Sống khỏe mạnh và trường thọ luôn là ước mơ và mục đích vươn đến của con người. Từ ăn đủ no, ăn ngon, con người còn tiến tới tầm cao hơn là ăn để phòng và trị bệnh. Trong vô số các thực phẩm để lựa chọn, những loại có tác dụng phòng chống bệnh tật đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể, một số thực phẩm còn có vai trò “chức năng”, nghĩa là chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe chủ yếu nhờ vào những thành phần có tác dụng chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E.), chất xơ và một số hoạt chất khác.
“Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”
Để quảng bá tầm quan trọng cũng như một số loại thực phẩm chức năng em đã chọn đề tài “Xây dựng website bán thực phẩm chức năng bằng mã nguồn mở” nhằm
56 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng website bán thực phẩm chức năng bằng mã nguồn mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cám ơn quý thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn đã giảng dạy, động viên, tư vấn với lòng nhiệt tình và kiến thức sâu rộng trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Chân thành cám ơn Thầy Lê Nhật Anh _Trung tâm CNTT đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt thời gian em thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn các bạn cùng khóa đã cùng trao đổi kinh nghiệm
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 20/06/2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhi
MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Cơ cấu doanh thu từ thương mại điện tử năm 2008 8
Hình 2: Chạy setup 21
Hình 3: Cài đặt WampServer 22
Hình 4: Cài đặt WampServer 22
Hình 5: Chọn thư mục chứa WampServer. 23
Hình 6: Chọn hiển thị. 23
Hình 7 : Cài đặt file 24
Hình 8: Giao thức truyền tải thư tín. 24
Hình 9: Bước hoàn thành 25
Hình 10: Chọn ngôn ngữ 25
Hình 11: Kiểm tra cấu hình 26
Hình 12: Cài đặt License 26
Hình 13: Thiết lập cấu hình cơ sở dữ liệu 27
Hình 14: Thiết lập cấu hình 27
Hình 15: Thiết lập thông tin cho website 28
Hình 16: Cài đặt thành công 28
Hình 17: Lược đồ hoạt động Ues Case ứng dụng 29
Hình 18: Lược đồ hoạt động - tìm kiếm 37
Hình 19: Lược đồ hoạt động - chọn sản phẩm 38
Hình 20: Lược đồ hoạt động - thanh toán 39
Hình 21: Lược đồ hoạt đông - đăng nhập 39
Hình 22: Lược đồ hoạt động - đăng ký 40
Hình 23: Lược đồ hoạt động - quản lý giỏ hàng 40
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tinh chỉnh cấu hình _ Nhóm quản trị 15
Bảng 2: Tinh chỉnh cấu hình _ Nhóm người dùng. 15
Bảng 3: Các component. 16
Bảng 4: Các module được gói cùng Joomla. 17
Bảng 5: Các tính năng dành cho nhà quản trị. 19
Bảng 6: Bảng product 41
Bảng 7: Bảng category 42
Bảng 8: Bảng order 43
Bảng 9: Bảng user 44
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMDT: Thương mại điện tử
CSDL: Cơ sở dữ liệu
TPCN: Thực phẩm chức năng
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Sống khỏe mạnh và trường thọ luôn là ước mơ và mục đích vươn đến của con người. Từ ăn đủ no, ăn ngon, con người còn tiến tới tầm cao hơn là ăn để phòng và trị bệnh. Trong vô số các thực phẩm để lựa chọn, những loại có tác dụng phòng chống bệnh tật đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể, một số thực phẩm còn có vai trò “chức năng”, nghĩa là chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe chủ yếu nhờ vào những thành phần có tác dụng chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số hoạt chất khác.
“Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”
Để quảng bá tầm quan trọng cũng như một số loại thực phẩm chức năng em đã chọn đề tài “Xây dựng website bán thực phẩm chức năng bằng mã nguồn mở” nhằm đưa đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, chất lượng tốt nhất.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu: Xây dựng hoàn thiện website bán thực phẩm chức năng
Nhiệm vụ: -Tìm hiểu quy trình, nghiệp vụ bán hàng tại các website khác.
