Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha (Jitter and Wander) cho giao diện số theo phân cấp đồng bộ PDH và SDH

Hiện nay, mạng viễn thông Việt Nam đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, việc kết nối mạng không chỉ là vấn đề của một nhà khai thác, mà nó còn liên quan đến việc cung cấp, chia sẻ tài nguyên mạng, nhằm khai thác và vận hành cơ sở hạ tầng thông tin chung một cách tối ưu. Các nhà khai thác lớn như VNPT, Viettel, EVN đã triển khai rộng khắp công nghệ PDH, SDH/NG-SDH. Cung cấp các giao diện kết nối với khách hàng, và với nhau theo các chuẩn viễn thông quốc tế và Việt nam. Bộ Thông tin truyền thông đã ban hành và đang xây dựng một số Tiêu chuẩn VN về: giao diện vật lý và kênh thuê riêng. Trong đó, các yêu cầu về định thời của tín hiệu, giao diện chủ yếu vẫn tham chiếu đến các khuyến nghị, tiêu chuẩn quốc tế. Các nước trên thế giới đã sử dụng các qui định, tiêu chuẩn về giao diện, dịch vụ để kết nối giữa các hệ thống thông tin và dùng làm các chỉ tiêu đánh giá nghiệm thu hệ thống thiết bị khi mới đưa vào khai thác. Các nhà khai thác mạng và cung cấp dịch vụ kênh SDH (AT&T, Bell South, Telenor ) đều đưa ra các tiêu chuẩn về giao diện, dịch vụ phục vụ cho việc kết nối mạng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đồng thời, các tổ chức tiêu chuẩn (ITU, ETSI ), và các nhà quản lý nhà nước cũng đưa ra các qui định, yêu cầu kỹ thuật về kết nối, dịch vụ có liên quan đến các yêu cầu về Rung pha và trôi pha. Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu và xây dựng Tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha cho các giao diện mạng, làm sở cứ cho việc đánh giá, đảm bảo kết nối giữa các thiết bị và giữa các mạng dựa theo phân cấp số (tiêu chuẩn cho kết nối mạng); giữa thiết bị khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng (tiêu chuẩn cho dịch vụ); cũng như đưa ra các yêu cầu kỹ thuật chất lượng đồng bộ phục vụ các nhà khai thác triển khai mạng đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Với mục tiêu như vậy, nội dung của đề tài được chia thành 2 phần lớn như sau: Phần I: Thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn bao gồm: • NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA/ TRÔI PHA TRONG PDH/SDH • NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA/ TRÔI PHA Phần II: TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ GIỚI HẠN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG MẠNG SỐ THEO PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ (SDH) VÀ PHÂN CẤP 2048kbit/s áp dụng trên mạng viễn thông của Việt nam. Ngoài phạm vi đề cương được duyệt, đề tài đã xây dựng thêm các yêu cầu về các giao diện phù hợp với mạng thực tế và nhu cầu phát triển của mạng lưới như: 8, 34, 140 Mbit/s và STM-256.

doc54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha (Jitter and Wander) cho giao diện số theo phân cấp đồng bộ PDH và SDH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN --------o0o-------- ĐỂ TÀI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHAVÀ TRÔI PHA (JITTER AND WANDER) CHO GIAO DIỆN SỐ THEO PHÂN CẤP ĐỒNG BỘ PDH VÀ SDH Mã số: 123-09-KHKT-TC (Bản sửa sau nghiệm thu cấp Bộ) Chủ trì đề tài: ThS. Vũ Hoàng Sơn Cộng tác viên: Ths. Trần Thị Thuỷ Bình Ths. Phạm Hồng Nhung Ks. Lê Đức Vượng Hà nội – 2010 Mục lục Mục lục i Mở đầu iii Thuật ngữ viết tắt v CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG HỆ THỐNG PDH/SDH 7 1.1 Các tiêu chuẩn quốc tế 7 1.1.1 Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện 7 1.1.2 Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện 7 1.1.3 Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ 8 1.1.4 Các tiêu chuẩn về rung pha/trôi pha 9 1.1.5 Các tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi 17 1.1.6 Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng 18 1.1.7 Các tiêu chuẩn khác 19 1.2 Các qui / tiêu chuẩn ngành 19 1.2.1 Tiêu chuẩn TCN 68-177: Yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống thông tin quang và viba SDH tốc độ 155 Mbit/s, 622 Mbit/s và 2.5 Gbit/s 20 1.2.2 Tiêu chuẩn TCN 68-173: Tiêu chuẩn giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH 21 1.2.3 Tiêu chuẩn ngành TCN 68-172:1998 và TCN 68-175:1998 tiêu chuẩn về giao diện điện kết nối mạng 21 1.2.4 TCN 68-171:1998, Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ – Yêu cầu kỹ thuật 22 1.2.5 TCN 68-164:1997 Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ thuật và Quy trình đo kiểm, 22 1.2.6 Qui chuẩn/ Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng 23 1.3 KẾT LUẬN: 25 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA VÀ TRÔI PHA 27 2.1 Khái niệm chung: 27 2.2 Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về kết nối mạng[1] 27 2.2.1 Giao diện kết nối mạng 27 2.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông 28 2.2.3 Phạm vi quy chuẩn kỹ thuật về giao diện kết nối mạng 28 2.2.4 Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng kết nối 28 2.3 Xây dựng tiêu chuẩn Rung pha/trôi pha 28 2.3.1 Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa 28 2.3.2 Lý do và mục đích 29 2.3.3 Sở cứ và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn 30 2.3.4 Cấu trúc Tiêu chuẩn 31 KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG 38 PHỤ LỤC A: Phương pháp đo rung pha/trôi pha 39 A.1 Giới thiệu 39 A.2 Đo Rung pha tại các giao diện ra 41 A.3 Đo rung pha cho phép tại giao diện đầu vào 42 PHỤ LỤC B: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO 43 B.1 Yêu cầu chung 43 B.2 Một số thiết bị đo 44 B.2.1Thiết bị ANT-20 44 B.2.2 Thiết bị đo SF-60 và SFO-60 47 B.2.3 HP E1725C. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 Mở đầu Hiện nay, mạng viễn thông Việt Nam đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, việc kết nối mạng không chỉ là vấn đề của một nhà khai thác, mà nó còn liên quan đến việc cung cấp, chia sẻ tài nguyên mạng, nhằm khai thác và vận hành cơ sở hạ tầng thông tin chung một cách tối ưu. Các nhà khai thác lớn như VNPT, Viettel, EVN… đã triển khai rộng khắp công nghệ PDH, SDH/NG-SDH. Cung cấp các giao diện kết nối với khách hàng, và với nhau theo các chuẩn viễn thông quốc tế và Việt nam. Bộ Thông tin truyền thông đã ban hành và đang xây dựng một số Tiêu chuẩn VN về: giao diện vật lý và kênh thuê riêng. Trong đó, các yêu cầu về định thời của tín hiệu, giao diện chủ yếu vẫn tham chiếu đến các khuyến nghị, tiêu chuẩn quốc tế. Các nước trên thế giới đã sử dụng các qui định, tiêu chuẩn về giao diện, dịch vụ để kết nối giữa các hệ thống thông tin và dùng làm các chỉ tiêu đánh giá nghiệm thu hệ thống thiết bị khi mới đưa vào khai thác. Các nhà khai thác mạng và cung cấp dịch vụ kênh SDH (AT&T, Bell South, Telenor…) đều đưa ra các tiêu chuẩn về giao diện, dịch vụ phục vụ cho việc kết nối mạng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đồng thời, các tổ chức tiêu chuẩn (ITU, ETSI…), và các nhà quản lý nhà nước cũng đưa ra các qui định, yêu cầu kỹ thuật về kết nối, dịch vụ có liên quan đến các yêu cầu về Rung pha và trôi pha. Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu và xây dựng Tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha cho các giao diện mạng, làm sở cứ cho việc đánh giá, đảm bảo kết nối giữa các thiết bị và giữa các mạng dựa theo phân cấp số (tiêu chuẩn cho kết nối mạng); giữa thiết bị khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng (tiêu chuẩn cho dịch vụ); cũng như đưa ra các yêu cầu kỹ thuật chất lượng đồng bộ phục vụ các nhà khai thác triển khai mạng đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Với mục tiêu như vậy, nội dung của đề tài được chia thành 2 phần lớn như sau: Phần I: Thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn bao gồm: NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA/ TRÔI PHA TRONG PDH/SDH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA/ TRÔI PHA Phần II: TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ GIỚI HẠN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG MẠNG SỐ THEO PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ (SDH) VÀ PHÂN CẤP 2048kbit/s áp dụng trên mạng viễn thông của Việt nam. Ngoài phạm vi đề cương được duyệt, đề tài đã xây dựng thêm các yêu cầu về các giao diện phù hợp với mạng thực tế và nhu cầu phát triển của mạng lưới như: 8, 34, 140 Mbit/s và STM-256. Ngoài ra đề tài còn có các phụ lục trong đó tóm tắt các phương pháp, giới thiệu thiết bị đo điển hình. Trong quá trình thực hiện, đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy để đề tài có thể áp dụng được trên mạng lưới, nhóm thực hiện đề tài rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong Ngành. Xin trân trọng cảm ơn. Thuật ngữ viết tắt Từ viết tắt  Từ tiếng Anh  Nghĩa   ATM  Asynchronous Transfer Mode  Phương thức truyền tải không đồng bộ   CMI  Coded Mark Inversion  Đảo dấu mã   MRTIE  Maximum Relative Time Interval Error  Sai số khoảng thời gian tương đối cực đại   MS-AIS  Multiplex Section Alarm Indication Signal  Tín hiệu chỉ thị cảnh báo phiên ghép kênh   MTIE  Maximum Time Interval Error  Sai số khoảng thời gian cực đại   NE  Network Element  Phần tử mạng   NNI  Network-Network Interface  Giao diện mạng – mạng   PDH  Plesiochronous Digital Hierarchy  Phân cấp số cận đồng bộ   Pk-pk  Peak-to-peak  Đỉnh tới đỉnh   PLL  Phase Locked Loop  Vòng khóa pha   ppm  Parts per million  Phần triệu   PRSB  Pseudo-Random Binary Sequence  Chuỗi nhị phân giả ngẫu nhiên   PRC  Primary Reference Clock  Đồng hồ chuẩn sơ cấp   RTIE  Relative Time Interval Error  Sai số khoảng thời gian tương đối   SDH  Synchronous Digital Hierarchy  Phân cấp số đồng bộ   SEC  SDH Equipment Clock  Đồng hồ thiết bị SDH   SSU  Synchronization Supply Unit  Khối cung cấp đồng bộ   STM-1e  Synchronous Transport Module, level 1 (electrical format CMI-encoded signal)  Module truyền tải đồng bộ, mức 1   STM-N  Synchronous Transport Module, level N  Module truyền tải đồng bộ, mức N   TDEV  Time Deviation  Độ lệch thời gian   TIE  Time Interval Error  Sai số khoảng cách thời gian   UI  Unit Interval  Khoảng đơn vị   UIpp  Unit Interval, peak-to-peak  Khoảng đơn vị, đỉnh-đỉnh   UNI  User-Network Interface  Giao diện người – mạng   UTC  Universal Time Co-ordinated  Giờ phối hợp quốc tế   VC-n  Virtual Container, level n  Container ảo, mức n   NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG HỆ THỐNG PDH/SDH Trong phần này sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn liên quan đến PDH/SDH để làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đo ở các chương sau. Vì mạng viễn thông của Việt nam chủ yếu tuân theo các tiêu chuẩn của ITU-T và ETSI nên trong phần dưới đây sẽ thực hiện tóm tắt các tiêu chuẩn điển hình của ITU-T, ETSI liên quan đến Rung pha và trôi pha Các tiêu chuẩn quốc tế Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện ITU-T G.703 - Đặc tính