Đề tài Xe trâu Bát Tràng

Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất có một nền văn hoá lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ bởi những bàn tay tài hoa của những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim. Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn, bay cao bay xa trên trường quốc tế. Một trong những làng nghề cổ truyền nổi tiếng ấy là một làng gốm ven sông, làng gốm Bát Tràng. Làng gốm đã trải qua trên năm thế kỷ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanh hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vốn quý đó của Bát Tràng cũng là một nguồn tài nguyên rất có giá trị đối với hoạt động kinh doanh du lịch, nó hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch có sức hấp dẫn rất lớn nếu như được chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm và khai thác đúng mức. Là một sinh viên của ngành du lịch, em rất mong được đóng góp những nghiên cứu, nhận định của mình và đưa ra một số giải pháp để Bát Tràng không những là địa phương có sự phát triển kinh tế bằng nghề truyền thống vốn có mà còn trở thành một nơi cung cấp các sản phẩm, đồ lưu niệm cho khách du lịch cũng như một điểm du lịch nổi tiếng, đóng góp chung vào sự phát triển du lịch của Việt Nam. Vì vậy để kết hợp phát triển du lịch, quảng bá các sản phẩm độc đáo vùng Ngoại ô Hà Nội, đưa du khách tìm lại cảm giác xưa đề tài “Xe trâu Bát Tràng” – Một sản phẩm du lịch độc đáo đã được lựa chọn.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xe trâu Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất có một nền văn hoá lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ bởi những bàn tay tài hoa của những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim. Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn, bay cao bay xa trên trường quốc tế. Một trong những làng nghề cổ truyền nổi tiếng ấy là một làng gốm ven sông, làng gốm Bát Tràng. Làng gốm đã trải qua trên năm thế kỷ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanh hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vốn quý đó của Bát Tràng cũng là một nguồn tài nguyên rất có giá trị đối với hoạt động kinh doanh du lịch, nó hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch có sức hấp dẫn rất lớn nếu như được chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm và khai thác đúng mức. Là một sinh viên của ngành du lịch, em rất mong được đóng góp những nghiên cứu, nhận định của mình và đưa ra một số giải pháp để Bát Tràng không những là địa phương có sự phát triển kinh tế bằng nghề truyền thống vốn có mà còn trở thành một nơi cung cấp các sản phẩm, đồ lưu niệm cho khách du lịch cũng như một điểm du lịch nổi tiếng, đóng góp chung vào sự phát triển du lịch của Việt Nam. Vì vậy để kết hợp phát triển du lịch, quảng bá các sản phẩm độc đáo vùng Ngoại ô Hà Nội, đưa du khách tìm lại cảm giác xưa đề tài “Xe trâu Bát Tràng” – Một sản phẩm du lịch độc đáo đã được lựa chọn. 2. Đối tượng nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu hai mảng nội dung chính: Tìm hiểu những tiềm năng và thế mạnh của du lịch Bát Tràng có giá trị cho hoạt động du lịch. Hiện trạng và định hướng phát triển loại hình vận chuyển khách du lịch từ việc khai thác những tiềm năng của khu du lịch Bát Tràng. Khóa luận tốt nghiệp đặt ra những nhiệm vụ sau: Đánh giá chi tiết tiềm năng du lịch của Bát Tràng – Hà Nội trên tất cả các phương diện: văn hóa và tự nhiên Đánh giá vai trò quan trọng của du lịch Bát Tràng trong hệ thống tài nguyên du lịch vùng và trong chiến lược phát triển du lịch của Hà Nội. Đề ra những giải pháp khả thi để xây dựng, đầu tư phát triển du lịch Bát Tràng - Hà Nội thành làng nghề truyền thống du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai. 3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là toàn bộ khu Làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng, đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng “Xe trâu Bát Tràng” – một sản phẩm du lịch độc đáo, tạo cho du khách tìm lại được cái cảm giác xưa – một cảm giác thong thả khi đi vào làng nghề gốm. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp thu thập tài liệu, so sánh và chọn lọc. Chủ yếu là tra cứu các khóa luận, các sách báo, tạp trí, các bài viết về du lịch làng nghề truyền thống Gốm Bát Tràng – Hà Nội. Phương pháp khảo sát thực tế: chủ yếu đến điểm du lịch Làng nghề truyền thống Gốm Bát Tràng, thực trạng khai thác quản lý và phục vụ du lịch. 5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp. Nội dung của bài viết, ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương chính đề cập đến các vấn đề sau: Chương 1: Khái quát về làng Bát Tràng Chương 2: Xe trâu ở Bát Tràng Chương 3: Giải pháp phát triển xe trâu tại làng gốm Bát Tràng Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG BÁT TRÀNG 1.1. Vị trí địa lý Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là 2 xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn , huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Thời hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1922 trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh, năm 1931 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Bát Tràng nằm ở tả ngạn dòng sông Hồng. Từ Hà Nội, có thể theo đường thủy từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê tả sông Hồng (tuyến đê Long Biên - Xuân Quan) đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng khoảng 15km tới cống Xuân Quan (công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải khoảng 1km sẽ tới trung tâm làng cổ Bát Tràng, hoặc theo quốc lộ 5 đến Trâu Quỳ rẽ về tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng khoảng hơn 20km. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng 1.2.1. Lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng Có rất nhiều giả thiết khác nhau về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng: Tương truyền, gần 6 thế kỷ trước, có một nghệ nhân cao tuổi râu tóc đã bạc trắng, từ làng Bồ Bát (Thanh Hóa) đến Bát Tràng hành nghề rồi truyền lại nghề gốm bàn xoay cho làng. Gọi là gốm bàn xoay bởi cách nặn, chuốt đồ gốm trên một cái mâm luôn luôn được đạp cho quay tròn. Cái tên Bát Tràng được xuất hiện lần đầu tiên đầy đủ và chính xác như ngày nay là trong tác phẩm "Dư địa chí của Nguyễn Trãi" vào thế kỉ 15. Cái tên này là tên ghép của hai từ Ninh Tràng và Bồ Bát. Hiện nay Bát Tràng vẫn sử dụng đất của vùng Dâu Canh nhưng đồng thời họ cũng sử dụng cả đất cao lanh Lạc Tử, đất sét trắng Hổ Lao và Trúc Thôn (Đông Triều - Quảng Ninh) để sản xuất đồ sành trắng. 1.2.2. Quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng Thế kỷ 18 - 19: Từ thế kỷ 19 đến nay: Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo theo hướng kinh tế thị trường. