Đề tài Xây dựng phần mềm quản lý điểm trường THPT Hoài Đức A

Trong hệ thống quản lý hiện nay ở tất cả các trường học, việc quản lý điểm của học sinh, sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tính năng dễ sử dụng là quan trọng nhất, trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng được tin học văn phòng rất phổ biến, chính vì thể mà phần mềm quản lý điểm được viết trên nền Access nằm trong bộ Office của tập đoàn Microsoft là một lợi thế cho người sử dụng. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đạt được những đỉnh cao chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, với làn sóng đổi mới công nghệ nhanh chóng trong các lĩnh vực, công nghệ thông tin, tin học viễn thông, trí tuệ nhân tạo đang là một động lực quan trọng đưa nhân loại vào một giai đoạn phái triển mới, một nền văn minh trí tuệ, hay còn được gọi là một Xã Hội thông tin. Toàn thế giới đang phấn đấu tiến đến một xã hội thông tin, hay người ta còn gọi là văn minh hậu công nghiệp thì vai trò thông tin được đánh giá như một nguồn lực, một tài nguyên làm tăng khả năng phát triển quốc gia đó, người ta nhận thấy tài nguyên (đất đai, khoáng sản, nước, rừng ) thì có hạn mà khả năng sáng tạo của con người thì vô hạn. Chính vì lẽ đó mà tất cả các nước đều chạy đua vào thế kỹ 21 với công nghệ tiên tiến, hiện đại, một trong những công nghệ mũi nhọn có tính chiến lược trong cuộc chạy đua đó là công nghệ thông tin.

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3874 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm quản lý điểm trường THPT Hoài Đức A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Chu Phương Chi, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Cô Đỗ Thị Mơ - Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, người đã chỉ bảo để em có được những kinh nghiệm thực tế. Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Thông Tin đã giảng dạy em trong suốt 2 năm học vừa qua. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ em trong suốt quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 09 Tháng 06 năm 2010 Cao Xuân Hùng MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong hệ thống quản lý hiện nay ở tất cả các trường học, việc quản lý điểm của học sinh, sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tính năng dễ sử dụng là quan trọng nhất, trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng được tin học văn phòng rất phổ biến, chính vì thể mà phần mềm quản lý điểm được viết trên nền Access nằm trong bộ Office của tập đoàn Microsoft là một lợi thế cho người sử dụng. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đạt được những đỉnh cao chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, với làn sóng đổi mới công nghệ nhanh chóng trong các lĩnh vực, công nghệ thông tin, tin học viễn thông, trí tuệ nhân tạo … đang là một động lực quan trọng đưa nhân loại vào một giai đoạn phái triển mới, một nền văn minh trí tuệ, hay còn được gọi là một Xã Hội thông tin. Toàn thế giới đang phấn đấu tiến đến một xã hội thông tin, hay người ta còn gọi là văn minh hậu công nghiệp thì vai trò thông tin được đánh giá như một nguồn lực, một tài nguyên làm tăng khả năng phát triển quốc gia đó, người ta nhận thấy tài nguyên (đất đai, khoáng sản, nước, rừng…) thì có hạn mà khả năng sáng tạo của con người thì vô hạn. Chính vì lẽ đó mà tất cả các nước đều chạy đua vào thế kỹ 21 với công nghệ tiên tiến, hiện đại, một trong những công nghệ mũi nhọn có tính chiến lược trong cuộc chạy đua đó là công nghệ thông tin. