Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ

Bán lẻ hàng hóa là hoạt động kinh tế quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là kênh phân phối hàng hóa từ các nhà sản xuất đến người mua ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì thế, hoạt động kinh doanh này có vai trò rất rất quan trọng đời sống kinh tế của các quốc gia. Các Nhà nước cũng chính vì thế rất cần phải quản lý hoạt động này do đó cần đặt ra hệ thống các tiêu chuẩn quản lý cho lĩnh vực bán lẻ. Trước đây, hoạt động bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam được tiến hành tự phát, chủ yếu do các tổ chức tư nhân thực hiện. Tuy nhiên từ 1997, trên thị trường Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các nhãn hiệu hàng tiêu dùng của các tập đoàn đa quốc gia. Ngay lập tức, các công ty này đã xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối nhằm chiếm lĩnh thị phần. Từ đó, cung cách buôn bán và phân phối hàng hoá truyền thống đã có nhiều thay đổi bởi sự xuất hiện một mạng lưới các nhà phân phối nhỏ được hình thành ở khắp 64 tỉnh, thành trong cả nước. Cũng trong giai đoạn này, thị trường trong nước bắt đầu có hàng loạt các trung tâm bán lẻ của các công ty Việt Nam xuất hiện và cạnh tranh cùng những siêu thị của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta hiện chưa hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn để quản lý hoạt động kinh doanh quan trọng này. Hiện tại, với lộ trình gia nhập WTO. Việt Nam cam kết phải mở cửa cho các tổ chức bán lẻ tham gia thị trương trong nước. Trước thách thức này, chúng ta cũng có trách nhiệm phải xây dựng hệ thống các quy định bán lẻ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Với các doanh nghiệp trong nước, để đương đầu với tương lai sắp diễn ra này, họ đang gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh và vì thế cũng cần nhà nước ban hành các quy định về tiêu chuẩn làm cơ sở cho những thay đổi. Với cơ sở thực tiễn trên, tôi xin đưa ra đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ”. Qua đề tài này tôi muốn bày tỏ một số quan điểm của bản thân về vấn đề bán lẻ hàng hóa trong nền kinh tế Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động này.

doc51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT KÍ HIỆU NGHĨA CỦA TỪ Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA Asian Free Trade Asociation Khu vực mậu dịch tự do Asian APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kính tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á WTO World Trade Oganization Tổ chức thương mại thế giới TNHH Trách nhiệm hữu hạn Cty Công ty TP Thành phố DN Doanh nghiệp XNK Xuất nhập khẩu TBT Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TC&QCKT Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật LỜI NÓI ĐẦU Bán lẻ hàng hóa là hoạt động kinh tế quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là kênh phân phối hàng hóa từ các nhà sản xuất đến người mua ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì thế, hoạt động kinh doanh này có vai trò rất rất quan trọng đời sống kinh tế của các quốc gia. Các Nhà nước cũng chính vì thế rất cần phải quản lý hoạt động này do đó cần đặt ra hệ thống các tiêu chuẩn quản lý cho lĩnh vực bán lẻ. Trước đây, hoạt động bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam được tiến hành tự phát, chủ yếu do các tổ chức tư nhân thực hiện. Tuy nhiên từ 1997, trên thị trường Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các nhãn hiệu hàng tiêu dùng của các tập đoàn đa quốc gia. Ngay lập tức, các công ty này đã xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối nhằm chiếm lĩnh thị phần. Từ đó, cung cách buôn bán và phân phối hàng hoá truyền thống đã có nhiều thay đổi bởi sự xuất hiện một mạng lưới các nhà phân phối nhỏ được hình thành ở khắp 64 tỉnh, thành trong cả nước. Cũng trong giai đoạn này, thị trường trong nước bắt đầu có hàng loạt các trung tâm bán lẻ của các công ty Việt Nam xuất hiện và cạnh tranh cùng những siêu thị của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta hiện chưa hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn để quản lý hoạt động kinh doanh quan trọng này. Hiện tại, với lộ trình gia nhập WTO. Việt Nam cam kết phải mở cửa cho các tổ chức bán lẻ tham gia thị trương trong nước. Trước thách thức này, chúng ta cũng có trách nhiệm phải xây dựng hệ thống các quy định bán lẻ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Với các doanh nghiệp trong nước, để đương đầu với tương lai sắp diễn ra này, họ đang gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh và vì thế cũng