điện/vật lý của các giao diện phân cấp số Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về đặc tính điện và vật lý của các giao diện tại phân cấp số như qui định trong khuyến nghị G.702 (PDH) và G.707 (SDH), với mục đích nhằm kết nối các thành phần của mạng truyền dẫn số. Các giao diện phân cấp số được qui định trong khuyến nghị này bao gồm: giao diện tại tốc độ 64 kbit/s, 1544 kbit/s, 2048 kbit/s, 6312 kbit/s, 32064 kbit/s, 44736 kbit/s, 8448 kbit/s, 34368 kbit/s, 139264 kbit/s, giao diện đồng bộ 2048 kHz, giao diện 97728 kbit/s, 155520 kbit/s (STM-1e), 51840 kbit/s (STM-0). Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện ITU-T G.957 - Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống liên quan đến phân cấp số đồng bộ Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G.707 và làm việc trên sợi quang đơn mode G.652, G.653 và G.654 Mục đích của khuyến nghị này là đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G.783 để đạt được khả năng tương hợp ngang trên một tuyến truyền dẫn (tức là khả năng sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên cùng một tuyến truyền dẫn) Các chỉ tiêu trong khuyến nghị này được áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang. Các chỉ tiêu về giao diện quang được qui định cho các loại hệ thống . Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ ITU-T G.812 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ được sử dụng làm các đồng hồ nút trong mạng đồng bộ Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị được sử dụng như đồng hồ nút trong các mạng đồng bộ. Chức năng của đồng hồ nút là lựa chọn một trong các đường đồng bộ ngoài để đưa vào trạm viễn thông như tín hiệu chuẩn đồng bộ, thực hiện giảm rung pha và trôi pha và sau đó được phân phối đến các thiết bị khác trong trạm. Khi hoạt động bình thường đồng hồ nút hoạt động như đồng hồ thợ, bám theo đồng hồ chuẩn sơ cấp. Với mục đích dự phòng, đồng hồ nút nói chung sẽ có nhiều tham chiếu đầu vào. Khi tất cả các đường vào giữa đồng hồ chủ và đồng hồ nút hỏng, đồng hồ nút sẽ có khả năng duy trì hoạt động trong các giới hạn đặc tính qui định (kiểu hoạt động lưu giữ) Đồng hồ nút có thể là một thiết bị riêng biệt (SASE) hoặc có thể là một phần của thiết bị khác như tổng đài hoăc thiết bị đấu chéo SDH. Các chỉ tiêu về chất lượng đối với các đồng hồ nút được đưa ra trong khuyến nghị này cho 3 kiểu đồng hồ: Đồng hồ kiểu I: chủ yếu dùng trong các mạng được tối ưu cho phân cấp 2048 kbit/s Đồng hồ kiểu II và III chủ yếu dùng cho phân cấp 1544 kbit/s Ngoài ra, trong phụ lục A còn đề cập đến 3 kiểu đồng hồ khác là: Đồng hồ kiểu IV: được triển khai chủ yếu trong các mạng đã có hỗ trợ cho phân cấp 1544 kbit/s Đồng hồ kiểu V: được triển khai chủ yếu trong các nút chuyển tiếp có cả phân cấp 1544 và 2048 kbit/s Đồng hồ kiểu VI: được triển khai điển hình trong các nút mạng nội hạt đã có trên phân cấp 2048 kbit/s Các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra đối với mỗi loại đồng hồ này bao gồm: - Dung sai nhiễu: Là mức nhiễu tối thiểu mà đồng hồ phải chấp nhận được mà vẫn đảm bảo: Duy trì đồng hồ trong các giới hạn đặc tính qui định Không gây nên bất cứ cảnh báo nào Không làm cho đồng hồ chuyển đổi tham chiếu Không làm cho đồng hồ chuyển sang chế độ lưu giữ Trong mục này còn đề cập đến dung sai rung pha và trôi pha cho 3 kiểu đồng hồ loại I, II và III. - Truyền tải nhiễu: Truyền tải nhiễu thể hiện lượng nhiễu pha xuất hiện tại đầu ra khi có nhiễu được đưa tới đầu vào. Chỉ tiêu về mặt nạ trôi pha được qui định trong điều kiện tín hiệu vào có nhiễu ITU-T G.813 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ trong thiết bị SDH (SEC) Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho đồng hồ sử dụng trong thiết bị SDH (SEC). Trong trường hợp bình thường, đồng hồ này hoạt động bám theo PRC. Tuy nhiên thì đồng hồ này có thể sử dụng nhiều đầu vào chuẩn, và trong trường hợp tất cả các nguồn chuẩn bị mất thì đồng hồ này sẽ hoạt động ở chế độ lưu giữ. Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu cho 2 loại đồng hồ SEC: Loại 1: là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số 2048 kbit/s Loại 2: là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số 1544 kbit/s Các chỉ tiêu đưa ra đối với SEC cũng tương tự như đối với SSU Các tiêu chuẩn về rung pha/trôi pha Các tiêu chuản liên quan đến rung pha/ trôi pha bao gồm: ITU-T G.823, G.825 và ITU-T G.783 ITU-T G.823 - Yêu cầu về rung pha và trôi pha trong các mạng số dựa trên phân cấp số 2048 kbit/s Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu về rung pha và trôi pha xuất hiện tại các giao diện nút mạng (NNI) của phân cấp số cận đồng bộ (PDH) và các mạng đồng bộ dựa trên tốc độ bit phân cấp mức 1: 2048 kbit/s Đối với giao diện lưu lượng, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến: Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện 2, 34, 140 Mbit/s Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại các giao diện 2, 34, 140 Mbit/s Đối với giao diện đồng bộ, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến: Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ. Cụ thể là: Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha đầu ra tại các giao diện 2048 kHz và 2048 kbit/s cho các đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH. Các giá trị giới hạn này được cho trong bảng 5 của G.823 với thời gian đo là 60 s Giới hạn mạng đối với giá trị trôi pha đầu ra tại các giao diện của các đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH biểu thị thông qua 2 tham số MTIE và TDEV. Các giá trị này được cho trong các bảng từ 6 đến 13 của ITU-T G.823 Dung sai rung pha và trôi pha tại đầu vào của các giao diện đồng bô. Các giá trị này được tham chiếu đến dung sai rung pha và trôi pha đầu vào cho các cổng đầu vào đồng hồ kiểu I của ITU-T G.812 cho các thiết bị có chức năng SSU, và chọn lựa 1 của ITU-T G.813 cho các thiết bị có chức năng SEC ITU-T G.825 - Yêu cầu về rung pha và trôi pha trong các mạng số dựa trên phân cấp số đồng bộ SDH Khuyến nghị này đưa các tham số và các giá trị liên quan nhằm kiểm soát tốt lượng rung pha và trôi pha tại các giao diện mạng - mạng SDH (NNI), bao gồm: Giới hạn mạng cực đại đối với giá trị rung pha và trôi pha Dung sai rung pha và trôi pha tối thiểu của thiết bị đối với các giao diện lưu lượng và giao diện đồng bộ dựa trên phân cấp số đồng bộ (SDH) Cụ thể như sau: Giới hạn mạng cho rung pha: đề cập đên rung pha cho phép lớn nhất tại các giao diện STM-1, STM-4, STM-16, STM-64, STM-256 Giới hạn mạng cho trôi pha: các giao diện STM-N được coi là các giao diện đồng bộ. Giới hạn mạng cho trôi pha tại các giao diện đồng bộ này được tham chiếu đến khuyến khuyến nghị G.823 Dung sai trôi pha tại các cổng vào STM-N: với các giao diện STM-N được sử dụng như là giao diện đồng bộ được tham chiếu đến khuyến nghị G.812, G.813 (tức là phải đáp ứng các chỉ tiêu dung sai trôi pha qui định trong khuyến nghị G.812, G.813) ITU-T G.783 - Đặc tính các khối chức năng của thiết bị SDH Trong khuyến nghị này có đề cập các chỉ tiêu về rung pha sinh ra do quá trình sắp xếp các tín hiệu nhánh G.703 (PDH) vào trong các container của khung SDH G.707 và các chỉ tiêu đối với rung pha kết hợp. Rung pha kết hợp ở đây được