Đề tài Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học ngành khoa học thư viện với phần mềm mã nguồn mỡ Joomla

Sự phát triển mạng lưới internet nói riêng và lĩnh vực công nghệ- thông tin nói chung đã tạo ra một kĩ nguyên mới của thông tin làm cho con người xích lại gần với nhau hơn. Nhưng làm thế nào con người khai thác quản lý thông tin, sử dụng thông tin được thuận tiện, nhanh chóng đó là vấn đề được đặt ra cho những đơn vị, tổ chức làm công tác thông tin, đặc biệt đối với những người làm công tác thông tin- thư viện. Thư viện điện tử ra đời là một kết quả tất yếu trong thời đại thông tin ngày nay. Thư viện điện tử chứa nhiều thông tin dưới dạng sách báo, tranh ảnh, âm thanh, video nguồn tư liệu này phong phú, sinh động và được cập nhật thường xuyên, đó là nguồn tư liệu mà thư viện truyền thống không thể cung cấp được. Hiện nay, có rất nhiều mã nguồn mở đã được ra đời cụ thể như: Greenstone, Dispace, Koha, Omeka, Joomla được sử dụng phổ biến trong ngành khoa học thư viện. Trong các phần mền trên chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người phần mềm mã nguồn mỡ Joomla, một phần mềm linh hoạt, đơn giản, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Để nghiên cứu sâu hơn về phần mềm này chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học ngành khoa học thư viện với phần mềm mã nguồn mỡ Joomla”.

docx19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3598 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học ngành khoa học thư viện với phần mềm mã nguồn mỡ Joomla, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Sự phát triển mạng lưới internet nói riêng và lĩnh vực công nghệ- thông tin nói chung đã tạo ra một kĩ nguyên mới của thông tin làm cho con người xích lại gần với nhau hơn. Nhưng làm thế nào con người khai thác quản lý thông tin, sử dụng thông tin được thuận tiện, nhanh chóng đó là vấn đề được đặt ra cho những đơn vị, tổ chức làm công tác thông tin, đặc biệt đối với những người làm công tác thông tin- thư viện. Thư viện điện tử ra đời là một kết quả tất yếu trong thời đại thông tin ngày nay. Thư viện điện tử chứa nhiều thông tin dưới dạng sách báo, tranh ảnh, âm thanh, video… nguồn tư liệu này phong phú, sinh động và được cập nhật thường xuyên, đó là nguồn tư liệu mà thư viện truyền thống không thể cung cấp được. Hiện nay, có rất nhiều mã nguồn mở đã được ra đời cụ thể như: Greenstone, Dispace, Koha, Omeka, Joomla… được sử dụng phổ biến trong ngành khoa học thư viện. Trong các phần mền trên chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người phần mềm mã nguồn mỡ Joomla, một phần mềm linh hoạt, đơn giản, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Để nghiên cứu sâu hơn về phần mềm này chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học ngành khoa học thư viện với phần mềm mã nguồn mỡ Joomla”. Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu Thư viện điện tử là nơi lưu giữ, cung cấp tư liệu đã được số hóa thông qua máy vi tính và các phương tiện điện tử hỗ trở khác nhau mà người đọc có thể truy nhập và tìm kiếm, chính vì thế việc xây dựng thư viện điện tử là một vấn đề rất cần thiết. Joomla giúp mọi người có thể phát triển việc kinh doanh, học tập, giảng dạy, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, dịch vụ, sản phẩm của mình, của công ty, của trường mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lí và có độ tin cậy cao. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đọc tài liệu. Phương pháp thực hành( cài đăt). Phương pháp thực nghiệm. Bố cục Gồm 3 phần: + Phần mở bài + Phần nội dung + Phần kết luận Có thêm tài liệu tham khảo B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: Khái quát sơ lược về thư viện điện tử Khái niệm về thư viện điện tử Một thư viện phải có một kho thông tin với các loại hình tài liệu (sách, báo, băng video, CD-ROM…) được tổ chức và kèm theo các dịch vụ cần có để đảm bảo cho người dùng tin sử dụng chúng. Một thư viện điện tử phải bao gồm các tài liệu điện tử và các dịch vụ kèm theo. Các tài liệu điện tử có thể bao gồm tất cả các loại tài liệu số cũng như các loại hình thông tin điện tử dạng Analog mà cần có các thiết bị để sử dụng, ví dụ băng video, cassette,… 1.2 Đặc điểm và lợi ích của thư viện điện tử. 1.2.1 Đặc điểm của thư viện điện tử Bao gồm nhiều loại hình thông tin: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… Tiết kiệm diện tích kho. Người dung tin truy cập ở mọi nơi, mọi lúc với mọi loại hình dịch vụ,… Người dùng tin có thể tự tạo kho dữ liệu cho mình nhờ vào các tiện ích của thư viện số. Nhiều người dùng tin có thể cùng sử dụng một nguồn tin ở cùng một thời điểm. Làm thay đổi cách sử dụng và sở hữu thông tin từu dạng in ấn sang dạng số. Sự phát triển cấp số mũ của thông tin số dẩn tới chính sách phát triển bộ sưu tập số phải thay đổi cho phù hợp để thanh lọc thông tin. Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin cho một thư viện số toàn cầu cần phải quan tâm đến vấn đề đa ngôn ngữ của tài nguyên thông tin. Thư viện số đã làm giảm vai trò trung gian của cán bộ thư viện nên phải có một cơ chế phù hợp để hỗ trợ người dùng tin có trình đội công nghệ thông tin khác nhau, khả năng ngôn ngữ và chuyên môn khác nhau,… Thư viện số cho phép tìm tin nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thông tin số có thể được xem và sử dụng bởi mọi người và tùy theo trình độ của họ. 1.2.2 Lợi ích của thư viện điện tử. Thư viện số mang lại thông tin đến với người dùng tin: Thư viện số có thể sử dụng ở khắp mọi nơi, người dùng tin có thể truy cập và tìm kiếm thông tin mọi lúc mọi nơi theo cơ chế quản trị quyền truy cập. Thư viện số tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin: thông qua các tiện ích phức tạp và đa dạng, đặc biệt là các dịch vụ tìm kiếm CSDL và các trang web, máy tìm,… Thư viên số tăng cường việc chia sẽ thông tin: các tổ chức, công ty, trường đại học, viện nghiên cứu,...đã và đang sử dụng và chia sẽ các tài nguyên thông tin trên internet và thư viện số. Thư viện số giúp người dùng tin truy cập thông tin kịp thời: khoảng cách giữa việc sáng tạo thông và truy cập tới thông tin này là rất lớn trong môi trường thư viện truyền thống. Thư viện số giảm thiểu tối đa khoảng cách này bằng xuất bản số và nhanh chóng tích hợp, bổ sung thông tin vào các bộ sưu tập và dịch vụ của thư viện số. Thông qua các tiện ích tìm kiếm cũng giúp người dùng tin cập nhật thông tin nhanh hơn với khoảng cách thời gian ngắn nhất. Các kết nối Hyperlink giúp người dùng tin xác định nguồn tin gốc xuất phát từ đâu. Thư viện số giúp tăng cường việc sử dụng thông tin: Thư viện số phá vỡ hàng rào thời gian, không gian, ngôn ngữ và văn hóa. Thông tin được tạo ra từ nhiều nơi trên thế giới, từ nhiều nền văn hóa và với các nôn ngữ khác nhau đều có thể được người dùng tin truy cập dễ dàng. Thông tin được đóng gói, chế biến để phục vụ cho moin đối tượng ( lứa tuổi, trình độ, chuyên môn,…). Thư viện số tăng cường khả năng cộng tác: chu trình giao lưu, sử dụng và truyền bá thông tin của các học giả và nhà nghiên cứu được tăng cường. Thư viện số giảm khoảng cách số: Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là internet đã làm giảm khoảng cách giữa mọi người trên thế giới nhưng giữa các quốc gia vẫn còn có “ khoảng cách số”, đó là khoảng cách về hạ tầng công nghệ, các tiện ích và các tài nguyên thông tin,… Đó cũng là khoảng cách giữa các cá nhân, tổ chức ở các mức độ kinh tế- xã hội khác nhau, …( cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin và internet, khả năng sử dụng trong các hoạt động khác nhau). 1.3 Cấu trúc của thư viện điện tử 1.3.1 Nguồn thông tin Thông tin trên internet rất phong phú và đa dạng, chất lượng và độ tin cậy của các thông tin đó cũng rất khó xác định. Do đó, việc xác định thông tin chính xác và tin cạy se giúp người đọc loại bỏ các thông tin vô bổ, không cần thiết, tiết kiệm thời gian và công sức. Ở đây chúng tôi tiến hành lựa chọn những thông tin chính xác, có tính khoa học và liên quan đến kiến thức phần Điện Học Vật Lý 11, để hỗ trợ người đọc. 1.3.2 Hệ thống tư liệu. Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm nên quá trình dạy học thường kèm theo thí nghiệm hoặc hình ảnh thực tế. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nên trong tiết học bình thường khó có điều kiện thỏa mãn cung cấp hình ảnh thực tế hay tiến hành thí nghiệm ngay trong lớp học. Do đó, chúng tôi đã xây dựng kết hợp với việc khai khác các nguồn tư liệu trên internet để xây dựng hệ thông tư liệu điện tử bao gồm các sách, hình ảnh, video, thí nghiệm ảo, bài tập,… khá phong phú và đầy đủ. 1.3.3 Công cụ tìm kiếm. Một thư viện không thể thiếu côn cụ tìm kiếm hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Vì vây, thư viện điện tử cũng đã xây dựng công cụ tìm kiếm giúp người đọc tìm kiếm thông tin cần thiết một cách hiệu quả nhất. 1.3.4 Hệ thống quản lý thư viện điện tử. Việc xây dựng hệ thống thư viện điện tử một cách chặt chẽ và tối ưu liên quan nhiều đến các vân đề lập trình của tin học. Tuy nhiên, Joomla đã có một số tích hợp sẵn có thuận tiện cho việc xây dựng và quản lý như jdownload, docman,…sẽ quản lý những tư liệu sẵn có, trong đó bao gồm thong tim giới thiệu về tư liệu, ngày cập nhật, số lượng download,…hỗ trợ một cách tối ưu trong việc xây dựng hệ thông quản lý tư liệu. CHƯƠNG II. XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VỚI JOOMLA 2.1 Giới thiệu phần mềm mã nguồn mỡ Joomla. 