Đề tài Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam

Dân số đông, trong đó một nửa dân số dưới 30 tuổi, chi tiêu dành cho tiêu dùng liên tục tăng trong những năm gần đây là những lợi thế khiến cho thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam có sức thu hút lớn đối với các tập đoàn phân phối. Tuy nhiên, từ trước khi gia nhập WTO, hệ thống phân phối của nước ta vẫn bị đánh giá là chưa phát triển và còn rất thô sơ. Tại thời điểm cuối năm 2006 thì người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa vẫn thông qua hệ thống chợ, các cửa hàng truyền thống, các cửa hàng bán lẻ độc lập, trong khi đó các trung tâm thương mại hay đại siêu thị vẫn là một kênh phân phối còn khá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Với những lý do trên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, nhiều nước thành viên đã đưa ra yêu cầu rất cao, đề nghị ta mở cửa tự do thị trường dịch vụ phân phối và coi đây là điều kiện tiên quyết cho việc chấp nhận ta gia nhập WTO. Sau sự kiện ngày 6/11/2006, Việt Nam chính thức được gia nhập WTO, thị trường dịch vụ phân phối của ta có gì thay đổi? Sức ép của hội nhập và cạnh tranh đã và đang đặt ra cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng như cả người tiêu dùng toàn xã hội một bài toán làm sao để thiết lập một hệ thống phân phối hợp lý, hiện đại, hiệu quả phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước sang những năm tiếp theo, ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nào? Để trả lời những câu hỏi này, nhóm sinh viên chúng em thực hiện tiểu luận với đề tài “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam”.

doc16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3735 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Dân số đông, trong đó một nửa dân số dưới 30 tuổi, chi tiêu dành cho tiêu dùng liên tục tăng trong những năm gần đây là những lợi thế khiến cho thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam có sức thu hút lớn đối với các tập đoàn phân phối. Tuy nhiên, từ trước khi gia nhập WTO, hệ thống phân phối của nước ta vẫn bị đánh giá là chưa phát triển và còn rất thô sơ. Tại thời điểm cuối năm 2006 thì người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa vẫn thông qua hệ thống chợ, các cửa hàng truyền thống, các cửa hàng bán lẻ độc lập, trong khi đó các trung tâm thương mại hay đại siêu thị vẫn là một kênh phân phối còn khá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Với những lý do trên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, nhiều nước thành viên đã đưa ra yêu cầu rất cao, đề nghị ta mở cửa tự do thị trường dịch vụ phân phối và coi đây là điều kiện tiên quyết cho việc chấp nhận ta gia nhập WTO. Sau sự kiện ngày 6/11/2006, Việt Nam chính thức được gia nhập WTO, thị trường dịch vụ phân phối của ta có gì thay đổi? Sức ép của hội nhập và cạnh tranh đã và đang đặt ra cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng như cả người tiêu dùng toàn xã hội một bài toán làm sao để thiết lập một hệ thống phân phối hợp lý, hiện đại, hiệu quả phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước sang những năm tiếp theo, ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nào? Để trả lời những câu hỏi này, nhóm sinh viên chúng em thực hiện tiểu luận với đề tài “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam”. Trong thời gian eo hẹp, tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong người đọc đóng góp ý kiến để nhóm sinh viên chúng em hoàn thành tiểu luận được tốt hơn. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM Đến tháng 3-2005, nước ta đã có cam kết về mở cửa thị trường phân phối cho hai nước là Mỹ (BTA: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ) và Nhật Bản (Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt – Nhật). Cam kết của Việt Nam trong WTo đối với dịch vụ phân phối được thiết kế trên cơ sở Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA). Tuy nhiên, do các thành viên WTO coi BTA chỉ là khởi điểm để đàm phán nên cam kết của Việt Nam trong WTO co nhiều uthay đổi so với BTA. Phân loại Theo phân loại của GATS, ta cam kết mở cửa dịch vụ phân phối (là một trong 12 ngành dịch vụ) bao gồm Dịch vụ đại lý hoa hồng, Dịch vụ bán buôn, Dịch vụ bán lẻ, Dịch vụ nhượng quyền thương mại: dịch vụ này thực chất là một thỏa thuận theo đó một nhà phân phối được phép sử dụng một hình thức bán lẻ hoặc một thương hiệu nhất định, Dịch vụ phân phối khác. Vai trò Lĩnh vực dịch vụ phân phối giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất. Mặt khác, chi phí trong khâu phân phối được chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ phân phối sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng. Hơn nữa, bản thân hoạt động phân phối cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng, tạo thuận tiện về địa điểm mua bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Dịch vụ phân phối là hoạt động quan trọng của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Với việc thực hiện các chức năng lưu thông, phân phối và là các mắt xích không thể thiếu trong hệ thống phân phối hàng hóa từ khâu sản xuất tới người tiêu thụ cuối cùng, dịch vụ phân phối giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Khi xã hội càng phát triển, trình độ phân công lao động xã hội, trình độ chuyên môn hóa càng cao và nhu cầu của người tiêu dùng càng được các biệt hóa thì vai trò của dịch vụ phân phối càng trở nên quan trọng. Phát triển dịch vụ phân phối của Việt Nam sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế, giúp tăng tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nước nhà, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM Thị trường bán lẻ Việt Nam có sức thu hút lớn đối với các tập đoàn bán lẻ do Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong vòng nhiều năm qua; dân số đông, trong đó một nửa dân số dưới tuổi 30; chi tiêu của người tiêu dùng tăng 16% và doanh số bán lẻ tăng 20% trong giai đoạn 2004 - 2005. Doanh số bán lẻ thị trường Việt Nam được dự tính khoảng trên 20 tỷ USD mỗi năm. Theo số liệu của Bộ Thương mại trước đây, trong giai đoạn 2001 - 2005 doanh thu bán lẻ thị trường Việt Nam tăng bình quân 18%/năm, cao gấp khoảng 2 lần so với mức tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của ta vẫn chưa phát triển và còn thô sơ. Theo số liệu thống kê tại thời điểm cuối năm 2006 thì hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn...) mới chỉ chiếm khoảng 10%, 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng. Về hình thức hiện diện (hình thức hoạt động), ngay khi gia nhập WTO ta cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được lập liên doanh với đối tác Việt Nam để cung cấp dịch vụ phân phối nhưng tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%, kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế 49% vốn góp sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009, ta cho phép lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, từ ngày 11/01/2007, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam hạn chế khả năng mở thêm điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Kiểm tra nhu cầu kinh tế có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét có cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay không. Ví dụ, một doanh nghiệp phân phối A có vốn đầu tư nước ngoài muốn mở thêm một siêu thị bán lẻ tại địa phương X (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của doanh nghiệp A), cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét số lượng người tiêu dùng tại địa phương, số các siêu thị, cửa hàng hiện có, dự tính nhu cầu trong tương lai, v.v để quyết định có cho phép doanh nghiệp A mở thêm siêu thị bán lẻ hay không. Theo cam kết gia nhập WTO đối với dịch vụ phân phối, các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất sẽ được các cơ quan quản lý xem xét nhu cầu kinh tế. Tuy nhiên, quy trình xem xét, cấp phép cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất sẽ được thiết lập và công bố công khai, việc kiểm tra nhu cầu kinh tế, cấp phép sẽ dựa trên các tiêu chí khách quan, bao gồm số lượng các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ sở bán lẻ) đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý. Về diện mặt hàng, Việt Nam mở cửa các dịch vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các mặt hàng sau đây: - Thuốc lá và xì gà; - Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình; - Kim loại quý và đá quý; - Dược phẩm; - Thuốc nổ; - Dầu thô và dầu đã qua chế biến; - Gạo, đường mía và đường củ cải. Đối với các sản phẩm trên, Việt Nam có thể dành quyền phân phối cho các doanh nghiệp trong nước, tức là các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài (được thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO) có thể sẽ không được quyền phân phối các sản phẩm này. Phạm vi chính xác (theo mã phân loại HS của biểu thuế quan) của các mặt hàng này được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại. Đối với các sản phẩm mà Việt Nam đã cam kết mở cửa Kể từ ngày gia nhập (11 tháng 1 năm 2007), các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài được quyền phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu và phân bón. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối (thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ) máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy. Kể từ ngày 11/1/2010, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Ngoài ra, ta cũng cho phép việc bán hàng qua mạng từ nước ngoài vào Việt Nam, việc bán hàng này liên quan tới việc phân phối qua phương thức 1 (cung cấp qua biên giới). Việc phân phối qua phương thức này có thể được thực hiện dưới dạng mua, bán hàng hóa qua mạng hoặc đặt hàng qua thư. Tuy nhiên, đối với phương thức này, ta chỉ cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được bán các loại hàng hoá sau: - Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân; - Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại. Đối với các sản phẩm khác, việc bán hàng qua mạng sẽ tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong WTO là phù hợp với định hướng phát triển ngành phân phối và thậm chí còn chặt hơn thực tiễn mở cửa ngành dịch vụ này ở trong nước. Trước khi gia nhập WTO, trên thực tế ta đã cho phép các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được thiết lập liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ta đã cho phép một số tập đoàn phân phối lớn thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài và mở hàng loạt các siêu thị tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tới cuối năm 2006 trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều tập đoàn phân phối lớn của thế giới như: Metro Cash & Carry (Đức) với 6 siêu thị hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. BigC có các siêu thị đang hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng. Tập đoàn bán lẻ Parkson (Malaysia) ở TP.HCM. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dairy Farm (Singapore) cũng nộp đơn xin thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, Lotte (Hàn Quốc) cũng vào VN thông qua hình thức liên doanh. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trước đó (kể cả các doanh nghiệp, siêu thị 100% vốn đầu tư nước ngoài) sẽ tiếp tục được hoạt động với các điều kiện như đã quy định trong giấy phép. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ phải tuân thủ các cam kết trong WTO đối với dịch vụ phân phối. Hiện hoạt động dịch vụ phân phối, bán lẻ có tầm quan trọng với nền kinh tế Việt Nam, lĩnh vực này đóng góp khoảng trên 15% vào GDP hàng năm. Theo công bố, doanh số bán lẻ năm 2008 sẽ tăng khoảng 20,5% lên 975 tỉ đồng, tương đương với gần 55 tỉ USD. Cộng với dân số 85 triệu, trong đó đến 60 triệu người tiêu dùng, hệ thống phân phối bán lẻ hầu hết theo hình thức truyền thống, hệ thống hiện đại còn rất ít, do đó thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn số 1 cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, từ năm 2007 sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ (giữ vị trí này suốt 3 năm liên tục), Nga và cả Trung Quốc. Chắc chắn khi các nhà phân phối nước ngoài tham gia vào thị trường, các DN trong nước phải đối mặt với rất nhiều thách thức, sẽ cạnh tranh phải cạnh tranh khốc liệt với các DN nước ngoài có thế mạnh về vốn, về quản trị kinh doanh, hệ thống thương mại hiện đại… Tuy nhiên, việc