- Tìm hiểu về mã nguồn mở Joomla tích hợp Vituemart
- Xây dựng thành công website bán hàng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm (trên địa bàn miền Trung)
- Một số website bán sản phẩm thực phẩm chức năng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu
- Tham khảo các website về thương mại.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết về Thương mại điện tử
1.1.1 Lịch sử hình thành
Thuật ngữ "thương mại điện tử" được nói đến rất nhiều và nhiều người nghĩ rằng thương mại điện tử là sản phẩm của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, thương mại điện tử, tức tiến hành kinh doanh bằng cách gửi và nhận thông điệp qua mạng đã hình thành từ cách đây một thế kỷ.
Năm 1910, 15 người bán hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi theo đường điện báo những đơn hàng hoa đặt mua từ ngoại thành. Tổ hợp Điện báo giao nhận của những người bán hoa nói trên, ngày nay là công ty FTD Inc , có thể đã là mạng thương mại điện tử thực sự đầu tiên.
Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa một hãng của Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp telex mà sau đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính.
1968: Uỷ ban phối hợp truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các chuẩn kê khai hàng hoá cho từng ngành: ngành vận tải hàng không, đường bộ, đường thuỷ…
1977: Ngành lương thực và thực phẩm khai trương một dự án EDI thử nghiệm.
1982: GM và Ford yêu cầu những đại lý cung cấp sử dụng EDI.
2000: 3 nhà chế tạo ô tô lớn nhất nước Mỹ (Ford, GM and Daimler Chrysler) thiết lập chương trình thanh toán thương mại điện tử B2B Covisint.
2001: Chuẩn ebXML 1.0 được phê chuẩn.
1.1.2 Khái niệm
Như chúng ta đã biết, trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về thương mại điện tử, về mỗi phương diện khác nhau ta lại có một khái niệm khác về hương mại điện tử.
Công nghệ thông tin đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm dịch vụ, các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, các mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác.
Kinh tế đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh.
Dịch vụ đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Trực tuyến thì lại đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác.
Từ các khái niệm đó ta rút ra được kết luậnThương mại điện tử: “Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác”
1.1.3 Động lực thúc đẩy TMĐT phát triển
Động lực kinh tế: giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, giấy tờ, quảng cáo…
Động lực thị trường: thúc đẩy thương mại điện tử nhằm nắm bắt được thị trường quốc tế lớn và nhỏ.
Động lực công nghệ: sự phát triển của công nghệ- thông tin- truyền thông
Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT
Thư điện tử
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức, … sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e – mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào.
Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua phương tiện điện tử, ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v..v thực chất đều là dạng thanh toán điện tử.
Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”, từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thoả thuận buôn bán với nhau.
Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau:
Giao dịch kết nối
Đặt hàng
Giao dịch gửi hàng
Thanh toán
Truyền dữ liệu
Dữ liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng.
Mua bán hàng hoá hữu hình
Đến nay, danh sách các hàng hoá bán lẻ qua mạng đã mở rộng, và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”, hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hoá hữu hình. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hoá chứa trong đó trên từng trang màn hình một.
Các đặc trưng của TMĐT
Vì tính chất kinh doanh trên mạng nên thương mại điện tử có các đặc trưng cơ bản khác với thương mại truyền thống như:
- Các bên tham gia giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau: Khi giao dịch các bên tham gia trao đổi mua bán thực hiện thông qua website mà không gặp mặt trực tiếp với nhau.
-Thương mại điện tử được thực hiện trong một môi trường không biên giới: Thương mại điện tử thì website luôn mở cửa 24h/ ngày và được truyền trên mạng nên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.
- Trong thương mại điện tử, xuất hiện bên thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực… để đưa website lên mạng internet.
