Trên thế giới, hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp (M&A) được hình thành rất sớm và phổ biến, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau. Hoạt động M&A đồng thời cũng tạo ra xu thế các công ty tập trung lại nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từ việc thống nhất, tập hợp các nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu. Trong thị trường kinh doanh ngày nay, mặc dù tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức cao song sức ép cạnh tranh và sự biến động không ngừng của thị trường khiến cho các công ty khó có thể dự đoán được sự thành công hay thất bại của mình. Được xem như một công cụ thực sự hữu hiệu, có tác động nhanh chóng và mạnh mẽ nhất, M&A được các công ty sử dụng để thay đổi cuộc chơi cạnh tranh khốc liệt này.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, M&A đã xuất hiện và liên tục tạo ra các làn sóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Mỗi làn sóng này đều chịu sự tác động của những chính sách kinh tế, quá trình sửa đổi và điều chỉnh luật và sự tiến bộ công nghệ, khoa học ứng dụng. Hoạt động M&A không chỉ dừng lại ở châu Âu, châu Mỹ, mà tiếp tục nhanh chóng tràn sang khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo thống kê sơ bộ, hoạt động này đang được chú trọng đẩy mạnh tại các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia. Và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài làn sóng phát triển này.
Ở Việt Nam, hoạt động M&A được quan tâm từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời. Tuy nhiên, nó chỉ trở nên sôi động từ năm 2005 cùng với giai đoạn phát triển ban đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là thời điểm nền kinh tế nước ta tăng trưởng nóng đã sinh ra quá nhiều công ty hoạt động trong những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như: kế toán – kiểm toán, ngân – hàng tài chính, chứng khoán, Trong suốt 5 năm từ 2005 -2009, M&A tại Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7,5%/năm. Đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp đồng thời thu hút hơn nữa nguồn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị trường Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hình thành nên một thị trường M&A trong những năm tới. Thêm vào đó, giai đoạn 2005 – 2009 được biết đến với sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết các công ty đều lâm vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là các công ty trong ngành ngân hàng – tài chính thì thời điểm này là một thách thức lớn. Mua bán và sáp nhập được coi là một biện pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp để vượt qua thời kỳ khủng hoảng này. Tuy nhiên thực hiện thế nào cho đúng để tránh mắc phải những sai lầm, giúp doanh nghiệp đi lên là một câu hỏi lớn đối với các nhà quản trị. Vậy để thị trường này phát triển một cách có hiệu quả và phát huy tối đa được những lợi ích mà nó đem lại thì vấn đề nghiên cứu M&A trong thời kỳ trước nhằm tìm hiểu những nguyên nhân thành công cũng như thất bại và rút ra được những giải pháp hoàn thiện nó là rất cần thiết.
M&A diễn ra hầu hết trên tất cả các lĩnh vực, nhưng ngành ngân hàng - tài chính dường như đang chiếm một tỉ trọng khá lớn. Các tổ chức tài chính, các ngân hàng nước ngoài bằng công cụ M&A có cơ hội nhiều hơn để thâm nhập và thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam. Một thực tế là việc trở thành đối tác chiến lược thông qua mua cổ phiếu của các ngân hàng và mua lại phần vốn góp trong vốn điều lệ của các công ty chứng khoán là hành động có tầm chiến lược và là đầu cầu để chuẩn bị cho các bước tiếp sau – thâm nhập sâu hơn đồng thời tạo bàn đạp để thực hiện M&A tại các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam đã trở nên minh bạch hơn, thu hút được nhiều đầu tư trong nước và ngoài nước. Các giao dịch M&A được thực hiện dựa trên một hành lang pháp lý đã bước đầu được xác lập, góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát triển, tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị pháp lý của các bên trong giao dịch và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
Tuy nhiên, một thực trạng đang được đặt ra là số lượng các thương vụ M&A tại Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là ngành ngân hàng nhưng những tài liệu, nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn mang tính chất sơ khai và chưa có tính hệ thống. Vì vậy, các nhà quản trị đang gặp khó khăn trong việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Đề tài nghiên cứu về M&A được coi là khá mới mẻ có thể. Do các thông tin về vấn đề này khá khan hiếm ở Việt Nam em nghĩ đề tài này là thực sự cần thiết và hy vọng sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển của lĩnh vực M&A tại thị trường Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập WTO.
