Kinh tếtri thức đã chính thức xuất hiện từhơn hai thập kỷqua. Các nền kinh
tếphát triển trên thếgiới đang chuyển sang kinh tếtri thức với những thay đổi
sâu sắc vềcách thức hoạt động sản xuất kinh doanh, cách tổchức quản lý, cơcấu
kinh tế, cơcấu lao động, vịtrí con người trong sản xuất.
Cách mạng tri thức, cách mạng thông tin với tính cách là hệquảcủa kinh tế
thịtrường ởtrình độcao hiện đang thúc đẩy kinh tếtri thức phát triển mạnh mẽ.
Những xu hướng lớn có tính tất yếu này đan kết chặt chẽvới nhau và cùng với
toàn cầu hoá đã, đang và sẽtác động đến tất cảcác nước, cho dù là ởnhững mức
độkhông đồng đều. Các nước đang phát triển cần nắm lấy thời cơ, phát triển kinh
tếtri thức đểrút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Ngày nay, khoảng
cách phát triển giữa các nước, giữa các nhóm xã hội và kểcảgiữa các cá nhân
bên trong mỗi nước chính là do khoảng cách vềtri thức. Nhiều nước đã đềra
“chiến lược đi tắt vào kinh tếtri thức”, “chiến lược công nghiệp hoá dựa vào tri
thức”, “sửdụng tri thức cho phát triển”,.
Đối với Việt Nam, kinh tếtri thức tất yếu sẽcó những tác động ngày càng
mạnh, làm nảy sinh những thách thức rất gay gắt, nhưng cũng tạo ra những cơhội
to lớn đểrút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từmột nước nông nghiệp nghèo nàn quá độlên chủnghĩa xã hội, bỏqua
giai đoạn phát triển tưbản chủnghĩa, cái thiếu nhất đối với nước ta là cơsởvật
chất - kỹthuật của một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, Đảng ta xác định
nhiệm vụtrung tâm trong suốt thời kỳquá độlà phát triển lực lượng sản xuất,
thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá
trong bối cảnh quốc tếngày nay không thểrập khuôn theo mô hình công nghiệp
hoá của các nước đã đi trước. Kinh tếtri thức - giai đoạn phát triển mới của lực
lượng sản xuất xã hội, đang tạo ra những điều kiện và khảnăng mới đểViệt Nam
rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Báo cáo chính trịtại Đại hội IX đã chỉrõ: “Con đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của nước ta cần và có thểrút ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thếcủa đất nước, tận dụng mọi
khảnăng để đạt trình độcông nghệtiên tiến, đặc biệt là công nghệthông tin và
công nghệsinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ởmức cao hơn và
phổbiến hơn những thành tựu mới vềkhoa học và công nghệ, từng bước phát
triển kinh tếtri thức”
1
.
Nước ta tuy còn nghèo, thu nhập bình quân
460 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8096 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức và tác động của nó đến sự phát triển và lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiên đại hóa của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI CẤP NHÀ NƯỚC KX.02
"C«ng NGHiÖP Hãa, HIÖN ®¹i Hãa ®ÞNH H−íNG
X· HéI CHñ NGHÜA: CON ®−êngNG Vµ B−íc ®i"
***
ĐỀ TÀI KX.02.03
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA Nã ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
C«NG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA VIỆT NAM
B¸O C¸O TæNG HîP kÕt QU¶ NGHIªN CøU
Chủ nhiệm đề tài : GS.TS Đặng Hữu
Phó chủ nhiệm đề tài : TS Đinh Quang Ty
Thư ký đề tài : TS Hồ Ngọc Luật
5914
24/6/2006
Hà Nội, 2005
2
HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI CẤP NHÀ NƯỚC KX.02
"C«ng NGHiÖP Hãa, HIÖN ®¹i Hãa ®ÞNH H−íNG
X· HéI CHñ NGHÜA: CON ®−êngNG Vµ B−íc ®i"
***
ĐỀ TÀI KX.02.03
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA Nã ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
C«NG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA VIỆT NAM
B¸O C¸O TæNG HîP kÕt QU¶ NGHIªN CøU
Chủ nhiệm đề tài : GS.TS Đặng Hữu
