ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Bối cảnh của đề tài:
Trước thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như
mong đợi và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí
và giáo dục học sinh, chúng tôi - là giáo viên giảng dạy và kiêm nhiệm vai trò chủ
nhiệm lớp luôn trăn trở với công tác quản lý và giáo dục học sinh trong tập thể lớp
chủ nhiệm.
II. Lý do chọn đề tài:
Công tác chủ nhiệm ở trường THPT nói chung, chủ nhiệm lớp 12 nói riêng,
việc xây dựng, tổ chức lớp có khả năng tự quản là hết sức cần thiết và quan trọng,
nhằm xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơi
đào tạo những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh.
41 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 6115 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tập thể tự quản đối với học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Xây dựng tập thể tự quản đối với học sinh trường
THPT Nguyễn Chí Thanh”
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ
NĂM HỌC: 2013-2014
Trang 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. GVCN Giáo viên chủ nhiệm
2. BCSL Ban cán sự lớp
3. HS Học sinh
4. GD Giáo dục
5. CBL Cán bộ lớp
6. BCHCĐ Ban chấp hành Chi đoàn.
7. PHHS Phụ huynh học sinh.
Trang 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Bối cảnh của đề tài:
Trước thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như
mong đợi và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí
và giáo dục học sinh, chúng tôi - là giáo viên giảng dạy và kiêm nhiệm vai trò chủ
nhiệm lớp luôn trăn trở với công tác quản lý và giáo dục học sinh trong tập thể lớp
chủ nhiệm.
II. Lý do chọn đề tài:
Công tác chủ nhiệm ở trường THPT nói chung, chủ nhiệm lớp 12 nói riêng,
việc xây dựng, tổ chức lớp có khả năng tự quản là hết sức cần thiết và quan trọng,
nhằm xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơi
đào tạo những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh.
Ngoài ra còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục tự quản là nó ảnh
hưởng trực tiếp đến phẩm chất đạo đức và ảnh hưởng đến kết quả học tập của học
sinh.
Qua thực tế 12 năm công tác giảng dạy và chủ nhiệm ở trường THPT
Nguyễn Chí Thanh, tôi nhận thấy đại đa số những lớp có kết quả học tập tốt đều là
những lớp có tổ chức nề nếp tốt, có sự đồng thuận cao trong bộ máy hoạt động của
lớp. Bên cạnh đó, tập thể các lớp có tinh thần tự quản cao sẽ góp phần xây dựng nề
nếp tự quản tốt trong nhà trường. Vì vậy để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh
đòi hỏi GVCN phải xây dựng môi trường lớp học có lề lối, có khuôn mẫu nhằm
hướng cho các em một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập, trong
sinh hoạt tập thể một cách hợp lý nhằm nâng cao ý thức, sức khoẻ phục vụ tốt cho
học tập. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc quản lý và giáo
dục nhân cách học sinh và là mối quan tâm của hầu hết các thầy cô giáo và những
người làm giáo dục.Vì vậy bản thân tôi muốn nêu lên vấn đề “Xây dựng tập thể
lớp tự quản” nhằm góp một kinh nghiệm nhỏ trong nhiệm vụ giáo dục của nhà
trường.
III. Mục đích nghiên cứu:
Vì GVCN không thể ôm đồm làm thay mọi việc của học sinh và không phải
lúc nào chủ nhiệm cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo những công việc thường ngày
của lớp. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của GVCN lúc nào cũng hiện diện ở lớp sẽ
khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ ở GVCN, thiếu trách nhiệm với
bản thân và với tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại ngôi nhà
mà các em là chủ nhân đang sống và gắn bó. Cần phải làm cho học sinh nhận thức
được rằng tập thể lớp chính là ngôi nhà nhỏ của chính các em. Chính các em chứ
không phải ai khác là người có trách nhiệm gắn bó xây dựng, tô điểm ngôi nhà
thân thương của mình, làm cho nó ngày càng đàng hoàng hơn, đẹp lên trong mắt
mọi người. Trong quá trình ấy, GVCN chỉ là người đóng vai trò cố vấn, điều khiển
từ xa. Vì vậy, không có con đường nào khác, GVCN phải hướng tới “Xây dựng
lớp học tự quản”.