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3847 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ M&A VÀ CÁC XU HƯỚNG M&A 4
1.1 M&A là gì 4
1.1.1 Khái niệm M&A 4
1.1.1.1. Khái niệm 4
1.1.1.2 Sự khác nhau giữa mua bán và sáp nhập 5
1.1.2 Tại sao các tổ chức lại tham gia M&A ? 6
1.1.2.1 Thâm nhập vào thị trường mới 6
1.1.2.2 Giảm chi phí gia nhập thị trường 6
1.1.2.3.Chiếm hữu tri thức & tài sản con người 6
1.1.2.4 Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường 7
1.1.2.5 Giảm thiểu chi phí & nâng cao hiệu quả 7
1.1.2.6 Đa dạng hóa và bành trướng thị trường 7
1.1.2.7 Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu 7
1.1.3 Các hình thức M&A 7
1.1.3.1 Trường hợp chủ thể tiến hành M&A đối với toàn bộ doanh nghiệp 7
1.1.3.2 Trường hợp hoạt động M&A diễn ra với một phần hoặc một bộ phận của doanh nghiệp 8
1.1.4 Những thương vụ M&A nổi tiếng thế giới 10
1.1.4.1 M& A trong khối tài chính ngân hàng 10
1.1.4.2 M&A trong khối ngành công nghệ 11
1.1.4.3 M&A trong khối ngành ôtô 12
1.2. Các xu hướng M&A trên thế giới và Việt Nam 14
1.2.1 Xu hướng M&A trên thế giới 14
1.2.1.1 Làn sóng đầu tiên 14
1.2.1.2 Làn sóng thứ hai 14
1.2.1.3 Làn sóng thứ ba 14
1.2.1.4 Làn sóng thứ tư 15
1.2.1.5 Làn sóng thứ năm 15
1.2.1.6 Làn sóng M&A gần đây nhất 15
1.2.2 Xu hướng M&A tại Việt Nam 16
1.2.2.1 Giai đoạn thứ nhất 1991-1998 16
1.2.2.2 Giai đoạn thứ hai 2003-2009 17
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG M&A TRONG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 19
2.1 M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam 19
2.1.1 Sự cần thiết tham gia M&A trong các ngân hàng 19
2.1.2 Những sức ép khi tham gia M&A 20
2.1.3 Những khó khăn cho ngân hàng khi tham gia M&A 21
2.1.4 Những thương vụ M&A nổi bật trong ngân hàng tại Việt Nam 23
2.1.2.1 Thương vụ HSBC- Bảo Việt 23
2.1.2.2 Thương vụ BIDV- PIB campuchia 23
2.1.2.3 Thương vụ tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Ptrovietnam) góp vốn vào OceanBank 24
2.2 Xu hướng M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam 24
2.2.1 Các xu hướng chính 24
2.2.1.1 Năm 1998 24
2.2.1.2 Giai đoạn cuối năm 2006 đầu năm 2007 24
2.2.1.3 Xu hướng vào năm 2010 26
2.2.2 Những thay đổi về quản trị công ty sau M&A trong ngành ngân hàng giai đoạn 2003-2010 26
2.2.2.1 Thay đổi về cơ cấu vốn 26
2.2.2.2 Thay đổi cơ cấu hội đồng quản trị 29
PHẦN KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt
Tiếng Việt
Tiếng Anh
ACB
Ngân hàng Á Châu
Asia Commercial Bank
DN
Doanh nghiệp
HĐQT
Hội đồng quản trị
M&A
Sáp nhập và Mua lại
Mergers and Acquisitions
QTCT
Quản trị công ty
Corporate Governance
NHNN
Ngân hàng Nhà Nước
TMCP
Thương mại cổ phần
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1: Bốn ngân hàng bị rút giấy phép hoạt động giai đoạn cuối 2006 đầu năm 2009 25
Bảng 2.2- Tăng trưởng vốn góp của bên tham gia vốn vào M&A theo thời gian 27
Bảng 2.3- Những thay đổi về số lượng thành viên HĐQT sau M&A 29
BIỂU
Biểu 1.1- Sáu làn sóng M&A chính trên thế giới 15
Biểu 1.2- Số lượng và giá trị giao dịch M&A ở Việt Nam (giai đoạn 2003-2009, triệu USD) 17
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết chọn đề tài nghiên cứu