Phó chủ nhiệm đề tài : TS Đinh Quang Ty
Thư ký đề tài : TS Hồ Ngọc Luật
Hà Nội, 2005
3
CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI VÀ CỘNG TÁC VIÊN
----
Những người chịu trách nhiệm chính :
1- GS.TS Đặng Hữu - Chủ nhiệm
2- TS. Đinh Quang Ty - Phó Chủ nhiệm
3- TS. Hồ Ngọc Luật - Thư ký
4- PGS.TSKH Nguyễn Quang Thái - Thành viên
5- GS.TS Phạm Tất Dong - Thành viên
6- GS.TS Phạm Ngọc Quang - Thành viên
7- PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - Thành viên
8- TS. Phạm Anh Tuấn - Thành viên
9- Ths. Nguyễn Bích Thọ - Thành viên
10- TS. Trần Minh Tiến - Thành viên
Cộng tác viên :
1- GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
2- GS. Chu Hảo Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
3- PGS.TS Trần Đình Thiên Viện Kinh tế Việt Nam
4- GS.TS Đặng Ngọc Dinh Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
5- GS.TS Đỗ Thế Tùng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
6- GS.TS Trần Ngọc Hiên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
7- TS. Lưu Bích Hồ Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ
8- GS.TS Vũ Đình Cự Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
9- PGS.TS Ngô Doãn Vịnh Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT)
10- PGS.TS Bùi Tất Thắng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT)
11- PGS.TS Nguyễn Quang Ban Khoa giáo Trung ương
12- TS. Trần Hồng Hà Ban Khoa giáo Trung ương
13- TS. Võ Trí Thành Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
14- TS. Nguyễn Xuân Thu Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT)
15- TS. Nguyễn Quang A Công ty 3C
16- PGS.TS Lê Bộ Lĩnh Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
17- PGS .TS Phí Mạnh Hồng Đại học Quốc gia Hà Nội
4
MỤC LỤC
Lời mở đầu 8
Phần thứ nhất : Kinh tế tri thức – Xu hướng phát triển của
thời đại: Cơ sở lý luận và thực tiễn
12
I- Kinh tế tri thức: vai trò, những khái niệm cơ bản 12
I.1- Một số khái niệm cơ bản 12
I.1.1- Tri thức và vai trò của tri thức đối với phát triển 12
I.1.2- Khái niệm về nền kinh tế tri thức 20
I.2- Sự xuất hiện của kinh tế tri thức – hệ quả tất yếu của tiến trình
lịch sử tự nhiên của nhân loại
24
I.2.1- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại - đặc điểm và
vai trò của nó đối với kinh tế tri thức
24
I.2.2- Kinh tế thị trường là động lực mạnh mẽ đẩy nhanh cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ, và do đó thúc đẩy sự hình thành và phát
triển nền kinh tế tri thức toàn cầu
28
I.2.3- Sự phát triển kinh tế thị trường và thương mại thế giới đi liền
với cách mạng khoa học – công nghệ thúc đẩy sự hình thành và phát
triển nền kinh tế tri thức toàn cầu
29
I.3- Đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức 31
I.3.1- Tri thức trở thành yếu tố chủ yếu nhất của nền kinh tế 31
I.3.2- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo
hướng tăng nhanh giá trị gia tăng 33
I.3.3- Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành
sản xuất đặc biệt quan trọng 34
I.3.4- Công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng rộng rãi
và ngày càng sâu trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội 38
I.3.5- Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền
kinh tế tri thức thay đổi căn bản 39
I.4- Các chỉ số nhận biết xu thế, đánh giá mức độ phát triển của
nền kinh tế tri thức
43
I.4.1- Các chỉ số đánh giá theo đề xuất của OECD 44
I.4.2- Các chỉ số đánh giá theo kiến nghị của APEC 44
5
I.4.3- Phương pháp đánh giá của Ngân hàng Thế giới 45
I.4.4- Phương pháp đánh giá của Mỹ 48
I.5- Động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức 49
I.5.1- Bốn động lực chính rút ra từ kinh nghiệm của các nước đi trước 49