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng Viên Chu Phương Chi nhóm chúng tôi đã thực hiện xong đề tài: : “XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỂM - TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC A”. Bước đầu, sẽ không tránh được những sai sót, rất mong sự góp ý của quý Thầy Cô. . PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm về cơ sở dữ liệu Access CSDL Access là một đối tượng bao gồm tập hợp các bảng dữ liệu, các kết nối giữa các bảng được thiết kế một cách phù hợp để phục vụ lưu trữ dữ liệu cho một ứng dụng quản lý dữ liệu nào đó. Ví dụ: CSDL Quản lý điểm học sinh bao gồm tập hợp các bảng dữ liệu: BangDem, danhsachloptheomon, RenLuyen, danhsachdiem, danhsachmonhoc , Thang, Nam hoc được kết nối với nhau một cách phù hợp phục vụ lưu trữ dữ liệu cho ứng dụng quản lý điểm sinh viên một trường học. Toàn bộ cấu trúc CSDL quản lý điểm học sinh trên Access được mô tả như sau: Hình 1.1: Mô tả liên kết các bảng dữ liệu Bảng dữ liệu (Tables) Cơ sở lý luận Bảng dữ liệu (Tables) là một thành phần quan trọng nhất của cở sở dữ liệu (CSDL). Nó là nơi lưu trữ dữ liệu tác nghiệp cho ứng dụng. Một CSDL có thể có rất nhiều bảng dữ liệu, các bảng phải được thiết kế sao cho có thể lưu trữ được đầy đủ dữ liệu cần thiết và phải đảm bảo giảm tối đa tình trạng dư thừa dữ liệu, giảm tối đa dung lượng cở sở dữ liệu có thể, đồng thời tạo môi trường làm việc thuận lợi cho việc phát triển ứng dụng trong các bước tiếp theo. Một bảng dữ liệu trên Access bao gồm các thành phần: Tên bảng. Các trường dữ liệu Trường khóa. Bản ghi. Tập hợp các thuộc tính cần thiết cho mỗi trường dữ liệu và tập hợp các bảng ghi. Xây dựng cấu trúc bảng (Tables) Để giải quyết bài toán quản lý điểm(theo hệ tín chỉ) ta cần thiết lập các bảng dữ liệu như sau: danhsachhocsinh, danhsachloptheomon, danhsachlopcodinh, danhsachdiem, danhsachmonhoc. Ta tiến hành tạo bảng Danhsachhocsinh theo các bước sau: Bước 1: Khởi động trình thiết kế cấu trúc bảng ở chế độ Design View, Ở thẻ Tables, nhấn nút New, chọn Design View, nhấn OK. Hoặc nhấn Creat Table in Design View trên thẻ Tables. Bước 2: Khai báo danh sách tên các trường của bảng: bằng cách gõ danh sách tên các trường lên cột Field Name của cửa sổ thiết kế. Đối với bảng Danhsachhocsinh bao gồm 3 rường là: Mahocsinh Ngaysinh, Gioitinh. Bước 3: Khai báo kiểu dữ liệu cho các trường của bảng, bằng cách chọn kiểu dữ liệu cho từng trường ở cột Data Type tương ứng. Bước 4: Thiết lập trường khoá cho bảng bằng cách: Dùng chuột kết hợp giữ phím Shift đánh dấu đầu dòng các trường muốn thiết lập khoá. Mở thực đơn Edit | Primary key để thiết lập thuộc tính khoá cho các trường vừa chọn. Cũng có thể ra lệnh này bằng cách nhấn nút Primary key trên thanh công cụ. Bước 5: Lưu lại cấu trúc bảng với tên Danhsachhocsinh. Nhấn tổ hợp phím Alt + S hoặc nhấn nút Save trên thanh công cụ. Tương tự ta tạo các bảng dữ liệu khác: Bảng Danhsachdiem gồm các trường như sau: Mahocsinh .Bảng Danhsachloptheomon gồm: Maloptheomon, Mamonhoc, Sotinchi, Gvphutrach, Siso, Hocky. Trường Maloptheomon là trường chính. Bảng Danhsachmonhoc gồm: Mamonhoc, Tenmonhoc, Ghichu. Trường Mamonhoc là trường chính. Bảng Danhsachlopcodinh gồm: Malop, Tenlop, Khoa, Siso, GVCN. Trường Malop là trường chính. Thiết lập quan hệ (Relationship) Sau khi tạo xong các bảng dữ liệu, ta phải tiến hành liên kết các bảng lại với nhau để dữ liệu của từng bảng có thể kết nối trở thành một hệ thống lưu trữ dữ liệu hoàn chỉnh. Tạo liên kết cho các bảng cở sở dữ liệu như sau: Bảng Danhsachmonhoc liên kết 1-nhiều với bảng Danhsachloptheomon thông qua trường Mamonhoc. Bảng Danhsachloptheomon