Trên thế giới, hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp (M&A) được hình thành rất sớm và phổ biến, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau. Hoạt động M&A đồng thời cũng tạo ra xu thế các công ty tập trung lại nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từ việc thống nhất, tập hợp các nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu... Trong thị trường kinh doanh ngày nay, mặc dù tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức cao song sức ép cạnh tranh và sự biến động không ngừng của thị trường khiến cho các công ty khó có thể dự đoán được sự thành công hay thất bại của mình. Được xem như một công cụ thực sự hữu hiệu, có tác động nhanh chóng và mạnh mẽ nhất, M&A được các công ty sử dụng để thay đổi cuộc chơi cạnh tranh khốc liệt này.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, M&A đã xuất hiện và liên tục tạo ra các làn sóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Mỗi làn sóng này đều chịu sự tác động của những chính sách kinh tế, quá trình sửa đổi và điều chỉnh luật và sự tiến bộ công nghệ, khoa học ứng dụng. Hoạt động M&A không chỉ dừng lại ở châu Âu, châu Mỹ, mà tiếp tục nhanh chóng tràn sang khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo thống kê sơ bộ, hoạt động này đang được chú trọng đẩy mạnh tại các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia. Và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài làn sóng phát triển này.
Ở Việt Nam, hoạt động M&A được quan tâm từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời. Tuy nhiên, nó chỉ trở nên sôi động từ năm 2005 cùng với giai đoạn phát triển ban đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là thời điểm nền kinh tế nước ta tăng trưởng nóng đã sinh ra quá nhiều công ty hoạt động trong những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như: kế toán – kiểm toán, ngân – hàng tài chính, chứng khoán,… Trong suốt 5 năm từ 2005 -2009, M&A tại Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7,5%/năm. Đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp đồng thời thu hút hơn nữa nguồn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị trường… Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hình thành nên một thị trường M&A trong những năm tới. Thêm vào đó, giai đoạn 2005 – 2009 được biết đến với sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết các công ty đều lâm vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là các công ty trong ngành ngân hàng – tài chính thì thời điểm này là một thách thức lớn. Mua bán và sáp nhập được coi là một biện pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp để vượt qua thời kỳ khủng hoảng này. Tuy nhiên thực hiện thế nào cho đúng để tránh mắc phải những sai lầm, giúp doanh nghiệp đi lên là một câu hỏi lớn đối với các nhà quản trị. Vậy để thị trường này phát triển một cách có hiệu quả và phát huy tối đa được những lợi ích mà nó đem lại thì vấn đề nghiên cứu M&A trong thời kỳ trước nhằm tìm hiểu những nguyên nhân thành công cũng như thất bại và rút ra được những giải pháp hoàn thiện nó là rất cần thiết.
