Đề tài Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI

Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, giữ gìn được nền văn hoá truyền thống của mình. Một gia đình sẽ không thể đầm ấm, sum vầy và đóng góp tích cực cho xã hội nếu không có gia phong, gia giáo. Cũng như vậy một doanh nghiệp sẽ không thể có một sự phát triển lâu dài, bền vững nếu không có một nền văn hoá đặc thù hoặc tệ hơn môi trường văn hoá doanh nghiệp lại là một bầu không khí căng thẳng ức chế hoặc đầy rẫy bất công. Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, sự hợp tác cùng với tiến trình hội nhập trong thế kỷ XXI, vấn đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp tạo thế mạnh trong cạnh tranh đang rất được nhiều người quan tâm. Thế kỷ XXI được dự báo là thế kỷ thông tin, nền kinh tế thế giới tiến vào thời đại tri thức và toàn cầu hoá, khi vấn đề công nghệ và chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp không chênh lệch nhau nhiều, do đó không ảnh hưởng quá nhiều đến người tiêu dùng thì sắc thái văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của họ. Vì thế, ngày nay các doanh nghiệp rất chăm lo đến việc tạo hình ảnh của mình, mỗi doanh nghiệp lại có những cách thức tạo dựng riêng. Người lãnh đạo các ngành, các cấp đã bắt đầu ý thức được văn hoá doanh nghiệp đang có tác dụng quan trọng cho mặt thành tích tổng thể và mưu lợi của doanh nghiệp, họ coi văn hoá doanh nghiệp là “phương thức cuộc sống” của doanh nghiệp. Với Việt Nam nói riêng, chúng ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên không tránh khỏi quy luật chung của toàn thế giới nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng. Trong quá tình vận động và phát triển của kinh tế thị trường, có ba phương thức cạnh tranh hay ba thế hệ cạnh tranh. Thế hệ cạnh tranh thứ nhất, dựa trên cơ sở chất lượng, giá cả và kiểu dáng sản phẩm, ít chú ý tới văn hoá doanh nghiệp. Thế hệ cạnh tranh thứ hai là cạnh tranh tiêu thụ, chủ yếu thông qua tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi. Thế hệ cạnh tranh thứ ba sẽ phải là văn hoá doanh nghiệp dựa trên nền tổng phương thức tác động tới hành vi ứng xử, và nhìn chung các doanh nghiệp trong thế kỷ XXI chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng phương thức thứ ba. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo dựng cho mình một sắc thái văn hoá riêng, đây sẽ là một nguyên nhân dẫn đến sự thua kém trong cạnh tranh. Thấy được vai trò quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong thế kỷ XXI và tính quyết định thắng lợi của nó đối với doanh nghiệp Việt Nam em đã chọn đề tài “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI” cho công trình nghiên cứu khoa học của mình. Mục đích nghiên cứu nhằm: - Tìm hiểu sâu hơn về văn hoá doanh nghiệp, trên cơ sở đó hệ thống hoá các cơ sở lý luận. - Tìm hiểu thực trạng văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay. - Tìm hiểu quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp đồng thời đưa ra một số kiến nghị trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu: trong công trình của mình em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp điều tra, thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích Nội dung bài viết gồm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về văn hoá doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. - Chương 3: Định hướng và quá trình xây dựng, phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.

doc54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan