Đề tài Xây dựng và lập trình cho tổng đài Panasonic KX-TES 824

Trao đổi thông tin là 1 nhu cầu thiết yếu trong ddoiwd sống hàng ngày. Khi các mối quan hệ kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng cao. Các thông tin được trao đổi rất đa dạng về hình thức như thoại, văn bản, số liệu, hình ảnh và rất phong phú về cách thức trao đổi. Thông tin viễn thông được hiểu theo nghĩa rộng là hình thức trao đổi thông tin từ xa .Chính vì vậy, hệ thống tổng đài ra đời nhằm đáp ứng một phần nào nhu cầu thông tin của xã hội loài người . Trong các thiết bị thì thống tổng đài là một thiết bị làm việc để kết nối phục vụ các loại hình dịch vụ thông tin khác nhau. Hệ thống tổng đài còn là nơi cung cấp một đường truyền dẫn tạm thời để truyền thông tin. Đồng thời nó cũng truyền theo hai hướng giữa các loại đường dây truyền dẫn thông tin. Mặt khác nó còn được các thiết bị chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua việc trao đổi tín hiệu với các mạng bên ngoài khác nữa. Ngày này với công nghệ ngày càng hiện đại, các loại tổng đài ngày càng được ứng dụng nhiều để liên lạc thông tin, trong công ty, trường học và các khu nội bộ, bệnh viện . Phổ biến là tổng đài cơ quan PABX,và tổng đài được sử dụng nhiều là tổng đài Panasonic KX-TES824.

doc92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và lập trình cho tổng đài Panasonic KX-TES 824, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trao đổi thông tin là 1 nhu cầu thiết yếu trong ddoiwd sống hàng ngày. Khi các mối quan hệ kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng cao. Các thông tin được trao đổi rất đa dạng về hình thức như thoại, văn bản, số liệu, hình ảnh và rất phong phú về cách thức trao đổi. Thông tin viễn thông được hiểu theo nghĩa rộng là hình thức trao đổi thông tin từ xa .Chính vì vậy, hệ thống tổng đài ra đời nhằm đáp ứng một phần nào nhu cầu thông tin của xã hội loài người . Trong các thiết bị thì thống tổng đài là một thiết bị làm việc để kết nối phục vụ các loại hình dịch vụ thông tin khác nhau. Hệ thống tổng đài còn là nơi cung cấp một đường truyền dẫn tạm thời để truyền thông tin. Đồng thời nó cũng truyền theo hai hướng giữa các loại đường dây truyền dẫn thông tin. Mặt khác nó còn được các thiết bị chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua việc trao đổi tín hiệu với các mạng bên ngoài khác nữa. Ngày này với công nghệ ngày càng hiện đại, các loại tổng đài ngày càng được ứng dụng nhiều để liên lạc thông tin, trong công ty, trường học và các khu nội bộ, bệnh viện . Phổ biến là tổng đài cơ quan PABX,và tổng đài được sử dụng nhiều là tổng đài Panasonic KX-TES824. Trong suốt thời gian vừa qua em đã tìm hiểu và cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo trong khi thực tập. Em đã hoàn thành đợt thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s BÙI NHƯ PHONG đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này. Tuy nhiên, do trình độ cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót, em rất mong sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG 4 I. KHÁI NIỆM VIỄN THÔNG 4 II. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TỔNG ĐÀI 5 III. CHỨC NĂNG CÁC KHỐI TRONG TỔNG ĐÀI 5 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC. 7 I. GIỚI THIỆU CHUNG. 7 II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC 8 2.1 Một số ưu điểm của tổng đài SPC: 9 2.2. Phân loại tổng đài: 10 2.3. Nguyên lý hoạt động của tổng đài: 11 III. SƠ ĐỒ CỦA TỔNG ĐÀI SPC 12 3.1 Chức năng các khối 12 3.2. Nhiệm vụ chung của một tổng đài: 19 IV.KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH SỐ 23 4.1. Giới thiệu chung về chuyển mạch số: 23 4.2. Đặc điểm của chuyển mạch số 24 4.3.Chuyển mạch không gian 24 4.4. Chuyển mạch thời gian (T) 26 4.4.1. Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào 26 4.4.2. Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra 28 4.4.3. Chuyển mạch số kết hợp 30 V. XỬ LÝ GỌI 37 5.1. Phân tích một cuộc gọi. 37 5.2. Các chương trình xử lý gọi trong tổng đài SPC 41 5.3. Số liệu thuê bao: 45 5.4. Phân tích phiên dịch và tạo tuyến 46 VI. HỆ THỐNG BÁO HIỆU TRONG TỔNG ĐÀI 51 6.1. Giới thiệu chung 51 6.2. Các loại báo hiệu trong tổng đài 52 6.2.1. Báo hiệu đường thuê bao 52 6.2.2. Báo hiệu liên tổng đài( trung kế) 53 6.3. Các phương pháp truyền báo hiệu 57 6.4. Hệ tống báo hiệu kênh chung số 7(SS7) 58 CHƯƠNG III: MẠNG ĐIỆN THOẠI 62 I.SƠ LƯỢC MẠNG ĐIỆN THOẠI 62 II. CÁC THÔNG TIN BÁO HIỆU TRONG ĐIỆN THOẠI 63 2.1 Tổng quan 63 2.2 Phân loại thông tin báo hiệu 63 2.3. Báo hiệu trên đường dây thuê bao 64 2.4. Hệ thống âm hiệu tổng đài 65 CHƯƠNG IV : TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐIỆN THOẠI 67 I. NGUYÊN LÝ THÔNG TIN ĐIỆN THOẠI: 67 1.1. Sơ đồ: 67 1.2. Nguyên lý hoạt động: 68 II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ MÁY ĐIỆN THOẠI 68 III. NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÁY ĐIỆN THOẠI 69 IV. PHÂN LOẠI MÁY ĐIỆN THOẠI 69 4.1. Chức năng: 69 4.2. Phân loại: 70 V. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MẠCH ĐIỆN CHO MỘT MÁY ĐIỆN THOẠI: 72 5.1. Phương pháp hở mạch: 72 5.2. Phương pháp chập mạch: 72 CHƯƠNG V: TỔNG ĐÀI PANASONIC KX-TES 824 73 I.Tổng quan về tổng đài KX-TES 824 73 1.1. Thông số kỹ thuật 74 1.2.Các loại card mở cho TES 824 74 1.3. Dung lượng hệ thống 75 1.4. Các cấu hình có thể nâng cấp tổng đài Panasonic KX-TES824: 75 1.5. Tính năng cơ bản của hệ thống KX-TES824 75 II. Hướng dẫn sử dụng TES824 77 III. Các bước lập trình tổng đài PANASONIC KX-TES 824 80 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG I. KHÁI NIỆM VIỄN THÔNG Thuật ngữ viễn thông (Telecommunication) được ghép từ(Telecommunication) Communication (liên lạc) với tiền tố Tele (từ xa). Edouard Estaunie, người Pháp, là người đưa ra thuật ngữ Telecommunication vào năm 1904. Thời bấy giờ từ Telecommunication dùng để chỉ chung cho Telegraph và Telephone. Từ tiếng Anh gọi là Telecommunication hay người ta vẫn gọi tắt là Telecom. Thuật ngữ viễn thông được dùng để chỉ tập hợp các thiết bị, các giao thức để truyền thông tin từ nơi này đến nơi khác. Các thành phần cơ bản của một hệ thống viễn