I.5.2- Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của Ngân
hàng Thế giới 50
I.5.3- Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của OECD 50
I.5.4- Các nước đang phát triển có thể rút ra được gì ? 51
II- Xu thế tác động của kinh tế tri thức – với tính cách là lực
lượng sản xuất mới đến các lĩnh vực chủ yếu của thế giới ngày nay 53
II.1- Tác động của kinh tế tri thức đến cơ cấu lao động xã hội, sự
phát triển nhanh của công nhân tri thức
53
II.2- Tác động của kinh tế tri thức đến văn hoá 54
II.3- Tác động của kinh tế tri thức đến quan hệ sản xuất 54
II.4- Nền kinh tế tri thức toàn cầu hoá đang khơi sâu các mâu
thuẫn của thời đại 58
II.5- Kinh tế tri thức và tư duy mới về sự phát triển 62
II.6- Kinh tế tri thức và khả năng rút ngắn quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của các nước đang phát triển 66
III- Xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức 66
III.1- Sự chuyển biến sang nền kinh tế tri thức – một xu hướng lớn
mang tính phổ biến đối với các nước
66
III.2- Dự báo khái quát về xu thế phát triển của kinh tế tri thức
trong giai đoạn sắp tới
67
III.3- Thời cơ, thuận lợi và khó khăn đặt ra cho các nước đang
phát triển trong quá trình tiếp cận và chuyển sang kinh tế tri thức
68
IV- Kinh nghiệm của một số nước trong quá trình hình thành,
phát triển kinh tế tri thức và bài học đối với Việt Nam
69
IV.1- Khái quát tình hình phát triển kinh tế tri thức trên thế giới
những năm gần đây
69
IV.2- Tổng kết bước đầu về kinh nghiệm của một số nước trong
quá trình phát triển kinh tế tri thức
73
6
IV.2.1- Kinh nghiệm của Mỹ về tạo lập thể chế để đạt được tính
đổi mới cao 73
IV.2.2- Kinh nghiệm của các nước Bắc Âu về tạo môi trường phát
triển kinh tế tri thức 74
IV.2.3- Kinh nghiệm của Singapore về phát huy lợi thế để bắt kịp tốc
độ phát triển của kinh tế tri thức toàn cầu 76
IV.2.4- Kinh nghiệm của Hàn Quốc : đi thẳng vào hiện đại ở những
ngành, lĩnh vực xung yếu và tạo đòn bẩy mạnh để phát triển kinh tế tri thức 77
IV.2.5- Kinh nghiệm của Malaysia : có chiến lược đồng bộ và phát
huy tốt vai trò của khu vực tư nhân 78
IV.2.6- Kinh nghiệm của các nước châu MỹLa-tinh : quyết tâm
vượt qua khó khăn để tạo nền móng cho kinh tế tri thức 79
IV.2.7- Kinh nghiệm vươn lên nhanh của Trung Quốc và Ấn Độ 79
IV.3- Năm bài học rút ra cho Việt Nam và các nước đi sau 82
Phần thứ hai : Hội nhập xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn
cầu là đòi hỏi tất yếu đối với Việt Nam 83
I- Thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ
phát triển kinh tế tri thức 86
I.1.- Phân tích thực trạng nền kinh tế trên một số tiêu chí chủ yếu 86
I.1.1- Môi trường kinh doanh, thể chế chính sách 86
I.1.2- Nguồn nhân lực 90
I.1.3- Hệ thống đổi mới quốc gia 93
I.1.4- Công nghệ thông tin và truyền thông 97
I.2- Đánh giá chung 101
II- Những nhân tố mới – phát triển dựa vào tri thức 106
II.1- Những cánh đồng thu nhập cao dựa vào tri thức 106
II.2- Những vùng đất phát triển dựa vào tri thức 107
II.3- Các khu nông nghiệp công nghệ cao 111
II.4- Những lĩnh vực phát triển nhanh dựa vào tri thức 113
II.5- Những đơn vị phát triển dựa vào tri thức 114
III- Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tất yếu phải dựa trên nền tảng tri thức
118
7
III.1- Khó khăn và thuận lợi đối với Việt Nam trong phát triển kinh
tế tri thức
118
III.1.1- Những khó khăn chính phải vượt qua 110
III.1.2- Những cơ hội chủ yếu phải tận dụng có hiệu quả 120
III.2- Sự cần thiết và khả năng rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá dựa trên tri thức ở Việt Nam
122
Phần thứ ba : Quan điểm, phương hướng nhiệm vụ và giải
pháp thực hiện mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn dựa