cần nhà nước ban hành các quy định về tiêu chuẩn làm cơ sở cho những thay đổi. Với cơ sở thực tiễn trên, tôi xin đưa ra đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ”. Qua đề tài này tôi muốn bày tỏ một số quan điểm của bản thân về vấn đề bán lẻ hàng hóa trong nền kinh tế Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động này. Chương 1 Những lý luận chung và tính thực tiễn của đề tài Những khái niệm cơ bản Hoạt động bán lẻ hàng hoá và thị trường bán lẻ Thương mại hàng hoá hiện nay chủ yếu được thực hiện theo hai phương thức là giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Trường hợp thứ hai chính là hoạt động kinh doanh bán lẻ hàng hóa. Bán lẻ hàng hoá là hoạt động bán trực tiếp hàng hoá cho người tiêu dùng, từng cái, từng ít một. Hàng hoá thông qua bán lẻ sẽ đi và tiêu dùng. Hoạt động bán lẻ được thực hiện thông qua các chợ, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, đại siêu thị bán lẻ Thị trường bán lẻ hàng hoá là thị trường với sự tham gia của ba nhân tố: thứ nhất là các tổ chức kinh doanh bán lẻ, có vai trò thu mua hàng hóa từ người sản xuất, phân phối và bán hàng hoá đến tay người tiêu dùng; thứ hai là người tiêu dung, đây là đối tượng hướng đến của các tổ chức bán lẻ trên, họ mua hàng hoá về để sử dụng nhằm thoả mãn các nhu cầu bản thân; thứ ba là nhà nước, nhân tố có vai trò giám sát, quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường này, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành các luật, các quy định, các tiêu chuẩn và thông qua các cơ quan quản lý thị trường. Vai trò của ngành kinh doanh bán lẻ trong nền kinh tế Do bán lẻ là hoạt động bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dung nên đây là một ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Vai trò của bán lẻ là trung gian giữa nhà sản xuất, phân phối và khách hàng, do đó hoạt động này có ảnh hưởng quan trọng tới cả phía sản xuất và tiêu dùng. Bán lẻ giúp các nhà sản xuất bán sản phẩm và người mua có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng, đồng thời còn là kênh trung gian giữa người mua và người bán, nghĩa là qua đó nhà sản xuất có thể nhận được các phản hồi về sản phẩm để nắm được thói quen, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng nhằm tiến hành cải tiến, nâng cấp, lựa chọn và cho ra đời các sản phẩm tốt nhất; ngược lại phía người mua cũng được cung cấp thông tin về hàng hoá, nhà sản xuất hay được hưởng những dịch vụ hậu mãi, bảo hành… Các tổ chức bán lẻ hàng hoá Các đơn vị tham gia trong thị trường bán lẻ rất đa dạng. Đó có thể là các đơn vị rất nhỏ như là các sạp kinh doanh ở chợ, các cửa hàng tạp hoá tư nhân, các cửa hàng kinh doanh, và cũng có thể ở quy mô lớn và rất lớn như các siêu thị, trung tâm thương mại hay các đại siêu thị bán lẻ. Vì vậy sở hữu các đợn vi kinh doanh này có thể là các cá nhân hay là các doanh nghiệp. Hoạt động bán lẻ nhau cũng diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Ngoài các cách thức truyền thống, hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện nay có thể không cần đến cửa hàng, cũng như không cần quá nhiều nhân viên như bán hàng qua mạng, qua catalogue, hay các hoạt động bán hàng đa cấp Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu về các doanh nghiệp bán lẻ lớn kinh doanh theo lối truyên thống qua các chuỗi cửa hàng, các siêu thị, trung tâm thương mại, bởi đây là các tổ chức có quy mô, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này và cũng chính vì thế sự phát triển của họ ảnh hưởng nhiều đến thị trường nói chung, đồng thời những chính sách quản lý của Nhà nước cũng chủ yếu được xây dựng nhằm quản lý các doanh nghiệp này. Tiêu chuẩn bán lẻ Tiêu chuẩn là các chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện. Và tiêu chuẩn do Nhà nước đặt ra là các điều kiện bắt buộc, có tính cưỡng chế thi hành. Tiêu chuẩn cho các tổ chức bán lẻ là các tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra cho các tổ chức này nhằm quản lý hoạt động bán lẻ trên lãnh thổ Việt Nam. Các tiêu chuẩn bán lẻ được quy định quản lý toàn bộ các tổ chức kinh doanh bán lẻ trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên mỗi loại hình kinh doanh lại có những quy định khác nhau, quy định dành cho các hộ kinh doanh các chợ các hàng tạp hóa sẽ khác với các tiêu chuẩn dành cho kinh doanh các siêu thị... Các tổ chức sẽ chịu tác động nhiều nhất của các tiêu chuẩn này là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn bởi Nhà nước cần xác định trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp này có vai trò to lớn, có khả năng ảnh hưởng mạnh