Trang 3
IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi bài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nghiên cứu áp dụng cho
học sinh các lớp khối 10, 11, 12 cấp THPT. Các quý thầy cô thuộc khối lớp, cấp
học khác có thể đọc và tham khảo.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là một phương pháp nghiên cứu
khoa học rộng rãi và cần thiết. Mục đích của phương pháp nhằm thu thập tài liệu,
tổng hợp các nguồn thông tin hiện có đã được công nhận trên sách báo và tạp chí,
thực tế kinh nghiệm bản thân 12 năm làm công tác chủ nhiệm lớp .... Giúp bổ trợ
cho việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.
2. Phương pháp phỏng vấn:
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu
khoa học về tâm lý, giáo dục sư phạm... nhằm có thêm được những nguồn kiến
thức, các suy nghĩ và ý tưởng để có được tầm nhìn rộng hơn. Từ đó chúng tôi hình
thành được các giả thiết khoa học.
Trong đề tài này, để giải quyết các vấn đề cơ sở lý luận khoa học và thực
tiễn của việc lựa chọn biện pháp giáo dục theo hướng “Xây dựng tập thể lớp tự
quản” . Thông qua phỏng vấn các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm tại
trường THPT Nguyễn Chí Thanh, cũng như kinh nghiệm của các giáo viên khác,
đặc biệt là giáo viên bộ môn đang trực tiếp giảng dạy lớp 12C1, từ đó lựa chọn
phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho lớp chủ nhiệm.
3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Với đặc trưng của đề tài này, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là làm cố
vấn, nên quan sát sư phạm cũng là phương pháp nghiên cứu khoa học được sử
dụng rộng rãi. Đặc điểm nổi bật của phương pháp quan sát sư phạm là nghiên cứu
tiếp cận trực tiếp với thực tế khách quan (đối tượng thực nghiệm, đối tượng nghiên
cứu). Trong nghiên cứu khoa học quan sát sư phạm được thực hiện ở những nhóm
chính như:
- Quan sát sư phạm trực tiếp: Nhà nghiên cứu tiếp cận trực tiếp hiện tượng bằng
giác quan của mình.
- Quan sát sư phạm bằng máy: Nhà nghiên cứu tiếp cận hiện tượng thông qua
phương tiện kỹ thuật (Quay phim, chụp ảnh)
- Khảo sát đo đạc
Đối với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát sư phạm trực
tiếp và phương pháp tổng hợp các số liệu giúp cho việc nhận xét, đánh giá kết quả
của học sinh từng học kì, cuối năm học một cách chính xác hơn.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Trang 4
Với mục đích của đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm
kiểm định tính khoa học, tính thực tiễn và tính hiệu quả của phương pháp giáo dục
đạo đức theo hướng “Xây dựng tập thể lớp tự quản” bằng các biện pháp cụ thể:
- Thiết lập, cơ cấu bộ máy tự quản.
- Bồi dưỡng đội tự quản lớp.
- Lập sơ đồ tổ chức lớp học.
- Phân công nhiệm vụ cho học sinh.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện.
- Định hướng kĩ năng cần có của GVCN.
Lấy kết quả từ việc thi đua giữa các tổ trong tuần . So sánh các kết quả ban
đầu và sau thực nghiệm để đánh giá mức độ và khẳng định được tính hiệu quả của
phương pháp trên.
5. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Sau khi tổ chức thực nghiệm các kết quả được thu thập thống kê và đưa ra
kết quả đánh giá cụ thể cho từng học sinh trong lớp:
- Tổng điểm thi đua tuần – Xếp loại
- Tổng điểm thi đua tháng – Xếp loại
- Tổng điểm học kì, cả năm – Xếp loại
(Theo quy định thi đua đề ra trong bảng phương hướng của lớp từ đầu năm học)
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014
Giai đoạn 1: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013.
- Xác định tên đề tài.
- Viết phiếu đề xuất.
- Thu thập tài liệu có liên quan.
- Xây dựng đề cương nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 giải quyết
nhiệm vụ 1và 2:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng công tác giáo dục của giáo viên
và học sinh lớp chủ nhiệm 12C1 trường THPT Nguyễn Chí Thanh, năm học 2013-
2014.
- Lựa chọn, định hướng biện pháp cụ thể đối với đề tài nghiên cứu.