mở cửa cũng đem lại nhiều cơ hội cho các DN trong nước để học hỏi kinh nghiệm phát triển và nỗ lực vươn lên nhiều hơn để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Thực tế, thời gian qua, có nhiều tập đoàn, DN phân phối bán lẻ của Việt Nam như Tập đoàn Phú Thái, Saigon Co. mart, Hapro… đã vươn lên và phát triển mạnh mẽ. Khi tham gia thị trường Việt Nam, các DN nước ngoài đều có tham vọng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường bán lẻ VN nên giữa nhà bán lẻ 100% vốn nước ngoài và nội địa sẽ nảy sinh nhiều hoạt động cạnh tranh, góp phần làm cho thị trường càng sôi động; qua đó sẽ đa dạng các hình thức hợp tác, liên kết giữa các nhà bán lẻ VN, giữa DN nước ngoài với các DN bán lẻ trong nước, với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hoá…; các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ cũng sẽ rất sôi động, kể cả thông qua thị trường chứng khoán. Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà phân phối nước ngoài nhưng có lẽ trong con mắt của các nhà phân phối hàng đầu thị trường Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức “tiềm năng”. Yếu tố quan trọng nhất đối các tập đoàn phân phối lớn khi đầu tư là mức thu nhập của người tiêu dùng và quy mô thị trường, với thu nhập khoảng 1.000 USD/năm và quy mô thị trường khoảng 20 tỉ USD, thị trường Việt Nam còn quá thấp so với chuẩn của họ. Còn đối với dịch vụ bán lẻ, ngay những nước có dịch vụ phân phối phát triển, các tập đoàn phân phối lớn cũng chiếm không quá 10% thị phần, còn lại phải chia cho các nhà phân phối nhỏ, do đó không nên quá lo lắng với câu hỏi về sự “thống trị” và “thâu tóm” của các nhà phân phối ngoại. Một yếu tố nữa, trong khi người tiêu dùng Việt Nam phần lớn còn có thói quen mua sắm tại các cửa hàng, chợ truyền thống… thì việc xâm nhập của các tập đoàn lớn cũng không phải dễ dàng gì. Theo cam kết gia nhập WTO, thời gian tới, Việt Nam chưa mở cửa đối với thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý. Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của nhà đầu tư cũng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ… XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM Hệ thống phân phối luôn được coi là huyết mạch của tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO với cam kết mở cửa ngành dịch vụ phân phối thì hệ thống phân phối Việt Nam cũng như ngành dịch vụ phân phối tại Việt Nam cũng xuất hiện những xu hướng phát triển mới để khẳng định vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế. Phương thức phân phối hiện đại sẽ ngày càng chiếm ưu thế, phương thức phân phối truyền thống sẽ ngày càng bị thu hẹp nhưng không hoàn toàn biến mất Trước đây, người tiêu dùng Việt vẫn có thói quen mua hàng hằng ngày, và hàng trăm nghìn các cửa hiệu bán hàng phân bố từ thành thị tới nông thôn, luôn đáp ứng nhu cầu hằng ngày của họ. Nhưng nay đã có nhiều sự đổi khác, người tiêu dùng bắt đầu quen với việc tới siêu thị vào cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả tuần. Đi siêu thị như đã trở thành một sở thích với nhiều người. Nếu như trong năm 2007 có 66% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua sắm tại siêu thị, thì cuối 2008 đã lên tới 96%. Tần suất mua sắm tại cửa hàng tiện ích, siêu thị cũng ngày càng tăng, từ 2 lần/tháng trong giai đoạn 2005 – 2007, lên 3 lần/tháng trong năm 2008, và nâng lên 4 – 5/tháng trong năm 2009. Có thể thấy rõ hơn về sự thay đổi trong cơ cấu dịch vụ phân phối qua kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009, về thứ tự lựa chọn nơi mua hàng, là cửa hàng chuyên, đại lý, siêu thị, tiệm tạp hoá, chợ. Các kênh phân phối hiện đại bao gồm siêu thị, đại lý, cửa hàng chuyên chiếm tỷ lệ áp đảo, đến 78,53% trong lựa chọn nơi mua hàng của người tiêu dùng. Các kênh phân phối truyền thống gồm chợ, tiệm tạp hoá và các kênh khác đang ngày càng thu hẹp dần tỷ trọng.  