M&A diễn ra hầu hết trên tất cả các lĩnh vực, nhưng ngành ngân hàng - tài chính dường như đang chiếm một tỉ trọng khá lớn. Các tổ chức tài chính, các ngân hàng nước ngoài bằng công cụ M&A có cơ hội nhiều hơn để thâm nhập và thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam. Một thực tế là việc trở thành đối tác chiến lược thông qua mua cổ phiếu của các ngân hàng và mua lại phần vốn góp trong vốn điều lệ của các công ty chứng khoán là hành động có tầm chiến lược và là đầu cầu để chuẩn bị cho các bước tiếp sau – thâm nhập sâu hơn đồng thời tạo bàn đạp để thực hiện M&A tại các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam đã trở nên minh bạch hơn, thu hút được nhiều đầu tư trong nước và ngoài nước. Các giao dịch M&A được thực hiện dựa trên một hành lang pháp lý đã bước đầu được xác lập, góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát triển, tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị pháp lý của các bên trong giao dịch và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
Tuy nhiên, một thực trạng đang được đặt ra là số lượng các thương vụ M&A tại Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là ngành ngân hàng nhưng những tài liệu, nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn mang tính chất sơ khai và chưa có tính hệ thống. Vì vậy, các nhà quản trị đang gặp khó khăn trong việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Đề tài nghiên cứu về M&A được coi là khá mới mẻ có thể. Do các thông tin về vấn đề này khá khan hiếm ở Việt Nam em nghĩ đề tài này là thực sự cần thiết và hy vọng sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển của lĩnh vực M&A tại thị trường Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập WTO.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài nghiên cứu này là quan sát những thay đổi của các hoạt động M&A của các công ty tại Việt Nam, thống kê những xu hướng M&A trong ngân hàng tại Việt Nam nhằm chỉ ra một số yếu tố thay đổi nổi bật sau khi tiến hành M&A và từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động M&A khá mới mẻ tại Việt Nam trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu những hoạt động M&A và xu hướng M&A trong ngành ngân hàng và trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các số liệu và chỉ tiêu được lấy trong nghiên cứu chủ yếu lấy từ giai đoạn năm 2003 – 2010
Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần phụ lục, phần mở đầu và phần kết luận của đề tài thì nội dung của đề tài nghiên cứu bao gồm :
Chương 1 : Tổng quan về M&A, các xu hướng M&A
Chương 2 : Xu hướng M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam
Phương pháp thu thập :
Tổng hợp, phân tích, so sánh đánh giá dựa trên chủ yếu là số liệu thứ cấp bao gồm tổng hợp, thu thập các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên trên website của các công ty tiến hành nghiên cứu và tại Sở giao dịch chứng khoán; thu thập được từ các nghiên cứu đã thực hiện trước đó, các bài báo, bài nghiên cứu tổng hợp qua các tạp chí, tập san, website trong và ngoài nước
Phương pháp định tính
Kết cấu đề tài :
- Danh mục bảng số liệu, biểu đồ
- Mục lục
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận
- Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1
tổng quan về m&a và các xu hướng m&a
1.1 M&A là gì
Hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. M&A có thể xem xét ở góc độ là chiến lược kinh doanh thông qua mở rộng thị trường hoặc hạn chế cạnh tranh. M&A cũng có thể được xem xét dưới phương thức kinh doanh quốc tế. Các nhà đầu tư khi muốn bước vào một thị trường quốc tế, có thể lựa chọn bằng một dự án đầu tư hoàn toàn mới mẻ hoặc mua lại một phần hoặc toàn bộ một hoạt động kinh doanh hoặc một công ty đã tồn tại ở nước sở tại. M&A cũng được nghiên cứu từ góc độ của hình thức tái cấu trúc công ty, bằng việc rút vốn ra khỏi công ty (bán lại toàn bộ hoặc một phần công ty), hoặc mở rộng hoạt độngn (bằng việc mua lại hoặc sáp nhập) với một công ty khác.
1.1.1 Khái niệm M&A
1.1.1.1. Khái niệm
Bản thân khái niệm này khi dịch ra Tiếng Việt cũng được sử dụng với nhiều thuật ngữ khác nhau như sáp nhập & mua lại, mua bán doanh nghiệp, sáp nhập & thâu tóm, sáp nhập & hợp nhất. Tuy nhiên, về cơ bản có một khái niệm chung được chia sẻ bởi các tài liệu về M&A đó là: hai thuật ngữ “merger” và “acquisition” được sử dụng hoán vị cho nhau, được hiểu chung là có việc mua, bán, hợp nhất một phần hoặc toàn bộ tài sản, cổ phiếu của một công ty với một công ty khác, hoặc nhiều công ty. Sự khác biệt chính giữa merger & acquisition đó là: merger thường được áp dụng đối với các giao dịch trong đó hai công ty có quy mô tương đương, tiến hành nhập vào thành một công ty mới. Hình thức sáp nhập này được Patrick Gaughan (2002) gọi là hợp nhất. Acquisition lại diễn ra trong trường hợp một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ công ty khác. Rõ ràng hình thức sáp nhập hai công ty cùng quy mô trên thực tế hầu như không tồn tại. Vì luôn có một công ty có tiềm năng lớn hơn hoặc động cơ ẩn đằng sau là mua lại (một phần hay toàn bộ tài sản), chứ không phải chỉ đơn thuần là sáp nhập. Đây cũng là một khó khăn trong việc thực sự phân biệt giữa thương vụ sáp nhập hay mua lại.Và cũng giải thích cho việc sử dụng M&A như là một thuật ngữ duy nhất. Bên cạnh sáp nhập, mua lại, hợp nhất, một thuật ngữ nữa cũng thường được nhắc đến khi nghiên cứu về M&A là thâu tóm (takeover). Tuy nhiên, thâu tóm thường được sử dụng để đề cập đến các giao dịch giữa các đối thủ cạnh tranh (hostile takeover), hoặc phân biệt giữa các giao dịch M&A thân thiện (friendly) hoặc không thân thiện (unfriendly).
