Đề tài Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Năm 1982, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW). Tinh thần của CEDAW đã được đưa vào Luật bình đẳng giới (GEL), được Quốc hội thông qua năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2007. Tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức trong việc thực thi hai bộ luật này và các văn bản hướng dẫn, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Định kiến giới và tư tưởng trọng nam kinh nữ vẫn tiếp diễn. Việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số bị cản trở nhiều hơn trẻ em trai và nam giới. Việc thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn và công tác giám sát thiếu chặt chẽ. Tỉ lệ phụ nữ nắm giữ những vị trí lãnh đạo còn thấp so với dân số và lực lượng lao động nữ trong xã hội. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa không được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách đầy đủ. Bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề nghiêm trọng và trên thực tế, số lượng các vụ bạo lực gia đình ngày càng tăng. Cộng đồng bắt đầu coi bạo lực gia đình là vi phạm quyền con người, nhân phẩm và nhận thức BLGĐ không còn là vấn đề của riêng gia đình như suy nghĩ trước đây. Một điều tra mới đây trên phạm vi toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê, UNICEF, và Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành đã chỉ ra: Bạo lực gia đình xảy ra với hơn 20% số cặp vợ chồng được hỏi và dưới các hình thức như: đánh đập, la mắng, chửi rủa, cưỡng bức tình dục. Do vậy, 85% số trẻ em được hỏi cảm thấy lo lắng khi sống trong môi trường bạo lực; 20% trẻ em tỏ ra cực kỳ sợ hãi; 5,5% muốn bỏ nhà ra đi; 8,5% muốn sống xa cha mẹ; và 4,2% tỏ ra không kính trọng bố mẹ. Để thực thi Luật phòng chống BLGĐ có hiệu quả, Chương trình hành động quốc gia phòng chống BLGĐ đã được xây dựng với mục đích i) thực thi Luật phòng chống BLGĐ và các văn bản hướng dẫn một cách hiệu quả; ii) tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân bạo lực gia đình. Trong giai đoạn đầu từ 2010 đến 2015, Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung vào truyền thông thay đổi hành vi, thiết lập các hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng năng lực cho những người có trách nhiệm giải quyết các vụ bạo lực gia đình, thí điểm các mô hình can thiệp và thiết lập mạng lưới giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình. Giai đoạn thứ hai từ 2016 đến 2020, Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung vào mở rộng/duy trì các mô hình và các hoạt động thực tiễn đã thành công và nâng cao năng lực địa phương trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Kế hoạch hành động quốc gia đang được Chính phủ xem xét và hy vọng sẽ được thông qua vào đầu tháng 1 năm 2010. Kế hoạch hành động quốc gia là một chương trình toàn diện với khuôn khổ thời gian và ngân sách cụ thể. Kế hoạch cũng chỉ ra rằng để đạt được các mục tiêu đề ra, rất cần phải huy động các nguồn lực và ý kiến chuyên gia không chỉ từ các cơ quan chính phủ mà còn cả những tổ chức quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế. Dự án ‘Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình’ sẽ nằm trong khuôn khổ của Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống BLGĐ và sẽ giúp xây dựng các mô hình can thiệp và các quy trình có liên quan để nhân rộng. Dự án sẽ được thực hiện tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội (Hà Tây cũ), Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong 2 năm kể từ tháng 12 năm 2009