thông bao gồm (xem hình 1):  Hình 1: Mô hình viễn thông cơ bản Một máy phát (Transmitter) ở nguồn (Source). Máy phát sẽ lấy thông tin (Information) và chuyển đổi nó thành tín hiệu (Signal) để có thể truyền được. Tín hiệu sẽ được truyền trên một kênh truyền (Channel/Medium). Một máy thu (Receiver) sẽ được đặt ở đích đến (Sink) để thu nhận tín hiệu truyền từ nguồn và chuyển đổi tín hiệu ngược lại thành thông tin. Nhiệm vụ của viễn thông là làm thế nào để truyền thông tin nhanh, chính xác, chất lượng cao, bảo mật tốt, và dĩ nhiên là đáp ứng nhu cầu truyền thông của con người. Do đó có thể nói ngành viễn thông bao gồm tất cả các lĩnh vực nhằm góp phần vào việc thực hiện và cải tiến quá trình truyền thông. II. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TỔNG ĐÀI Năm 1876 Alexander Graham Bell phát minh ra máy điện thoại. Năm 1878 hệ thống tổng đài nhân công ra đời ở New Haven của Mỹ (tổng đài thương mại đầu tên trên thế giới). Năm 1889 hệ thống tổng đài tự động được A.B Strowger của Mỹ phát minh. Năm 1965 tổng đài điện tử có dung lượng lớn được gọi là ESS No.1 được lắp đặt và đưa vào khai thác thành công ở Mỹ. III. CHỨC NĂNG CÁC KHỐI TRONG TỔNG ĐÀI  Hình 2. Sơ đồ chức năng của tổng đài 3.1. Khối điều khiển trung tâm (CPU): Khối này điều khiển mọi hoạt động của tổng đài, thực hiện các chức năng giám sát và nhận biết các trạng thai thuê bao, trung kế. Gửi lệnh điều khiển khối giao tiếp thuê bao và trung kế, khối thu DTMF, khối chuyển mạch TSI, khối tạo chuông và bảng đèn báo hiệu thông qua khối giao tiếp I/O. 3.2. Khối thu DTMF: Ghi nhận giải mã đa tần DTMF, giải mã thành các số thuê bao ở dạng số nhị phân. Tạo tín hiệu ngắt cho CPU và tự động thiết lập trạng thái bình thường cho lần ngắt sau. 3.3. Khối chuyển mạch TSI: Có nhiệm vụ kết nối và giải tỏa thông thoại giữa thuê bao với thuê bao, thuê bao với trung kế. Kết nối thuê bao, trung kế với khối âm hiệu hoặc kết nối với khối thu DTMF khi được yêu cầu. 3.4. Khối giao tiếp thuê bao và trung kế: Tạo sự giao tiếp cho thuê bao, trung kế với các khối khác. Cung cấp dòng nuôi DC ổn định cho thuê bao khi nhấc máy, tạo tải giả nhấc máy, chống đảo cực cho trung kế. 3.5. Khối âm hiệu: Tạo các tín hiệu cần thiết như : Dial Tone, Ring back Tone, Busy Tone…. Để cấp cho thuê bao. 3.6. Khối tạo chuông: Tạo các tín hiệu Sin 25Hz, 90 – 110 VAC, 2s só 3s không. 3.7. Khối nguồn: Cung cấp các nguồn DC +24V nuôi cho thuê bao +12V, +5V, -12V,-5V cho IC, OpAmp, Relay hoạt động. Trong đó nguồn +24V phải cách ly với các nguồn khác. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC. I. GIỚI THIỆU CHUNG. Tổng đài là một hệ thống chuyển mạch, nó có nhiệm vụ kết nối các cuộc liên lạc từ thiết bị đầu cuối chủ gọi (calling side) đến thiết bị đầu cuối bị gọi (called side). Loại tổng đài này được điều khiển bằng chương trình lưu trữ đã được lưu sẵn trong bộ nhớ. Các chức năng chính tông đài SPC bao gồm: + Thứ tự sử lý các bước của tổng đài. + Số thứ tự của đường dây thuê bao,số thuê bao,thuộc tính thuê bao. + Duy trì và giám sát cuộc gọi. + Tính cước cuộc gọi. + Đấu