trên tri thức ở Việt Nam
125
I. Hệ quan điểm cơ bản 125
I.1- Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thực chất là thực hiện
chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn dựa trên tri thức 125
I.2- Nước ta cần thực hiện đồng thời, lồng ghép hợp lý hai quá
trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế tri thức 129
I.3- Là nước đi sau, Việt Nam phải kết hợp tuần tự và nhảy vọt -
mô hình hai tốc độ. Đi thẳng vào hiện đại ở những khâu, những lĩnh
vực, những ngành có lợi thế, phát triển các ngành, các vùng kinh tế mũi
nhọn tạo thành đầu tàu có sức kéo mạnh toàn bộ nền kinh tế
131
I.4- Kết hợp truyền thống và hiện đại, phát huy năng lực nội sinh,
kết hợp với các yếu tố ngoại sinh 133
I.5- Để thực hiện công nghiệp hoá dựa trên tri thức và Chiến lược
phát triển kinh tế tri thức ở nước ta, cần tạo ra những đột phá ở những
vùng và ngành trọng điểm có sức lan toả thực sự 134
I.6- Khái quát về mô hình, con đường, bước đi 134
II. Phương hướng nhiệm vụ 135
II.1- Đổi mới tư duy phát triển tạo môi trường cho sự phát riển
kinh tế tri thức
135
II.2- Chủ động, tích cực hội nhập vào xu thế phát triển kinh tế tri
thức toàn cầu 136
II.3- Chuyển hướng phát triển các lĩnh vực trọng yếu sang chủ yếu
dựa vào tri thức
137
II.4- Sử dụng có hiệu quả tri thức mới để đẩy nhanh CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn
139
8
II.5- Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ
142
II.6- Phát triển nhanh có chọn lọc các ngành kinh tế dựa vào tri
thức và công nghệ cao 143
III. Các giải pháp vận dụng kinh tế tri thức để đẩy nhanh
CNH, HĐH và rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước tiên
tiến
144
III.1- Đổi mới cơ chế và chính sách, tạo môi trường kinh doanh
thông thoáng, mở đường cho kinh tế tri thức phát triển
144
III.2- Cải cách triệt để nền giáo dục, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao - yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược phát
triển kinh tế tri thức
146
III.3- Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, thiết
lập hẹ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu – động lực mạnh mẽ cho phát
triển kinh tế tri thức
III.4- Đổi mới doanh nghiệp - khâu trung tâm của đổi mới sản xuất
tiến tới kinh tế tri thức.
152
156
III.5- Phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong
các lĩnh vực kinh tế - xã hội – mũi nhọn xung kích tiến vào kinh tế tri
thức.
158
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA: Asia Free Trade Agreement - Hiệp định Thương mại tự do châu Á
APEC: Asia Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
EU: European Union - Liên minh châu Âu
FDI: Foreign Trade Investment - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
OECD: Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế
R&D: Research and Development - Nghiên cứu và Triển khai
WB: World Bank - Ngân hàng Thế giới
WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới
UNESCO: United Nation Educational, Scientifical and Cultural Organization -
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của LHQ
UNDP: United Nation Development Program - Chương trình Phát triển của
LHQ
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
KTTT : Kinh tế tri thức
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
10
Lời mở đầu
Kinh tế tri thức đã chính thức xuất hiện từ hơn hai thập kỷ qua. Các nền kinh
tế phát triển trên thế giới đang chuyển sang kinh tế tri thức với những thay đổi
sâu sắc về cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh, cách tổ chức quản lý, cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, vị trí con người trong sản xuất...