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài mặt hàng truyền thống, các lò gốm còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như các đơn đặt hàng xuất khẩu. Sản phẩm gốm Bát Tràng có mặt tại nhiều nước trên thế giới từ Á sang Âu. 1.2.3. Những sản phẩm đặc trưng của làng gốm Bát Tràng Nhiều sản phẩm gốm men ngọc, men rạn, men hoa lam của thợ gốm Bát Tràng rất hoàn mỹ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật gốm Việt Nam. Nhưng đáng tiếc một thời gian khá dài gốm men ngọc của ta bị thất truyền, mãi đến những năm gần đây cố họa sĩ lão thành Nguyễn Văn Y và một số thợ gốm Bát Tràng đã khôi phục được công nghệ làm men ngọc cổ. Ngoài men trắng ngà cổ truyền, thợ gốm Bát Tràng cũng biết dùng men màu và vẽ màu dưới men, giữa men, trên men nhằm tạo hiệu quả huyền ảo cho người thưởng thức sản phẩm. Các sản phẩm gốm Bát Tràng gồm có: Đồ gốm gia dụng: Gồm các loại bát, đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, khay trà, ấm, điếu, bình vôi, nậm rượu, bình, lọ, chóe, hũ. Đồ gốm dùng làm đồ thờ: Gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Đồ gốm trang trí: Gồm mô hình nhà, long đình, các tranh gốm, các loại tượng như tượng nghê, ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng voi, tượng hổ..... Đồ gốm xây dựng: Nổi tiếng với gạch Bát Tràng cổ, gạch hoa kính hiện đại, các loại ngói như ngói lưu ly, ngói mũi hài, ngói ống.... Bát Tràng hiện nay song song phát triển sản xuất hai chủng loại gốm lớn: Gốm giả cổ và gốm bằng chất liệu, phương pháp cổ truyền; gốm hiện đại gần gũi với kỹ thuật đồ sứ. 1.3. Những tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch ở Bát Tràng 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Bát Tràng nằm ở tả ngạn dòng sông Hồng, xưa kia dòng sông này được người dân khai thác phát triển giao thông thủy nội địa, xây dựng các cảng bốc dỡ hàng hóa thì hiện nay nó lại đem lại cho Bát Tràng một tiềm năng mới: Tiềm năng phát triển du lịch. Khi các tour du lịch Bát Tràng bằng đường thủy được lập ra du khách sẽ được ngắm nhìn dòng sông Hồng, các làng ven sông, nghe thuyết minh về dòng sông cùng các dấu tích lịch sử mà nó mang trong mình, sau đó là ghé thăm làng gốm Bát Tràng. Đây chính là một tiềm năng góp phần thúc đẩy du lịch tại làng gốm Bát Tràng phát triển đặc biệt khi mà cảng du lịch ở Bát Tràng được hoàn thành vào năm 2009. 1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn * Đình làng: * Chùa Kim Trúc: * . Đền làng (hay còn gọi là đền Mẫu): * Văn chỉ làng Bát Tràng: * Lễ hội của làng * Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (còn gọi là chợ gốm) * Bảo tàng gốm Vạn Vân 1.4. Thực trạng hoạt động du lịch ở làng gốm Bát Tràng 1.4.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng * Cơ sở hạ tầng xã hội * Cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch 1.4.2. Thực trạng về môi trường Bát Tràng hiện nay rất thiếu không gian, cảnh quan môi trường của một làng quê. Khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế không chỉ đến đây để tham quan làng nghề một cách đơn thuần, mà họ còn muốn tránh xa không khí ồn ào, náo nhiệt của các đô thị phát triển để thư giãn trong không gian tĩnh lặng, không khí thanh bình của cảnh làng quê. Nhưng đến với Bát Tràng hôm nay họ chỉ thấy nhà cửa san sát, ngõ nghách rất nhỏ lại còn lầy lội, bụi bẩn. Những lối đi chỉ rộng khoảng một sải tay hai bên là tường cao có đắp đầy những than rất mất thẩm mỹ. Không khí trong lành, tĩnh lặng và yên bình của một làng quê nay được thay bằng không khí hối hả tấp nập của một đô thị. 1.4.3. Thực trạng về nguồn nhân lực Các nghệ nhân của làng: Làng gốm Bát Tràng hiện nay có khoảng 14 - 15 người được nhà nước phong danh hiệu nghệ nhân như nghệ nhân Lê Quang Chiến, Lê Văn Cam, Lê Minh Châu, Lê Minh Ngọc, Trần Độ, Lê Xuân Phổ... Mỗi nghệ nhân sẽ giỏi về một mặt nào đó, có người chú trọng về men, nói cách khác là giỏi độc đáo về men; có nghệ nhân chuyên sâu về tạo dáng; có nghệ nhân tài về vẽ... Trong số những nghệ nhân này có những nghệ nhân tuổi đời còn rất trẻ như nghệ nhân Lê Xuân Phổ nhưng với lòng yêu nghề, nhiệt