- Không giống như thương mại truyền thống thương mại điện tử mạng lưới thông tin là thị trường: trên website chỉ đưa ra những hình ảnh và thông tin được xác thực để giới thiệu với khách hàng và đối tác kinh doanh.
1.1.6 Những nhân tố góp phần vào thành công của giao dịch TMĐT
Người bán cần phải có những yếu tố sau:
- Một trang web với khả năng thương mại điện tử (ví dụ như máy chủ giao dịch an toàn)
- Một mạng nội bộ công ty để các đơn đặt hàng được xử lý theo phương pháp hiệu quả
- Nhân viên với kỹ năng về CNTT để quản lý luồng thông tin và duy trì hệ thống thương mại điện tử
Đối tác giao dịch bao gồm:
- Các ngân hàng đưa ra những dịch vụ chứng từ thanh toán giao dịch (ví dụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử)
- Các công ty vận tải quốc gia và quốc tế có khả năng vận chuyển hàng hoá thực trong, ngoài nước. Với giao dịch doanh nghiệp tới người tiêu dùng, hệ thống này phải đưa ra những hình thức cho việc vận chuyển giảm chi phí với những gói hàng nhỏ (chẳng hạn như mua sách qua Internet thì không được đắt hơn là mua từ hiệu sách)
- Cơ quan chứng thực được coi là bên thứ ba để đảm bảo tính xác thực và an toàn của giao dịch
Khách hàng (trong giao dịch doanh nghiệp tới khách hàng) là người:
- Hình thành nên những số đông với sự tiếp cận vào Internet và với thu nhập sẵn có cho phép dùng thẻ tín dụng
- Có ý định mua hàng qua Internet hơn là mua hàng thực tế
Các công ty/ doanh nghiệp (trong giao dịch doanh nghiệp tới doanh nghiệp) cùng với nhau hình thành nên một số lượng công ty (đặc biệt trong chuỗi cung ứng) với sự tiếp cận Internet và khả năng đặt hàng qua Internet.
Chính phủ, nhằm thiết lập:
- Khung pháp lý quản lý các giao dịch thương mại điện tử (bao gồm chứng từ điện tử, chữ ký điện tử v..v)
- Các thể chế pháp luật thực hiện khung pháp lý (luật và quy định) và bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp khỏi những vi phạm
Và cuối cùng là Internet, việc sử dụng thành công của nó tuỳ thuộc vào những điều sau:
- Hạ tầng vững chắc và đáng tin cậy của Internet
- Cấu trúc giá không ngăn cản người tiêu dùng sẻ dụng thời gian vào đó và mua hàng qua Internet (ví dụ một cước phí mặt bằng hàng tháng cho cả tiếp cận ISP và các cuộc gọi nội vùng)
1.1.7 Lợi ích của TMĐT
So với thương mại truyền thống thì thương mại điện tử có những lợi ích dối với tổ chức cũng như đối với khách hàng như sau:
1.1.7.1 Đối với tổ chức
- Mở rộng thị trường: tìm kiếm và tiếp cận với nhà cung cấp và khách hàng và đối tác trên khắp thế giới...
- Giảm chi phí:
+ Chi phí sản xuất, tạo lập, duy trì, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin trên giấy.
+ Chi phí giao dịch: mặc dù khoản dịch vụ ngân hàng cho việc giao dịch bằng séc giấy là không lớn, nhưng nếu thanh toán qua internet có thể giảm đến 80%
- Cải thiện hệ thống phân phối:
+ Giảm gánh nặng lưu trữ hàng hóa;
+ Giảm độ trễ trong phân phối hàng
- Vượt giới hạn về thời gian: việc tự động hóa các giao dịch thông qua các website giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện, mô hình kinh doanh mới, tăng tốc độ từng sản phẩm ra thị trường
1.1.7.2 Đối với khách hàng
Có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và tiến hành giao dịch mà ko cần quan tâm đến thời gian.
Có quyền lựa chọn nhờ khả năng chủ động về thông tin → được tiêu dùng sản phẩm với giá thấp.
