Đề tài Xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lựa chọn các hàng hóa tại một thời điểm nhất định

LỜI MỞ ĐẦU Tiêu dùng là hành vi vô cùng quan trọng của con người. Nó là hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu và sở thích của con người, nhưng thu nhập hiện có luôn là vấn đề quyết định chi tiêu của mỗi người tiêu dùng. Bạn chắc chắn cũng đã vào những cửa hàng, siêu thị tràn ngập hàng hóa rồi phải không? Lúc đó bạn cần mua gì ? Thích mua gì và cuối cùng sẽ mua sản phẩm nào? Khi sử dụng ngân sách của mình để mua bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào người tiêu dùng luôn hướng tới lợi ích đạt được khi tiêu dùng và lợi ích càng nhiều thì càng tốt. Với mỗi hàng hóa, nếu càng tiêu dùng nhiều thì lợi ích càng tăng, và người tiêu dùng luôn muốn hướng tới giá trị lợi ích cao nhất.

doc17 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 21389 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lựa chọn các hàng hóa tại một thời điểm nhất định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TRANG LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 3 Một số khái niệm cơ bản 3 Lợi ích(U) 3 Tổng lợi ích(TU) 3 Lợi ích cận biên(MU) 3 Quy luật lợi ích cận biên giảm dần 3 Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 4 Sở thích của người tiêu dùng 4 Kết hợp tiêu dùng hàng hóa tối ưu 8 Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thu nhập và giá cả thay đổi 8 PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TẾ QUA VÍ DỤ 9 Sự ràng buộc về ngân sách của người tiêu dùng 9 Thay đổi trong thu nhập và giá cả tác động đến lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 13 Những thay đổi trong thu nhập và tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng 13 Sự thay đổi giá cả tác động tới sự lựa chọn của người tiêu dùng 14 LỜI MỞ ĐẦU Tiêu dùng là hành vi vô cùng quan trọng của con người. Nó là hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu và sở thích của con người, nhưng thu nhập hiện có luôn là vấn đề quyết định chi tiêu của mỗi người tiêu dùng. Bạn chắc chắn cũng đã vào những cửa hàng, siêu thị tràn ngập hàng hóa rồi phải không? Lúc đó bạn cần mua gì ? Thích mua gì và cuối cùng sẽ mua sản phẩm nào? Khi sử dụng ngân sách của mình để mua bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào người tiêu dùng luôn hướng tới lợi ích đạt được khi tiêu dùng và lợi ích càng nhiều thì càng tốt. Với mỗi hàng hóa, nếu càng tiêu dùng nhiều thì lợi ích càng tăng, và người tiêu dùng luôn muốn hướng tới giá trị lợi ích cao nhất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi xin đề cập tới lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng, nó sẽ giúp chúng ta khái quát về cách thức ra quyết định chi tiêu của người tiêu dùng, sự đánh đổi trong việc chọn lựa hang hóa, cũng như phản ứng của họ trước sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài như thu nhập bản thân người tiêu dùng, giá cả hàng hóa. Để từ đó có cái nhìn thực tế hơn trong việc lựa chọn tiêu dùng hàng hóa. PHẦN I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Một số khái niệm cơ bản Lợi ích(U) Khi tiêu dùng một hàng hóa nào đó người tiêu dùng có thể hài lòng hoặc không hài lòng. Khi đạt được sự hài lòng có nghĩa là hàng hóa đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tổng lợi ích(TU) Là tổng thể sự thỏa mãn, hài