Đề tài Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Hơn hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại cho đất nước ta sự thay đổi to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà bao trùm nhất là việc thực hiện dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Chế độ hành chính quan liêu, bao cấp về mọi mặt đã dấn dần được đẩy lùi, người dân được dần dần làm chủ tư liệu sản xuất, được khuyến khích làm ăn theo pháp luật, được bày tỏ chính kiến, nguyện vọng của mình, được chất vấn, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ đảng và viên chức nhà nước và các cơ quan dân cử. Những chuyển biến bước đầu là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, những bước tiến về dân chủ xã hội vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, nhất là khi nước ta hội nhập sâu rộng hơn vào cộng đồng quốc tế. Tình trạng dân chủ một cách hình thức đang còn phổ biến hiện nay, về thực chất, đó là tình trạng mất dân chủ trong đời sống xã hội, đang là nỗi bức xúc của nhân dân, làm giảm lòng tin và tính tích cực của xã hội và làm chậm sự phát triển của đất nước. Người dân đang mong muốn quyền làm chủ đích thực của mình không bị xâm phạm, không bị tha hóa, được thực hiện một cách thực chất và hiệu quả hơn và cần có những hình thức, biện pháp cụ thể để kiểm soát việc thực thi quyền lực. Vấn đề phản biện xã hội (PBXH) càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bằng những kết quả của công cuộc đổi mới, Việt Nam đang thực hiện một công cuộc chuyển đổi quan trọng, từ tư duy đến hành động, từ tổ chức đến con người, từ chủ trương, kế hoạch đến hình thức và biện pháp thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng cũng còn nhiều câu hỏi trên nhiều lĩnh vực và có nhiều cách trả lời khác nhau. Chính kiến khác nhau đang tồn tại trong xã hội là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh ấy không ai có thể thay thế nhân dân tìm ra cách giải quyết của vấn đề, không sách vở nào cung cấp chìa khóa như một cẩm nang của sự phát triển ở Việt Nam. Để tìm ra lời giải thích đích thực cho những vấn đề do cuộc sống đặt ra, không thể độc thoại mà cần phải tranh luận, tư vấn, phản biện, cần phải huy động trí tuệ của toàn xã hội, khơi dậy lòng yêu nước, trí thông minh, sự tâm huyết và lòng dũng cảm của toàn dân. Có như vậy mới tìm ra được những phương án tối ưu, phân biệt cái đúng với cái sai, chân lý và ngụy biện, động cơ đúng và ý đồ xấu, mang lại lợi ích cho dân tộc. Hoạt động của Đảng và Nhà nước rất cần có sự phản biện từ phía xã hội thông qua những hình thức phản biện đa dạng nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém và sai lầm. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, thuật ngữ “phản biện xã hội” được nhắc đến nhiều, nhất là trong hoạt động xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tại Đại hội lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã đưa ra quan điểm xây dựng quy chế, cơ chế phản biện xã hội:“ Xây dựng quy chế giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ” Chủ trương trên của Đảng đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, đồng thời góp phần tạo ra cơ sở về mặt tư tưởng cho hoạt động PBXH ở nước ta. Song, thực tế cho thấy trong thời gian qua, ở Việt Nam, hoạt động phản biện các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quan trọng của Nhà nước chưa được diễn ra thường xuyên và chưa đạt được chất lượng như mong muốn. Trong số các nguyên nhân dẫn đến kết quả hạn chế của hoạt động PBXH ở Việt Nam , việc thiếu một cơ chế pháp lý cụ thể để điều chỉnh hoạt động này được coi như một nguyên nhân cơ bản. Điều này đặt các chủ thể có thẩm quyền trước yêu cầu cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH. Đây là một vấn đề quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay.

doc80 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới PGS.TS. Nguyễn Văn Động, người thầy đã hướng dẫn tận tình và đầy trách nhiệm giúp em hoàn thành luận văn thạc sĩ luật học này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Sau đại học cùng toàn thể các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện để em hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội – 2011 Phạm Thị Thanh Nga DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. HĐND : Hội đồng nhân dân 2. MTTQVN : Mặt trận tổ quốc Việt Nam 3. PBXH : Phản biện xã hội 4. VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật 5. UBND : Uỷ ban nhân dân 6. XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hơn hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại cho đất nước ta sự thay đổi to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà bao trùm nhất là việc thực hiện dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Chế độ hành chính quan liêu, bao cấp về mọi mặt đã dấn dần được đẩy lùi, người dân được dần dần làm chủ tư liệu sản xuất, được khuyến khích làm ăn theo pháp luật, được bày tỏ chính kiến, nguyện vọng của mình, được chất vấn, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ đảng và viên chức nhà nước và các cơ quan dân cử. Những chuyển biến bước đầu là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, những bước tiến về dân chủ xã hội vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, nhất là khi nước ta hội nhập sâu rộng hơn vào cộng đồng quốc tế. Tình trạng dân chủ một cách hình thức đang còn phổ biến hiện nay, về thực chất, đó là tình trạng mất dân chủ trong đời sống xã hội, đang là nỗi bức xúc của nhân dân, làm giảm lòng tin và tính tích cực của xã hội và làm chậm sự phát triển của đất nước. Người dân đang mong muốn quyền làm chủ đích thực của mình không bị xâm phạm, không bị tha hóa, được thực hiện một cách thực chất và hiệu quả hơn và cần có những hình thức, biện pháp cụ thể để kiểm soát việc thực thi quyền lực. Vấn đề phản biện xã hội (PBXH) càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bằng những kết quả của công cuộc đổi mới, Việt Nam đang thực hiện một công cuộc chuyển đổi quan trọng, từ tư duy đến hành động, từ tổ chức đến con người, từ chủ trương, kế hoạch đến hình thức và biện pháp thực hiện…trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng cũng còn nhiều câu hỏi trên nhiều lĩnh vực và có nhiều cách trả lời khác nhau. Chính kiến khác nhau đang tồn tại trong xã hội là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh ấy không ai có thể thay thế nhân dân tìm ra cách giải quyết của vấn đề, không sách vở nào cung cấp chìa khóa như một cẩm nang của sự phát triển ở Việt Nam. Để tìm ra lời giải thích đích thực cho những vấn đề do cuộc sống đặt ra, không thể độc thoại mà cần phải tranh luận, tư vấn, phản biện, cần phải huy động trí tuệ của toàn xã hội, khơi dậy lòng yêu nước, trí thông minh, sự tâm huyết và lòng dũng cảm của toàn dân. Có như vậy mới tìm ra được những phương án tối ưu, phân biệt cái đúng với cái sai, chân lý và ngụy biện, động cơ đúng và ý đồ xấu,…mang lại lợi ích cho dân tộc. Hoạt động của Đảng và Nhà nước rất cần có sự phản biện từ phía xã hội thông qua những hình thức phản biện đa dạng nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém và sai lầm. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, thuật ngữ “phản biện xã hội” được nhắc đến nhiều, nhất là trong hoạt động xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tại Đại hội lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã đưa ra quan điểm xây dựng quy chế, cơ chế phản biện xã hội:“ Xây dựng quy chế giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ” Chủ trương trên của Đảng đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, đồng thời góp phần tạo ra cơ sở về mặt tư tưởng cho hoạt động PBXH ở nước ta. Song, thực tế cho thấy trong thời gian qua, ở Việt