Vận chuyển, phân phối sản phẩm, dịch vụ với tốc độ ngày càng được cải tiến, nhất là sản phẩm số hóa
Khách hàng có thể tham gia trực tuyến vào các phiên đấu giá, mua/bán, sưu tầm các món hàng quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
Thông qua thương mại điện tử khách hàng trao đổi kinh nghiệm mua bán, giao dịch trên mạng, trong việc sử dụng những sản phẩm
Trên đường đua dành lấy sự thỏa mãn của khách hàng, khi đó khách hàng sẽ có nhiều cơ hội mua được hàng hóa chất lượng, giá rẻ và chính sách khuyến mãi hấp dẫn.
Hạn chế của TMĐT
1.1.8.1 Hạn chế về kỹ thuật
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy;
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT;
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển;
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống;
Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư;
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao;
Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.
1.1.8.2 Hạn chế về thương mại
An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT;
Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp;
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ;
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ điều kiện để TMĐT phát triển;
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện;
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian;
Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian;
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô;
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT;
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot com.
1.1.9 Tình hình thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam
Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của thương mại điện tử thì năm 2008 là năm thương mại điện tử thực sự khởi sắc và đi vào cuộc sống.
Xét doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ thương mại điện tử cũng có chiều tích cực. 35,6% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu, trong đó là có tới 38,07% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 15% trong tổng doanh thu của mình (số liệu năm 2008).
Hình 1: Cơ cấu doanh thu từ thương mại điện tử năm 2008
Tóm lại, thương mại điện tử được biết đến nhử một phương thức kinh doanh có hiệu quả và phát triển cực nhanh từ khi internet hình thành và phát triển. Thuong mại điện tử tạo ra một phong cách kinh doanh, làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp; Là một công cụ giúp các công ty vừa và nhỏ khắc phục những điểm kém lợi thế để cạnh tranh ngang bằng với những doanh nghiệp lớn. Đồng thời thương mại điện tử cũng tạo ra động lực cải cách mạnh mẽcho các cơ quan quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.
1.1.10 Hệ thống thanh toán trong TMĐT
Thẻ tín dụng: Các hệ thống thẻ tín dụng cần sự an toàn xác thực, chính vì thế cần bổ sung các bước cần thiết để giúp giao dịch an toàn và xác nhận được cả người mua và người bán.
Séc điện tử: Phương thức thanh toán bằng séc cũng chiếm tới 11% tổng các giao
Tiền điện tử: Tiền mặt số hoá (digital cash) hoặc còn gọi tiền mặt điện tử (e – cash) là hệ thống giao dịch tiền mặt chỉ dựa trên các con số tương đương – ngoài một số vấn đề cần giải quyết liên quan đến bí mật cá nhân, là một hệ thống đơn giản và thích hợp nhất với các khoản thanh toán nhỏ, tức thời trên Internet.
1.2 Lý thuyết giỏ hàng
1.2.1 Giới thiệu về giỏ hàng (Shopping Cart)
- Giỏ hàng là trái tim của web kinh doanh trực tuyến, những kiến thức cơ bản về giải pháp và thành phần của shopping cart là điều đầu tiên những người kinh doanh cần biết khi thiết kế website bán hàng qua mạng.
- Giỏ hàng online để tương tác với các mã sản phẩm trưng bày, cho phép khách có thể tìm kiếm, đặt lệnh mua sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà kinh doanh trực tuyến. Vì thế Shopping cart giỏ hàng online có ý nghĩa quan trọng trong cấu trúc một website thương mại điện tử.
- Thực chất Shopping cart là một phần mềm ứng dụng chạy trên server, chức năng của nó là cho phép khách hàng thực hiện các "hành động" tương tác với website như tìm kiếm sản phẩm theo catalog, chọn sản phẩm, xóa sản phẩm khỏi danh sách chọn và đặt lệnh thanh toán (lệnh mua).