nối các thuê bao. + Cung cấp các dịch vụ khách hàng. + Vận hành bảo dưỡng. Tổng đài điện tử số SPC (Stored Program Control) là tổng đài điều khiển theo chương trình ghi sẵn, nghĩa là nó sử dụng bộ xử lý giống như máy tính để điều khiển hoạt động của tổng đài. Tất cả các chức năng điều khiển được đặc trưng bởi một loạt lệnh ghi sẵn trong bộ nhớ. Vì vậy các số liệu trực thuộc tổng đài như : các số liệu về thuê bao, các bản phiên dịch vê địa chỉ, các thông tin tạo tuyến, tính cước, thống kê các cuộc gọi... cũng được lưu sẵn trong bộ nhớ số liệu. Qua mỗi bước xử lý gọi sẽ nhận được các quyết định tương ứng với mỗi loại nghiệp vụ, số liệu đã ghi sẵn để đưa tới các loại thiết bị xử lý nghiệp vụ đó. Các chương trình ghi sẵn có thể thay đổi khi cần thay đổi nguyên tắc điều khiển hay tính năng của hệ thống. Nhờ vậy, người quản lý có thể linh hoạt trong quá trình điều hành tổng đài. Các tổng đài thế hệ trước, đặc biệt là tổng đài cơ điện, các chức năng báo hiệu, điều khiển được thực hiện bằng các mạch tổng hợp và thực hiện đấu nối các phần tử logic là các rơle điện, nhờ tác dụng của các tiếp điểm rơle mà các chức năng logic định trước được thực hiện, nếu thay đổi các số liệu để thay để thay đổi quá trình điều khiển thì việc thực hiện rất vất vả và khó khăn. Khi tổng đài điện tử số ra đời với sự phát triển của các công nghệ điện tử tiên tiến, máy tính. Cùng với việc sử dụng bộ xử lý ngoài thì ngoài việc điều khiển chuyển mạch nó còn có khả năng thực hiện các chức năng khác. Các chương trình điều khiển cũng như các số liệu có thể thay đổi nên công việc điều hành đáp ứng nhu cầu thay đổi của thuê bao trở nên dễ dàng. Việc đưa dịch vụ tới thuê bao và thay đổi các dịch vụ cũ dễ dàng thực hiện qua trao đổi người máy. Các số liệu trong các bộ nhớ dễ thay đổi khi ta thay đổi các dịch vụ cũ thông qua các lệnh của thiết bị ngoại vi trao đổi giữa người và máy. Một số dịch vụ đặc biệt có thể thực hiện bằng các thao tác từ máy thuê bao. Điều khiển theo chương trình ghi sẵn có nhiều ưu điểm như khi thay đổi chức năng nào đó chỉ cần thay đổi phần mềm của hệ thống. Với mạch điều khiển thì sử dụng bộ nhớ điều khiển để điều hành toàn bộ mạng chuyển mạch nên tạo ra các lệnh và chuyển lệnh đơn giản hơn. Vì vậy các tổng đài điện tử hiện nay đều làm việc theo nguyên lý điều khiển bằng chương trình ghi sẵn (SPC). II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC Trong các tổng đài điện tử hoạt động theo nguyên lý điều khiển bởi các chương trình ghi sẵn (Stored Program Control: SPC), người ta sử dụng các bộ vi xử lý như máy tính để điều khiển hoạt động của tổng đài, tất cả các chức năng điều khiển được đặc trưng bởi một loạt các lệnh đã ghi sẵn trong các bộ nhớ. Ngoài ra các số liệu trực thuộc tổng đài như số liệu về thuê bao, các bảng phiên dịch địa chỉ, các thông tin về tạo tuyến, tính cước, thống kê... cũng được ghi sẵn trong các bộ nhớ số liệu. Qua mỗi bước xử lý gọi sẽ nhận được một sự quyết định tương ứng với loại nghiệp vụ, số liệu đã ghi sẵn để đưa tới thiết bị xử lý nghiệp vụ đó. Nguyên lý chuyển