Nam, hoạt động phản biện các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quan trọng của Nhà nước chưa được diễn ra thường xuyên và chưa đạt được chất lượng như mong muốn. Trong số các nguyên nhân dẫn đến kết quả hạn chế của hoạt động PBXH ở Việt Nam , việc thiếu một cơ chế pháp lý cụ thể để điều chỉnh hoạt động này được coi như một nguyên nhân cơ bản. Điều này đặt các chủ thể có thẩm quyền trước yêu cầu cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH. Đây là một vấn đề quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tình hình nghiên cứu đề tài Phản biện xã hội là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp, vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng lớn, vấn đề này đang được các nhà quản lý, các nhà khoa học ở mọi lĩnh vực và các nhà luật học hết sức quan tâm. Cho đến nay, ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập vấn đề này như đề tài khoa học cấp Nhà nước:“Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị” do PGS.TS Trần Hậu làm chủ biên; luận văn thạc sĩ luật học :“Nâng cao chất lượng và hiệu quả của phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp của Việt Nam hiện nay” của học viên Trương Thị Ngọc Lan (Trường Đại học Luật Hà Nội ; sách “Phản biện xã hội – Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống” của Trần Đăng Tuấn [Nxb Đà Nẵng, 2006]; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay” của Thang Văn Phúc – Nguyễn Minh Phương (chủ biên) [Nxb Chính trị Quốc gia, 2007. Những công trình này bước đầu lí giải, làm rõ nhiều vấn đề về phản biện xã hội nói từ đó giúp nâng cao nhận thức về PBXH. Tuy nhiên, vì là vấn đề mới nên hầu hết những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản mang tính khái quát về phản biện xã hội như khái niệm, đặc điểm, chủ thể, mục đích, nhấn mạnh vai trò của nó trong đời sống chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay. Riêng từ góc độ luật học, đặc biệt là đối với vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội thì hầu như chưa được đề cập tới. Phạm vi nghiên cứu đề tài Hiện nay, phản biện xã hội là một vấn đề đang được sự quan tâm của xã hội nói chung và giới nghiên cứu nói riêng. Vấn đề này có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ như xã hội học, tâm lí học, chính trị học…Tuy nhiên, từ góc độ luật học, đề tài tập trung nghiên cứu PBXH trong phạm vi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam hiện nay, tức là chỉ nghiên cứu nó trong giới hạn hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động PBXH Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và Pháp luật. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích – tổng hợp, so sánh, xã hội học, thống kê… 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Đề tài “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” nhằm đạt tới mục tiêu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động này. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Một là, Xây dựng cơ sở lý luận của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH. Hai là, Đánh giá thực trạng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH và đề xuất một số giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam hiện nay. Những đóng góp mới của luận văn Xuất phát từ việc đánh giá tính hình nghiên cứu của đề tài, có thể thấy, vấn đề về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH hầu như chưa được nhiều tác giả đề cập tới. Vì vậy, luận văn được xem là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về PBXH dưới góc độ xây dựng và hoàn thiện pháp luật – một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Luận văn đã lí giải được sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH và đưa ra những cơ chế đảm bảo cho hoạt động này hiện nay. Từ việc giải quyết những vấn đề mang tính lý luận, về mặt thực tiễn, luận văn đã đưa