liên kết 1-nhiều với bảng Danhsachdiem thông qua trường Maloptheomon. Bảng Danhsachdiem liên kết nhiều-1 với bảng Danhsachhocsinh trường Mahocsinh Bảng Danhhocsinh liên kết nhiều-1 Danhsachlopcodinh thông qua trường Malop. Hình 1.4.Tạo liên kết giữa các bảng dữ liệu. Nhập dữ liệu cho bảng Sau khi tạo liên kết cho bảng ta có thể nhập dữ liệu cho bảng một cách dễ dàng và chính xác. Ta tiến hành nhập dữ liệu từ hai phía, bắt đầu từ bảng dữ liệu Danhsachmonhoc và Danhsachlopcodinh Hình 1.5: Nhập dữ liệu từ bảng Danhsachmonhoc. Sau khi nhập dữ liệu cho trường khóa chính của bảng này ta có thể liên kết đến một bảng khác bằng cách kích chuột vào dấu cộng (+). Hình 1.6: Nhập dữ liệu từ bảng Danhsachlopcodinh. Thiết kế truy vấn dữ liệu (Query) Cơ sở lý luận Truy vấn dữ liệu (Queries) là một công cụ xử lý dữ liệu trực quan, hữu hiệu trên Access. Có rất nhiều dạng yêu cầu xử lý dữ liệu như: trích, lọc ,hiển thị dữ liệu, tổng hợp, thống kê, thêm, bớt, cập nhật dữ liệu,…Vì vậy sẽ tồn tại một số loại Query tương ứng để giải quyết các yêu cầu xử lý dữ liệu trên. Trong Access có các loại truy vấn dữ liệu như: Select Query Total Query (Truy vấn tổng hợp) Parameter Query (Truy vấn có chứa tham số) Crosstab Query (Truy vấn chéo) Action Query (Truy vấn hành động) SQL Query Các bước thiết kê truy vấn (Query) Để xem điểm của đối tượng (Gồm 1 bảng ghi hay nhiều bảng ghi) ta có thể sử dụng một trong số kiểu truy vấn đã nêu ở trên tùy thuộc vào mục đích truy vấn. Ví dụ: Hãy đưa ra danh sách điểm trung bình môn Anh Văn của tất cả sinh viên trong lớp (cố định) Dữ liệu gồm các thông tin như sau: Masinhvien, Tenhocsinh, demtrungbinh, Tenmonhoc, Mamonhoc, Malop (Trong đó mamonhoc và mã lớp không được hiển thị khi xuất báo cáo) Các bước tiến hành tạo Query: Trong cửa sổ tạo Query ta có thể chọn 1 trong 2 cách tạo Query là Create query in Design view (Tự thiết kế mới) hay Create query by using wizard (Thiết kế với ứng dụng có sẵng). Hình 2.1: Giao diện thiết kế Query Tiếp đến ta chọn các trường có liên quan trong các bảng dữ liệu là Danhsachhocsinh, BangDiem, Danhsachlop và NamHoc Hình 2.2: Cửa sổ chứa các bảng thông tin và các trường chọn làm tham số. Để ẩn bất cứ một trường nào sau khi hiển thị ta bỏ nút chọn trong bảng ghi Show. Trong bảng ghi Criteria ta thiết lập điều kiện “CCQ-DL01” cho trường Malop và điều kiện “AV1” cho trường Mamonhoc trên cùng một hàng (Cùng cấp), có thể thiết lập điều kiện không cố định bằng cách thay cặp dấu nháy (“”) bằng cặp ngoặc vuống ([]). Kích chọn nút để thiết lập công thức tính cho trường Điểm trung bình, tùy thuộc vào mỗi môn học mà ta có công thức tính điểm trung bình khác nhau. Hình 2.3: Cửa sổ thiết lập công thức tính điểm trung bình. Sau khi hoàn tất bấm nút để hiển thị kết quả. Hình 2.4: Cửa sổ thực thi truy vấn. Thiết kế giao diện (Form) Khái niệm về Form Khi sử dụng một ứng dụng, đa phần công việc của người dùng làm trên các hộp thoại (Dialogue), cửa sổ (Windows). Cả 2 thành phần này trong lập trình đều được gọi là Form. Với người dùng, Form là giao diện để sử dụng phần mềm; còn với những người phát triển phần mềm, Form là những cái mà họ phải nghĩ, phải thiết kế và tạo ra sao cho người dùng họ cảm thấy rất thoải mái, phù hợp và dễ dùng. Có 2 môi trường dùng tạo Form trong Access: - Sử dụng trình Form Wizard. Đây là cách rất đơn giản, nhanh chóng, dễ dùng giúp tạo nhanh một Form. - Sử dụng trình Form Design View - một công cụ tương đối hoàn chỉnh để tạo ra các form đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của người sử dụng. Các bước tạo Form Tạo form xem và nhập điểm cho