hiểu là bao gồm rung pha sắp xếp và rung pha do quá trình dịch chuyển con trỏ gây nên. Khuyến nghị này cũng đưa ra qui định đối với chuỗi thử con trỏ được sử dụng để đo rung pha kết hợp Tiêu chuẩn ETSI EN 302 084- điều khiển rung pha và trôi pha trong mạng truyền tải Trong mạng truyền tải, rung pha và trôi pha được tích lũy dọc trên các đường truyền dữ liệu do rung pha, trôi pha nội tại và đặc tính hàm truyền đạt của mỗi thiết bị tạo nên. Rung pha và trôi pha đủ lớn có thể ảnh hưởng bất lợi đến cả tín hiệu số (ví dụ như, gây ra lỗi bít, không điều khiển được nỗi và các hiện tượng bất thường khác) và các tín hiệu tương tự (ví dụ như điều chế pha không mong muốn của tín hiệu được truyền). Thông thường, ảnh hưởng như thế phụ thuộc vào dịch vụ cụ thể được cung cấp và thiết bị đầu cuối hoặc thiết bị thích ứng có liên quan. Vì thế cần thiết phải thiết lập giới hạn rung pha, trôi pha tại các giao diện mạng để đảm bảo chất lượng tín hiệu được truyền và hoạt động của thiết bị. Quan điểm điều khiển rung pha và trôi pha của tiêu chuẩn này dựa trên yêu cầu: Định rõ giới hạn rung pha và trôi pha cực đại của mạng mà không được lớn hơn tại bất kì giao diện liên quan nào. Định rõ dung sai thiết bị nhỏ nhất đối với rung pha và trôi pha cần được cung cấp tại bất kì giao diện liên quan. Thiết lập một cơ cấu nhất quán cho chỉ tiêu kĩ thuật của các loại thiết bị số riêng rẽ. Cung cấp đủ thông tin và hướng dẫn đo và nghiên cứu các đặc tính rung pha, trôi pha trong bất kì cấu hình mạng nào. Nội dung của tiêu chuẩn này đã được ITU chấp thuận đưa vào các khuyến nghị G.823 và G.825 Tiêu chuẩn ETSI EN 300 462-3 - điều khiển rung pha và trôi pha trong mạng đồng bộ Cũng tương tự như tiêu chuẩn ETSI EN 302 084 đưa ra yêu cầu cho tín hiệu lưu lượng, ETSI đưa ra các yêu cầu cho rung pha và trôi pha cho các giao diện cấp tín hiệu đồng bộ trong mạng đồng bộ. Các yêu cầu đưa ra bao gồm các chỉ tiêu rung pha và trôi pha tại các giao diện mạng của các thiết bị PRC, SSU, SEC và PDH. Nội dung của tiêu chuẩn này đã được ITU- T chấp thuận đưa vào khuyến nghị G.823. Bảng sau chỉ ra sự so sánh và ánh xạ các phần nội dung của các tiêu chuẩn ETSI và ITU-T về rung pha và trôi pha. Qua đó cho thấy các khuyến nghị của ITU-T chính là bản chấp thuận từ các tiêu chuẩn ETSI đề xuất tương ứng và được bố cục, cập nhật mới hơn. Bảng 11 Bảng đối chiếu giữa các tiêu chuẩn ETSI và ITU về Rung pha và trôi pha G.823 (03/2000)  G.825(03/2000)  ETSI EN 302 084 V1.1.1 (2000-02)  EN 300 462-3-1 V1.1.1 (1998-05)   1 Scope  1 Scope  1 Scope  1 Scope   2 References  2 References  2 References  2 Normative references   3 Definitions  3 Definitions  3 Definitions and abbreviations  3 Definitions, symbols and abbreviations   4 Abbreviations  4 Abbreviations  3.1 Definitions  3.1 Definitions     3.2 Abbreviations  3.2 Symbols      3.3 Abbreviations   5 Network limits for traffic interfaces  5 Network limits for the maximum output jitter and wander at any hierarchical interface  5 Network limits for output jitter and wander    5.1 Network limits for output jitter at traffic interfaces  5.1 Network limits for jitter  5.1 Network limits for output jitter    5.2 Network limits for output wander at traffic interfaces   5.2 Network limits for output wander    5.2.1 2048 kbit/s interface output wander limit   5.2.1 2 048 kbit/s interface output wander limit    5.2.2 34 368 kbit/s interface output wander limit   5.2.2 34 368 kbit/s interface output wander limit    5.2.3 139 264 kbit/s interface output wander limit   5.2.3 139 264 kbit/s interface output wander limit     5.2 Network limits for wander