Đề tài Xây dựng thư viện điện tử về khoa học và công nghệ ở các huyện phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội nông thôn và miền núi tỉnh Bình Định

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin về đến tuyến cơ sở, tỉnh Bình Định đã đầu tư nhiều hình thức để đưa thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là các tiến bộ khoa học- kỹ thuật phục vụ nhân dân ở các vùng nông thôn thông qua các phương tiện như: Báo chí, tập san, mạng lưới phát thanh truyền hình và các hình thức khuyến nông, khuyến công, tuyên truyền viên Tuy nhiên, các hình thức này còn những hạn chế nhất định là chưa kịp thời, dung lượng truyền tải còn hạn chế và việc tra cứu lại gặp nhiều khó khăn. Từ những hạn chế đó, việc tìm ra một phương thức để vừa nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân, vừa chuyển tải được một lượng lớn thông tin cần thiết về khoa học và công nghệ để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa đã và đang được các cấp ủy Đảng quan tâm xem xét.

pdf5 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng thư viện điện tử về khoa học và công nghệ ở các huyện phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội nông thôn và miền núi tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC HUYỆN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI TỈNH BÌNH ĐỊNH CNĐT: TS. Võ Ngọc Anh. CQCT: Sở Khoa học &Công nghệ Bình Định. CBPH: CN. Nguyễn Hữu Hà. TGTH: 5/2008 - 10/2008 MỞ ĐẦU Nhận thấy được tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin về đến tuyến cơ sở, tỉnh Bình Định đã đầu tư nhiều hình thức để đưa thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là các tiến bộ khoa học- kỹ thuật phục vụ nhân dân ở các vùng nông thôn thông qua các phương tiện như: Báo chí, tập san, mạng lưới phát thanh truyền hình và các hình thức khuyến nông, khuyến công, tuyên truyền viên Tuy nhiên, các hình thức này còn những hạn chế nhất định là chưa kịp thời, dung lượng truyền tải còn hạn chế và việc tra cứu lại gặp nhiều khó khăn. Từ những hạn chế đó, việc tìm ra một phương thức để vừa nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân, vừa chuyển tải được một lượng lớn thông tin cần thiết về khoa học và công nghệ để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa đã và đang được các cấp ủy Đảng quan tâm xem xét. Năm 2004, Tỉnh đã cho phép thực hiện dự án: “Xây dựng các mô hình đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi tỉnh Bình Định”. Kết quả của Dự án đã xây dựng thí điểm 05 mô hình đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi (Trung tâm thông tin KH&CN) tại 05 địa phương. Năm 2005, Sở Khoa học và Công nghệ làm chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án: “Xây dựng các mô hình đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi tỉnh Bình Định”. Dự án đã xây dựng thí điểm 06 mô hình đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi. Từ các kết quả đạt được của việc xây dựng các mô hình thí điểm Trung tâm thông tin cho tuyến xã, phường (tại mỗi huyện có một xã thí điểm) và kết quả xây dựng mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phổ biến kiến thức khoa học, thông tin chuyển giao công nghệ tại huyện Tuy Phước thuộc dự án cấp nhà nước nêu trên; UBND tỉnh đã có Quyết định số 908/QĐ-CTUBND ngày 29/4/2008 v/v đầu tư dự án: Xây dựng Thư viện điện tử về Khoa học và Công nghệ ở các huyện phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi tỉnh Bình Định. Việc đầu tư này đã mang lại lợi ích trực tiếp cho các cán bộ, các đoàn thể và nhân dân trong huyện tiếp cận với công nghệ thông tin, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương; góp phần trong công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu - Góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân các xã được lựa chọn triển khai dự án lần này, từ đó làm cơ sở để có thể tiếp tục nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định thời gian tới. - Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KH&CN tại 10 huyện của tỉnh Bình Định trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin về các kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. 