sinh viên bằng cách sử dụng Form Wizard. Đầu tiên ta tạo form cho bảng dữ liệu Danhsachdiem. Ta chọn các trường dữ liệu cần hiển thị trên form qua danh sách Selected Fields như hình sau: Hình 3.1: Chọn các trường dữ liệu cần hiển thị trên form. Sau đó bấm next để chuyển sang bước tiếp theo là chọn bố cục hiển thị và chọn giao diện hiển thị cho Form. Hình 3.2: Cửa sổ lựa chọn bố cục hiển thị cho Form. Hình 3.3: Cửa sổ lựa chọn giao diện hiển thị cho Form. Cuối cùng bấm Finish để hiển thị kết quả. Theo yêu cầu thì ta phải thiết kế Form bao gồm hai thông tin là điểm và thông tin sinh viên, do đó ta phải thiết kế thêm form Danhsachsinhvien với các bước thiết kế tương tự như phần thiết kế form cho Danhsachdiem. Rồi thực hiện các bước sau: Mở form Danhsachhocsinh,sau đó kích vào biểu tượng để chuyển sang cửa sổ tự thiết kế. Kéo thả form Danhsachdiem từ cửa sổ làm việc của form vào cửa sổ hiện thị của form Danhsachsinhvien. Có thể tạo thêm các nút lệnh mới để thay thế cho các nút lệnh mà trường trình hổ trợ sẵn (có thể không tạo cũng được). Hình 3.5: Thiết kế một Form cho hai bảng dữ liệu. Kích vào biểu tượng để chạy thử form và lưu form vừa thiết kế lại với tên nhapdiem. Hình 3.6: Kết quả hiển thị Sub-form nhapdiem. Thiết kế báo cáo (Report) Cơ sở ly luận Báo cáo (Report) là một công cụ hữu hiệu dùng để thiết kế các mẫu báo cáo trong Access. Các báo cáo được sử dụng để hiển thị dữ liệu của chúng ta một cách có hệ thống. Báo cáo (Report) có thể thiết kế được những mẫu biểu in ấn đơn giản đến những mẫu biểu phức tạp phục vụ nhu cầu in ấn đa dạng của người dùng. Các bước thiết kế Báo cáo Thiết kế truy vấn cho report (Sử dụng truy vấn xem điểm trung bình) Thiết kế report bằng cách sử dụng Report wizard. Chọn các trường cở sở dữ liệu trong truy vấn muốn hiển thị. Chọn trường dữ liệu mahocsinh,để nhóm dữ liệu trong report. Chọn cách thức trình bày report như tương tự như ở phần thiết kế giao diện cho form. Nếu muốn thay đổi một số thuộc tính trong report thì mở report ở chế độ Design view để thay đổi. Tiêu đề trang cuối của báo cáo Page Footer thường ghi số trang cho Report Phần hiển thị tên các cột (trường) Tiêu đề trang báo cáo Phần hiển thị dữ liệu của các trường. Hình 4.2: Cửa sổ thiết kế Report ở chế độ Design View. Thực thi report, ta có kết quả hiển thị như sau: Hình 4.2: Kết quả hiển thị báo cáo (Report) Phần III GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1.1 GIỚI THIỆU BÀI TOÁN Trường THPT Hoài Đức A có trụ sở đặt tại Kim Chung – Hoài Đức- Hà Nội Là một trong những trường có số học sinh dự tuyển vào đông nhất của Huyện Hoài Đức. Do trường chưa có nhiều giáo viên về công nghệ thông tin nên còn nhiều hạn chế về lĩnh vực phần mềm, công đoạn tính điểm, và quản lý điểm của học sinh còn ghi bằng sổ sách, đồng thời cũng cần theo dõi các giáo viên. Yêu cầu phải có một chương trình có thể quản lý các công việc đó, ngoài ra còn có thể cho phép in điểm của từng lớp, điểm tổng kết trong một thời gian nhất định nào đó hay cho phép người dùng tìm kiếm điểm của các học sinh, thông tin chi tiết về học sinh, cập nhật học sinh mới…… 1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH 1.3 XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 1.3.1.Chức Năng: - Qua quá trình thực tế Trường THPT Hoài Đức A Trụ sở tại Kim chung – Hoài Đức- Hà Nội, chương trình quản lý điểm học sinh THPT có những chức năng sau: - Nhập các thông tin của học sinh thì sẽ đưa ra điểm các môn của học sinh đó, (ví du: Nguyễn Văn A, Môn: Toán lý hóa, Tổng kết môn, Học Kỳ….), đồng thời bảng điểm của lớp học sinh đó cũng được đưa ra. - Khi học sinh đã thi xong, chuyển trường, lên lớp trên hoặc ra trường thì điểm của năm trước cũng được lưu lại tại đó, cộng thêm các thông tin cần thiết, để đảm bảo cần thiết cho sau này. 1 số trường cần thiết học sinh thi liên quan đến điểm đó.