ra những đánh giá chung nhất về ưu điểm và hạn chế của hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH từ đó lý giải những nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Đặc biệt, trong những giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, tác giả đã đề xuất xây dựng Luật về phản biện xã hội – tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động PBXH ở nước ta hiện nay. Với những đóng góp như trên, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội Chương 2: Thực trạng và giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1.1. Phản biện xã hội: khái niệm, đặc điểm, mục đích, chủ thể, nội dung, hình thức 1.1.1. Khái niệm phản biện xã hội Để làm rõ khái niệm “phản biện xã hội” thì trước hết cần tìm hiểu thuật ngữ “phản biện”. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì “phản biện” được hiểu là “việc đưa ra các nhận xét, đánh giá về một công trình khoa học (luận án, luận văn, khóa luận hoặc kết quả nghiên cứu khoa học của một đề tài, một công trình nghiên cứu). Người (hay cơ quan) phản biện nhận định về tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài, nội dung và hình thức thể hiện của công trình khoa học, phương pháp nghiên cứu, kết luận, đóng góp, hạn chế. Cuối cùng đánh giá chung là đạt hay không đạt những yêu cầu đề ra, xếp loại”. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì “phản biện” được hiểu là “việc đánh giá chất lượng của luận văn tốt nghiệp đại học, luận án trên đại học trước hội đồng chấm”. Nếu theo những giải thích trên, thì khái niệm “ phản biện” được đồng nhất với việc nhận xét luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ để đi đến đánh giá kết quả cuối cùng của người thực hiện. Tuy nhiên, thuật ngữ “ phản biện” mà chúng ta đề cập ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi, khuôn khổ như vậy, mà hiểu rộng ra, thuật ngữ này còn có nội hàm, mục đích và ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Phản biện là một thuật ngữ Hán Việt, trong đó phản là trở lại, biện là tranh luận cho rõ phải trái, như vậy, phản biện là sự tranh luận với người đã có quan điểm, ý tưởng nào đó để làm rõ các vấn đề phải trái, đúng sai. Như trên đã nói, phản biện là một hoạt động không chỉ diễn ra trên diễn đàn khoa học mà còn là một trong các hoạt động của đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong bất cứ lĩnh vực nào xã hội nào mà con người tham gia hoạt động đều có thể thấy sự xuất hiện của hoạt động này. Ví dụ: trong các giờ thảo luận của sinh viên, trong sinh hoạt cộng đồng, hội nghị, hội thảo… Tuy nhiên, đối với từng vấn đề, lĩnh vực khác nhau, hoạt động phản biện cũng có những sự khác biệt nhất định cả về mặt nội dung và hình thức. Ví dụ: đối với những vấn đề, lĩnh vực nhỏ hẹp hoặc mang tính chất cá nhân thì phản biện chỉ diễn ra trong một phạm vi nhất định. Đối với những vấn đề mang tính chất chung, liên quan đến lợi ích của toàn xã hội thì phản biện lại được thực hiện trên một phạm vi rộng với mức độ cao hơn và quan trọng hơn rất nhiều. Có thể nói, sự khác biệt của hoạt động phản biện về các phương diện nội dung, hình thức, phạm vi, chủ thể, mục đích …trong những vấn đề và lĩnh vực khác nhau chính là một căn cứ quan trọng để hình thành nên các khái niệm xung quanh thuật ngữ “phản biện”. Và một trong những khái niệm được nhắc đến thường xuyên trong thời gian gần đây là khái niệm“ phản biện xã hội”. Hiện nay, trong Từ điển tiếng Việt không có thuật ngữ “phản biện xã hội”. Sở dĩ như vậy, là vì “phản biện xã hội” là một thuật ngữ còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Điều đó đã dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm này. Kể từ khi xuất hiện khái niệm PBXH, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong quá trình đi làm rõ khái niệm này đã tiếp cận nó trên nhiều phương diện khác nhau như luật học, xã hội học, tâm lí