2 - Thiết lập cơ chế trao đổi và cập nhật thông tin hai chiều giữa địa phương và các cơ quan của tỉnh, đồng thời có thể mở rộng ra tỉnh ngoài và cả TW. - Tạo được sự liên kết giữa 4 nhà : Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông . - Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại chỗ để có thể vận hành tốt, làm cơ sở cho việc triển khai mô hình góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại Bình Định. Với đội ngũ này, có thể hướng dẫn, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của địa phương để có khả năng tự khai thác thư viện điện tử về KH&CN này. 2. Nội dung 2.1- Đào tạo và chuyển giao công nghệ về ứng dụng tích hợp công nghệ thông tin tại 10 huyện, thành phố: Quy Nhơn, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn. 2.2- Trang bị cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ với trên 66.000 tài liệu và 500 phim KH&CN. 2.3- Xây dựng các trang thông tin điện tử (Website) trên mạng Internet cho 08 huyện triển khai dự án (gồm: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn). 3. Phương pháp - Điều tra thu thập thông tin. - Kế thừa nguồn tài liệu của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. - Đào tạo nhân sự và triển khai tại cơ sở. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Kết quả về đào tạo Dự án đã đào tạo khai thác, sử dụng thư viện điện tử về KH&CN và cập nhật các tin tức của địa phương lên Website do dự án xây dựng cho 22 cán bộ của các huyện và thành phố Quy Nhơn, cụ thể: 1. UBND huyện huyện An Lão (02 cán bộ); 2. UBND huyện huyện Hoài Ân (02 cán bộ); 3. UBND huyện Hoài Nhơn (02 cán bộ); 4. UBND huyện Phù Mỹ (02 cán bộ); 5. UBND huyện Phù Cát (02 cán bộ); 6. UBND huyện An Nhơn (02 cán bộ); 7. UBND huyện Vân Canh (02 cán bộ); 8. UBND huyện Vĩnh Thạnh (02 cán bộ); 9. UBND huyện Tây Sơn (02 cán bộ); 10. UBND TP.Quy Nhơn (04cán bộ). * Thời gian : 10 ngày (từ ngày 16-29/9/2008). * Kết quả - Học viên đã được trang bị các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin (CNTT), kỹ năng khai thác, xử lý, tuyên truyền thông tin KH&CN thông qua thư viện điện tử về KH&CN. - Lớp học đã cung cấp cho các học viên đầy đủ các kiến thức để khai thác và sử dụng các thư viện điện tử như khoa học công nghệ nông thôn; phim khoa học và công nghệ; chuyên gia tư vấn; Khai thác và cập nhật trang web của huyện. Kết thúc khoá học, các cán bộ được đào tạo đã tự khai thác bộ CSDL trong thư viện điện tử về KHCN phục vụ cho công tác điều hành lãnh đạo tại địa phương và cung cấp nhiều kiến thức cần thiết về các kỹ thuật phục vụ phát triển KT-XH tại địa phương. Đồng thời có thể tự cập nhật các tin tức lên website của địa phương. 3 - 100% học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khoá học. 2. Trang bị cơ sở dữ liệu thư viện điện tử về KH&CN cho dự án STT Nội dung ĐVT SL Ghi chú 1 Chương trình phần mềm chạy trên SQL server 2005 với 66.497 tài liệu lưu trên ổ đĩa cứng cắm ngoài có dung lượng lớn. Bộ 10 2 Tài liệu gốc toàn văn Bộ 10 2.1 535 phim khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực giống; cây con; chăn nuôi; trồng trọt; nuôi trồng thủy sản; máy móc thiết bị nông nghiệp; trồng rừng; chế biến nông sản; thú y; công nghệ sau thu hoạch; thổ nhưỡng; y tế; văn hóa; du lịch và dịch vụ; giao thông nông thôn; quy hoạch; ẩm thực. 2.2 Trên 5.190 chuyên gia và tổ chức tư vấn và chuyển giao công nghệ. 2.3 2.162 giáo trình đào tạo trong các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học. 2.4 1.968 tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật. 2.5 56.642 tài liệu toàn văn được số hóa thuộc các lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; nuôi trồng thủy sản; bảo vệ thực vật; công nghệ sau thu hoach; chế biến nông lâm thủy sản; y tế; giáo dục; văn hóa; công nghệ truyền thống; văn hóa pháp luật; công nghiệp; xây dựng nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn. 3. Xây dựng Website - Trung tâm Hỗ trợ Phát triển công nghệ thông tin (đơn vị được chọn để giao cho việc xây dựng Website) đã hoàn thành việc thu thập thông tin và thiết kế 08 Website của 08 địa phương thụ hưởng dự án được đăng ký tên miền. Một số website được hosting trên server của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghệ thông tin, một số khác được đặt trên máy chủ của Trung tâm Tin học quản lý hành chính Nhà nước (VP.UBND tỉnh), các website còn lại được hosting trên máy chủ của VDC3. Địa chỉ cụ thể của các website là: TT Đơn vị Địa chỉ Website 1 Huyện Hoài Nhơn 2 Huyện Hoài Ân 3 Huyện An Lão 4 Huyện Phù Mỹ 5 Huyện Phù Cát 6 Huyện Vĩnh Thạnh 7 Huyện Vân Canh 8 Huyện An Nhơn 4 - Trang Website có cấu trúc hợp lý đầy đủ các mục theo yêu cầu. - Hình ảnh tích hợp vào sống động, đẹp, giao diện hợp lý. - Sản phẩm và thông tin đưa vào trang web đầy đủ và đa dạng, mang nét đặc trưng của địa phương được xây dựng trang web. 4. Hiệu quả kinh tế - xã hội - Bằng công nghệ số hóa các nguồn tin, tri thức khoa học và công nghệ được phổ biến trực tiếp tới người dùng tin cuối cùng tại cơ sở một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác, liên kết các khâu giáo dục và đào tạo - nghiên