Giai đoạn 3: Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 04 năm 2014 giải quyết
nhiệm vụ 3 và 4:
Trang 5
- Đánh giá kết quả thực hiện công tác giáo dục theo hướng “Xây dựng tập thể
lớp tự quản” của giáo viên và học sinh lớp 12C1 cuối học kì I.
- Tiếp tục áp dụng phương pháp giáo dục theo hướng “Xây dựng tập thể lớp tự
quản” ở học kì II.
- Quan sát, theo dõi, tổng hợp đánh giá kết quả cuối năm học.
- Hoàn thiện đề tài.
2. Địa điểm nghiên cứu:
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh – Ninh Phụng – Ninh Hòa – Khánh Hòa.
VII. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Hiện nay, song song với việc dạy học văn hóa theo hướng hiện đại, tăng
cường tính chủ động , sáng tạo và phát huy tính tích cực của HS thì việc đổi mới
giáo dục nhân cách HS theo hướng đó cũng được đặt ra cấp thiết. Trong việc giáo
dục nhân cách HS, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng .Vì vậy
đổi mới công tác chủ nhiệm được đặt ra đối với giáo viên phân công đảm nhận
công việc này. Và xây dựng lớp học tự quản được xem là khâu đột phá trong nội
dung đổi mới công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục nhân cách HS.
Trang 6
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Dựa trên cơ sở thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học
sinh THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành theo thông tư số 58/2011/TT-
BGDĐT, ngày 12/12/2011.
Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS,
THPT của BGDĐT in ấn tháng 6 năm 2011.
Trên cơ sở nhu cầu thực hiện công tác chủ nhiệm tốt mà trách nhiệm đặt ra
đối với từng giáo viên là rất cấp thiết.
Tôi thiết nghĩ, xây dựng lớp học tự quản trước hết để đáp ứng mục tiêu đào
tạo thời đại mới: Chúng ta đều biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ 21
trong sự hoà nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan
ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là
con người biết làm chủ mình, phù hợp nhất với ích lợi của cộng đồng. Một thế hệ
người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ
hội để họ tập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi
còn ngồi trên nghế nhà trường phổ thông sẽ là một thành quả ban đầu giúp các em
sau này ra đời tiếp cận với môi trường xã hội rộng lớn một cách dễ dàng, đầy tự
chủ hơn.
Thứ hai, trong giảng dạy chuyên môn chúng ta đang sôi nổi và thực hiện có
hiệu quả phương pháp giáo dục (PPGD) tích cực - lấy học sinh làm trung tâm. Vậy
không lẽ trong công tác chủ nhiệm (CN) chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục
thụ động, máy móc - thầy là trung tâm của tất cả, còn trò cứ vẫn là đối tượng thi thi
nhiệm vụ của thầy cô một cách vô điều kiện. Cần Phải đổi mới, phải thực sự coi
việc giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp tiến bộ và hiệu quả
thiết thực nhất. Phải biến quá trình GD thành tự GD, tự ý thức, tự quản lấy chính
mình, tổ, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách HS mới được xác lập bền vững. Chất
lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới đáp ứng được những yêu
cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
Thứ ba, để thoả mãn nhu cầu tâm lý của tuổi vị thành niên. Học sinh THPT
trong độ tuổi mới lớn, rất thích hoạt động, ham hiểu biết, muốn thể hiện mình. Các
em không chỉ ước ao khám phá bí mật thế giới xung quanh, mà còn muốn khám
phá chính bản thân mình. Hàng ngày, không em nào không nảy sinh ý thức muốn
tự khẳng định mình, chứng tỏ mình, và cũng muốn tập thể công nhận mình. Xây
dựng lớp học tự quản không những thoả mãn tâm lý này của các em mà còn tạo
cho các em cơ hội để được trải nghiệm, chia sẽ và được nuôi dưỡng, rèn luyện,
phát triển theo hướng tích cực.
