Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hoá với
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở
thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là
con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất
lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu
từ giáo dục, mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như
là xác định những gì cần đạt được đối với người học sau một quá trình đào
tạo. Nói chung, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng
kiến thức, kỹ năng đủ và chắc chắn. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta
phải có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện để có thể đào tạo cho đất
nước những người lao động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Như vậy, đổi
mới chương trình giáo dục phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội
dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục,
kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy
trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lí cả quá trình này.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con
người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh
giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã
học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo khi giải quyết những
tình huống thực tế. Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá
sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều
thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt
động học
170 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kháh quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn trong chương trình Vật Lý Đại Cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
Khoá: 2005 - 2009
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Để cuốn luận văn được hoàn thành em đã được sự giúp đỡ từ bạn bè và đặc biệt là
Thầy đã hướng dẫn và đã tận tình sửa chữa lại cho em về các câu trắc nghiệm
cũng như cách trình bày luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy cùng các bạn
đã giúp đỡ em và em cũng xin cảm ơn khoa Vật Lý trường Đại Học Sư Phạm Tp
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để em thực hiện đề tài này. Tuy đã cố gắng nhưng
vẫn còn những sai sót mong các Thầy, Cô đọc và nhận xét để em rút kinh nghiệm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
A. Mở đầu
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hoá với
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở
thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là
con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất
lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu
từ giáo dục, mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như
là xác định những gì cần đạt được đối với người học sau một quá trình đào
tạo. Nói chung, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng
kiến thức, kỹ năng đủ và chắc chắn. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta
phải có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện để có thể đào tạo cho đất
nước những người lao động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Như vậy, đổi
mới chương trình giáo dục phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội
dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục,
kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy
trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lí cả quá trình này.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con
người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh
giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã
học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo khi giải quyết những
tình huống thực tế. Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá
sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều
thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt
động học.
Tuy nhiên bên cạnh việc đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung
đào tạo và một phần nào đó là sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì qua
các cuộc cải cách giáo dục việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết
quả học tập chưa được sự quan tâm đúng mức. Hình thức thi cử theo lối luận
đề quen thuộc đã tồn tại khá lâu nay bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là
trong khâu ra đề thi và khâu chấm thi. Đa số các bài kiểm tra luận đề chỉ
nhằm khảo sát khả năng nhớ hay thuộc lòng những gì học sinh đã học qua các
bài giảng, sách vở. Còn đối với các kỳ thi lớn như thi tốt nghiệp trung học phổ
thông hay thi tuyển sinh đại học thì nhìn chung các đề thi cũng chưa đáp ứng
được các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,
chưa khảo sát được tình hình học tập của họ. Hậu quả của cách kiểm tra đánh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
giá như vậy là làm cho học sinh phải ghi nhớ kiến thức như một nghĩa vụ, học
biết đó rồi quên ngay sau đó; lý thuyết thì thuộc một cách máy móc nhưng khi
vận dụng thì gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không vận dụng được trong thực
tế. Bên cạnh đó là sự bất cập trong khâu chấm thi. Đáp án đề thi được đưa ra
nhiều khi còn gây tranh cãi, ngay các các phương án cho điểm cũng gây tranh
cãi. Việc tổ chức chấm thi với hàng loạt bài thi theo lối luận đề rất mất thời
gian và tốn kém.
Rõ ràng việc áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập nói chung ngày càng trở nên cần thiết. Với các ưu
điểm vốn có của mình, trắc nghiệm khách quan sẽ phần nào khắc phục được
những hạn chế của hình thức luận đề và giúp cho việc thi cử trở nên nhẹ
nhàng, ít tốn kém hơn. Hơn nữa nếu có thể kết hợp phương pháp trắc nghiệm
với các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập khác thì có thể đáp
ứng được các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
Trong tương lai, theo nghề nghiệp đã chọn, em sẽ trở thành giáo viên
Vật lý thì việc tìm hiểu hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là rất cần
thiết. Thông qua đề tài này, em có thể có được các kỹ năng cần thiết để soạn
thảo một bài kiểm tra hay một bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan
và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đó, từ đó có thêm được một công cụ
hữu hiệu để kiểm tra đánh giá kết quả học tập Vật lý của sinh viên.
Xuất phát từ tất các các lý do trên, với sự hướng dẫn của Thầy Dương
Đào Tùng, em chọn đề tài Xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm kháh quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn trong
chương trình Vật Lý Đại Cương cho luận văn tốt nghiệp của mình.
II. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Ở mức độ lý luận có thể nói là hiện nay các tài liệu về trắc nghiệm bằng
tiếng Việt rất ít, chưa được phổ biến rộng. Trong quá trình thực hiện đề tài
này, em đã sử dụng chủ yếu hai tài liệu tiếng Việt là Trắc nghiệm và đo lường
thành quả học tập, NXB ĐHTH TPHCM (2 tập_Tập 1 xuất bản năm 1995 và
Tập 2 xuất bản năm 1998) của tác giả GS. Dương Thiệu Tống và một tài liệu
về trắc nghiệm khách quan do khoa Tâm lý giáo dục biên soạn phục vụ cho
việc giảng dạy (đây là tài liệu lưu hành nội bộ trong trường ĐHSP TPHCM).
Ở mức độ thực nghiệm, trong một vài năm gần đây các môn chuyên
ngành của khoa Vật Lý ở trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh cũng đã
dùng hình thức trắc nghiệm khách quan trong các kỳ thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
để đánh giá kết quả học tập của sinh viên như môn Cơ, Điện, Quang, Vật lý
hạt nhân, Vật lý thống kê
Một mức độ thực nghiệm cao hơn là sau khi được chính thức cho phép
triển khai phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kì thi tuyển sinh năm
2001, sau đó bộ GDĐT đã quyết định dời lại đến năm 2005 mới triển khai,
Đại Học Quốc Gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) đã tổ chức thí điểm thi theo
phương pháp này tại An Giang, Bình Thuận và tại TPHCM. Ông Nguyễn Hội
Nghĩa, giám đốc trung tâm khảo thí ĐHQG TPCHM, đã cho biết trong số 11
môn thi đại học có 10 môn đã thực hiện xong ngân hàng câu hỏi, mỗi môn có
500 câu nhưng đó cũng chỉ là các câu hỏi thô chưa qua thử nghiệm và phân
tích. Các câu hỏi trắc nghiệm được soạn dựa trên chương trình đang áp dụng
cho các kỳ thi tuyển sinh hằng năm, bao gồm toàn bộ chương trình thi. Mỗi
câu hỏi gồm 4 đáp án chọn 1. Thời gian trung bình cho mỗi câu là 2 phút,
điểm số cho mỗi câu có giá trị ngang nhau. Tỉ lệ các câu trắc nghiệm khó, dễ
và trung bình tương ứng là 30%, 30% và 40%. Về kĩ thuật, ĐHQG TPHCM
đã biên soạn và nghiệm thu phần mềm quản lý, khai thác ngân hàng đề thi với
các chức năng chủ yếu: nhập câu hỏi trắc nghiệm, quản lý câu hỏi trắc nghiệm
với các ngôn ngữ khác nhau, bổ sung, tu chỉnh, cập nhật ngân hàng câu hỏi,
chấm bài thi, phân tích thống kê và hiển thị kết quả.
Trên đây là một số tìm hiểu về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
qua sự tìm hiểu này sẽ giúp em có được sự hiểu biết sâu sắc hơn và đầy đủ
hơn về đề tài của mình, đồng thời qua đó có thể học tập các ưu điểm để bổ
sung các ý hay cho đề tài của mình cũng như rút kinh nghiệm tránh mắc phải
các sai sót.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
theo các mức độ nhận thức cho phần “Các định luật bảo toàn” trong chương
trình Vật Lý đại cương và tiến hành thực nghiệm trên 91 sinh viên lớp Lý I hệ
chính quy trường Đại học Sư phạm TPHCM.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Nghiên cứu mục đích và nội dung của việc kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập trong dạy học vật lý ở trường Đại học Sư phạm TPHCM.
2. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hình thức kiểm tra trắc nghiệm, xây
dựng quy trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
3. Phân tích nội dung kiến thức phần Các định luật bảo toàn chương
trình Vật lý đại cương. Trên cơ sở đó, xác định được mục tiêu nhận
thức ứng với từng kiến thức mà học sinh cần đạt được.
4. Vận dụng quy trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn phần “Các định luật bảo toàn” trong chương
trình Vật lý đại cương.
5. Tiến hành thực nghiệm ở lớp Lý I hệ chính quy trường Đại học Sư
Phạm TP. Hồ Chí Minh để đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và
từ đó hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm và xử lý các thông tin có
nội dung liên quan đến đề tài. Đồng thời nghiên cứu nội dung phần
Các định luật bảo toàn chương trình Vật lý đại cương.
2. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành tổ chức thực nghiệm hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn tại lớp Lý 1 hệ chính quy trường
Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh.
3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, thống kê và đánh giá hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm.
VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn được trình bày gồm 2 phần và 4 chương. Bên cạnh đó là một
số phụ lục. Cụ thể như sau:
Mở đầu (trình bày lý do chọn đề tài, tổng quan về các nghiên cứu có liên
quan đến đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài,
phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của luận văn).