doc80 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. Giới thiệu về dự án Văn kiện dự án: "Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình" Mã số dự án: 104.Viet.30m/125 Ngày 7 tháng 12 năm 2009 CÁC BÊN THAM GIA DỰ ÁN Cơ quan tài trợ: Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch Bên tiếp nhận dự án: 2.1. Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) Địa chỉ: 113 D1 Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Liên hệ: Thạc sỹ: Ngô Thị Thu Hà Thông tin liên hệ: Email: cepew@fmail.vnn.vn; ngothuha75@yahoo.com Điện thoại: 844.35726789 Fax: 844.35745999 Di động: 84.903466622 2.2. Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình, và phát triển cộng đồng (GFCD) Địa chỉ: 19/3 Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Liên hệ: Tiến sỹ: Ngô Thị Ngọc Anh Thông tin liên hệ: Email: gfcd08@gmail.com; ngocanh562003@yahoo.com Điện thoại: 844.22402811 Di động: 0970606179 LĨNH VỰC Phụ nữ trong phát triển THÔNG TIN CHUNG Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Năm 1982, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW). Tinh thần của CEDAW đã được đưa vào Luật bình đẳng giới (GEL), được Quốc hội thông qua năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2007. Tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức trong việc thực thi hai bộ luật này và các văn bản hướng dẫn, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Định kiến giới và tư tưởng trọng nam kinh nữ vẫn tiếp diễn. Việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số bị cản trở nhiều hơn trẻ em trai và nam giới. Việc thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn và công tác giám sát thiếu chặt chẽ. Tỉ lệ phụ nữ nắm giữ những vị trí lãnh đạo còn thấp so với dân số và lực lượng lao động nữ trong xã hội. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa không được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách đầy đủ. Bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề nghiêm trọng và trên thực tế, số lượng các vụ bạo lực gia đình ngày càng tăng. Cộng đồng bắt đầu coi bạo lực gia đình là vi phạm quyền con người, nhân phẩm và nhận thức BLGĐ không còn là vấn đề của riêng gia đình như suy nghĩ trước đây. Một điều tra mới đây trên phạm vi toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê, UNICEF, và Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành đã chỉ ra: Bạo lực gia đình xảy ra với hơn 20% số cặp vợ chồng được hỏi và dưới các hình thức như: đánh đập, la mắng, chửi rủa, cưỡng bức tình dục. Do vậy, 85% số trẻ em được hỏi cảm thấy lo lắng khi sống trong môi trường bạo lực; 20% trẻ em tỏ ra cực kỳ sợ hãi; 5,5% muốn bỏ nhà ra đi; 8,5% muốn sống xa cha mẹ; và 4,2% tỏ ra không kính trọng bố mẹ. Để thực thi Luật phòng chống BLGĐ có hiệu quả, Chương trình hành động quốc gia phòng chống BLGĐ đã được xây dựng với mục đích i) thực thi Luật phòng chống BLGĐ và các văn bản hướng dẫn một cách hiệu quả; ii) tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân bạo lực gia đình. Trong giai đoạn đầu từ 2010 đến 2015, Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung vào truyền thông thay đổi hành vi, thiết lập các hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng năng lực cho những người có trách nhiệm giải quyết các vụ bạo lực gia đình, thí điểm các mô hình can thiệp và thiết lập mạng lưới giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình. Giai đoạn thứ hai từ 2016 đến 2020, Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung vào mở rộng/duy trì các mô hình và các hoạt động thực tiễn đã thành công và nâng cao năng lực địa phương trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Kế hoạch hành động quốc gia đang được Chính phủ xem xét và hy vọng sẽ được thông qua vào đầu tháng 1 năm 2010. Kế hoạch hành động quốc gia là một chương trình toàn diện với khuôn khổ thời gian và ngân sách cụ thể. Kế hoạch cũng chỉ ra rằng để đạt được các mục tiêu đề ra, rất cần phải huy động các nguồn lực và ý kiến chuyên gia không chỉ từ các cơ quan chính phủ mà còn cả những tổ chức quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế. Dự án ‘Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình’ sẽ nằm trong khuôn khổ của Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống BLGĐ và sẽ giúp xây dựng các mô hình can thiệp và các quy trình có liên quan để nhân rộng. Dự án sẽ được thực hiện tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội (Hà Tây cũ), Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong 2 năm kể từ tháng 12 năm 2009. MÔ TẢ DỰ ÁN Mục tiêu dự án: Mục tiêu chung Góp phần hoàn thành Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010 - 2020. Mục tiêu cụ thể Xây dựng năng lực và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong phòng chống bạo lực gia đình Nâng cao năng lực cho phụ nữ và tăng cường trách nhiệm của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình Đối tượng hưởng lợi: Lãnh đạo UBND địa phương; Thủ trưởng các cơ quan công an và tư pháp địa phương; Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh; Các nhóm hòa giải ở cơ sở; Nạn nhân và người gây ra bạo lực gia đình; Người dân tại các xã dự án; Lãnh đạo và cán bộ của 2 đồng phối hợp thực hiện dự án. Kết quả mong đợi của dự án: Các hợp phần của dự án được cấu trúc tương thích với các mục tiêu cụ thể của dự án và mỗi hợp phần sẽ có một số kết quả mong đợi cụ thể cần đạt như sau: Hợp phần 1: Tăng cường năng lực và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và người dân trong phòng chống bạo lực gia đình Năng lực của lãnh đạo, chuyên viên và người dân về phòng chống BLGĐ cải thiện; Kế hoạch hành động phòng chống BLGĐ ở địa phương được xây dựng; Các mô hình thí điểm để giải quyết các vụ BLGĐ được xây dựng. Các mô hình này sẽ bao gồm các thủ tục để báo cáo các vụ BLGĐ, người được báo cáo, vai trò và trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan liên quan như công an và tư pháp, sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức liên quan, quyền con người và sự bảo vệ nạn nhân, quy trình/các bước giải quyết các vụ BLGĐ… Kỹ năng tư vấn cho người dân trong cộng đồng về giải quyết các vụ BLGĐ được tăng lên; Sự phối hợp giữa chính quyền, các ban ngành, các đoàn thể chính trị xã hội ở cộng đồng trong phòng chống BLGĐ được tăng cường. Hợp phần 2: Trao quyền cho phụ nữ và nâng cao trách nhiệm của nam giới trong việc phòng chống bạo lực gia đình Các câu lạc bộ phòng chống BLGĐ được thiết lập và duy trì; Các mô hình/phương pháp tiếp cận để thay đổi hành vi của cộng đồng trong phòng chống BLGĐ được thiết lập và nhân rộng; Các mô hình/phương pháp tiếp cận để thay đổi hành vi của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình được thiết lập và nhân rộng. CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ DỰ ÁN Một mô hình chuẩn về giải quyết các vụ bạo lực gia đình được kế thừa và triển khai ở các tỉnh khác; Kết thúc dự án, số vụ bạo lực gia đình mới ở các vùng dự án sẽ giảm 50% NGÂN SÁCH CHO DỰ ÁN Tổng ngân sách cho dự án là 1,750,982 Krôn Đan Mạch trong đó tài trợ của Đan Mạch là 1,509,145 Krôn và các đối tác Việt Nam đóng góp 241,837 Krôn. Tỉ giá hối đoái: 1 Krôn = 3,589.16 VND. Kinh phí chi tiết của dự án được tính bằng VND như sau: Tài trợ của Đại sứ quán Đan Mạch được tính bằng đồng Krôn Đan Mạch và được chi cho những danh mục sau: STT Danh mục hoạt động Ngân sách (VND) 1 Họp triển khai và đánh giá nhu cầu Triển khai dự án tại 5 tỉnh 41.500.000 Khảo sát đánh giá nhu cầu và lựa chọn thành viên dự án tại các tỉnh 156.600.000 2 Xây dựng năng lực phòng chống bạo lực gia đình cho chính quyền địa phương và cộng đồng Xây dựng mạng lưới cộng đồng phòng chống BLGĐ 942.600.000 Tập huấn nâng cao năng lực cho lãnh đạo cộng đồng 831.500.000 Tập huấn nâng cao nhận thức/thay đổi hành vi 1.060.000 3 Trao quyền cho phụ nữ và nâng cao trách nhiệm của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình Các câu lạc bộ phòng chống BLGĐ 231.000.000 Tập huấn kỹ năng sống, giải quyết xung đột, kỹ năng làm cha mẹ cho các thành viên CLB 693.300.000 4 Tài liệu hóa và nhân rộng các mô hình/phương pháp thành công Tài liệu hóa các mô hình/phương pháp thành công 120.000.000 Nhân rộng các mô hình/phương pháp thành công 120.000.000 5 Giám sát và đánh giá 180.000.000 6 Kiểm toán 100.000.000 7 Hành chính và quản lý dự án (10% bao gồm chi phí đi thực địa) 447.650.000 8 Phí phát sinh (10%) 492.415.000 TỔNGN KINH PHÍ DO ĐẠI SỨ QUÁN