huyết tuổi trẻ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ, phát huy những giá trị tinh hoa của gốm sứ Bát Tràng để sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng vươn xa hơn nữa. Nguồn nhân lực để phát triển du lịch còn mỏng và yếu đặc biệt là đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ trực tiếp cho ngành du lịch như cán bộ quản lý du lịch, HDV du lịch. Hiện nay làng gốm Bát Tràng chưa có một cán bộ nào được đào tạo qua các trường lớp, có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, chỉ mới có một vài con em trong làng theo học chuyên ngành du lịch, được đào tạo chính quy, có chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại không về công tác, phục vụ tại làng. 1.4.4. Thực trạng về chính sách phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng Thành phố Hà Nội và Sở du lịch chưa có những dự án đầu tư, và giải pháp phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng thực sự có hiệu quả. Hoặc có dự án đầu tư thì lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai đưa các dự án vào thực tế. Đặc biệt là thành phố Hà Nội nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng chưa có những chính sách cho vay vốn khuyến khích phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh tại làng gốm Bát Tràng. Chính quyền xã Bát Tràng thì chưa thật sự vào cuộc, chưa cớ những biện pháp, việc làm cụ thể để thúc đẩy làng gốm Bát Tràng phát triển. 1.4.5. Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch tại làng gốm Bát Tràng 1.4.6. Khách du lịch đến làng gốm Bát Tràng Trong số khách quốc tế đến Hà Nội thì lượng khách đến với Bát Tràng chiếm khoảng 6 - 7%. Mỗi năm làng gốm Bát Tràng đón khoảng 6000 - 7000 khách quốc tế đến đây để chiêm ngưỡng các sản phẩm và thực hiện các giao dịch thương mại với các nhà sản xuất và người bán lẻ. Và hàng vạn khách du lịch nội địa đến đây tham quan mua sắm, nghiên cứu tìm hiểu. Khách đến với Bát Tràng cũng vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Khách nội địa chủ yếu là học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà nghiên cứu tìm hiểu về gốm Bát Tràng chiếm khoảng 60% và các doanh nhân, một số khách đến tham quan mua sắm đơn thuần chiếm 40%. Khách quốc tế đến với Bát Tràng cũng vô cùng đa dạng với nhiều quốc tịch khác nhau chủ yếu là Anh, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc. Khách quốc tế đến đây cũng với nhiều mục đích khác nhau là tham quan mua sắm đơn thuần chiếm 85% còn khách đến đây tham quan tìm hiểu đặt quan hệ làm ăn bằng các đơn đặt hàng chiếm khoảng 25%. 1.4.7. Các loại hình du lịch được khai thác tại Bát Tràng * Những hoạt động chính trong các CTDL làng gốm Bát Tràng * Những hoạt động tạo hứng thú cho du khách * Các loại hình du lịch chính tại Bát Tràng 1.5. Tác động của du lịch tới làng nghề Bát Tràng 1.5.1. Tác động tích cực * Hoạt động du lịch góp phần quảng bá một cách rộng rãi và có hiệu quả nhất hình ảnh làng gốm Bát Tràng và các dòng sản phẩm gốm truyền thống của làng. * Sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của làng gốm Bát Tràng * Đời sống người dân 1.5.2. Tác động tiêu cực * Tác động đến môi trường * Trật tự an ninh, an toàn xã hội * Tác động đến truyền thống văn hóa làng gốm Bát Tràng 1.6. Tiểu kết chương 1 Làng gốm Bát Tràng có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Chính điều này đã tạo ra một kho tàng văn hoá to lớn và rất đáng được quan tâm nghiên cứu. Đây chính là một nguyên nhân hấp dẫn khách du lịch đến tìm hiểu và thăm quan. Hiện nay, việc sản xuất ở làng nghề Bát Tràng không những không bị mai một và đang ngày càng phát triển, sản phẩm