cứu - sản xuất - kinh doanh. - Cán bộ và người nông dân tại các địa phương thụ hưởng dự án được tiếp cận với CNTT hiện đại, thông tin KH&CN. - Thông tin được sử dụng như một nguồn lực kinh tế để sáng tạo ra của cải vật chất, hàm lượng tri thức từng bước được đưa vào các sản phẩm và dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ tại tỉnh nhà. - Các trang Web giúp cho mỗi địa phương giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của mình, những sản phẩm truyền thống và dịch vụ của của địa phương với cả nước và quốc tế. - Mô hình ứng dụng tổng hợp công nghệ thông tin và truyền thông, chuyên môn hóa quá trình thông tin KH&CN từ khâu tạo nguồn, xử lý tập trung, kênh truyền tin, người dùng tin đầu cuối và nhận tin phản hồi làm cho nông dân không chỉ là người nhận tin mà còn là người xử lý thông tin, biến thông tin thành tri thức sử dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đồng thời tạo ra những tri thức mới thông qua việc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ cũng như kinh nghiệm làm ăn của địa phương với cộng đồng trong và ngoài nước. - Góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển KT - XH địa bàn, nông thôn, các cộng đồng làng xã của tỉnh. - Thư viện điện tử về KH&CN tại các huyện đã được các địa phương, cán bộ nhân dân nơi triển khai dự án hưởng ứng mạnh mẽ và bước đầu đã có tác dụng thực tiễn trong việc khai thác thông tin về các kỹ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp tại các huyện. 5. Ý nghĩa khoa học và Công nghệ Sau khi được đào tạo cán bộ, trang bị cơ sở dữ liệu, các thư viện điện tử về KH&CN tại các huyện đã mang lại một hiệu quả về KHCN: - Bước đầu tạo lập được cơ sở dữ liệu thông tin KHCN dạng số phong phú và đa dạng (một số tài liệu chuyên đề) phục vụ phát triển KT-XH tại các huyện. - Xây dựng mới và chuyển giao các sản phẩm, dịch vụ thông tin có khả năng phục vụ cho các địa phương này ở tỉnh thông qua các website. - Tổ chức tạo lập được một lượng lớn sản phẩm cụ thể, đặc trưng thế mạnh phục vụ cho mỗi địa phương được lựa chọn thông qua các trang web riêng của từng đại phương. - Tạo cơ sở cho việc nhân rộng các mô hình này đến tận các xã, phường, thị trấn trong tỉnh để cán bộ và người dân ở tuyến cơ sở có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các thông tin về KH&CN. Qua gần một năm thực hiện, các địa phương hưởng thụ dự án đã phát huy tốt bộ CSDL hiện có, đặc biệt là các phim và tư liệu về các kỹ thuật liên quan đến các cây trồng vật nuôi. Việc thông tin tuyên truyền còn được đẩy mạnh ở các mô hình này thông qua các buổi sinh hoạt của các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ,... Một thế mạnh trong công tác tuyên truyền được các địa phương tận dụng như là một công cụ hữu hiệu nhất đó là thông qua đài truyền thanh huyện. 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Đây là dự án nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong tỉnh Bình Định, góp phần thực hiện chủ trương liên kết giữa 4 nhà : Nhà nước, Nhà Khoa học, Nhà Nông, Nhà Doanh nghiệp thông qua kho kiến thức đồ sộ được tích hợp trong thư viện điện tử về KH&CN. - Sau một thời gian triển khai và đưa vào hoạt động dự án đã thu được những kết quả rất khả quan, có thể nhân rộng mô hình này. - Ngoài những kết quả nêu trên, dự án đang còn gặp phải những tồn tại, hạn chế như sau : + Nhận thức của đội ngũ Lãnh đạo địa phương về CNTT và thông tin KHCN còn hạn chế. + Công tác xử lý thông tin, lựa chọn các kênh để tuyên truyền thông tin KHCN cho nhân dân từ thư viện điện tử này còn hạn chế và chưa được phát huy một cách hiệu quả. + Công tác chuyên môn hoá về xử lý, tìm kiếm và cung cấp thông tin về KH&CN tại các huyện còn hạn chế về nhân lực. Các thư viện điện tử về KH&CN đã và sẽ mang lại hiệu quả thiết thực phù hợp với xu hướng phát triển KT-XH, đồng thời để giúp cho các địa phương có khả năng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt là các khu vực nông thôn và miền núi của tỉnh. Do vậy, để phát huy tác dụng của các mô hình này, Sở Khoa học và Công nghệ xin kiến nghị với các cấp, các ngành hữu quan của tỉnh như sau : - Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cho triển khai nhân rộng dự án này để có thể phát huy được kho kiến thức khổng lồ trong thư viện điện tử này. - Đề nghị các ngành hữu quan tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các địa phương về ứng dụng CNTT trong giai đoạn hiện nay. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo để cập nhật, bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ phụ trách Thư viện điện tử các địa phương thụ hưởng dự án. Biên tập: Hữu Hà
Luận văn liên quan