lòng mà người têu dùng đạt được khi tiêu dùng số lượng hàng hóa , dịch vụ nhất định. Lợi ích cận biên(MU) Là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa (lợi ích tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị hàng hóa): MU = ∆TU/∆Q Quy luật lợi ích cận biên giảm dần Nội dung: khi tăng sử dụng một hàng hóa trong khoảng thời gian nhất định thì tổng lợi ích tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần còn lơi ích cận biên có xu hướng giảm đi. Hình 1.1 Lý thuyết về lợi ích và lợi ích cận biên cho biết tại sao đường cầu dốc xuống. Như vậy chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa MU và giá cả hàng hóa MU>0, người tiêu dùng tăng tiêu thụ hàng hóa, MU=0 người tiêu dùng đạt lợi ích tối đa, khi MU<0 người tiêu dùng dừng mua hàng hóa Khi MU càng lớn, lượng hàng hóa tiêu dùng càng ít, người tiêu dùng trả giá càng cao. Khi MU càng nhỏ thì lượng hàng hóa tiêu dùng càng nhiều và người tiêu dùng trả giá càng thấp, Khi MU=0 người tiêu dùng không mua đơn vị hàng hóa nào nữa. Hình 1.2 II. Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng Sở thích của người tiêu dùng Biểu diễn sở thích của người tiêu dùng qua đường bàng quan Khái niệm: Đường bàng quan là tập hợp tất cả những điểm mô tả cách kết hợp hàng hóa khác nhau nhưng mang lại lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng. Hình 2.1 Tính chất: Đường bàng quan có độ dốc âm Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau Đường bàng quan cong lồi về phía gốc tọa độ Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì có độ thỏa dụng càng cao Tỷ suất thay thế cận biên(MRS) : Cho biết người tiêu dùng sẵn sang đánh đổi bao nhiêu hàng hóa Y để tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hóa X tức là △X.MUx +△Y.MUy =0 nên MRSy/X =(△Y/△X) = -MUx/MUy Hình 2.2 1.2 Ngân sách của người tiêu dùng (I) Khái Niệm: đường ngân sách là tập hưp tất cả những cách kết hợp khác nhau của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua thỏa mãn cùng một mức thu nhập. Giả sử có 2 hàng hóa là X và Y: I= X.Px +Y.Py Độ dốc đường ngân sách tgα=△Y/△X= - Px/Py Vì Px, Py luôn dương nên độ dốc đường ngân sách luôn âm. Độ dốc âm phản ánh tỷ lệ thay thế giữa X và Y và sự thay đổi khối lượng hàng hóa X và Y là ngược chiều. Hình 2.3 Trượt dọc từ A đến B trên đường ngân sách ta nhận thấy muốn tăng số lượng hàng hóa X phải giảm lượng hàng hóa I Nếu thu nhập và giá của Y giữ nguyên, giá của X tăng lên thì đường ngân sách xoay vào trong và ngược lại Hình 2.4 Nếu thu nhập tăng lên, giá hàng hóa không đổi thì đường ngân sách dich chuyển song song ra ngoài, không gian tiêu dùng được mở rộng, người tiêu dùng có thể mua nhiều hàng hóa hơn và ngược lại. Hình 2.5 Kết hợp tiêu dùng hàng hóa tối ưu Mọi sự tiêu dùng đều phải nằm trên đường ngân sách Để tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng cần lựa chọn điểm tiêu dùng nằm trên đường bàng quan cao nhất Nhưng để chọn ra điểm tiêu dùng tối ưu thì người tiêu dùng cần chọn điểm tiêu dùng là tiếp điểm của đường ngân sách và đường bang quan. Tức là điểm đó thỏa mãn điều kiện cần và đủ X.Px +Y.Py =I MUx/Px =MUy/Py Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thu nhập và giá cả thay đổi Thu nhập thay đổi Giả sử X và Y là 2 hàng hóa thông thường. Khi thu nhập tăng từ I1 tới I2 tới I3 đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải, khi