gốm sứ của làng hiện rất đa dạng, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Việc sản xuất của làng nghề hiện là sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại, vừa có tính kế thừa vừa có sự tiếp thu những phương pháp mới có hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, sản phẩm của làng hiện còn có thể đáp ứng được tính thời vụ đối với các ngày lễ trong năm và rất thích hợp cho các nhu cầu về hàng lưu niệm trưng bày. Do đó, có thể nói nền sản xuất tại Bát Tràng tự nó đã mang những yếu tố kích thích sự phát triển của du lịch. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Bát Tràng vẫn còn nhiều bất cập và việc giới thiệu tại chỗ nền sản xuất của làng đến khách thăm quan hiện đang gặp khó khăn do nhiều điều kiện khách quan. Tiềm năng phát triển du lịch ở Bát Tràng rất lớn xuất phát từ chính nội tại của nền sản xuất ở Bát Tràng, cảnh quan rất đặc trưng đối với một làng nghề cổ phát triển trong quá khứ hiện còn lưu giữ được và vị trí địa lý khá thuận lợi để tổ chức các tour du lịch theo cả đường bộ và đường sông (không chỉ là những tour riêng biệt mà có thể kết hợp theo các tour du lịch dọc theo sông Hồng). Chương 2 XE TRÂU Ở BÁT TRÀNG 2.1. Vai trò con trâu trong đời sống văn hoá người Việt “Con trâu là đầu cơ nghiệp" - nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến hình ảnh của người nông dân Việt Nam. Con trâu không những gắn bó với con người trong lao động sản xuất, mà nó còn mang hình tượng của một nền văn minh lúa nước, gắn liền với mỗi làng quê Việt Nam. *Mua được trâu tốt là mang phước lành vào nhà Ông Đặng Bá Kỳ, Phó chủ tịch UBND xã Đại Sơn, Đô Lương, cho biết: “Không biết chợ trâu, bò có từ bao giờ nhưng hoạt động của chợ trâu, bò ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn với nhiều thương lái đến từ Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Sài Gòn… Hoạt động của chợ trâu, bò Ú đã đóng góp vào ngân sách của xã hàng năm trên 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho người dân, giải quyết những khó khăn của địa phương trong nông nghiệp” * Đến Lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu Dù ai đi đâu, ở đâu Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về                                             (Ca dao) 2.2. Các phương tiện vận chuyển ở làng gốm Bát Tràng 2.2.1. Phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất, sinh hoạt Làng nghề Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống có tư lâu đời, là làng nghề góp phần trực tiếp xây dựng Thành cổ Thăng Long. Nghề gốm sứ là một trong những nghề đặc trưng của Việt Nam. Những phương tiện chuyên phục vụ sản xuất, sinh hoạt như: xe kéo, một số các phương tiện cơ giới như xe máy, ô tô, bên cạnh đó là phương tiện thô sơ ( xe đạp) . Những chiếc xe đạp thồ những sản phẩm chất đày đi bán, nhìn đằng sau như thể chiếc xe tự di chuyển, vì những lô hàng đầy ắp, không nhìn thấy người cầm lái đâu – đây phải trăng là một nét độc đáo chỉ có ở Bát Tràng mà thôi. Bên cạnh đó là những chiếc ô tô về các lò để trở những sản phẩm mới đi giao bán ở khắp mọi nơi, từng sản phẩm một, chúng được gói gọn gàng một cách rất cẩn thận, tránh sứt mẻ mang đến người tiêu dùng những sản phẩm đẹp. 2.2.2. Phương tiện vận chuyển phục vụ tham quan du lịch Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội hơn 15km nên việc đi từ Hà Nội sang Bát Tràng rất dễ dàng. Tuyến xe Bus 47 đi thẳng về chợ gốm Bát Tràng tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên đi du lịch. * Du lịch Bát Tràng bằng xe bus * Du lịch Bát Tràng bằng xe máy * Du lịch Bát Tràng bằng ô tô gia đình 2.3. Thực trạng khai