tới thị trường tiêu dùng trong nước. Tính tất yếu của việc xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ hàng hoá của Việt Nam Kinh doanh bán lẻ trong thời điểm hiện nay Kỷ nguyên chúng đang sống hiện nay được các nhà kinh tế nhận định là kỷ nguyên của "toàn cầu hoá", là thời điểm mà hầu như tất cả các Quốc gia đều đang thực hiện mở cừa, thừa nhận sự tác động qua lại, đồng thời và liên tục giữa các nền kinh tế. Vì thế nghiên cứu hoạt động bán lẻ trong thời điểm này chính là viêc xem xét, đánh giá hoạt động bán lẻ trong thời kỳ "toàn cầu hoá". Hoạt động bán lẻ trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế Toàn cầu hóa, theo nghĩa rộng, là các hoạt động vượt biên giới quốc gia, với quy mô và thể hiện mang ý nghĩa toàn thế giới. Toàn cầu hoá được phản ánh trên tất cả các khía cạnh của đời sống nhân loại: kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa... Với ý nghĩa là một nội dung trong sự gắn kết với các khía cạnh khác nhau của toàn cần hoá, toàn cầu hóa kinh tế thể hiện sự liên kết quốc tế ngày càng sâu sắc các quá trình sản xuất, kinh doanh và các loại hình thị trường giữa các nền kinh tế. Quá trình toàn cầu hoá không chỉ diễn ra thông qua thương mại hàng hoá và dịch vụ truyền thống, mà còn bao gồm cả những giao dịch khác qua biên giới quốc gia như các luồng đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin (kể cả ý tưởng về phát triển, công nghệ và quản lý), và nhân công (chuyên gia, lao động có và chưa có tay nghề). Toàn cầu hoá còn được thúc đẩy trên cơ sở các quan hệ song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế và khu vực. Toàn cầu hoá nền kinh tế không phải là một xu thế mới xuất hiện gần đây mà đã được nhen nhóm vào thế kỷ 16 và phát triển khá mạnh vào cuối thế kỷ 19 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá trong một số thập kỷ qua, nhất là từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước cho đến hiện nay đã trở nên hết sức sâu sắc và có những biến đổi mạnh mẽ chất, mang nhiều đặc trưng và nhân tố mới. Nhân tố quan trọng đầu tiên dã tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế vừa qua là tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ. Tiến bộ về công nghệ thông tin, tin học và vận tải cùng việc giá cả hạ nhanh chóng đã rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các nước, đã đẩy nhanh sự lan toả công nghệ và quá trình gắn kết, chuyên môn hoá kinh tế giữa các quốc gia. Một nhân tố nữa là sự thay đổi tư duy về phát triển cùng những cải cách kinh tế định hướng thị trường, tự do hoá và mở cửa thương mại, đầu tư và tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, không thể không tính đến một nhân tố quan trọng là sự giao lưu ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư giữa các quốc gia thong qua trao đổi chính thức (các mhà chính trị, các học giả...), qua du lịch, qua chuyển giao nhân công, và di cư cũng đã góp phần làm sâu sắc thêm quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và cả toàn cầu hoá nói chung. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế là một xu thế sẽ còn tiếp tục và không thể đảo ngược. Đồng thời đây cũng là một quá trình có tác động không đồng đều đến các nước và còn chưa thật rõ ràng về nhịp độ và xu hướng vận động. Ý nghĩa và tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng như những thay đổi tư duy và ý tưởng về phát triển còn chưa được thấy hết. Những chế định quốc tế và đa phương đối với các loại hình giao dich qua biên giới còn nhiều bất cập trước thực tế. Trong khi đó, toàn cầu hoá đang diễn ra trong bối cảnh một thế giới đa cực, nhưng còn chưa cân bằng, các cường quốc vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau; xung đột và tiềm năng xung đột cũng như những áp đặt và tham vọng chính trị, dặc biệt là của những nước lớn, là các vấn đề không đồng thuận cho toàn cầu hoá. Hơn nữa, trên thế giới hiện có sự cách biệt đáng kể giữa các nhóm nước vế trình độ phát triển, năng lục bộ máy nhà nước và trình độ lao động. Nhiều nước còn cơ bản phải dựa và tài nguyên và chi phí lao động thấp để thúc đẩy sự phát triển, trong khi không ít nước đã bước và giai đoạn cảu các nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng kiến thức- trí tuệ. Trong bối cảnh trên, xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ thể hiện qua 4 đặc điểm sau: Thứ nhất, thị trường bán lẻ là thị trường có tính toàn cầu và vai trò của các công ty xuyên quốc gia là rất lớn Thứ hai, khả năng trao đổi, thu nhận và xử lý thông tin đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Thứ ba, Tổ chức Thương mai thế giới