2.1.1 Khái niệm Joomla là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mỡ. Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên internet hoặc Intrannet dưới dạng các website động. 2.1.2 Tính năng của mã nguồn mỡ Joomla. Tính linh hoạt, đơn giản, tính tùy biến cao giúp Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vị và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla có mã nguồn mỡ do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho mọi người trên thế giới. 2.2 Nguyên tắc xây dựng thư viện điện tử. Để có thể xây dựng được một thư viện điện tử phát huy được những ưu điểm của nó và đáp ứng được những nhu cầu của giáo viên và học sinh về phương diện dạy học. 2.2.1 Tính sư phạm và kỹ thuật thiết kế. Về bản chất thì thư viện điện tử là nguồn tư liệu được số hóa đễ hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Và vì thế nó cần đảm bảo phù hợp với nội dung cần trình bày đảm bảo tính sư phạm và kỹ thuật thiết kế. 2.2.2 Đảm bảo phù hợp với đối tượng sử dụng. Xu hướng xây dựng các thư viện điện tử hiện nay là phải có giao diện hết sức thân thiện ( theo nghĩa dễ tìm hiểu, dễ tiếp cận, dễ thao tác, dễ sử dụng, tận dụng được các thói quen…). Việc thiết kế và xây dựng thư viện điện tử cũng cần đáp ứng được những yêu cầu đó. Mọi sự lạm dụng quá đáng, không có chủ định, mục đích rõ ràng, đặc biệt là trong dạy học, những chức năng phong phú, đa dạng của máy vi tính nhiều khi sẽ còn phản tác dụng. 2.2.3 Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu. Khi thiết kế một thư viện điện tử thì việc xây dựng cơ sỡ dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần ( nhất là đối với các dữ liệu Multimedia), dễ dàng chia sẽ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. 2.2.4 Đa dạng hóa khi trình diễn thông tin. Việc xây dựng thư viện điện tử luôn yêu cầu và kèm với nó là việc phải xây dựng cấu trúc và kịch bản cho quá trình trình diễn thông tin. Khả năng lưu trử, tìm kiếm, truy xuất, liên kết gần như vô hạn giữa các yếu tố thông tin là một đặc trưng riêng của hệ thông thư viện điện tử, nhờ đó mà ta có thể thực hiện được những cấu trúc và kịch bản trình diển ở nhiều mức độ phức tạp và cấp độ nông sâu khác nhau. Thực hiện nguyên tắc này cũng chính là đảm bảo tính chặt chẽ, khúc chiết, trong sáng, phong phú, đa dạng và logic của nội dung thông tin trình được diễn. 2.2.5 Đảm bảo khả năng bảo mật. Cuối cùng cũng cần phải lưu ý đến vấn đề bảo mật và phát triển thư viện điện tử. Khi nói đến thông tin người ta luôn phải quan tâm đến sự bảo mật của nó. Xây dựng thư viện điện tử và việc ứng dụng nó trong giáo dục cần phải xác định rõ các loại thông tin, mức độ quan trọng để phân quyền tuy cập sử dụng, quản lý, bảo vệ và bảo mật. Chương III: Cài đặt và tạo menu cho phần mềm joomla 3.1 Cài đặt phần mềm joomla 3.2 Tạo menu cho joomla để hỗ trợ cho việc học tập. 3.2.1 Trang chủ 3.2.2 Giới thiệu 3.3.3 Bộ sưu tập 3.3.4 Ebook 3.3.5 Album ảnh 3.3.6 Liên hệ C PHẦN KẾT LUẬN Thư viện điện tử ra đời là một kết quả tất yếu trong thời đại thông tin ngày nay. Thư viện điện tử chứa nhiều thông tin dưới dạng sách báo, tranh ảnh, âm thanh, video… nguồn tư liệu này phong phú, sinh động và được cập nhật thường xuyên, đó là nguồn tư liệu mà thư viện truyền thống không thể cung cấp được. Đồng thời, với thư viện điển tử người đọc có thể truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi với tốc độ nhanh nhất, chi phí thấp nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Vậy đó ta có thể hiểu được thư viện điện tử là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin tư liệu đã được số hoá thông qua máy vi tính và các phương tiện điện tử hỗ trợ khác mà người đọc có thể truy nhập tìm kiếm. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Đinh Trọng Hanh ( Chủ nhiệm đề tài ), Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp xây dựng thư viện điện tử trong điều kiện tin học hoá các hoạt động của KTNN, 6060, Đề tài cấp bộ, kiểm toán nhà nước, 2006. Bộ Giáo Dục và đào tạo, thông tư quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục số 08/2010/TT- BGDĐT, Hà Nội, 2011 Nguyễn Thị Hồng, Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thư viện điện tử . Và một số trang web hỗ trợ cho việc tải phần mềm joomla. MỤC LỤC