Đề tài Xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất mã hàng đồng phục học sinh nữ trung học sơ sở

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu may mặc ngày càng được quan tâm, cải tiến cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thời trang luôn gắn liền với thẩm mỹ và thời đại. Thời trang là bước đi nối tiếp của sự đổi mới, là biểu hiện cho quy luật vận động phát triển không ngừng, là đòi hỏi của đời sống văn hoá dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi quốc gia, dân tộc. Thời trang là phương tiện của giao tiếp, là điều kiện thể hiện nếp sống văn hoá của con người. Thời trang là mặc đẹp, và mặc đẹp phải có sự liên kết kĩ thuật mẫu mã và vóc dáng của con người. Với niềm đam mê và yêu thích thời trang em đã tham gia khoá học 2005 – 2009 thiết kế thời trang tại: Khoa kĩ thuật may & Thời trang - Trường Đại Học sư phạm kĩ thuật Hưng Yên . Là sinh viên sắp tốt nghiệp em chọn đề tài : “Xây dựng bộ TLKT triển khai sản xuất mã hàng đồng phục học sinh nữ trung học cơ sở” Nội dung đề tài bao gồm : 1. Nghiên cứu thị trường 2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 3. Xây dựng tài liệu thiết kế 4. Xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ.

docx95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3740 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất mã hàng đồng phục học sinh nữ trung học sơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Lương Thị Ngoan Số hiệu sinh viên:107051020 Lớp :MK3 Khoa: Kỹ thuật May và thời trang Ngành: Công nghệ May Đề tài: Xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất mã hàng đồng phục học sinh nữ trung học sơ sở. Số liệu cho trước - Cơ sở vật chất tại xưởng - Nội dung các môn học liên quan - Một số tài liệu tham khảo Nội dung cần hoàn thành Thuyết minh 1. Nghiên cứu thị trường 1.1. Thời điểm nghiên cứu. 1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 1.3. Phương pháp chọn mẫu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.6. Thiết kế bộ sưu tập thời trang 2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 2.1. Chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu Cách kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu 3. Xây dựng tài liệu thiết kế 3.1. Nghiên cứu mẫu. 3.2. Hệ thống số đo. 3.3. Thiết kế mẫu(Sử dụng phần mềm). 3.4. Chế thử và chỉnh sửa mẫu Nhảy mẫu(Sử dụng phần mềm). Giác sơ đồ. 4. Xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ. 4.1. Nghiên cứu mẫu 4.2. Bảng định mức tiêu hao NPL. 4.3. Xây dựng YCKT của sản phẩm 4.4. Sơ đồ khối, sơ đồ lắp ráp sản phẩm. 4.5. Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ. 4.6. Quy trình công nghệ trước đồng bộ. 4.7. Thiết kế dây chuyền công nghệ 4.8. Thiết kế mặt bằng phân xưởng 4.9. Lập kế hoạch sản xuất B. Thực hành 1. Bản vẽ Bản vẽ A0 : 5 bản - Mẫu mỹ thuật - Bản vẽ nhảy mẫu - Bản vẽ giác sơ đồ - Bảng quy trình công nghệ sau đồng bộ - Bản vẽ mặt bằng phân xưởng 2. Sản phẩm Sản phẩm bộ đồng phục học sinh nữ IV. Họ tên giáo viên hướng dẫn Hướng dẫn 1: Hoàng Quốc Chỉnh Hướng dẫn 2: Dương Thị Thúy V. Thời gian Ngày giao đồ án: 15/4/2009 Ngày hoàn thành đồ án: 14/8/2009 Ngày 15 tháng 04 năm 2009 Chủ tịch hội đồng Giáo viên hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) GVHD 1 Hoàng Quốc Chỉnh GVHD 2 Dương Thị Thúy Đồ án tốt nghiệp đã hoàn thành và nộp ngày 14 tháng 8 năm 2009 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 1 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 2 Nhận xét của giáo viên phản biện MỤC LỤC Lời mở đầu 9 Mô hình công nghệ sản xuất. .4 1. Nghiên cứu thị trường 1.1. Thời điểm nghiên cứu ..............................................................................11 1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu....................................................................14 1.3 .Phương pháp chọn mẫu.............................................................................15 1.4. Phương pháp nghiên cứu thị trường.........................................................16 1.5. Thiết kế bộ sưu tập thời trang...................................................................24 2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 