II.Thực trạng của vấn đề:
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh nói chung và của trường THPT Nguyễn Chí Thanh nói riêng, phần lớn giáo
viên chủ nhiệm thường vấp phải nhiều khó khăn như: Tính tự giác của học sinh
Trang 7
còn thấp, tinh thần tự học chưa cao, lười phát biểu, chưa mạnh dạn, tự tin; chưa
chủ động để làm tốt nhưng công việc nhỏ như đi sớm trực nhật, đến xây dựng nề
nếp, học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Để lớp hoạt động tốt, đa phần
GVCN siết chặt nội quy và tăng cường các biện pháp trách phạt, theo dõi và quản
lý sát sao tình hình lớp. Lâu dần, các em sẽ nhận thấy việc phấn đấu trong học tập
và xây dựng tập thể nề nếp là một áp lực vì sợ trách phạt và dễ nhàm chán hơn là ý
thức tự giác, tự quản vì tập thể. Vây nên việc xây dựng đề tài nghiên cứu với mục
đích lựa chọn phương pháp giáo dục tích cực “Xây dựng tập thể lớp tự quản” nhằm
phát huy tính tự giác, tự nguyện, ý thức trách nhiệm của học sinh và đem lại hiệu
quả cao trong công tác chủ nhiệm của giáo viên qua ứng dụng kiểm nghiệm thực
tiễn đối với học sinh lớp chủ nhiệm 12C1 trường THPT Nguyễn Chí Thanh, năm
học 2013-2014. minh chúng
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Thực chất của xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hoá tâm
huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích
thú của HS, cũng có nghĩa là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một
tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lý, chỉ đạo của GVCN. Mỗi HS trong
lớp là một chủ thể có tính tự giác cao. BCS lớp triển khai và tổng kết các hoạt động
trong tuần, tháng, GVCN đóng vai trò tham mưu khi cần thiết. Để làm tốt, GVCN
cần tiến hành các khâu then chốt:
1. Thiết lập, cơ cấu bộ máy tự quản:
Ban chấp hành chi đoàn -> Lớp trưởng -> Các lớp phó -> Các tổ trưởng ->
Các cán sự bộ môn.
Hình thành đội ngũ cán bộ tự quản trên cơ sở cơ cấu tổ chức lớp đã được
thiết lập (các tổ chức có thể là cố định, có thể là tạm thời nhưng cần thiết) để đạt
được kết quả hoạt động chung, mục tiêu của tập thể. Lựa chọn đội ngũ cán bộ tự
quản theo quan điểm: Chọn đúng người, giao đúng việc dựa trên sự lựa chọn dân
chủ, bình đẳng, khuyến khích sự ứng cử với những cương lĩnh, kế hoạch hành
động phù hợp với từng vị trí.
Đảm bảo có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí, vai trò
trách nhiệm.
- Đảm bảo mỗi em nhận thức được vị trí, trách nhiệm (nội dung công việc phải
thực hiện) của mình trong cả vai trò độc lập và vai trò phối hợp theo quan hệ dọc,
ngang với những vị trí khác trong tập thể lớp trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ có
mối quan hệ phụ thuộc tích cực.
- Đảm bảo mỗi em được bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch, tổ chức công
việc, ghi chép, thông qua hướng dẫn của GVCN, phát huy tối đa sự chủ động,
sáng tạo của từng em và thường xuyên rút kinh nghiệm qua thực tiễn công việc.
- Đảm bảo luân phiên vai trò tự quản của HS sao cho nhiều HS có cơ hội thể
hiện khả năng và rèn luyện kĩ năng quản lí, gương mẫu đối với các bạn, đồng thời
Trang 8
qua đó HS nào cũng được trải nghiệm đầy đủ các vị thế. Đây cũng chính là một
biện pháp hình thành, giáo dục kỉ luật tích cực cho HS.
Sau đây là ví dụ phân công trách nhiệm cho từng vị trí trong bộ máy tự quản
:
* Lớp trưởng là người chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp.
Chịu trách nhiệm trước GVCN điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp
và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định
của nhà trường.
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định,
nội quy về học tập và sinh hoạt của nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự
quản trong HS.
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện
và đời sống.
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học
bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp. Cụ thể
là : Quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết
quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần/ tháng.
* Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung, đôn đốc, nhắc
nhở việc thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ của cán sự bộ môn và tổng hợp để
đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần/ tháng.
* Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao
động, vệ sinh lớp và khu vực, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần/
Tháng.
* Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ,
tập các bài hát truyền thống cho lớp vào tiết sinh hoạt 15 phút của thứ 7 hàng tuần
và tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần/ Tháng.
* Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp
trưởng, lớp phó. Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của các thành viên trong tổ qua
phiếu điểm, tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào thứ 7 hàng tuần để xếp
loại thi đua.
* Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành
tổ khi tổ trưởng vắng.