ĐAN MẠCH TÀI TRỢ 5.416.565.000 Các dòng ngân sách không được thay đổi nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Đại sứ quán Đan Mạch. Chi phí phát sinh chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý bằng văn bản của Đại sứ quán. Đóng góp của đối tác sẽ chi cho những danh mục sau: STT Hoạt Động Tổng (VND) 1 Nhân sự và cung ứng văn phòng 57.090.000 2 Phòng họp và phòng tập huấn 570.900.000 4 Nơi làm việc của CEPEW, GFCD và địa phương 240.000.000 TỔNG 867.990.000 CÁC YẾU TỐ ĐẦU DO ĐỐI TÁC ĐÓNG GÓP Hai tổ chức thực hiện dự án và 5 tỉnh tham gia thực hiện dự án sẽ đóng góp bằng hiện vật như sau: Văn phòng làm việc và trang thiết bị trong 24 tháng Phòng họp và hội trường tập huấn cho các hoạt động dự án NHỮNG TÀI TRỢ TRƯỚC ĐÂY CỦA ĐẠI SỨ QUÁN ĐAN MẠCH CEPEW đã nhận được sự giúp đỡ từ DANIDA để thực hiện dự án phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em năm 2007. THỜI GIAN THỰC HIỆN Thời gian thực hiện dự án 24 tháng kể từ tháng 12 năm 2009. CƠ SỞ DỰ ÁN, TÍNH BỀN VỮNG, TÍNH RỦI RO, NĂNG LỰC QUẢN LÝ Cơ sở dự án: Bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam. Mặc dù Luật phòng chống BLGĐ có hiệu lực từ tháng 7/2007 nhưng việc thực hiện luật vẫn là một thách thức lớn đặc biệt ở cấp cơ sở, do nhận thức hạn chế, người dân địa phương thiếu năng lực và chuyên môn về BLGĐ và cách giải quyết vấn đề này. Kế hoạch hành động quốc gia khi được thông qua sẽ là một khung chính sách hiệu quả nhưng việc thực hiện kế hoạch này rõ ràng cần đến sự hỗ trợ và hợp tác từ các cơ quan tài trợ quốc tế và xã hội dân sự về cả mặt nguồn lực lẫn chuyên môn. Các hoạt động của dự án sẽ góp phần hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống BLGĐ. Đặc biệt là, các mục tiêu và hoạt động của dự án tương ứng với 5 trong số 6 mục tiêu chính của Kế hoạch hành động quốc gia, đó là: Truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bạo lực gia đình; Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở cấp cơ sở; Xây dựng năng lực phòng chống bạo lực gia đình; Xây dựng và duy trì các phòng tư vấn và hỗ trợ cho các nạn nhân BLGĐ; và Xây dựng mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình. 2. Lựa chọn vùng dự án 5 tỉnh được lựa chọn là 5 tỉnh đại diện cho các khu vực miền núi, ven biển và biên giới với dân số đông và rất nhiều dân tộc anh em chung sống như Kinh, Chút, Liêng, Rục, Vân Kiều, Mảy, Tày, Giao, Cao Lan, H’Mong, Mường. 5 tỉnh này đều có tỉ lệ bạo lực gia đình cao. Tại huyện Thạch Thất của Hà Nội, đã có 384 vụ bạo lực gia đình kể từ đầu năm 2007. Năm 2008, tỉnh Bắc Giang có 385 vụ bạo lực gia đình, trong đó có 80 vụ là bạo lực thể xác, 69 vụ là bạo lực tinh thần, 190 vụ là do kinh tế, và 17 vụ bạo lực tình dục khiến 69 trẻ em phải bỏ học và 87 cặp vợ chồng ly hôn. Có 2 vụ đặc biệt nghiêm trọng là chồng giết vợ và chồng nhốt vợ vào chuồng chó. Tại Hà Nam, kể từ đầu năm 2009 đã có 376 vụ bạo lực gia đình, rất nhiều trong số đó là bạo lực thể xác. Ví dụ, có một vụ người chồng đi ngoại tình, sau đó người chồng cùng với em ruột của mình đã cất giấu tài sản tài sản của hai vợ chồng và làm chết người vợ. Tòa án Thành phố Phủ Lý truy tố trường hợp này nhưng Luật phòng chống BLGĐ với những hình phạt nghiêm khắc hơn đã không được tòa áp dụng cho đến khi các tổ chức xã hội dân sự lên tiếng. Tại tỉnh Hà Tĩnh, bạo lực gia đình diễn ra ở hầu hết các hình thức, chủ yếu là đánh đập và chửi mắng. Gần đây, có hai vụ đặc biệt nghiêm trọng là người chồng đổ cả tô canh nóng lên người vợ, khiến chị bị bỏng 60% và một vụ khác là chồng dựng dao đâm chết vợ. Các bên liên quan đang trong quá trình điều tra và truy tố. Đến nay, Hà Tĩnh vẫn chưa có con số thống kê chính thức số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn. Tại Quảng Bình, trong 2 năm vừa qua đã có 324 vụ bạo lực gia đình. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em, trong đó có 2 vụ làm hai người phụ nữ bị chết vào năm 2008 và đầu năm 2009. Sau những thảo luận ban đầu, chính quyền cả 5 tỉnh đều bày tỏ nhu cầu và sẵn sàng tham gia thực hiện dự án. Những tỉnh này cũng cam kết mở rộng những mô hình/phương pháp thí điểm thành công sang các địa phương khác khi dự án kết thúc. 3. Rủi ro và tính bền vững của dự án Những rủi ro chính của dự án gồm i) làm thế nào để duy trì các hoạt động của dự án sau khi dự án kết thúc, ii) liệu các tỉnh có sẵn sàng chấp nhận và sử dụng các mô hình/phương pháp đã được dự án xây dựng và thử nghiệm khi dự án kết thúc. Để giảm thiểu những rủi ro, CEPEW và GFCD đã thảo luận với 5 tỉnh và đi đến thống nhất: Tất cả các khoản chi của dự án đều theo định mức chi của Bộ tài chính. Với việc sử dụng định mức này, các hoạt động của dự án sẽ tiếp tục được duy trì bằng ngân sách địa phương khi dự án kết thúc; Bộ máy sẵn có của địa phương sẽ được xây dựng năng lực. Không xây dựng một bộ máy mới hay bộ máy song song. Chỉ những tỉnh/huyện/xã cam có kết mạnh mẽ mới được lựa chọn tham gia thực hiện dự án. Và các địa phương cũng phải có đóng góp đối ứng bằng tiền hoặc bằng hiện vật vào ngân sách dự án như cử nhân sự tham gia chỉ đạo và thực hiện dự án, bố trí hội trường miễn phí cho các hoạt động của dự án… Khả năng quản lý Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) là một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1997 hoạt động về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. CEPEW đang quan tâm thực hiện các chương trình như: phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, di cư an toàn nhằm phòng chống nạn buôn bán người, nâng cao năng lực kinh tế cho những phụ nữ nghèo nông thôn, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong chính trị và ra quyết định, thúc đẩy thực hiện dân chủ cơ sở, thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu. CEPEW cũng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức ở cấp quốc gia như Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội ; Hội phụ nữ Việt Nam ; Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ ; Bộ lao động thương binh và xã hội ; Bộ văn hóa, thể thao và du lịch nhằm vận động chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ. CEPEW nhận tài trợ từ DANIDA, Đại sứ quán Phần Lan, Đại sứ quán Hoa Kỳ, AusAID, AAV, SDC,... để thực hiện các chương trình trên. Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập tháng 8 năm 2000. Những lĩnh vực ưu tiên của GFCD là thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao năng lực cho phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, phát triển hệ thống thông tin, thực hiện các nghiên cứu và chương trình liên quan tới gia đình và phát triển cộng đồng. GFCD đã thực hiện những nghiên cứu và có những dự án can thiệp về các vấn đề bình đẳng giới, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em ở các vùng nông thôn và miền núi dưới sự tài trợ của Quỹ bình đẳng giới Đan Mạch – Thụy Sĩ, SDC, Quỹ Ford, Quỹ Canada, DED, và AAV. Để thực hiện dự án, GFCD đã hợp tác với các cơ quan nhà nước và địa phương như Hội phụ nữ các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa ; Sở văn hóa thể thao du lịch các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Tây Ninh, và Bến Tre. Thực hiện và quản lý dự án Mỗi tổ chức sẽ cử giám đốc, cán bộ dự án và kế toán để quản lý dự án. Giám đốc CEPEW và GFCD sẽ chỉ đạo thực hiện dự án chung. Sẽ có một điều phối viên dự án chịu trách nhiệm cho các hoạt động chung, liên lạc với nhà tài trợ và hai tổ chức, xây dựng và nộp báo cáo gửi nhà tài trợ. Điều phối viên cũng sẽ chịu trách nhiệm cho các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức hội thảo tại Hà Nội, và làm việc cùng với các chuyên gia độc lập và các kiểm toán viên vào giai đoạn cuối của dự án. Tại cấp địa phương, mỗi tổ chức sẽ hợp tác với những đối tác địa phương để thành lập ban quản lý dự án ở huyện và xã bao gồm lãnh đạo UBND huyện và xã, ngành văn hóa thể thao và du lịch, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ ĐỐI VỚI DỰ ÁN Ngay sau khi dự án được phê duyệt, CEPEW và GFCD sẽ mở 2 tài khoản ngân hàng cho dự án và cập nhật sổ sách cho những khoản chi tiêu của dự án. Tất cả các khoản chi tiêu của dự án sẽ phải phù hợp với định mức chi phí của Liên minh Châu Âu (EU) cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật và phù hợp với định mức chi của Chính phủ Việt Nam cho những chi phí tại địa phương. Các khoản thu của dự án phải phù hợp với những quy định và nguyên tắc của Đại sứ quán Đan Mạch. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG Tiền tệ: Đồng Việt Nam Chuyển ngân: Ngân sách dự án sẽ được chuyển vào tài khoản dự án theo kế hoạch thực hiện dự án Yêu cầu về kế toán: Các thủ tục kế toán phải phù hợp với quy định và thông lệ kế toán chung đã được chấp thuận Báo cáo tài chính: Ngay sau khi kết thúc dự án, báo cáo về các khoản chi tiêu có cân đối với ngân sách dự kiến ban đầu được gửi về Đại sứ quán. Các khoản kinh phí không được sử dụng cũng được cân đối cùng với thời gian nộp báo cáo. Kinh phí chưa được sử dụng: Bất kỳ khoản kinh phí nào chưa được sử dụng và lãi suất ngân hàng thu được từ ngân sách dự án phải được trả lại cho Đại sứ quán Đan Mạch khi dự án kết thúc. Nghĩa vụ báo cáo những thay đổi hoặc vượt mức chi tiêu: Bất kỳ một sự thay đổi nào về việc phân bổ ngân sách cũng cần được thảo luận và phê chuẩn của Đại sứ quán Đan Mạch và sau đó được phản ánh vào báo cáo tài chính cuối cùng đệ trình lên Đại sứ quán Đan Mạch. Yêu cầu về kiểm toán: Đại sứ quán Đan Mạch sẽ ký hợp đồng với một cơ quan kiểm toán độc lập để kiểm tra toàn bộ các khoản chi tiêu có sử dụng ngân sách tài trợ của Đan Mạch khi kết thúc dự án. BÁO CÁO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN Dự án sẽ phải nộp những báo cáo sau cho Đại sứ quán: Báo cáo 6 tháng đầu thực hiện dự án; Báo cáo tiến độ hàng năm Báo cáo tổng kết kể cả báo cáo tài chính trong vòng 1 tháng kể từ khi dự án kết thúc. XIV. THAM NHŨNG Các cơ quan thực hiện dự án cần ngay lập tức báo cáo lên Đại sứ quán bất kỳ một biểu hiện nào của việc sử dụng sai mục đích các khoản tài trợ dự vô tình hay cố ý hay các hành vi tham nhũng để các cơ quan phòng chống tham nhũng điều tra. Không một lời đề nghị, chi trả, sự quan tâm hoặc lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào được xem là bất hợp pháp hoặc tham nhũng sẽ được thực hiện, hứa hẹn, yêu cầu hoặc chấp thuận - dù là trực tiếp hay gián tiếp - như là việc đút lót hay cảm ơn liên quan tới các hoạt động tài trợ bởi thỏa thuận này, bao gồm cả việc đề nghị, trao thưởng hoặc việc thực hiện các hợp đồng. Bất kỳ một hành động nào như vậy cũng là lý do để chấm dứt ngay lập tức thỏa thuận này và có hành động bổ sung mang tính dân sự và/hoặc hình sự phù hợp với hành động đó. XV. LAO ĐỘNG TRẺ EM Các cơ quan thực hiện dự án phải tuân thủ luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế đang được thực thi bao gồm: Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Công ước Lao Động Quốc tế mà Việt Nam là một thành viên tham gia ký kết, đặc biệt là Công ước về độ tuổi tối thiểu, 1973 (số 138) có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 24/6/2003 và Công ước về những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, năm 1999 (số 182) có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 19/12/2000. Cơ quan Việt Nam thực hiện dự án cần đảm bảo rằng không có bất kỳ trẻ em nào dưới 14 tuổi hay đang trong độ tuổi phải hoàn thành phổ cập giáo dục được tuyển dụng làm việc cho dự án. XVI. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG Đại sứ quán Đan Mạch có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ ngân sách đã tài trợ nếu như tổ chức thực hiện dự án không tuân theo những quy định trong văn bản này. T/M CEPEW Giám đốc Vương Thị Hanh Đã ký Ngày 7/12/2009 T/M Đại sứ quán Đan Mạch Đại sứ Peter Lysholt Hansen Đã ký Ngày 7/12/2009 T/M GFCD Giám đốc Ngô Thị Ngọc Anh Đã ký Ngày 7/12/200 2. Sơ đồ mô hình tại địa phương SƠ ĐỒ DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỊA PHƯƠNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰ
Luận văn liên quan