2.1. Chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu.........................................................26 2.2.Cách kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu......................................................27 3. Xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế 3.1.Nghiên cứu mẫu.........................................................................................32 3.2. Hệ thống số đo..........................................................................................34 3.3. Thiết kế mẫu cỡ .......................................................................................35 3.4. Chế thử mẫu và chỉnh sửa mẫu…. ............................................................70 3.5.Nhảy mẫu...................................................................................................72 3.6. Giác sơ đồ................................................................................................86 4.Xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ 4.1. Nghiên cứu mẫu........................................................................................94 4.2. Bảng định mức tiêu hao NPL. ..................................................................96 4.3. Xây dựng YCKT của sản phẩm...............................................................104 4.4. Sơ đồ khối, sơ đồ lắp ráp sản phẩm. .......................................................120 4.5. Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ.......................................................124 4.5. Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ. .....................................................126 4.6. Bảng phân tích quy trình công nghệ trước đồng bộ….. ...........................129 4.7. Thiết kế dây chuyền công nghệ................................................................139 4.8. Thiết kế mặt bằng phân xưởng.................................................................142 4.9. Lập kế hoạch sản xuất..............................................................................144 Lời kết.............................................................................................................146 Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................147 Lời mở đầu Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu may mặc ngày càng được quan tâm, cải tiến cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thời trang luôn gắn liền với thẩm mỹ và thời đại. Thời trang là bước đi nối tiếp của sự đổi mới, là biểu hiện cho quy luật vận động phát triển không ngừng, là đòi hỏi của đời sống văn hoá dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi quốc gia, dân tộc. Thời trang là phương tiện của giao tiếp, là điều kiện thể hiện nếp sống văn hoá của con người. Thời trang là mặc đẹp, và mặc đẹp phải có sự liên kết kĩ thuật mẫu mã và vóc dáng của con người. Với niềm đam mê và yêu thích thời trang em đã tham gia khoá học 2005 – 2009 thiết kế thời trang tại: Khoa kĩ thuật may & Thời trang - Trường Đại Học sư phạm kĩ thuật Hưng Yên . Là sinh viên sắp tốt nghiệp em chọn đề tài : “Xây dựng bộ TLKT triển khai sản xuất mã hàng đồng phục học sinh nữ trung học cơ sở” Nội dung đề tài bao gồm : 1. Nghiên cứu thị trường 2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 3. Xây dựng tài liệu thiết kế 4. Xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ. Đề tài giúp em củng cố kiến thức 4 năm học một cách toàn diện và hệ thống, lĩnh hội thêm những kiến thức mới. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Hoàng Quốc Chỉnh và cô Dương Thị Thúy, em đã hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. Em xin chân thành cảm ơn: Các thầy cô, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất cho em thực hiện tốt đề tài. Rất mong sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện : Lương Thị Ngoan SƠ ĐỒ MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ Mô hình công nghệ sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất Nghiên cứu thị trường Nhập kho thành phẩm Bao gói hòm hộp Kiểm tra chất lượng sản phẩm Vệ sinh công nghiệp Công đoạn hoàn thiện Là hoàn thiện May chi tiết Là chi tiết Sang dấu vị trí Công đoạn may May hoàn thiện Công đoạn cắt Cắt phá Cắt tinh Cắt hoàn chỉnh Đánh số