WTO là tổ chức Quốc tế đa phương có trách nhiệm điều chỉnh hệ thống thương mại toàn cầu và các vấn đề liên quan như dịch vụ, đầu tư, quyền sỏ hữu trí tuệ...và giám sát chính sách của các thành viên trên cơ sở các nguyên tắc chung. Thứ tư, sự tác động đến họat động bán lẻ đến từ chính sách của các nhóm kinh tế có quyền lực như G7, G10, G20, G77 và các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)... Hoạt động bán lẻ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Toàn cầu hoá nền kinh tế chính là sự phản ánh quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia. Quá trình hội nhập hội nhập kinh tế thể hiện qua các biện pháp tự do hoá và mở cửa kinh tế địa phương, khu vực và đa phương ở phạm vi toàn cầu như Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Tham gia vào WTO có nghĩa là chúng ta đã cam kết tự nguyện thực hiên các hoạt động hội nhập với Thế giới. Tiến trình hội nhập của Việt Nam đang đến giai đoạn mở cửa, tự do hoá rộng rãi hàng hoá và dịch vụ. Để tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư trong hoạt động kinh doanh bán lẻ theo cam kết khi gia nhập WTO, chúng ta cần phải cụ thể hoá hơn nữa các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, xây dựng các trình tự, điều kiện, thủ tục áp dụng các nguyên tắc này đồng thời có chiến lược và chính sách bảo hộ bộ phận để giành lợi thế cạnh tranh khi không có điều kiện bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước. Quá trình hội nhập của Việt Nam sẽ tác động đến hoạt động bán lẻ trong nước ở các mặt sau: Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trương trong nước và thế giới, vừa hợp tác để cùng phát triển, vừa đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình, chống lại các áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia. Thứ hai, hội nhập kinh tế là quá trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ giữa Việt Nam và các quốc gia khác theo hướng tự do hóa. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điền kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp bán lẻ trong kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp đó phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Thứ tư, hội nhập kinh tế thế giới tạo thuận lợi phát triển các hình thức bán lẻ ở Việt Nam nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, là sức ép đối với chúng ta trong việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô thị trường bán lẻ. Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện mở rông thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiêm quản lý các hoạt động bán lẻ. Xem xét hoạt động bán lẻ trên khía cạnh tác động của xu thế toàn cầu hoá cũng như trên quan điểm hội nhập cùa Việt Nam chúng ta thấy sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chuẩn cho hoạt động kinh doanh bán lẻ. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - yêu cầu khách quan khi Việt Nam gia nhập WTO Ngày 7.11.2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi đã là thành viên của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới này thì chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc của tổ chức. Các nguyên tắc này của WTO bảo đảm đạt được một nền thương mại thế giới tự do, công bằng, có tính dự báo cao và các bên cùng có lợi, trong đó có yêu cầu mở cửa ngành dịch vụ bán lẻ. Lúc này, ta phải thấy đặt ra các tiêu chuẩn bán lẻ là vấn đề khách quan, thực hiện theo những gì chúng ta đã cam kết. Ngoài ra với nguyên tắc không phân biệt đối xử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, việc gia nhập WTO cũng đưa ra các yêu cầu như phải sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Các tiêu chuẩn lúc này cần phải phù hợp với các nguyên tắc trên. Nghĩa là yêu cầu khách quan là các tiêu chuẩn phải được thay đổi hay quy định mới hoàn toàn theo xu hướng trên. Ngoài ra, do việc gia nhập WTO, sẽ làm cho cơ cấu kinh doanh bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam thay đổi, thành phâm tham gia sẽ đa dạng hơn, sẽ có thêm nhiều mối quan hệ kinh tế xuất hiện… vì thế sẽ cần phải có các quy định về mới. Các lý do trên đặt ra vấn đề cấp thiết là phải xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - giải pháp cho vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Triển vọng của ngành công nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng đồng nghĩa với các kênh phân phối truyền thống như chợ và cửa hàng tạp hóa dần bị thu hẹp. Bên cạnh đó, thị trường mở cửa, nhiều sản phẩm nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam và lấn áp về thương hiệu. Một khi kênh phân phối