đó người tiêu dùng sẽ có phản ứng thuận chiều với sự gia tăng của thu nhập tức là mua cả 2 hàng hóa nhiều hơn, các đường bang quan sẽ tiếp xúc với các đường ngân sách tại các điểm lựa chon tiêu dùng tối ưu tương ứng từ A đến B đến C. lợi ích tối đa cũng tăng từ U1 đến U2 đến U3 I3 Y I2 I1 B U2 C U1 U3 0 A X Hình 2.6 Khi thay đổi giá cả Giả sử X Y là 2 hàng hóa thong thường. Khi ngân sách không đổi giá của 1 trong 2 hàng hóa thay đổi sẽ làm đường ngân sách xoay. Giả sử giá của X giảm giá của Y thay đổi. lượng tiêu dùng X tăng lên, đường ngân sách xoay ra ngoài từ I1 đến I2 đến I3 điểm lựa chon tiêu dùng cũng thay đổi từ A đến B đến C. lợi ích lớn nhất tăng từ U1 đến U2 đến U3 Y C B A U3 U2 U1 I3 I2 I1 0 X Hình 2.7 PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TẾ QUA VÍ DỤ Sự ràng buộc về ngân sách của người tiêu dùng. Để đơn giản hoá vấn đề, giả sử người tiêu dùng chỉ mua 2 loại hàng hoá: lon nước Coca (X) và sôcôla (Y). Trước tiên, chúng ta xét xem chi tiêu về Coca và sôcôla của người tiêu dùng bị giới hạn bởi thu nhập như thế nào. Nếu người tiêu dùng này có mức thu nhập I=1000 đôla một tháng và anh ta chi tiêu toàn bộ thu nhập hàng tháng của mình cho Coca và sôcôla. Giá một lon Coca là Px= $2 và giá của 1 thanh sôcôla là Py= $10 . Bảng 1.1. Một số phương án tiêu dùng 2 hàng hóa trên PHƯƠNG ÁN TIÊU DÙNG Lon Coca X Số thanh sôcôla Y chi tiêu cho Coca (đôla) Chi tiêu cho Sôcôla (đôla) Tổng chi tiêu (đô la) A 0 100 0 1000 1000 B 50 90 100 900 1000 C 100 80 200 800 1000 D 150 70 300 700 1000 E 200 60 400 600 1000 F 250 50 500 500 1000 G 300 40 600 400 1000 H 350 30 700 300 1000 I 400 20 800 200 1000 K 450 10 900 100 1000 L 500 0 1000 0 1000 Nhận xét: Có rất nhiều phương án tiêu dùng để người tiêu dùng chọn lựa. người tiêu dùng thường thích nhiều hơn thích ít và sở thích của họ mang tính hoàn chỉnh vì thế mà họ có thể so sánh sắp xếp các phương án theo đánh giá chủ quan của bản thân. Nếu thích sôcôla họ có thể dành toàn bộ số tiền để mua sôcôla như phương án A hoặc chọn phương án L nếu yêu thích nước Coca. Hoặc kết hợp mua cả 2 thì có rất nhiều cách chọn lựa. Bảng 1.2 Lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần Qx TUx Mux MUx/Px Qy TUy MUy MUy/Py 100 4000 40 20 10 1600 160 16 150 5500 30 15 20 3000 140 14 250 7900 24 12 50 6600 120 12 400 10300 16 8 70 8600 100 10 450 10800 10 5 80 9200 60 6 Nhận xét: Khi tăng tiêu dùng hàng hóa X,Y thì tổng lợi ích tăng lên nhưng lợi ích cận biên giảm dần theo đúng quy luật. Điều kiện để tối đa hóa lợi ích là: X.Px+Y.Py = I MUx/Px = MUy/Py Nhận thấy: kết hợp bảng 1.1 và 1.2 thì phương án F là phương án tiêu dùng tối ưu khi thỏa mãn cả điều kiện cần và đủ. 250.2+50.10=1000 MUx/Px=MUy/Py=12 - Giới hạn ngân sách của người tiêu dùng biểu thị các giỏ hàng hoá khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua tại mức thu nhập nhất định. Ở đây người tiêu dùng mua giỏ hàng hoá Coca và sôcôla. Số lượng Coca tăng thì sôcôla giảm và ngược lại. 0 50 100 lượng sôcôla 500 250 B c A lượng Coca Hình 1.1 Tại A, người tiêu dùng không mua Coca và mua 100 thanh sôcôla. Tại B, người tiêu dùng không mua sôcôla và mua 500 lon Coca. Tại điểm C, người tiêu dùng mua 50 thanh sôcôla và 250 lon Coca, tại đó người tiêu dùng chi tiêu cho 2 sản phẩm bằng nhau (500 đô la). Đường AB được gọi là đường giới hạn ngân sách. Nó chỉ ra các giỏ hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua, trong trường hợp của chúng ta, nó biểu thị sự đánh đổi giữa Coca và sôcôla. Độ dốc của đường giới hạn ngân sách (-△y/△x)phản ánh tỷ lệ mà người tiêu dùng có thể trao đổi hàng hoá này lấy hàng hoá khác và phản ánh sự đánh đổi mà thị trường đặt ra cho người tiêu dùng: 1 thanh sôcôla đổi lấy 5 lon Coca Nếu cả 2 giỏ hàng hoá thích hợp như nhau đối với thị hiếu của anh ta, chúng ta nói rằng người tiêu dùng bàng quan giữa 2 giỏ hàng hoá này. Lượng sôcôla 0 Lượng Coca C B A D Đường bàng quan I1 I2 Hình 1.2 Đường bàng quan biểu thị cái giỏ tiêu dùng mà người tiêu dùng ưa thích như nhau. Trong trường hợp này đường bàng quan biểu thị các kết hợp sôcôla và Coca làm cho người tiêu dùng thoả mãn ở mức như nhau. Hình 1.2 trình bày 2 trong số rất nhiều đường bàng quan của người tiêu dùng. Người tiêu dùng bàng quan giữa các kết hợp A, B và C, bởi vì chúng nằm trên cùng một đường. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu mức tiêu dùng sôcôla của người tiêu dùng giảm, ví dụ từ điểm A xuống điểm B, thì mức tiêu dùng Coca phải tăng để giữ cho sự thoả mãn của người tiêu dùng ở mức như cũ. Nếu mức tiêu dùng sôcôla tiếp tục giảm chẳng hạn từ điểm B xuống điểm C, thì lượng Coca phải tiếp tục tăng. Tóm lại mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích. Một lần nữa chúng ta hãy xem xét ví dụ về Coca và sôcôla. Người tiêu dùng muốn có kết hợp tốt nhất giữa Coca và sôcôla nghĩa là kết hợp nằm trên đường bàng quan cao nhất. Nhưng kết hợp này cũng phải nằm trên hoặc nằm phía trong đường giới hạn ngân sách, đường phản ánh tổng nguồn lực mà anh ta có thể sử dụng. Lượng sôcôla 0 Lượng Coca B A Tối ưu I1 I2 I3 Hình 1.3 Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là tiếp điểm của đường giới hạn ngân sách và đường bàng quan cao nhất. Tại điểm này gọi là điểm tối ưu. Điểm tối ưu biểu thị kết hợp tiêu dùng tốt nhất của Coca và sôcôla mà người tiêu dùng có thể chọn. Chú ý rằng tại điểm tối ưu, độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường giới hạn ngân sách. Độ dốc của đường bàng quan là tỷ lệ thay thế cận biên giữa Coca và sôcôla, còn độ dốc của đường giới hạn ngân sách là tương đối giữa socola và Coca. Do vậy chúng ta có thể nói, người tiêu dùng chọn cách tiêu dùng hai hàng hoá sao cho tỷ lệ thay thế cận biên bằng giá tương đối Thay đổi trong thu nhập và giá cả tác động đến lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng: Những thay đổi trong thu nhập và tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng Chúng ta hãy giả định thu nhập tăng. Với mức thu nhập cao hơn, người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hoá hơn. Do vậy, sự gia tăng thu nhập làm dịch chuyển đường giới hạn ngân sách ra phía ngoài (hình 2.1). Do giá tương đối giữa 2 hàng hoá không thay đổi nên độ dốc của đường giới hạn ngân sách mới cũng đúng bằng độ dốc của đường ngân sách ban đầu. Nghĩa là sự gia tăng thu nhập dẫn đến sự dịch chuyển song song của đường giới hạn ngân sách. Sự mở rộng giới hạn ngân sách cho phép người tiêu dùng lựa chọn kết hợp tốt hơn của Coca và bánh sôcôla. Nói cách khác, người tiêu dùng giờ đây có thể đạt được đường bàng quan cao hơn. Với sự dịch chuyển của đường giới hạn ngân sách và sở thích của người tiêu dùng được biểu thị qua các đường bàng quan, điểm tối ưu của người tiêu dùng chuyển từ điểm có tên "tối ưu ban đầu" sang 1 điểm "tối ưu mới". Lượng sôcôla 0 Lượng Coca B Tối ưu mới I1 Tối ưu ban đầu Giới hạn ngân sách mới Giới hạn ngân sách ban đầu Hình 2.1 Hình 2.1 cho thấy rằng người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng nhiều Coca và sôcôla hơn. Khi người tiêu dùng muốn có nhiều một loại hàng hoá nào đó hơn khi thu nhập tăng thì nó được coi là hàng hoá thông thường. 