Ở Việt Nam, M&A được hiểu và sử dụng một cách không đồng nhất, một phần do khó khăn trong việc tìm được thuật ngữ tương đồng về mặt ý nghĩa với merger & acquisition. Mặt khác, tuy được biết đên ở nước ta từ khoảng đầu những năm 90 của thể kỷ XX với thương vụ nổi tiếng của Unilever mua lại thương hiệu PS, song M&A vẫn chưa thật sự phổ biến, chưa thật đa dạng về lĩnh vực và hình thức. Hầu hết các thương vụ M&A được diễn ra theo kiểu một doanh nghiệp mua lại một phần tài sản của doanh nghiệp khác dưới dạng mua cổ phiếu, góp vốn để giành quyền sở hữu, tham gia chi phối về mặt quản trị đối với công ty bị mua. Đây là một tình huống thường dẫn đến những nhầm lẫn về khái niệm M&A
1.1.1.2 Sự khác nhau giữa mua bán và sáp nhập
Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ mua bán và Sáp nhập vẫn có sự khác biệt về bản chất.Khi một công ty mua lại (tiếp quản) một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng.Theo nghĩa đen thì sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Trường hợp Daimler-Benz và Chrysler là một ví dụ về sáp nhập: hai hãng Sáp nhập và một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler.Tuy nhiên trên thực tế hình thức sáp nhập ngang bằng không diễn ra thường xuyên do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi sáp nhập. Thông thường, một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng hoạt động này là sáp nhập ngang bằng cho dù về bản chất là hoạt động mua bán.
Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích cho cả hai công ty. Nhưng khi bên bị mua không không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ mua bán. Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc nó được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay hay bị ép buộc thâu tóm nhau. Mặt khác, ns còn là cách truyền tải thông tin ra bên ngoài cũng như sự nhìn nhận của ban giám đốc, nhân viên và cổ đông của công ty.
1.1.2 Tại sao các tổ chức lại tham gia M&A ?
1.1.2.1 Thâm nhập vào thị trường mới
Đây là một yếu tố quan trọng khi muốn mở rộng địa bàn kinh doanh, thêm một dòng sản phẩm hoặc mở rộng mạng lưới phân phối. Ví dụ minh họa cho động cơ này là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thay vì việc gây dựng doanh nghiệp từ đầu với chi phí thành lập, chi phí cơ hội cao do mất thời gian xây dựng hệ thống, triển khai mạng lưới phân phối v.v., có thể thực hiện chiến lược mua lại một doanh nghiệp trong nước với hệ thống, con người sẵn có để đạt được mục tiêu.
Doanh nghiệp trong nước muốn xâm nhập thị trường toàn cầu cũng có thể nghĩ đến M&A. Trường hợp Lenovo mua lại bộ phận PC của IBM là một ví dụ. Thị trường thế giới đã biết đến IBM nên nếu mua lại, Lenovo sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian để thị trường quốc tế biết tới mình;
1.1.2.2 Giảm chi phí gia nhập thị trường
Ở những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trường. Điều này rất phổ biến đối với đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Theo cam kết của Việt Nam với WTO, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được lập ngân hàng con 100% từ tháng 4/2007, lập chi nhánh nhưng không được lập chi nhánh phụ, không được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ người Việt Nam trong 5 năm. Công ty chứng khoán 100% nước ngoài chỉ được thành lập sau 5 năm (2012). Như vậy, nếu các ngân hàng, công ty chứng khoán nước ngoài không muốn chạy sau trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giành thị phần trong giai đoạn phát triển mạnh của thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam, thì tốt nhất là dùng chiến lược M&A.