Biểu đồ : tỷ lệ nơi mua hàng theo lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam năm 2009 Nguyên nhân là do với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thu nhập của người dân Việt Nam đang ngày càng được nâng cao trông thấy. Thêm vào đó, khoảng 60% dân số của Việt Nam ở độ tuổi dưới 30, và nhiều người trong số này có cơ hội đi du lịch, công tác nước ngoài nên dễ thay đổi thói quen từ việc mua sắm truyền thống sang các kênh mua sắm hiện đại. Vì vậy nhất là ở khu vực đô thị, người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi ở các kênh phân phối và ở chất luợng sản phẩm một mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Giá cả hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng hiện đại được bán bằng giá tại các cửa hiệu tư nhân, chợ, trong khi chất lượng nói chung đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, tại những hệ thống phân phối hiện đại, người tiêu dùng còn được hưởng nhiều tiện ích rất hiện đại, như thanh toán bằng thẻ, được tham gia chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, thẻ khách hàng thân thiết, giao hàng tận nhà... Trên thực tế, các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản phẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy siêu thị không chỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàng ngày. Trong khi đó, đối với những kênh phân phối truyền thống, đặc biệt là chợ, lâu nay khâu tổ chức, quản lý chợ chưa được quan tâm đúng mức. Người tiêu dùng rời xa chợ không phải do chợ không còn cần thiết mà vì chợ bán nhiều hàng hoá không đảm bảo chất lượng, giá cả không ổn định, buông thả trong khâu trưng bày, tiểu thương không được học kỹ năng giao tiếp, bán hàng, quầy, sạp tăm tối, ẩm thấp, nóng bức, vệ sinh kém... Tuy nhiên, những điều trên cũng không có nghĩa là các kênh phân phối truyền thống sẽ biến mất hoàn toàn nhờ mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển khá sâu rộng và văn hoá chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hoá, tập quán tiêu dùng của người dân. Mặt khác, hàng hoá ở chợ vẫn phong phú hơn với nhiều cấp độ giá bán theo chất lượng, và người mua có thể mặc cả để được mức giá tốt nhất, nhất là đối với dân nghèo thành thị. Do vậy, hình thức phân phối nhỏ lẻ vẫn giữ được vai trò của mình ngay cả trong các thành phố lớn. Các nhà phân phối nước ngoài chiếm thế áp đảo trong kênh phân phối hiện đại Thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam luôn có một sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn phân phối bán lẻ do Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong vòng nhiều năm qua; dân số đông, trong đó một nửa dân số dưới tuổi 30; mức chi tiêu của người tiêu dùng cũng như doanh số bán lẻ ngày một tăng nhanh. Hơn nữa, theo lộ trình cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, từ ngày 01/01/2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong ngành hàng cung cấp dịch vụ phân phối ở cả bốn loại hình phân phối mà WTO phân loại đó là bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại. Như vậy, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp phân phối hàng đầu thế giới thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vực phân phối hàng hóa cũng sẽ tìm cách chuyển sang loại hình doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để chủ động hơn trong kinh doanh. Đến lúc đó, hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của doanh nghiệp trong nước và sẽ diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt tranh giành thị phần kênh phân phối hiện đại giữa các nhà phân phối nước ngoài và các doanh nghiệp phân phối trong nước. Hiện nay bên cạnh những tập đoàn phân phối lớn đã có mặt tại Việt Nam như Metro Cash & Carry, Bourbon Espace (Big C), Parkson, Dairy Farm,... các tập đoàn kinh doanh bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal-mart (Hoa Kỳ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Marko (Hà Lan)... đang mở rộng thị trường và thâm nhập ngày càng sâu, rộng vào thị trường bán lẻ hàng hóa trên thế giới, cũng sẽ sớm có mặt ở thị trường mới nổi và có sức hấp dẫn này. Các nhà phân phối nước ngoài với tiềm lực tài chính hùng mạnh và giàu kinh nghiệm điều hành sẽ giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh với hầu hết các doanh nghiệp phân phối trong nước. Kết quả là họ sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh hệ thống phân phối hi
Luận văn liên quan