( ví dụ : trường công an, bộ đội…..) - Chương trình này cũng cho phép in bảng điểm của từng cá nhân hay của cả tập thể lớp theo từng học kỳ, hay cả năm, hay bất kỳ thời gian nào - Ngoài ra chương trình còn cần các tiện ích như tìm kiếm để thuận tiện cho người sử dụng 1.3.2. Sơ đồ phân rã chức năng CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH THPT Thoát Cập Nhật Dữ Liệu Xử Lý Nhập Điểm Lớp Học Thoát Về Access Môn Học Thoát Về Windown Học Sinh Rèn Luyện 1.4.Thiết Kế Dữ Liệu 1.4.2. Thiết kế dữ liệu Qua quá trình khảo sát thực tế, để quản lý được điểm học sinh THPT, cần phải quản lý những thông tin sau đây đối với mỗi đối tượng: Các thông tin về bảng điểm + Mã HS + Mã MH + Điểm thi Các thông tin về học sinh + Mã Hs + Họ và tên + Mã lớp + Giới tính + Năm sinh + Quê quán + Chức vụ + Điện thoại + Email Thông tin các điểm môn hoc + Miệng + 15’ + 1 tiết + Thi Thông tin lớp học + Mã lớp + Tên Lớp Thông tin Bảng môn học + Mã môn học + Tên môn học + Số tiết + Hệ số + Hình thức Thông tin bảng năm học + Năm học Thông tin bảng rèn luyện + Mã học sinh + Tháng + Năm học + Hạnh kiểm + Khen thưởng + Kỷ luật + Ghi chú Thông tin bảng tháng + Tháng Thông tin bảng tài khoản truy cập + lngEmpID + strEmpName + strEmpPassword + strAccess Các thông tin của 1 tờ kết quả học sinh + Tên học sinh + Môn học + Lớp + Học kỳ mấy + Khóa học + Danh sách khen thưởng + Danh sách lưu ban Các thông tin của học sinh sau khi tổng kết + Tổng điểm các môn + Học lực + Hạnh Kiểm Bảng điểm - Bảng điểm giúp ta có thể nhập mã học sinh , mã môn học và điểm thi Bảng học sinh Bảng lớp học Bảng môn học Bảng năm học Bảng rèn luyện Bảng tháng Bảng tài khoản truy nhập Các bảng này được liên kết với nhau để lấy dữ liệu, chúng tôi thiết kế khi nhập là các khoá ngoài sẽ là các hộp Combo để cho tiện. Các mối liên hệ chi tiết giữa các bảng thể hiện ở hình dưới đây: PHẦN III CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 2.1. Đăng nhập trước khi vào chương trình - Trước khi truy cập vào chương trình cần đăng nhập tên admin và mật khẩu, thao tác này nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu, phòng trường hợp người ngoài quản lý truy cập vào chương trình xóa hết dữ liệu trong chương trình, thao tác không hề khó chút nào. 2.2. Giao diện của chương trình - Phần mềm Quản lý điểm học sinh THPT được xây dựng bằng Access 2003 (với Service Pack 1), với giao diện (như thanh công cụ, thanh thực đơn cùng các đối tượng khác như nút nhấn, biểu tượng...) mang đậm phong cách của Office 2003, phần mềm hết sức thân thiện, đem lại sự tiện lợi cho người sử dụng. Khung giao diện chính của phần mềm được thiết kế với một thanh menu gồm nhiều lựa chọn và một thanh công cụ có khả năng tuỳ biến với giao diện hoàn toàn là tiếng Việt Unicode. Từ thanh menu này ta có thể truy cập đến tất cả các chức năng của chương trình. 