thác phương tiện vận chuyển xe bằng trâu ở Bát Tràng * Trâu làm du lịch Men theo triền đê dọc sông Hồng trong cái rét ngọt dịu của ngày đầu Xuân, lòng thấy lâng lâng niềm hứng khởi giữa sự giao thoa của trời đất, giữa tiếng khua lộc cộc, lắc lư của xe trâu, hiện lên trong mắt những du khách như chúng tôi là một làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) vừa cổ kính vừa hiện đại. Bát Tràng không chỉ được biết đến là một làng chuyên sản xuất các mặt hàng gốm sứ mà giờ đây nó còn được biết đến là một vùng đất du lịch mang phong cách độc đáo: đó là đưa con trâu vào làm du lịch, hình tượng vốn quen thuộc trong cuộc sống hiền hòa của người nông dân Việt Nam. Người khởi xướng ra phương tiện xe trâu phục vụ khách du lịch là anh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải và cũng là đơn vị chủ quản độc nhất của phương tiện này tại Bát Tràng. Gốm sứ không chỉ riêng Bát Tràng mới có, nhưng muốn thu hút khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế đến với Bát Tràng thì phải tạo được hình tượng mới lạ và hấp dẫn. Đây chính là lý do ra đời của loại hình du lịch độc đáo: xe trâu. Tiêu chuẩn chọn trâu của anh Hải cũng thật khắt khe. Tuy nhiên, để huấn luyện được trâu làm du lịch cũng không phải là chuyện dễ, bởi trâu quen với đồng ruộng, nay bắt nó phải chở người đi dạo phố, rồi lại suốt ngày phải nhìn ngắm các màu sắc sặc sỡ, tiếp xúc với rất nhiều người, đi lại theo trật tự... thì quả thật như thách đố. Hàng núi công việc mà trâu phải gánh vác, chuyện tưởng như chỉ có trong thế giới cổ tích, thế mà những chú trâu sau một thời gian huấn luyện đã trở nên lành nghề, thạo việc. Khiếm khuyết lớn nhất của trâu là mùi hôi, do vậy sau hai lượt kéo lại phải xịt nước tắm cho trâu một lần, lau khô rồi xịt nước hoa. Ngay cả thức ăn, nước uống cho trâu cũng được chọn lựa kỹ càng để trâu đảm bảo sức khỏe, không bệnh tật. Chăm sóc những chú trâu làm du lịch công phu chẳng khác gì chăm sóc con người, chẳng thế mà hai con trâu ở Bát Tràng được ông chủ mua từ miền sơn cước lúc nào cũng săn chắc, bóng mượt và khỏe mạnh. Đúng như ý tưởng, từ khi mô hình xe trâu làm du lịch, Bát Tràng được biết đến là điểm du lịch thu hút khách quốc tế lớn của Hà Nội. Anh Nguyễn Thế Quang, phụ trách bán hàng của Công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải cho biết, xe trâu lúc nào cũng hoạt động hết công suất, đặc biệt là dịp tết, khách du lịch đăng ký đi tham quan làng gốm bằng xe trâu rất đông. Nhiều nhất phải kể đến khách Nhật Bản và châu Âu. Du khách thong dong ngồi trên xe trâu ngắm quang cảnh mua bán của Bát Tràng, thăm lò gốm mà mọi công đoạn làm gốm còn được giữ nguyên vẹn như thuở ban đầu. Ngồi trên xe trâu, hình ảnh làng quê hiền hòa hiện về trước mắt, đó là điều lý thú ở giữa lòng Thủ đô hôm nay. Con trâu làm du lịch, ý tưởng độc đáo này đã mang đến cho Bát Tràng những mùa vàng bội thu. Thật không dễ nếu đi thẳng đến Bát Tràng để đăng ký một tour du lịch xe trâu bởi những chuyến du lịch này thường được các công ty bên Hà Nội đặt kín từ trước. Với mức giá khá "mềm", khoảng 150.000 - 200.000 đồng (ngày lễ, ngày nghỉ) cho một chuyến xe trâu dạo quanh Bát Tràng nên tour du lịch đặc biệt này lúc nào cũng đắt khách. Những chiếc xe trâu bằng gỗ tốt, đủ chỗ cho 10-12 người ngồi được thiết kế khá duyên dáng và có mái che. Trâu để kéo xe cũng phải là những chú trâu to, khỏe, được tắm rửa sạch sẽ và thoang thoảng mùi nước hoa. Nếu so sánh với một vài loại phương tiện du lịch đặc sắc khác như xe ngựa ở Nha Trang, Đà Lạt, xe xích lô ở Hà Nội, Huế; xe lam ở đồng bằng sông Cửu Long... thì xe trâu có nhiều điểm thú v
Luận văn liên quan