truyền thống bị suy yếu sẽ kéo theo sự sụp đổ của một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống phân phối nội địa ở Việt Nam cũng đối diện nguy cơ bị điều khiển bởi các tập đoàn nước ngoài khi mà các doanh nghiệp Việt Nam thiếu một kế hoạch vững chắc cho ngành bán lẻ nội địa. Theo lộ trình cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, từ năm 2007, các doanh nghiệp Mỹ sẽ được tham gia cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực thương mại. Hiện các tập đoàn bán lẻ của nhiều nước trên thế giới cũng đang muốn tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Làm thế nào để xây dựng được các tập đoàn, kênh phân phối đủ mạnh do chính các doanh nghiệp Việt nam nắm giữ? Với những cam kết khá mạnh mẽ về mở cửa hệ thống bán lẻ, sự hiện diện của các tập đoàn, siêu thị lớn thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam là điều chắc chắn. Đây là một thách thức cho hệ thống phân phối, bán lẻ còn non trẻ trong nước. Với tiềm lực mạnh về tài chính, kinh nghiệm, phương tiện quản lý hiện đại, toàn bộ thị trường bán lẻ trong nước có thể sẽ bị họ thu tóm, chi phối bởi chính sách kinh doanh của họ; họ có thể áp dụng biện pháp không lành mạnh để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Viêc xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ có thể được xem như một biện pháp cho vấn đề trên. Xây dựng các tiêu chuẩn cững là biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả hơn với các tập đoàn và tổ chức bán lẻ quốc tế. Khi đó các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam được đặt trong môi trường kinh doanh khắt khe hơn, có tinh cạnh tranh cao hơn. Và với nỗ lực phải tốt hơn, chuyên nghiệp hơn để tồn tại và phát triển sẽ là động lực cho họ làm mới, tạo ra những đột phá về mặt chất nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài. Không những thế, việc áp dụng các tiêu chuẩn bán lẻ cũng bắt buộc các nhà sản xuất, các doanh nghiệp trong nước áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất, chế tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng và tinh hấp dẫn của hàng hoá. Các tiêu chuẩn cũng sẽ giúp hạn chế các hành vi phản cạnh tranh mà các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng áp dụng. Thực hiện các tiêu chuẩn và kiểm tra việc thực hiện giáup ngăn chặn các hành vi làm cho người tiêu dùng lầm tưởng về hàng hóa thông qua quảng cáo, khẩu hiệu sai trái, phóng đại quá mức về sản phẩm hay những quảng cáo dối trá nhằm che đậy sự thật hoặc lừa dối người tiêu dùng. Nếu chúng ta trọng thành lập cơ quan quản lý thực hiện tiêu chuẩn và cơ quan này hoành thành tốt chức năng là bộ máy kiểm tra và cân đối quyền lực trên thị trường trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ chắc chắn trên thị trường sẽ ít xảy ra các hành vi phản cạnh tranh như nói trên Tuy nhiên cơ quan quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn trên cần phải cân băng giữa việc can thiệp của chức quản lý Nhà nước đối với thị trường, các biện pháp tạo môi trường pháp lý nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và thực thi Luật cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, bán lẻ. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh trong nước Theo các nhà quản lý thì khi Việt Nam gia nhập WTO chắc chắn sẽ là cho hoạt động kinh doanh bán lẻ thay đổi rất nhanh về cả về lượng và chất. Về măt lượng, nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển với tốc độ cao, tăng nhanh các lọai hình tổ chức kinh doanh bán lẻ, người dân có thu nhập ngày càng cao hơn và chi nhiêu tiền hơn cho tiêu dùng. Còn về mặt chất, cơ cấu thành phần các lọai hình tổ chức bán lẻ sẽ thay đổi theo xu hướng kinh doanh với quy mô lớn hơn, cơ cấu về mặt hàng cũng thay dổi theo thị hiếu ngày càng cao, và chi tiêu cho các mặt hàng đắt tiền của người dân sẽ tăng. Người tiêu dùng cũng càng ngày càng đòi hỏi phải được hưởng các điều kiện tốt nhất khi mua sắm. Xây dựng các tiêu chuẩn cho hoạt động kinh doanh bán lẻ cũng như các hoạt động kinh doanh khác còn được xêm như là biện pháp của nhà nước nhằm thay đổi những tập quán kinh doanh lạc hậu, thay đổi tư duy, hướng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn, tiếp cận với phong cách mới, hiện đại và hiệu quả. Cúng cách làm việc, kinh doanh sẽ khó mà hiệu quả nếu như thiếu các tiêu chuẩn. Trong kinh doanh bán lẻ cũng vậy, nếu chúng ta thiếu các quy định, hoạt động bán lẻ sẽ được tiến hành giống như ở các chợ trời hiện nay. Nghĩa là, việc kinh doanh diễn ra rất lộn xộn. Là người mua, chúng ta sẽ rất khó biết được nên mua hàng ở đâu, nơi nào bá