2.3. Giới thiệu các chức năng của chương trình 2.3.1. Chức năng nhập điểm - Chức năng này giúp ta nhập điểm của từng học sinh, tên lớp, môn học của từng môn học - Ngoài ra chức năng này còn giúp ta lưu lại hay thoát bỏ thao tác ta vừa nhập trong chức năng - Chức năng này còn có thêm ứng dụng in bảng điểm , giúp ta có thể in rùi phát cho học sinh một cách thuận tiện hơn 2.3.2 Chức năng nhập thông tin học sinh - Chức năng này có các trường sau: + Mã học sinh + Họ và tên + Mã lớp + Giới tính + Năm sinh + Quê quán + Chức vụ + Điện thoại + Email - có ứng dụng là nhập các thông tin học sinh, lưu lại các thông tin của học sinh - cũng như ứng dụng trên chức năng này còn có thể lưu hay là xóa bỏ làm tươi các dữ liệu đã lưu để thay thông tin mới 2.3.3. Chức năng thông tin lớp học 2.3.4. Chức năng nhập môn học Chức năng này có ứng dụng giúp người sử dụng có thể bít số tiết học hay quá trình thi theo hình thức nào? Vấn đáp hay thi viết qua thao tác rất nhỏ đó là nhập mã môn học vào. 2.3.5 Chức năng đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh Chức năng này giúp người sử dụng có thể theo dõi rèn luyện của học sinh qua các thao tác rất đơn giản, đó là nhập mã học sinh, tháng cần xem kết quả rèn luyện, ngay sau đó thì kết quả sẽ hiện ra trong trường hợp đã lưu khi nhập kết quả rèn luyện của học sinh đó 2.3.6. Chức năng sửa điểm thi Chức năng này giúp người sử dụng có thể sửa điểm thi của học sinh khi nhập sai điểm hay có thể 1 số học sinh phải thi lại cần tổng kết lại ta có thể dùng chức năng này để nhập lại điểm thi của học sinh rất thuận tiẹn 2.3.7. Chức năng sửa thông tin học sinh - Chức năng này giúp người sử dụng dễ dàng sửa thông tin học sinh rất thuận tiện, nhất là những học sinh mới vào thông tin thường hay sai sót, có thể dùng chức năng này để sửa rất nhanh và gọn 2.3.8. Sửa thông tin lớp học - Chức năng này ứng dụng cũng thuận tiên, nhưng không cần thiết cho lắm, nhưng vẫn có lúc cần đến 2.3.9. Sửa môn học - Chức năng này giúp người sử dụng có thể sửa tiết học hay thông tin về môn học một cách dễ dàng và nhanh chóng Sửa rèn luyện - Chức năng này rất tiện lợi cho các trường THPT, vì nhiều trường hợp học sinh qua quá trình còn chưa nghĩ chín chắn nên va chạm 1 số lỗi thường gặp, nên kết quả rèn luyện không được tốt, nhưng qua một thời gian đã nghĩ được và sửa lỗi, nên chúng ta sửa được kết quả rèn luyện ở tại đây, rất nhanh và gọn. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Về mặt lý thuyết Nắm vững được hệ quản trị CSDL Access Nắm được các bước cơ bản để phân tích và thiết kế một hệ thống 2. Về mặt thực nghiệm Đưa ra được phần mềm quản lý điểm trong trường PTTH với đầy đủ các chức năng cơ bản. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Phần mềm Quản lý điểm học sinh THPT là một phần mềm nhỏ nhưng hữu ích cho phép người dùng bình thường cũng có thể sử dụng một cách hiệu quả. Chương trình được thiết kế trên Microsoft Access 2003 với định dạng Access 2002 - 2003 nên sẽ chỉ chạy trên nền từ Access 2002 trở lên. Qua việc thiết kế chương trình, chúng tôi đã biết thêm được nhiều chức năng của Microsoft Access - phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu rất nổi tiếng và thông dụng tạo điều kiện cho việc phát triển các phần mềm quản lý sau này. Trong tương lai, tôi sẽ hoàn thành tất cả các chức năng của chương trình để chương trình có thể ứng dụng được trong thực tế. Vì đây là lần đầu tập phân tích và thiết kế một hệ thống quản lý nên chắc chắn chương trình còn có lỗi và chưa được đẹp nhưng chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục và đưa ra bản hoàn thiện hơn vào thời gian gần nhất TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Microsoft Visual Basic 6.0 và lập trình cơ sở dữ liệu - Nguyễn Thị Ngọc Mai - Nhà xuất bản Lao động - xã hội. 2. Kĩ thuật lập trình Access trên Windows - GS Phạm Văn ất - Nhà xuất bản Hà Nội 2002. 3. Hướng dẫn sử dụng Access 97 - 2000 - GS Phạm Văn ất - Nhà xuất bản Hà Nội 2002. 4. Tin học văn phòng Microsoft Access 2000 - Nguyễn Sỹ Dũng - NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn liên quan