúc của mình, ông Q quyết định chia di sản cho vợ là bà K và 3 người con là G, H, L. Tuy nhiên di chúc lại không xác định rõ phần di sản được hưởng của mỗi người. Theo khoản 1 Điều 684 Bộ luật dân sự năm 2005: “Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

doc4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng một tình huống về thừa kế phù hợp với những kết quả phân chia di sản của hai người mà Toà án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Xây dựng một tình huống về thừa kế phù hợp với những kết quả phân chia di sản của hai người mà Toà án đã quyết định dưới đây: 1. Chia di sản của Q: Tài sản chung hợp nhất của Q và K = 720.000.000 đồng + (320.000.000 / 2) = 880.000.000 đồng; (M= 160.000.000 đồng); Q = 880.000.000 / 2 = 440.000.000.đồng; Q = 440.000.000 – 8.000.000 = 432.000.000.đồng; K = G = H = L = 432.000.000 / 4 = 108.000.000.đồng; ( Con của L là E và F) E = F = 108.000.000 / 2 = 54.000.000 đồng. 2. Chia di sản của L: L = B = 240.000.000 / 2 = 120.000.000.đồng; M = B = E = F = 120.000.000 /4 = 30.000.000 đồng. BÀI LÀM I. Tình huống về thừa kế Năm 1960, ông Q và bà K kết hôn. Hai người có ba người con: hai trai, một gái là L, G và H. Trong quá trình sinh sống, hai ông bà Q và K đã tạo lập một khối tài sản chung trị giá 720.000.000.đồng. Năm 2000, vợ chồng ông Q và bà K có góp vốn mua chung với ông M – là cha nuôi của anh L – một mảnh đất rộng 80 m2 trị giá 320.000.000 đồng với tỉ lệ góp vốn mỗi bên một nửa. Năm 2001, anh L kết hôn với chị B. Tài sản chung hai vợ chồng đóng góp trị giá 240.000.000 đồng. Hai vợ chồng có hai người con song sinh là E và F. Tháng 6/ 2005, anh L chở ông Q đi khám bệnh bằng xe máy thì bất ngờ gặp tai nạn giao thông. Cả hai cùng tử vong tại chỗ. Do biết mình tuổi già lại có bệnh nên trong thời gian còn sống, ông Q đã lập di chúc để lại tài sản của mình cho vợ và các con nhưng không xác định rõ phần di sản thừa kế của từng người. Anh L không để lại di chúc gì. Gia đình ông Q và anh L đã gửi đơn lên Toà án nhân dân huyện đề nghị được chia di sản của người đã mất. II. Chia di sản thừa kế 1. Chia di sản của ông Q Tại phiên toà chia thừa kế di sản, Toà án nhân dân đã xác định như sau: Trước khi chết, ông Q đã xác lập một khối tài sản chung với vợ trị giá 720.000.000 đồng. Năm 2000, cả hai vợ chồng ông có mua chung với ông M mảnh đất trị giá 320.000.000 đồng với tỉ lệ góp vốn ½. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế thì tài sản chung hợp nhất của Q và K được xác định bằng 720.000.000 đồng + (320.000.000 / 2) = 880.000.000 đồng; (giá trị phần tài sản của ông M = 320.000.000 / 2 = 160.000.000 đồng). Vậy tài sản của riêng ông Q để lại thừa kế là: Q = 880.000.000 / 2 = 440.000.000 đồng. Sau khi chết, ông Q không để lại nghĩa vụ tài sản nào. Tiền mai táng cho ông Q được xác định là 8.000.000 đồng. Số tiền này sẽ được thanh toán trong khối di sản của ông Q (Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2005). Như vậy, sau khi trừ chi phí mai táng, giá trị di sản ông Q còn lại bằng : 440.000.000 – 8.000.000 = 432.000.000 đồng. Trong di chúc của mình, ông Q quyết định chia di sản cho vợ là bà K và 3 người con là G, H, L. Tuy nhiên di chúc lại không xác định rõ phần di sản được hưởng của mỗi người. Theo khoản 1 Điều 684 Bộ luật dân sự năm 2005: “Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Do những người được hưởng thừa kế không có thoả thuận gì khác nên Toà án ra quyết định chia di sản theo Điều 684, mỗi người được nhận ¼ di sản của ông Q. Cụ thể là: K = G = H = L = 432.000.000 / 4 = 108.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong tai nạn giao thông làm chết ông Q và anh L, không xác định được ai chết trước, ai chết sau cho nên phần di sản được thừa kế của anh L sẽ được chia theo pháp luật. Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…”, do đó hai người con là E và F sẽ được thừa kế thế vị phần di sản của bố là anh L lẽ ra được hưởng nếu còn sống: E = F = 108.000.000 / 2 = 54.000.000 đồng. 2. Chia di sản của L Toà án xác định tài sản chung hợp nhất giữa anh L và chị B trong thời gian hôn nhân có giá trị là 240.000.000 đồng. Anh L chết mà không để lại di chúc cho nên theo Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trong trường hợp này, di sản mà anh L để lại được chia theo pháp luật. Toà án đã xác định ông M và anh L có quan hệ cha nuôi và con nuôi, đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con cho nên ông M được hưởng di sản thừa kế của anh L. Di sản của anh L được xác định bằng: L = 240.000.000 / 2 = 120.000.000 đồng. Anh L chết không để lại nghĩa vụ tài sản nào đồng thời chi phí mai táng cho anh được người nhà thanh toán cho nên trị giá di sản của anh vẫn được giữ nguyên là 120.000.000 đồng. Theo quy định tại Điều 676 thì ông M, chị B cùng hai con là E và F là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, do đó được hưởng phần di sản bằng nhau, cụ thể là: M = B = E = F = 120.000.000 / 4 = 30.000.000 đồng. Những người được hưởng thừa kế của ông Q và anh L đều đồng ý với cách giải quyết của Toà và không có khiếu kiện gì. III. Nhận xét. Như vậy, qua tình huống trên cùng với cách giải quyết của Toà án có thể thấy rằng: Mặc dù anh L không để lại di chúc nhưng theo quy định của Luât Dân sự 2005 về thừa kế thì tài sản của anh vẫn được chia theo pháp luật. Anh L và ông Q chết cùng thời điểm nên hai con của anh L được hưởng thừa kế thế vị. Đây là những quy định rất hợp lí, phù hợp với thực tiễn đời sống của Bộ luật Dân sự 2005 trong vấn đề thừa kế
Luận văn liên quan