* Bàn trưởng: Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục học sinh của
bàn.
* Nhiệm vụ đội cờ đỏ: Theo dõi kiểm tra, đánh giá, giữ trật tự, kỉ luật, thực
hiện nội quy của lớp và tổ, báo cáo kết quả hàng tuần, tháng cho lớp trưởng và báo
cáo trước lớp. Đội cờ đỏ có nhiệm vụ đặc biệt quan trong việc giữ được thứ hạng
thi đua giữu các lớp nên cần phải thường xuyên nhắc nhở các thành viên của lớp
thực hiện tốt nội quy, quy định thi đưa của lớp, của trường.
Trang 9
* Các cán sự chức năng như:
- Cán sự bộ môn: Điều hành tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo phân công thời
khóa biểu. Có nhiệm vụ liên hệ với GV bộ môn, đề đạt nguyện vọng của lớp, xin ý
kiến GV bộ môn nhằm giúp lớp học bộ môn có hiệu quả.
- Cán sự tài chính chịu trách nhiệm thu giữ quỹ lớp, quản lí chi tiêu cho các
hoạt động chung của lớp, phối hợp với BCS lớp trong việc cơ cấu giải thưởng và
chuẩn bị phần thưởng cho các thành phần đươc khen thưởng ở cuối tháng.
- Thư kí lớp: Bảo quản, ghi chép nhật kí, nghị quyết, biên bản họp lớp.
Như vậy, mỗi học sinh trong lớp cũng có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp
trưởng đến bàn trưởng, trong thời gian 2 đến 3 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các
vị trí khác. Với các vị trí từ lớp trưởng đến bàn trưởng trong 1 năm học GVCN có
thể đảo vị trí vài lần và tất cả các học sinh trong lớp đều được tham gia làm cán sự
lớp ở những vị trí khác nhau. Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán
sự lớp khác nhau, sao cho học sinh nhút nhát cũng có cơ hội đảm nhiệm các công
việc đơn giản như bàn trưởng để các em tự tin và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở
mức cao hơn. GVCN cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của
từng em và rút kinh nghiệm, qua đó các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, và tinh
thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao. GVCN nên khuyến khích mỗi học
sinh phát huy tính sáng tạo, cách điều hành riêng khi thực hiện nhiệm vụ của mình
để đạt hiệu quả cao.
2. Bồi dưỡng đội tự quản lớp:
Sự trưởng thành của mỗi tập thể HS gắn liền với năng lực tự quản của tập
thể đó. Một tập thể học sinh chỉ trở nên vững mạnh trước hết chọn ra được lực
lượng cốt cán (gồm đội ngũ cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn, tổ trưởng).
GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản thông qua thực hiện các
nhiệm vụ, các hoạt động. Các biện pháp cụ thể như sau:
Để ban cán sự lớp có thể theo dõi chặt chẽ các mặt hoạt động của học sinh
trong lớp, GVCN cần chuẩn bị cho ban cán sự lớp một số sổ sách với các tiêu chí
cần thiết cho từng chức danh để các em có thể ghi chép những công việc diễn ra
hàng ngày và báo cáo cho GVCN vào cuối tuần.
Trong giai đoạn đầu hình thành tập thể GVCN cần thường xuyên đối thoại
với đội ngũ cốt cán. Cứ mỗi cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm lại tổ chức một cuộc
“đối thoại nóng” với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình
hình của từng học sinh trên lớp, đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp
thời, vừa tạo cơ hội để các cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng
GVCN là người cố vấn và bồi dưỡng hỗ trợ đội ngũ tự quản, giúp các em
phân tích, đánh giá, khái quát hóa kinh nghiệm hoạt động tự quản, khắc phục khó
khăn, xây dựng và giữ gìn uy tín. GVCN không được khoán trắng cho đội ngũ tự
quản, hoặc biến đội ngũ cán bộ tự quản thành công cụ quản lý lớp, tạo ra sự đối lập
giữa đội ngũ tự quản với các thành viên khác trong tập thể.
Trang 10
Kinh nghiệm thực tế của một số GVCN cho thấy: đã có thể phân cấp quản lý
cho đội ngũ cán bộ lớp những trách nhiệm to lớn như sau:
+ Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà
trường tổ chức.
+ Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ
vững đoàn kết nội bộ trong lớp.
+ Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với
lớp để nắm t