mạch như vậy gọi là chuyển mạch điều khiển theo chương trình ghi sẵn. Các số liệu chương trình và số liệu ghi trong các bộ nhớ có thể thay đổi được khi cần thay đổi nguyên tắc điều khiển hay tính năng của hệ thống. Nhờ vậy người quản lý có thể linh hoạt trong quá trình điều hành tổng đài đáp ứng được các yêu cầu của thuê bao, việc đưa các dịch vụ mới cho các thuê bao và thay đổi các dịch vụ cũ đều được dễ dàng thực hiện thông qua các lệnh trao đổi giữa người và máy. Việc sử dụng máy tính hay bộ xử lý số vào chức năng điều khiển tổng đài thì ngoài chức năng điều khiển chuyển mạch thì cùng một bộ xử lý có thể điều khiển các chức năng khác. Bởi vậy tổng đài điện từ SPC đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thuê bao với tốc độ nhanh và có hiệu quả. Nhờ có trung tâm điều hành và bảo dưỡng được trang thiết bị trao đổi người - máy, cùng với hệ thống xử lý mà công việc điều hành và bảo dưỡng cụm tổng đài trong một vùng mạng được thực hiện dễ dàng. Ngoài ra các trung tâm này còn bao quát cả công việc quản lý mạng như lưu lượng các tuyến xử lý đường vòng... Các phép đo kiểm tra cũng được thực hiện tại các cổng nhờ phát đi các lệnh. Những sự thay đổi về dịch vụ cũng có thể tạo ra nhờ các trung tâm xử lý tin kiểu này, tại đây cũng nhận được các thông tin về cước, hỏng hóc sự cố...từ các tổng đài khu vực. Nhờ vậy các công tác điều hành mạng lưới trở nên có hiệu quả hơn do các bộ xử lý có khả năng hoàn thành công việc ở tốc độ cao nên có đủ thời gian chạy các chương trình thử vòng để phát hiện lỗi tự động, không cần phải chi phí thời gian và nhân lực cho phép đo thử này. 2.1 Một số ưu điểm của tổng đài SPC: Thuận tiện linh hoạt trong quá trình sử dụng khi cần mở rộng thêm thuê bao hoặc dịch vụ thì chỉ cần thay đổi, bổ sung vào phần mềm không cần phải thay đổi về cấu trúc phần cứng. Thuận tiện trong việc quản lý: tổng đài SPC có khả năng lưu trữ các số liệu trong quá trình hoạt động, thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng khai thác tổng đài có hiệu quả. Tổng đài SPC có khả năng phát hiện được các sự cố, các hỏng hóc trong quá trình hoạt động của tổng đài. Tổng đài SPC áp dụng công nghệ tiên tiến của kỹ thuật số, kỹ thuật vi xử lý tăng được độ tin cậy, giảm nhỏ được kích thước trọng lượng. 2.2. Phân loại tổng đài: - Được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống viễn thông hiện nay người ta sử dụng tổng đài tự động điện tử kĩ thuật số được điều khiển theo chương trình ghi sẵn. - Căn cứ vào chế độ làm việc của tổng đài người ta chia tổng đài thành 2 loại: +) Tổng đài nhân công: Là có người thao tác để chuyển mạch. +) Tổng đài tự động: Được điều khiển theo chương trinh ghi sẵn. - Căn cứ vào cấu tạo của tổng đài người ta chia thành hai loại: +) Tổng đài cơ điện: Là tổng đài được thực hiện việc đấu nối bằng các tiếp xúc cơ khí sử dụng các tiếp điểm rơle. +) Tổng đài điện tử: Là tổng đài được thực hiện việc đấu nối bằng các tiếp xúc điện tử sử dụng các linh kiện điện tử như điốt, tranziztor, cổng logíc. - Căn cứ vào vị trí tổng đài trong hệ thống viễn thông: +) Tổng đài nội hạt: Là tổng đài mà các thuê bao được đấu trực tiếp vào đó được tổ chức trong một khu vực địa lí. +) Tổng đài chuyển tiếp nội hạt:Là những tổng đài chuyển tiếp tín hiệu thoại giữa các tổng đài nội hạt trong một khu vực hoặc một vùng. +) Tổng đài chuyển tiếp vùng. +) Tổng đài quốc gia. Hiện nay trên mạng viễn thông có 5 loại tổng đài sau: Tổng đài cơ quan PABX: Được sử dụng trong các cơ quan, khách sạn và thường sử dụng trung kế CO- Line(central office). Tổng đài nông thôn (Rural Exchange): Được sử dụng ở các xã, khu dân cư đông, chợ và có thể sử dụng tất cả các loại trung kế . Tổng đài nội hạt LE ( Exchange Local): Được đặt ở trung tâm huyện tỉnh và sử dụng tất cả các loại trung kế. Tổng đài cửa ngõ quốc tế (Gateway Exchange): Tổng đài này dùng để chọn hướng và chuyển mạch các cuộc gọi vào mạng quốc tế để nối các quốc gia với nhau, có thể chuyển tải cuộc gọi quá giang. Tổng đài đường dài TE (Toll Exchange): Dùng để kết nối các tổng đài nội hạt ở các tỉnh với nhau, chuyển mạch các cuộc gọi đường dài trong nước với nhau. 2.3. Nguyên lý hoạt động của tổng đài: + Cuộc gọi nội bộ: Là cuộc gọi xảy ra giữa 2 thuê bao trong cùng một tổng đài. + Cuộc gọi ra: Là cuộc gọi giữa 1 thuê bao của tổng đài này với 1 thuê bao của tổng đài khác. + Cuộc gọi vào: Là cuộc gọi từ 1 tổng đài khác gọi đến thuê bao tổng đài đang xét. + Cuộc gọi chuyển tiếp: Là cuộc gọi giữa 2 thuê bao thuộc 2 tổng đài trên mạng nhưng cuộc gọi đó phải được đi qua tổng đài đang xét . III. SƠ ĐỒ CỦA TỔNG ĐÀI SPC  Hình 3: Sơ đồ khối tổng đài SPC 3.1 Chức năng các khối 3.1.1. Thiết bị giao tiếp: Thiết bị giao tiếp gồm các mạch điện kết cuối thuê bao, kết cuối trung kế tương tự và kết cuối trung kế số. + Khối mạch kết cuối bao gồm: - Mạch điện đường dây thuê bao làm bảy nhiệm vụ: BORSCHT tức là; B: (Batteryfeed): Cấp nguồn cho đường dây thuê bao theo công thức cấp nguồn đối xứng. O: (Overvoltage protection): Bảo vệ quá áp cho thiết bị, bảo đảm cho điện áp trên đường dây không vượt quá nguồn cung cấp. R (Ring): Thực hiện cấp tín hiệu rung chuông cho thuê bao bị gọi. S (Supervision): Giám sát các trạng thái thuê bao. C (Codec): Thực hiện mã hoá và giải mã trước và sau bộ tập trung phân phối thoại (Chuyển đổi A ( D). Đa số các đường dây thuê bao hiện là những đường dây tương tự bởi vậy trước khi đưa vào trường chuyển mạch số thì các tín hiệu tương tự phải được mã hoá thành luồng số PCM và khi đưa ra phải chuyển đổi từ luồng PCM thành tín hiệu tương tự. H (Hybrid): Bộ sai động thực hiện chuyển đổi 2/4 dây, phía bên thuê bao ngoài theo hai hướng, một hướng phát một hướng thu, mỗi hướng hai dây. T (Text): Đo thử , kiểm tra để tạo số liệu cho việc quản lí, bảo dưỡng hệ thống. Ngoài ra khối giao tiếp thuê bao còn có mạch nghiệp vụ như mạch phối hợp báo hiệu, mạch điện thu phát xung quay số ở dạng mã thập phân và mã đa tầm. Ở các tổng đài số, mạch điện thuê bao còn làm nhiệm vụ biến đổi qua lại A/D (Analog - Digital) cho tín hiệu thoại. + Khối mạch giao tiếp trung kế tương tự: Khối mạch này chứa các mạch điện trung kế dùng cho