học… Từ góc độ luật học, theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Văn Động, phản biện xã hội là “sự phản ứng mang tính phủ định trên tinh thần xây dựng, góp ý của xã hội đối với chính sách, pháp luật của nhà nước”..Nói cách khác, đó là sự phê phán, phê bình của xã hội dựa trên những căn cứ khoa học đối với chính sách, pháp luật của nhà nước để nhà nước xem xét, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lí trong các phản biện đó rồi sửa đổi hay bổ sung, thậm chí hủy bỏ dự thảo chính sách, pháp luật hoặc chính sách, pháp luật đang thi hành. Theo quan điểm của PGS.TS. Bùi Xuân Đức thì phản biện xã hội (được hiểu là của xã hội mà cụ thể là của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước) được hiểu là “sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, khẳng định những nội dung đúng đắn của dự thảo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chương trình, dự án, đề án đồng thời phát hiện những điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của nhân dân để kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp” Khi tiếp cận khái niệm “phản biện xã hội”, chúng ta coi nó là sự xem xét một vấn đề cụ thể dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về các mặt hạn chế, hay chưa được của vấn đề…từ đó đưa ra những biện pháp xử lí, giải quyết một cách hợp lí nhất. Những vấn đề cụ thể được đưa ra phản biện ở đây, có thể là những chủ trương, chính sách, những chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đang trong tiến trình xây dựng hoặc đang ở giai đoạn thực thi. Những ý kiến phản biện này được đưa ra dựa trên những lí lẽ nhất định, mang tính xây dựng, xuất phát từ cách nhìn nhận thực tế khách quan chứ không đơn thuần chỉ là những nhận định mang tính chủ quan. Đây cũng chính là một trong những điểm để chúng ta phân biệt khái niệm phản biện xã hội với một số khái niệm khác mà trong nội hàm của nó có một số điểm tương đồng với khái niệm PBXH. - Phản biện xã hội và phản biện trong nghiên cứu khoa học. Giữa hai khái niệm PBXH và phản biện khoa học có những điểm khác nhau cơ bản. Phản biện khoa học là phản biện dùng để đánh giá các công trình, dự án, luận án và các sản phẩm là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Phản biện khoa học về bản chất là khách quan, không có tính giai cấp. PBXH ngoài thuộc tính khoa học nó còn có tính giai cấp, tức là nó phản ánh các quan điểm liên quan tới lợi ích của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. PBXH vừa dựa trên cơ sở khoa học vừa xuất phát từ quyền lợi về chính trị, kinh tế, xã hội được phản ánh thông qua chủ thể phản biện. Bên cạnh đó, nếu như phản biện khoa học là một hoạt động chỉ diễn ra trong phạm vi nghiên cứu khoa học với sự tham gia chủ yếu của các nhà khoa học thì PBXH lại là một hoạt động rộng rãi công khai của người dân nói chung, trong đó các nhà khoa học. - Phản biện xã hội và việc góp ý kiến thông thường. Có quan điểm cho rằng đây là hai khái niệm đồng nhất với nhau nhưng trên thực tế đây là hai hoạt động hoàn toàn khác biệt. Góp ý kiến cũng là một hoạt động mang tính công khai, minh bạch diễn ra thường xuyên ở mọi tổ chức, với sự tham gia đa dạng của các thành phần, chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản của hoạt động này với PBXH nằm ở cơ chế tiếp nhận những ý kiến đóng góp. Đối với việc đóng góp ý kiến thông thường thì ai cũng có thể ý kiến đóng góp nhưng nghe hay không, tiếp thu hay không tiếp thu là quyền của các cơ quan có thẩm quyền, do đó, kết quả của hoạt động này còn nhiều hạn chế. Còn đối với hoạt động PBXH thì phải có sự quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của chủ thể phản biện và chủ thể ban hành quyết sách trong đó có quy định rõ ràng về trách nhiệm của các chủ thể ban hành quyết sách phải tiếp nhận, xử lí các ý kiến phản biện. - Phản biện xã hội và việc trưng cầu dân