1.1.2.3.Chiếm hữu tri thức & tài sản con người
Để tiếp cận và có được một đội ngũ “nhân công có tri thức” với những bản quyền, sáng chế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ luôn tìm cách theo đuổi M&A
1.1.2.4 Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Chắc chắn số lượng đối thủ sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương trường.
1.1.2.5 Giảm thiểu chi phí & nâng cao hiệu quả
Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định (nhà xưởng), chi phí nhân công, phân phối. Các doanh nghiệp còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào) và các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách hàng, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa sử dụng hết giá trị;
1.1.2.6 Đa dạng hóa và bành trướng thị trường
FPT là một ví dụ. Từ một doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FPT hiện đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như truyền thông, giáo dục đào tạo, phân phối, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng…
1.1.2.7 Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu
Unilever là một ví dụ điển hình về sử dụng chiến lược M&A để đa dạng hóa và phát triển thương hiệu. Uniliver sở hữu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong một số lĩnh vực như Lipton và Slim Fast (thực phẩm và đồ uống); Axe, Dove, Lifebuoy, Lux, Pond’s, Rexona, Close-up, Sunsilk và Vaseline; Comfort, Omo, Radiant, Sunlight, Surf (quần áo và đồ vật dụng)… Tập đoàn này đã phải trải qua nhiều năm để sở hữu nhiều thương hiệu như thế. Năm 1972, tập đoàn mua lại chuỗi nhà hàng A&W ở Canada. Năm 1984, hãng mua lại thương hiệu Brooke Bond của nhà sản xuất trà PG Tips. Năm 1987, Unilever đâu tư vào thị trường chăm sóc da bằng việc mua lại Chesebrough-Ponds. Hai năm sau, Unilever tiếp tục mua lại mỹ phẩm Calvin Klein, Fabergé và Elizabeth Arden. Năm 1996, Unilever mua Công ty Helene Curtis Industries để tăng cường sức mạnh của mình trong thị trường dầu gội đầu. Năm 2000, Unilever thâu tóm Công ty Best Foods của Mỹ để tham gia vào lĩnh vực thực phẩm và đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong khu vực Bắc Mỹ.
1.1.3 Các hình thức M&A
1.1.3.1 Trường hợp chủ thể tiến hành M&A đối với toàn bộ doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp
Công ty A và Công ty B sáp nhập với nhau thành Công ty C. Hiện tượng này được coi là hình thức hợp nhất doanh nghiệp. Trong hình thức này sự ra đời của C đồng thời làm chấm dứt sự tồn tại của A & B trên thị trường. Về bản chất đây là hoạt động sáp nhập (merger) nhưng theo pháp luật Việt Nam, hiện tượng này được gọi là “hợp nhất doanh nghiệp”.
Sáp nhập doanh nghiệp
Trong trường hợp Công ty B sáp nhập vào Công ty A nhưng không tạo ra một pháp nhân mới, B chuyển toàn quyền và nghĩa vụ sang A và chấm dứt sự tồn tại sau khi sáp nhập, thì được Luật Doanh nghiệp Việt Nam định nghĩa là “sáp nhập”.
Rõ ràng, sự phân biệt hai khái niệm trên mang tính tương đối vì trên thực tế, các hiện tượng trên vẫn có thể được hiểu như sau: Công ty A “mua lại” hay “thâu tóm” Công ty B. Sau khi mua được, Công ty A quyết định sự tồn tại của Công ty B và của chính mình: Công ty B “bị thâu tóm” đương nhiên chấm dứt sự tồn tại còn A có hai sự lựa chọn, hoặc giải thể chính mình và thành lập pháp nhân mới (Công ty C) hoặc giữ nguyên pháp nhân A. Thực chất, đây chỉ là sự lựa chọn về hình thức và thủ tục pháp lý.
1.1.3.2 Trường hợp hoạt động M&A diễn ra với một phần hoặc một bộ phận của doanh nghiệp
- Tham gia mua cổ phần khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là hình thức thâu tóm một phần nhưng đủ để tham gia định đoạt quyền sở hữu và quản trị theo mục tiêu chiến lược của bên mua. Rất nhi