Cách mạng tri thức, cách mạng thông tin với tính cách là hệ quả của kinh tế
thị trường ở trình độ cao hiện đang thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ.
Những xu hướng lớn có tính tất yếu này đan kết chặt chẽ với nhau và cùng với
toàn cầu hoá đã, đang và sẽ tác động đến tất cả các nước, cho dù là ở những mức
độ không đồng đều. Các nước đang phát triển cần nắm lấy thời cơ, phát triển kinh
tế tri thức để rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Ngày nay, khoảng
cách phát triển giữa các nước, giữa các nhóm xã hội và kể cả giữa các cá nhân
bên trong mỗi nước chính là do khoảng cách về tri thức. Nhiều nước đã đề ra
“chiến lược đi tắt vào kinh tế tri thức”, “chiến lược công nghiệp hoá dựa vào tri
thức”, “sử dụng tri thức cho phát triển”,...
Đối với Việt Nam, kinh tế tri thức tất yếu sẽ có những tác động ngày càng
mạnh, làm nảy sinh những thách thức rất gay gắt, nhưng cũng tạo ra những cơ hội
to lớn để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, cái thiếu nhất đối với nước ta là cơ sở vật
chất - kỹ thuật của một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, Đảng ta xác định
nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ là phát triển lực lượng sản xuất,
thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá
trong bối cảnh quốc tế ngày nay không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp
hoá của các nước đã đi trước. Kinh tế tri thức - giai đoạn phát triển mới của lực
lượng sản xuất xã hội, đang tạo ra những điều kiện và khả năng mới để Việt Nam
rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX đã chỉ rõ: “Con đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi
khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và
công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và
phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát
triển kinh tế tri thức”1.
Nước ta tuy còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, nhưng tiềm
năng trí tuệ của con người Việt Nam không thua kém những “con rồng”, những
1 Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005, tr. 639.
11
nước và vùng lãnh thổ mới công nghiệp hoá. Con người Việt Nam có khả năng
tiếp thu nhanh và làm chủ các tri thức mới, công nghệ mới. Thực tiễn của những
năm đổi mới vừa qua cho thấy, trên một số lĩnh vực mới hình thành, một số công
nghệ mới nhất đã được người Việt Nam sử dụng và theo kịp trình độ của thế giới.
Nếu chỉ dựa vào tài nguyên, vốn, lao động và theo cách nghĩ, cách làm công
nghiệp hoá trước đây thì bài toán đặt ra về rút ngắn khoảng cách phát triển sẽ
không có lời giải.
Tuy nhiên, vấn đề lớn đang đặt ra là trình độ của nền kinh tế nước ta hiện tại
còn rất thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, còn rất nhiều vấn đề bức xúc phải giải
quyết như xoá đói giảm nghèo, thất nghiệp và thiếu việc làm, phát triển nông
thôn, vùng sâu vùng xa..., thì có thể phát triển kinh tế tri thức không, phát triển
như thế nào và bằng cách gì?
Khó khăn, thách thức đối với nước ta còn rất gay gắt. Thế giới đang phát
triển ngày càng nhanh, một năm bằng nhiều năm trước đây, năm sau nhanh hơn
năm trước, thập kỷ sau nhanh hơn thập kỷ trước. Chúng ta đã chậm chân trong
nhiều năm qua, nay phải tăng tốc, bắt kịp, không thể để vận hội lớn trôi qua.
Như vậy, trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới ở những thập niên đầu
thế kỷ XXI, cần phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa, trong đó vấn đề cốt
lõi là phải có chiến lược, chính sách, lộ trình phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức cả về
lý luận và tổng kết thực tiễn, có rất nhiều tài liệu giới thiệu về mô hình, chiến
lược phát triển kinh tế tri thức và kinh nghiệm của các nước. Ở trong nước,
khoảng 5 năm gần đây, cũng có một số công trình về chủ đề này đã được công
bố.