ý. Trưng cầu dân ý (còn gọi là phúc quyết toàn dân) là một hoạt động thu nhận phản hồi trực tiếp của người dân trước một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống xã hội. Trưng cầu dân ý là việc nhà cầm quyền hỏi để người dân trả lời, còn PBXH là việc để cho nhân dân đánh giá, nhận xét, góp ý, là sự đối thoại của người dân với người lãnh đạo và quản lí nhằm tìm ra phương án tốt nhất có lợi cho nhân dân. Với trưng cầu dân ý, nhân dân bày tỏ chính kiến (đồng ý hay không đồng ý) đối với phương án đưa ra mà không cần tranh luận, còn PBXH phải thông qua tranh luận mới đi đến quyết định đồng ý hay không đồng ý. Do đó, PBXH thể hiện trình độ phát triển của nền dân chủ và chỉ đạt được chất lượng tốt khi có sự chuẩn bị một cách chu đáo. PBXH được xây dựng trên cở quyền tự do ngôn luận,…còn trưng cầu dân ý chỉ thật sự có tác dụng khi người dân có đầy đủ thông tin cần thiết về vấn đề được hỏi ý kiến. Nếu thiếu minh bạch thông tin, thiếu môi trường tự do ngôn luận thì trưng cầu dân ý chỉ là sự trả lời phương án (đồng ý hay không đồng ý) mà người dân không ý thức được đầy đủ sự đúng – sai của phương án đã lựa chọn, không lường được những hậu quả bởi quyết định lựa chọn của bản thân mình. - Phản biện xã hội và phản bác. PBXH cũng khác với phản bác, nó có nội hàm rộng hơn so với phản bác. Trong quá trình phản biện có thể đi đến phản bác, nhưng phản biện không chỉ là để phản bác mà phản biện còn đi đến bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh và khẳng định cái đúng, cái hay, cái ưu điểm trong những vấn đề được phản biện mà tác giả của nó nhiều khi chưa tự thấy rõ. Do đó, phản biện với ý nghĩa đúng đắn và toàn diện, kể cả phải sử dụng đến phương án phản bác, thì nó vẫn mang động cơ xây dựng. PBXH chỉ nhằm lựa chọn phương án thực hiện chính sách, pháp luật tốt hơn còn phản kháng là hoạt động nhằm đả kích, gạt bỏ phương án xã hội được đưa ra. Phản kháng không chỉ là lập luận, ý kiến mà nó còn thể hiện ở nhiều hình thức khác. Về bản chất, PBXH và phản kháng tuy có khác nhau nhưng chúng lại có quan hệ với nhau. Phản kháng xã hội có thể xảy ra nếu làm không tốt phản biện xã hội. Do đó, PBXH là một giải pháp để phát hiện mâu thuẫn và hóa giải mâu thuẫn, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, phòng ngừa nguy cơ xảy ra phản kháng xã hội. Do vậy, nếu không có PBXH thì có thể có phản kháng xã hội. - Phản biện xã hội và dư luận xã hội. Dư luận xã hội là luồng ý kiến tỏ thái độ đánh giá, bình luận, mong muốn của các cá thể hoặc nhóm xã hội về những vấn đề có tính thời sự liên quan đến lợi ích cộng đồng, thu hút sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong tâm lí ủng hộ hoặc bức xúc. Cùng một nội dung là sự thể hiện thái độ đối với một vấn đề nào đó, nhưng nếu dư luận xã hội đơn thuần là sự thể hiện thái độ có tính chất đơn giản, gần như là cảm tính thì PBXH là sự thể hiện thái độ dựa trên những căn cứ, lập luận mang tính khoa học của chủ thể. Mặt khác, nếu dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội xuất hiện một cách tự nhiên, bột phát có tính chất dây chuyền thì PBXH là một hoạt động có tổ chức được điều chỉnh bởi những quy định chặt chẽ từ chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, kết quả… Từ sự phân tích ở trên, có thể nói, PBXH là một hoạt động có sự khác biệt so với một hoạt động khác mà nhìn bề ngoài những hoạt động này có đôi nét giống với phản biện xã hội. Sự khác biệt này còn được thể hiện rõ nét hơn khi tiếp cận những phương diện khác xung quanh hoạt động PBXH 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động phản biện xã hội - Tính xã hội – chính trị. PBXH tự nó đã thể hiện tính xã hội bởi chủ thể tiến hành là các lực lượng xã hội bao gồm nhiều thành phần, giai cấp và tầng lớp khác nhau. Bên cạnh đó, tính chất xã hội còn thể hiện thông qua mục đích của hoạt động này
Luận văn liên quan