Bóc tập, phối kiện Nhập kho BTP Giác sơ đồ Thiết kế chuyền Tiêu chuẩn kĩ thuật: giác sơ đồ, cắt. may Định mức NPL Nhảy mẫu Cắt mẫu cứng Chế thử mẫu Thiết kế mẫu Phác thảo mẫu Nghiên cứu mẫu Nghiên cứu mẫu CBSX về CN CBSX về TK Chuẩn bị sản xuất CBSX về NPL Nhập NPL Phá kiện Kiểm tra NPL Nhập kho chính thức Hàng chờ xử lý 1. Nghiên cứu thị trường 1.1. Thời điểm nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu thị trường Trong marketing hiện đại mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong qui trình marketing. Nghiên cứu thị trường là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường tốt nó cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác để giúp người thực hiện marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. “Nghiên cứu thị trường là sự thu thập và phân tích các dữ liệu về thị trường  con người, các hạn chế, kênh phân phối và đối tượng tham gia nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các quyết định marketing xuất khẩu”. Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, cang hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công. Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên cứu, bạn có thể phát hiện thấy màu sắc trang phục được yêu thích ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị trường trường khác và đó sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh doanh của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó. Công việc sản xuất của một công ty có thành công hay không là do chính những khách hàng của họ mang lại. Nhận thấy tầm quan trọng của khách hàng nên các công ty đầu tư những khoản tiền khổng lồ cho công việc nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng, để đáp ứng tôt nhất nhu cầu của khách hàng. Vì vậy mà công việc sản xuất được tiến hành thuận lợi. Và để trả lời cho câu hỏi sản xuất cho ai sản xuất cái gì, với số lượng là bao nhiêu thì chúng ta phải tiến hàng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng mục tiêu để biết được khách hàng của mình cần gì, với số lượng là bao nhiêu để từ đó sản xuất đúng thời điểm nhu cầu của khách hàng, sản xuất đúng số lượng mà khách hàng cần. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường có thể hỗ trợ Giúp tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của bạn, các thị trường tăng trưởng nhanh nhất, các xu hướng và triển vọng của thị trường, các điều kiện, tập quán kinh doanh và cơ hội dành cho sản phẩm của bạn trên thị trường. Cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định. Từ đó bạn có thể đặt ra các ưu tiên đối với một thị trường mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch cho các thị trường tương lai ở mức độ dài hạn hơn. Giúp bạn xác định các "thủ thuật" giới thiệu sản phẩm tốt nhất. Sau một thời gian, ví dụ một năm, qua nghiên cứu bạn có thể đánh giá được các nỗ lực của mình cũng như của các đối tác thương mại để từ đó có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết ở từng thị trường. Giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ. Có thể giúp tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới. Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ bạn từ việc phát hiện ra thị trường "ngách" cho đến  việc hoạch định một chiến lược tiếp thị xuất khẩu có hiệu quả. Nhờ nghiên cứu, bạn không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành xuất khẩu lần đầu. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu thị trường không phải là điều đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết định sai lầm. Để tạo ra dòng sản phẩm mới theo xu hướng và thị hiếu của khách hàng là điều thực hiện bởi hoạt động nghiên cứu thị trường, doanh số bán hàng tại thời điểm hiện tại sẽ được xem xét bởi các nhà thiết kế và merchandiser sắp xếp cho dòng sản phẩm sắp tới. Nền kính tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp may phải không ngừng đổi mới sản phẩm ,vì khách hàng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm cho mình. Do đó một doanh nghiệp may không thể tồn tại nếu cứ lặp đi lặp lại những gì đã bán chạy ở mùa trước. Trong giai đoạn hiện này hầu hết người tiêu dùng chạy đua theo mốt ,số lượng người tiêu dùng trung thành với một sản phẩm rất ít.Các doanh nghiệp muốn nắm bắt