Chương I: Tổng quan về hình thức kiểm tra trắc nghiệm (trình bày
vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học vật lý, các ưu điểm và
nhược điểm của hình thức kiểm tra trắc nghiệm, so sánh trắc nghiệm và luận
đề, quy trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khác quan nhiều lựa chọn)
Chương II: Nội dung kiến thức phần Các định luật bảo toàn (trình
bày cấu trúc, đặc điểm, tóm tắt nội dung chính).
Chương III: Vận dụng qui trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn (phân
tích nội dung kiến thức và vận dụng qui trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn trong chương
trình Vật Lý đại cương.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
Chương IV: Thực nghiệm sư phạm (trình bày quá trình thực nghiệm
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tại lớp Lý I trong đó bao gồm mục đích, đối
tượng, phương pháp và kết quả của thực nghiệm sư phạm)
Kết luận (nêu kết luận chung và các ý kiến đề xuất).
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
B. CÁC PHẦN CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
I) Quan niệm về kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra được hiểu là sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của người kiểm tra
lên một đối tượng nào đó nhằm thu được những dữ kiện, những thông tin cần
thiết.
- Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống
thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn
cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành
động tiếp theo.
Trong dạy học và trong giáo dục kiểm tra-đánh giá là một bộ phận hợp thành
không thể thiếu của quá trình giáo dục, nó bao gồm các yếu tố: xác định mục
tiêu giáo dục, soạn thảo chương trình, kiểm tra và đánh giá kết quả. Kiểm tra
là một hoạt động nhằm cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở
cho việc đánh giá. Kiểm tra - đánh giá tạo thành một chu trình khép kín.
II) Một số khái niệm cơ bản dùng trong đo lường và đánh giá:
- Đo lường: đo lường là quá trình mô tả bằng một chỉ số, mức độ cá nhân đạt
được (hay đã có) một đặc điểm nào đó (như khả năng, thái độ...) đo lường
thành quả học tập là lượng giá mức độ đạt được các mục tiêu cuối cùng hay
tiêu chí trong một khoá học, một giai đoạn học.
- Trắc nghiệm: là một dụng cụ hay một phương thức hệ thống nhằm đo lường
thành tích của một cá nhân so với các cá nhân khác hay so với những yêu cầu,
nhiệm vụ học tập đã được dự kiến.
- Kiểm tra: là một hoạt động nhằm cung cấp những dữ kiện, những thông tin
làm cơ sở cho việc đánh giá.
- Lượng giá: là đưa ra một thông tin ước lượng về trình độ, phẩm chất của một
cá nhân, một sản phẩm. Trong dạy học, dựa vào các điểm số một học sinh đạt
được, người thầy giáo có thể ước lượng trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
của học sinh đó. Số lượng giá cho ta biết trình độ tương đối của một học sinh
so với tập thể lớp, so với yêu cầu của chương trình học tập, nhưng chưa trực
tiếp nói lên thực chất trình độ của chính học sinh đó.
- Đánh giá: đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về
kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối
chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công việc.
- Độ tin cậy: độ tin cậy của một dụng cụ đo là khái niệm cho biết mức độ ổn
định, vững chãi của các kết quả đo được khi tiến hành đo vật thể đó nhiều lần.
Một đề kiểm tra được coi là có độ tin cậy nếu kết quả làm bài phản ánh đúng
trình độ người học và đúng mục đích đánh giá.
- Độ giá trị: độ giá trị của một dụng cụ đo là một khái niệm chỉ ra rằng dụng
cụ này có khả năng đo đúng được cái cần đo.
III) Khái quát về các phương pháp kiểm tra- đánh giá trong giáo dục:
1) Các phương pháp đo lường và đánh giá trong giáo dục hiện nay:
Hiện nay ở Việt Nam đã biết đến một hệ thống phương pháp và kỹ thuật đánh
giá khá phong phú. Về phương pháp đánh giá trong giáo dục có thể chia thành
2 loại: phương pháp trắc nghiệm và phương pháp quan sát sư phạm. Về kỹ
thuật đánh giá, có thể sử dụng: phiếu ghi chép chuyện vặt, phiếu kiểm kê,
thang xếp hạng, trắc nghiệm, các câu hỏi kiểm tra, bài tập, trình diễn của học
sinh, học sinh tự đánh giá.
Tuỳ theo mục đích, đối tượng, giáo viên có thể chọn và sử dụng một số kỹ
thuật vừa nêu.
Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong giáo dục gồm: quan sát, vấn đáp,
viết. Trong viết còn bao gồm nhiều hình thức như: tự luận, trắc nghiệm.