các cuộc gọi ra, gọi vào và gọi chuyển tiếp. Chúng làm nhiệm vụ cấp nguồn, giám sát cuộc gọi, phối hợp báo hiệu. + Khối mạch kết cuối trung kế số: Nhiệm vụ cơ bản của khối mạch này là thực hiện các chức năng GAZPACHO, bao gồm: - Tạo khung (Gerieration of Frame): Tức là nhận dạng tín hiệu đồng bộ khung để phân biệt từng khung của tuyến số liệu PCM đưa đến từ các tổng đài khác. - Đồng bộ khung (Aligment of Frame): Để sắp xếp khung số liệu mới phù hợp với hệ thống PCM. - Nén dãy bít “0”( Zero string suppression): Vì dãy tín hiệu PCM có nhiều quãng chứa nhiều bít “0” sẽ khó phục hồi tín hiệu đồng bộ ở phía thu nên nhiệm vụ này là thực hiện nén các quãng tín hiệu có nhiều bít “0” liên tiếp ở phía phát. - Đảo cực tính: (Polar conversion): Nhiệm vụ này nhằm biến đổi dây tín hiệu đơn cực từ hệ thống đưa ra thành dãy tín hiệu lưỡng cực trên đường dây và ngược lại. - Xử lý cảnh báo (Alarm Processing): Để xử lý cảnh báo từ đường PCM. - Phục hồi dãy xung nhịp (Clock recovery): Khôi phục xung nhịp từ dãy tín hiệu thu được. - Tách thông tin đồng bộ: (Hunt during reframe): Tách thông tin đồng bộ từ dãy tín hiệu thu. - Báo hiệu (Ofice Signalling): Thực hiện chức năng giao tiếp báo hiệu để phối hợp các báo hiệu giữa tổng đài đang xem xét và các tổng đài khác qua các đường trung kế. 3.1.2. Thiết bị chuyển mạch: Ở các tổng đài điện tử, thiết bị chuyển mạch là một trong các bộ phận chủ yếu và có kích thước lớn. Nó có các chức năng chính sau: - Chức năng chuyển mạch: Thực hiện thiếp lập tuyến nối giữa hai hay nhiều thuê bao của tổng đài hoặc giữa tổng đài này và tổng đài khác. - Chức năng truyền dẫn: Trên cơ sở tuyến nối đã thiết lập, thiết bị chuyển mạch thực hiện truyền dẫn tín hiệu tiếng nói và tín hiệu báo hiệu giữa các thuê bao với độ tin cậy chính xác cần thiết. + Có hai loại hệ thống chuyển mạch: a. Hệ thống chuyển mạch tương tự: Loại này được chia làm hai loại: Phương thức chuyển mạch không gian: Ở phương thức này đối với 1 cuộc gọi 1 tuyến vật lý được thiết lập giữa đầu vào và đầu ra của trường chuyển mạch. Tuyến này là riêng biệt cho mỗi cuộc nối và duy trì trong suốt thời gian tiến hành cuộc gọi. Các tuyến nối cho các cuộc gọi là độc lập với nhau. Ngay sau khi 1 tuyến được đấu nối, các tín hiệu được trao đổi giữa hai thuê bao. * Phương thức chuyển mạch thời gian: Phương thức này còn gọi là phương thức chuyển mạch PAM (Pule Amplitude Modulation), tức là chuyển mạch theo phương thức điều biên xung. b. Hệ thống chuyển mạch số (Digital Switching System). Phương thức chuyển mạch này còn gọi là chuyển mạch PCM ( Pulse Code Modulation). Ở hệ thống chuyển mạch này một tuyến vật lý được sử dụng chung cho một số cuộc gọi trên cơ sở phân chia theo thời gian. Mỗi cuộc gọi sử dụng tuyến này trong khoảng thời gian xác định và theo chu kỳ với một tốc độ lặp thích hợp. Đối với tín hiệu thoại tốc độ lặp là 8KHz, tức là cứ mỗi 125 (s lại truyền đi tiếng nói một lần. Tiếng nói trong mỗi lần chuyển đi gọi mẫu và được mã hoá theo phương thức PCM. 3.1.3. Bộ điều khiển trung tâm: Bộ điều khiển trung tâm gồm một bộ xử lý