thị trường thì càng phải đưa ra dòng sản phẩm mới trước các đối thủ cạnh tranh.Việc sản xuất các đơn hàng(FOB) đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường,việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được sự tin tưởng của khách hàng,và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng. 1.1.3. Thời điểm nghiên cứu Với mục đích của công việc nghiên cứu thị trường là đưa ra bộ sưu tập đồng phục học sinh THCS em đã lên kế hoạch và bắt đầu triển khai công việc của mình vào tháng 3 năm 2009. Thời điểm tiến hành nghiên cứu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công việc nghiên cứu thị trường. Nếu thời điểm nghiên cứu quá sớm so với thời điểm tiến hành sản xuất đơn hàng thì sẽ gây ra nhiều sự không chính xác về xu hướng thời trang, nếu quá gần thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho công việc sản xuất vì không có thời gian chuyển bị mọi yếu tố cần thiết để công việc được tiến hành một cách suôn sẻ. Em tiến hành nghiên cứu xu hướng thời trang cho sản phẩm đồng phục học sinh THCS hè năm 2009 dựa trên các mẫu mã của năm 2008 và có một số thay đổi về chất liệu, màu sắc và các điểm nhấn dễ thương hơn trên trang phục. Sản phẩm dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào mùa hè năm 2009 khi năm học mới sắp bắt đầu. 1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu Lựa chọn thị trường mục tiêu là vấn đề rất quan trọng trong quá trình quyết định chiến lược của công ty. Mục đích của việc lựa chọn thị trường là xác định thị trường tiềm năng mà công ty sẽ tập trung đầu tư. Ngày nay thu nhập của người tiêu dùng đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn vẫn rất lớn. Do điều kiện kinh tế ở các địa phương khác nhau nên việc thực hiện đồng phục trong các trường học cũng có các cách thức riêng. Nhiều trường ngoại thành chỉ yêu cầu học sinh mặc áo trắng, quần sẫm mầu. Trong khi các trường trong nội thành có những bộ đồng phục với những kiểu dáng đa dạng như áo cổ lá sen mặc kèm váy ngắn dành cho bé gái và sơ mi trắng, quần soóc yếm dành cho bé trai cấp tiểu học; hoặc trang phục áo dài truyền thống dành cho nữ sinh khối THPT... Như vậy, thực hiện mặc đồng phục trong mỗi trường học có đến vài trăm học sinh không hề đơn giản. Để việc này có thể được thực hiện ở tất cả các trường học, rất cần kết hợp sự nỗ lực giữa nhà trường với phụ huynh và cả sự quan tâm của ngành Giáo dục cùng chính quyền địa phương Sau nhiều năm tranh cãi đồng phục của học sinh phải thế nào, cách đây không lâu, bà Đặng Huỳnh Mai lúc đó vẫn còn là Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường có thể tự chọn đồng phục trường mình sao cho phù hợp. Nhiều trường đã chọn những bộ đồng phục độc đáo để tạo thương hiệu cho trường mình nhưng hầu hết đồng phục của học sinh hiện nay là theo chuẩn áo sơ mi trắng, quần đen hoặc xanh tím than. Thực sự bộ đồng phục này đã đảm bảo được 5 điều kiện: nghiêm túc, đứng đắn, gọn nhẹ, phổ thông, có tác dụng giáo dục. Đồng phục học sinh là sản phẩm có thể sử dụng rông rãi bởi tính năng sử dụng và lượng khách hàng đông đảo là học sinh. Vì thế nên thị trường mục têu mà em lựa chon là học sinh THCS ở khu vực mền Bắc. 1.3 .Phương pháp chọn mẫu Mục đích của tất cả các phương pháp lấy mẫu là đạt được mẫu đại diện cho cả quần thể nghiên cứu. Khi chọn phương pháp lấy mẫu thì cần hiểu rõ các đặc tính của quần thể nghiên cứu để xác định cỡ mẫu quan sát đại diện và để đánh giá tương đối chính xác quần thể. Trong nghiên cứu, không thể quan sát hết toàn bộ các cá thể trong quần thể, mà chỉ chọn một số lượng đủ các cá thể đại diện hay còn gọi là mẫu thí nghiệm. Phương pháp chọn mẫu thí nghiệm rất quan trọng, bởi vì có liên quan tới sự biến động hay độ đồng đều của mẫu. Có hai phương pháp chọn mẫu: (1) Chọn mẫu không xác suất (không chú ý tới độ đồng đều) và (2) chọn mẫu xác suất (đề cập tới độ đồng đều). * Chọn mẫu không có xác suất Phương pháp chọn mẫu không xác suất là cách lấy mẫu trong đó các cá thể của mẫu được chọn không ngẫu nhiên hay không có xác suất lựa chọn giống nhau. Điều này thể hiện trong cách chọn mẫu như sau: Các đơn vị mẫu được tự lựa chọn mà không có phương pháp. Các đơn vị mẫu rất dễ dàng đạt được hoặc dễ dàng tiếp cận. Thí dụ chọn những hộ trên