1.2.2 Nội dung một giỏ hàng (shopping cart)
Cơ sở dữ liệu: việc sử dụng giải pháp nào còn tùy theo những lựa chọn về hệ thống, về server cho trang web của bạn.
Giao diện: Thể hiện thông tin sản phẩm, bạn cần chú ý những tính năng sau:
Catalog đơn hàng dễ dàng truy cập, và thể hiện thông tin sản phẩm rõ ràng vừa dễ hiểu vừa có hiệu quả thu hút khách hàng.
Tính năng tìm kiếm cho phép khách hàng tìm ngay được sản phẩm muốn tìm. Càng có nhiều các tính năng lọc, phân loại sản phẩm càng tốt (ví dụ như theo giá, theo nhãn hiệu .v.v.).
Khu vực quản lý khách hàng cần thiết kế cho khách dễ quản lý thông tin các đơn hàng trong quá khứ của mình, thông tin cá nhân và quản lý mật khẩu.
Có trang riêng dành cho khách hàng tìm kiếm những sản phẩm đang bán, những serie sản phẩm cùng một nhãn hiệu.
Giao diện quản lý:
Thiết kế dễ dàng quản lý các thuộc tính chung cho phù hợp với điều kiện địa phương: như đơn vị tiền tệ VND, ngày giờ địa phương, số lượng sản phẩm hiển thị trong một trang.
Cần có module quản lý và tạo mới những sản phẩm theo những thư mục hàng hóa định sẵn.
Cần thiết kế dễ quản lý màu sắc mô tả và giá cả sản phẩm để thuận lợi cho những chiến dịch khuyến mại, giảm giá.
Thiết kế cho phép người kinh doanh trực tuyến đưa ra nhiều cách thức chuyển hàng khách nhau, nhiều lựa chọn trong phương thức thanh toán, thời gian thanh toán.
- Cần có module quản lý trạng thái những đơn hàng đã giao dịch (đã thanh toán, đang vận chuyển, đã giao hàng v.v.).
1.3 Lý thuyết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mysql
1.3.1 Khái niệm
Hệ cơ sở dữ liệu qua hệ là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản lý cơ sở dữ liệu. Các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa các thông tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ cơ sở dữ liệu khác nhau từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên nhiều siêu máy tính.
Tuy nhiên, Đa số hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên thị trường đều có một đặc điểm chung là sử dụng ngôn ngữ theo cấu trúc. Các hệ cơ sở dữ liệu được nhiều người biết đến như: MySQL, Oracle, SQL server…..
1.3.2 Ưu điểm của MySql
1.3.2.1. Khái niệm
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ dữ liệu mã nguồn mở miễn phí, được tích hợp sử dụng chung với apache, PHP.
MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng server-based (gần tương đương với SQL Server của Microsoft).
MySQL quản lý dữ liệu thông qua các cơ sở dữ liệu, mỗi cơ sở dữ liệu có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu.
MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có thể được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người dùng có một tên truy cập (user name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến CSDL.
Khi ta truy vấn tới cơ sở dữ liệu MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật khẩu của tài khoản có quyền sử dụng cơ sở dữ liệu đó. Nếu không, chúng ta sẽ không làm được gì cả.
1.3.2.2 Ưu điểm của Mysql
Tốc độ: MySQL rất nhanh. Những nhà phát triển cho rằng MySQL là cơ sở dữ liệu nhanh nhất mà bạn có thể có.
Dễ sử dụng: MySQL tuy có tính năng cao nhưng thực sự là một hệ thống cơ sở dữ liệu rất đơn giản và ít phức tạp khi cài đặt và quản trị hơn các hệ thống lớn
Giá thành: MySQL là miễn phí cho hầu hết các việc sử dụng trong một tổ chức.
Hỗ trợ ngôn ngữ truy vấn: MySQL hiểu SQL, là ngôn ngữ của sự chọn lựa cho tất cả các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại. Bạn cũng có thể truy cập MySQL bằng cách sử dụng các ứng dụng mà hỗ