Giới thiệu sơ lược về các phương pháp trên:
- Phương pháp quan sát sư phạm sử dụng trong trường hợp cần ghi lại những
nét độc đáo về tính cách, thái độ, hành vi, tình huống xảy ra trong dạy học,
chúng thường không có tiêu chuẩn đồng nhất trong đánh giá nên thường được
dùng để đánh giá học sinh nhỏ tuổi hoặc có hứng thú đặc biệt.
- Phương pháp trắc nghiệm gồm có 2 loại:
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp viết gồm trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm tự luận: TNTL là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà học
sinh phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải theo cách riêng
của mình.
Trắc nghiệm khách quan: TNKQ là loại hình câu hỏi, bài tập mà các
phương án trả lời đã có sẵn, hoặc nếu học sinh phải tự viết câu trả lời
thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng.
Trắc nghiệm này được gọi là "khách quan" vì tiêu chí đánh giá là đơn
nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người
chấm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
2) Luận đề và trắc nghiệm khách quan:
Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả
năng học tập, và cả hai đều là trắc nghiệm cả. Theo nghĩa chữ Hán, "trắc" có
nghĩa là "đo lường", "nghiệm" là "suy xét, chứng thực".
2.1) Những điểm tương đồng giữa trắc nghiệm và luận đề:
- Trắc nghiệm hay luận đề đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập
quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được.
- Dù là trắc nghiệm hay luận đề đều có thể sử dụng để khuyến khích học sinh
học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lí, tổ chức và phối
hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề.
- Cả hai loại trắc nghiệm và tự luận đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán
đoán chủ quan của người làm.
- Giá trị của cả hai loại trắc nghiệm và tự luận tuỳ thuộc vào tính khách quan
và độ tin cậy của chúng.
2.2) Những điểm khác nhau giữa trắc nghiệm và luận đề:
- Một câu hỏi luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả
nó bằng ngôn ngữ của chính mình. Mặt khác, một câu hỏi trắc nghiệm buộc
thí sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn.
- Một bài luận đề gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi
hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng, trong khi một bài
trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt chỉ đòi hỏi
những câu trả lời ngắn gọn.
- Trong khi làm một bài luận đề, thí sinh phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy
nghĩ và viết. Mặt khác, trong khi làm một bài trắc nghiệm, thí sinh dùng nhiều
thời gian để đọc và suy nghĩ.
- Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định một phần lớn do kỹ năng
của người soạn thảo trắc nghiệm ấy. Ngược lại, chất lượng của một bài luận
đề tuỳ thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài.
- Một bài thi theo lối luận đề tương đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó cho
điểm chính xác, trong khi một bài trắc nghiệm khó soạn nhưng việc chấm và
cho điểm tương đối dễ dàng và chính xác hơn.
- Với loại luận đề thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả
lời, và người chấm bài cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo xu hướng
riêng của mình. Mặt khác, với một bài trắc nghiệm, người soạn thảo có nhiều
tự do bộc lộ kiến thức và giá trị của mình qua việc đặt các câu hỏi nhưng chỉ
cho thí sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua các tỷ lệ câu
trả lời đúng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
- Trong các câu hỏi trắc nghiệm dựa vào nhiệm vụ học tập của người học, và
trên cơ sở đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy, được
phát biểu một cách rõ ràng hơn là trong các bài luận đề.
- Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán.
Ngược lại, một bài luận đề cho phép và đôi khi khuyến khích sự "lừa phỉnh"
bằng các ngôn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra các bằng chứng khó có thể xác
định.
- Sự phân bố điểm số của một bài thi luận đề có thể được kiểm soát một phần
lớn do người chấm (ấn định điểm tối đa và tối thiểu). Ngược lại với bài trắc
nghiệm thì phân bố điểm số thí sinh hầu như hoàn toàn được quyết định do
bài trắc nghiệm.
2.3) Nên sử dụng luận đề để khảo sát thành quả học tập trong các
trường hợp:
- Khi nhóm học sinh được khảo sát không quá đông và đề thi chỉ được sử
dụng một lần, không dùng lại nữa.
- Khi thầy giáo cố gắng dùng mọi cách có thể được để khuyến khích tưởng
thưởng sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết.
- Khi thầy giáo muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu sự tưởng tượng của học
sinh, sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết.
- Khi thầy giáo muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của học sinh về
một vấn đề nào đó hơn là khảo sát thành quả học tập của chúng.
- Khi thầy giáo tin tưởng vào khả năng phê phán và chấm bài luận đề một
cách vô tư và chính xác hơn là vào khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm
thật tốt.
- Khi không có nhiều thời gian để soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều
thời gian để chấm bài.
2.4) Nên sử dụng trắc nghiệm khảo sát thành quả học tập trong các
trường hợp sau:
- Khi ta cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, hay muốn
rằng bài khảo sát có thể được sử dụng