Đề tài KX.02.03 có nhiệm vụ nghiên cứu làm rõ bản chất của kinh tế tri
thức, những đặc điểm cơ bản của nó, tác động của nó đến quan hệ sản xuất, kiến
trúc thượng tầng xã hội, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đang đi vào
kinh tế tri thức; phân tích thực trạng kinh tế nước ta dưới góc độ kinh tế tri thức,
từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chính sách phát triển kinh tế tri thức ở
nước ta, nhằm đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
12
Phần thứ nhất
KINH TẾ TRI THỨC –XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỜI ĐẠI:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I- KINH TẾ TRI THỨC: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN, VAI TRÒ CỦA
KINH TẾ TRI THỨC
I.1- Một số khái niệm cơ bản
I.1.1- Tri thức và vai trò của tri thức đối với phát triển
Tri thức là sự hiểu biết của con người đối với thế giới khách quan và khả
năng vận dụng chúng vào thực tiễn. Tri thức cũng là sự tích luỹ thông tin và
những kỹ năng có được qua việc sử dụng chúng.
Dữ liệu là những tín hiệu rời rạc, còn thông tin là những dữ liệu có hệ
thống, có ích cho người thu nhận, giúp họ biết về một sự kiện, một vật thể...
Khi thông tin được con người thu nhận, xử lý, giúp con người nhận thức,
hiểu biết về thế giới khách quan, vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn và nâng
cao được kỹ năng, khi đó thông tin biến thành tri thức.
Thông tin là một loại tài nguyên quan trọng của xã hội, là cơ sở cho tri
thức. Có nhiều thông tin mà không có tri thức để xử lý những thông tin ấy thì
thông tin trở thành vô dụng. Tri thức mà không được vận dụng vào thực tiễn thì
chẳng đem lại lợi ích gì cho sự phát triển xã hội và cá nhân con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trí thức học sách chưa phải là trí thức hoàn
toàn, muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng
vào thực tế. Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận”2.
Ngày nay, những tri thức cơ bản nhất cần thiết cho con người bao gồm:
Biết cái gì (know-what) nói về sự nhận biết các sự kiện, các vật thể, các
hiện tượng... Ở đây, tri thức rất gần gũi với thông tin; khối lượng tri thức có thể
đo bằng bit. Trong hầu hết lĩnh vực, các chuyên gia đều phải có rất nhiều "cái
biết" này mới có thể làm tròn nhiệm vụ;
Biết tại sao (know-why) thường để chỉ tri thức khoa học, sự hiểu biết về
bản chất của thế giới tự nhiên và đời sống kinh tế - xã hội. Tri thức này là cơ sở
cho những tiến bộ công nghệ, đổi mới sản phẩm trong phần lớn các ngành công
nghiệp; tạo ra các tri thức này thường là từ các cơ quan nghiên cứu và các trường
đại học;
Biết làm thế nào (know-how) là để chỉ kỹ năng hoặc năng lực làm một việc
gì đó. Đây là loại tri thức đặc trưng cho năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay. Người ta thường thiết lập
mạng lưới công nghiệp để các doanh nghiệp có thể chia sẻ và tổ hợp các yếu tố
của loại tri thức này;
2 Hồ Chí Minh: Sửa đổi lối làm việc, 1947.
13
Biết ai (know-who) là cái biết quan trọng nhất. “Biết ai” bao gồm thông tin
về ai biết cái gì, ai biết làm thế nào, làm những gì. Đó cũng là tri thức về quan hệ
xã hội, về tổ chức tập hợp lực lượng, về cách tiếp cận với các chuyên gia và sử
dụng hiệu quả nhất tri thức của họ.... Đối với người quản lý và các tổ chức, tri
thức này là điều kiện hàng đầu để thích nghi với sự đổi mới ngày càng nhanh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Trí thức là gì? Trí thức là hiểu biết. Trong
thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học
tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa
học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác”3...Nhật Bản
và một số nước khác phân loại các lĩnh vực khoa học và công nghệ ra làm hai