2. Sự thay đổi giá cả tác động tới sự lựa chọn của người tiêu dùng Bây giờ chúng ta hãy sử dụng mô hình này về sự lựa chọn của người tiêu dùng để xét xem sự thay đổi giá cả của 1 hàng hoá nào đó làm thay đổi sự lựa chọn của người tiêu dùng như thế nào. Cụ thể, giả sử Coca giảm từ 2 đô la xuống còn 1 đô la 1 lon. Không có gì đáng ngạc nhiên khi giá thấp hơn làm tăng cơ hội mua của người tiêu dùng. Nói cách khác, giá của bất kỳ hàng hoá nào giảm cũng làm dịch chuyển đường giới hạn ngân sách và phía ngoài. Lượng sôcôla 0 Lượng Coca Tối ưu mới I2 Giớí hạn ngân sách mới Giới hạn ngân sách ban đầu I1 500 1000 A 100 Hình 2.2 Khi giá Coca giảm, đường giới hạn ngân sách của người tiêu dùng xoay ra phía ngoài và độ dốc của nó thay đổi. Người tiêu dùng chuyển từ điểm tối ưu ban đầu sang điểm tối ưu mới. Trong trường hợp này lượng Coca tiêu dùng tăng và lượng sôcôla tiêu dùng giảm. Hình 2.2. cho ta thấy nếu chi tiêu toàn bộ 1000 đô la thu nhập của anh ta cho bánh socola, thì giá Coca chẳng liên quan gì cả. Do vậy, điểm A trong hình vẽ không thay đổi. Trong trường hợp này, sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường giới hạn ngân sách đã làm thay đổi độ dốc của nó. Như chúng ta đã thảo luận, độ dốc của đường giới hạn ngân sách phản ánh giá tương đối giữa Coca và sôcôla. Do giá Coca giảm từ 2 dô la nên người tiêu dùng bây giờ có thể đổi 1 thanh sôcôla lấy 10 lon Coca chứ không phải là 5 lon Coca. Kết quả là đường giới hạn ngân sách mới dốc hơn. Sự thay đổi của giới hạn ngân sách kiểu này làm thay đổi tiêu dùng của cả 2 hàng hoá như thế nào phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. Trong trường hợp này người tiêu dùng mua nhiều Coca hơn và mua sôcôla ít hơn. KẾT LUẬN Như vậy có thể thấy rằng lý thuyết hành vi người tiêu dùng là một yếu tố cơ bản trong việc quyết định về sự lựa chọn của người tiêu dùng, cho thấy rõ những phản ứng của họ khi có sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài. Nhu cầu về tiêu dùng của con người ngày càng lớn, đòi hỏi họ phải biết cân nhắc khi ra quyết định chi tiêu, làm sao cho cân đối, hợp lý phù hợp với túi tiền của bản thân . Xã hội ngày nay rất phát triển, đời sống được nâng cao lan rộng ra khắp nơi, không có chỗ cho sự nghèo túng tồn tại, đây thực sự là một thách thức của vấn đề mà trong khuôn khổ một bài thảo luận em không thể đề cập được một cách đầy đủ và chi tiết. Vì kiến thức của chúng em còn hạn chế và do chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong khi viết bài sẽ có những thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Một lần nữa chúng em mong rằng sẽ nhận được sự chỉ bảo của các thầy, các cô và sự đóng góp của các bạn để bài thảo luận của em được tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!. Thành viên nhóm 14: Phạm Thị Thiền Nguyễn Đức Thiện Nguyễn Thị Hà Thu Tăng Anh Thư Đặng Phương Thảo Trần Văn Thành Đỗ Hoài Thu Đinh Thị Thương Nguyễn Trung Thuật Mai Thị Thu
Luận văn liên quan