những con đường dễ đi. Các đơn vị mẫu được chọn theo lý do kinh tế, thí dụ trả tiền cho sự tham dự. Các đơn vị mẫu được quan tâm bởi người nghiên cứu trong cách “điển hình” của quần thể mục tiêu. Thí dụ người nghiên cứu chỉ quan tâm đến các nhân vật điển hình trong quần thể nghiên cứu, để so sánh với các nhân vật khác. Các đơn vị mẫu được chọn mà không có sự thiết kế rõ ràng (thí dụ: chọn 50 người đầu tiên đến buổi sáng). Phương pháp chọn mẫu không có xác suất thường có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn mẫu không xác suất tùy thuộc vào sự phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may mắn hoặc dễ dàng và không có cơ sở thống kê trong việc chọn mẫu. * Chọn mẫu xác suất Cơ bản của việc chọn mẫu xác suất là cách lấy mẫu trong đó việc chọn các cá thể của mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn như nhau, nếu như có một số cá thể có cơ hội xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn không phải là ngẫu nhiên. Để tối ưu hóa mức độ chính xác, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. * Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Cách đơn giản nhất của việc chọn các cá thể của mẫu trong cách chọn mẫu ngẫu nhiên là sử dụng xác suất. Việc lựa chọn các cá thể từ một quần thể sao cho các cá thể có cơ hội bằng nhau hay một xác suất bằng nhau trong phương pháp này. Một cách chọn mẫu ngẫu nhiên khác là sử dụng bảng số ngẫu nhiên trong sách thống kê phép thí nghiệm hoặc cách chọn số ngẫu nhiên bằng các chương trình thống kê trên máy tính. Chọn mẫu hay chọn đối tượng phỏng vấn: Theo nguyên tắc, chọn mẫu ngẫu nhiên là tốt nhất. Với đề tài này em sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi tại các trường trung học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu thị trường Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp nghiên cứu thị trường riêng: -Nghiên cứu thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,qua báo chí tạp chí truyền hình, thu thập thông tin từ internet. -Nghiên cứu thị trưòng thông qua vịêc tiếp cận thị trường nghiên cứu:phỏng vấn khách hàng,tìm hiểu nhu cầu của thị trường thông qua vịêc khảo sát thị trường. -Nghiên cứu thị trường dùng phương pháp thống kê:thông qua những số liệu có liên quan,kết hợp mô hình phân tích số lượng của các năm trước để dự đoán xu hướng thời trang và số lượng khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm của mình. Trong việc nghiên cứu thị trường gồm 3 loại nghiên cứu: -Nghiên cứu khách hàng:sẽ cung cấp các thông tin về đặc điểm khách hàng và thái độ khách hàng,người ta sẽ nghiên cứu về nhân khẩu học và tâm lý học để có được các thông tin khách hàng của mình:giới tính,lứa tuổi,tình trạng hôn nhân,nghề nghiệp nơi cư trú,thói quen,giá trị, động cơ thúc đẩy… -Nghiên cứu sản phẩm:Cung cấp thông tin về sản phẩm được ưa chuộng và những đặc điểm của nó.Khi một sản phẩm được giới thiệu hoặc được cải tiến lại người ta cần đánh giá khả năng tồn tại của nó trên thị truờng.Người ta có thể sử dụng cách phỏng vấn người tiêu dùng,gửi bảng câu hỏi hoặc gửi sản phẩm để dùng thử. Một số công ty may đã từng thử nghiệm sản phẩm mới hàng năm truớc khi tung ra thị trường . -Phân tích thị trường:Cung cấp thông tin về xu hướng chung của thị trường.Trong công nghiệp may người ta chia việc phân tích thành phân tích thị trường ngắn hạn(dự đoán trước 1năm)và phân tích thị trường dài hạn(dự đoán trước 5 năm). 1.4.1. Nghiên cứu về khách hàng Đồng phục trường cấp 1 đến cấp 3, từ trong Nam ra ngoài Bắc… đều có một môtip chung là áo sơmi trắng buông dài cùng quần xanh đen ống đứng, sơvin và dép quai hậu – vậy là xong phần “hình ảnh” cho một ngày tới trường. Các bạn học sinh đã thực sự “oải” với cảnh ngày ngày khoác bộ “quần xanh áo trắng” thông thường đến trường, nó không đáp ứng được phần “nhìn” tươi mới, năng động của bạn trẻ, không đáp ứng được phần “chất” bên trong mỗi cá tính bùng nổ. Hình ảnh những cô nữ sinh Hàn mắc áo váy lính thủy đeo nơ điệu đà, váy xếp ly đi cùng tất chân dài, cùng những nam sinh mặc vets hoặc sơmi trắng đeo cavat, đã khiến biết bao bạn học sinh mê mẩn, ước ao có một ngày mình được đến trường trong hình ảnh mới mẻ đó. Đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng tới là học s