Đề tài Xu hướng và tác động của FDI đến các nước đang phát triển

Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Gắn liền với quá trình ấy việc chuyển giao vốn và lao động đã không còn xa lạ. Đây là yếu tố chính hình thành nên đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển và thậm chí cả các nước phát triển. FDI mang lại những đóng góp đáng ghi nhận cho nền kinh tế như giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng trưởng GDP, Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, đã đạt được tăng trưởng tốt và trở thành những nền kinh tế mới nổi một phần là nhờ vào việc thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả. Cho đến nay, FDI đã được nhìn nhận như là một trong những yếu tố chính góp phần tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những địa điểm tuyệt vời để đầu tư. Tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đều đặn. Chính nhờ những ưu điểm trên, ngày càng có nhiều chương trình đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư FDI được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cố gắng tập trung thu hút nguồn đầu tư này. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra những vụ bê bối trong các dự án ODA gần đây bắt đầu làm cho vấn đề sử dụng vốn FDI của Việt Nam cũng dần trở thành vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt khi vốn đầu tư FDI lại là một trong số những nguồn lực quan trọng nhất của đất nước.

doc46 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3977 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng và tác động của FDI đến các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề tài: XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN GVHD: Lê Thị Hồng Minh Sinh viên thực hiện: Huỳnh Kim Chi Bùi Thị Thanh Hằng Huỳnh Thị Yến Nhi Lê Thị Thanh Phương Nguyễn Thị Bích Trầm Nguyễn Thị Kim Tuyền TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN MỤC LỤC -----(( ( ((----- LỜI MỞ ĐẦU 3 I.Tổng quan về FDI 4 Khái niệm, đặc điểm 4 Phân loại FDI 6 Những nhân tố thúc đẩy FDI 8 II.Xu hướng và tác động của FDI đến các nước đang phát triển 9 II.1 Xu hướng của dòng vốn FDI 9 Xu hướng hiện nay 9 Xu hướng theo lĩnh vực và ngành công nghiệp 12 Xu hướng FDI theo hình thức đầu tư 13 Xu hương FDI theo thành phần 14 Xu hướng FDI theo các loại nhà tài trợ 14 II.2 Tác động của FDI đến các nước tiếp nhận 15 Tác động tích cực 15 Tác động tiêu cực 17 III.Tổng quan về FDI ở Việt Nam 20 Một số đặc điểm FDI ở Việt Nam 22 Tác động của FDI đến kinh tế Việt Nam 25 Bất cập FDI ở Việt Nam 26 4. Nguyên nhân 30 IV.Giải pháp 36 Xây dựng một môi trường chính sách, pháp luật đầu tư hấp dẫn 37 Phát triển khả năng hấp thụ luồng vốn FDI 37 V.Dự báo 40 KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 LỜI MỞ ĐẦU -----(( ( ((----- Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Gắn liền với quá trình ấy việc chuyển giao vốn và lao động đã không còn xa lạ. Đây là yếu tố chính hình thành nên đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển và thậm chí cả các nước phát triển. FDI mang lại những đóng góp đáng ghi nhận cho nền kinh tế như giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng trưởng GDP,… Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ,… đã đạt được tăng trưởng tốt và trở thành những nền kinh tế mới nổi một phần là nhờ vào việc thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả. Cho đến nay, FDI đã được nhìn nhận như là một trong những yếu tố chính góp phần tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những địa điểm tuyệt vời để đầu tư. Tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đều đặn. Chính nhờ những ưu điểm trên, ngày càng có nhiều chương trình đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư FDI được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cố gắng tập trung thu hút nguồn đầu tư này. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra những vụ bê bối trong các dự án ODA gần đây bắt đầu làm cho vấn đề sử dụng vốn FDI của Việt Nam cũng dần trở thành vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt khi vốn đầu tư FDI lại là một trong số những nguồn lực quan trọng nhất của đất nước. Trước tình hình đó, để có thể có được một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, nhóm chúng em quyết định chọn nghiên cứu đề tài “FDI và tác động của nó đến các nước đang phát triển” để làm rõ hơn vấn đề này. Đây không phải là một đề tài mới mẻ và có rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và phân tích vấn đề này trước đây. Do đó, trên cơ sở nguồn tư liệu thứ cấp sẵn có này, tham khảo thêm một số báo, tạp chí, chúng em đã rút ra những kết luận chung, tổng hợp thêm ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài viết . Hy vọng đề tài sẽ đem lại cái nhìn khách quan và toàn diện về nền kinh tế Việt Nam nói chung và việc sử dụng FDI hiện nay nói riêng. 1. Tổng quan về FDI: 1. 1 Khái niệm, đặc điểm: 1.1.1 Khái niệm và bản chất: FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh “Foreign Direct Investmen” và được dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khái niệm về FDI như sau: - Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF(1997): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. - Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Có các mục đầu tư như: + Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. + Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. + Tham gia vào một doanh nghiệp mới. + Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm). - Theo Tổ chức tương mại thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. - Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này. Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, thiết lập cơ sở sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… nhằm mục đích thu lợi nhuận và chi phối hoặc toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Nếu xét trên khía cạnh về quyền sở hữu thì về bản chất, FDI được thực hiện với quyền sở hữu về tài sản đầu tư của chủ đầu tư nước ngoài. Nếu xét trên khía cạnh cán cân thanh toán, FDI thường được định nghĩa là phần tăng thêm giá trị sổ sách của lượng đầu tư ròng ở một quốc gia được thực hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời nhà đầu tư này cũng chính là chủ sở hữu chính và nắm quyền kiểm soát quá trình đầu tư đó. 1.1.2 Đặc điểm: Từ khái niệm và bản chất của FDI, ta có thể thấy FDI có các đặc điểm chính sau đây: - FDI là hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận. - Đây là hình thức đầu tư bằng vốn tư nhân nên mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế tiếp nhận. - Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỷ lệ vốn góp đầu tư. - FDI giúp ích cho quá trình toàn cầu hóa. FDI gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở của sự hoạt động của các công ty đa quốc gia. Cơ cấu và hình thức FDI ngày càng trở nên đa dạng hơn. Điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi của môi trường kinh tế thương mại toàn cầu. Ở các nước công nghiệp phát triển, cơ cấu FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Xu hướng đầu tư hiện nay của nguồn vốn FDI là vào các ngành có hàm lượng khoa học cao, đặc biệt là các ngành: Điện tử, chất dẻo, hóa chất và chế tạo máy. Trong khi đó, tỉ trọng đầu tư các ngành công nghiệp dùng nhiều vốn và lao động thì FDI giảm rõ rệt. Tỉ trọng FDI đi vào các ngành dịch vụ tăng lên, một số lĩnh vực được ưu tiên là các dịch vụ thương mại, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và giải trí. Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa FDI với thương mại và chuyển giao công nghệ. Thông thường, một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục đích tăng tiềm năng xuất khẩu của một nước. Mặt khác, các công ty nước ngoài được lựa chọn ngành và địa điểm đầu tư, cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường quốc tế. FDI đã và đang trở thành kênh quan trọng nhất của việc chuyển giao công nghệ. Xu hướng này ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây chính là hình thức có hiệu quả của việc lưu chuyển vốn và kỹ thuật trên phạm vi quốc tế. 1.2. Phân loại FDI: Có thể phân loại FDI theo nhiều cách: 1.2.1 Phân loại theo hình thức thâm nhập: Đầu tư mới Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Mua lại và sáp nhập qua biên giới Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Các hình thức của sáp nhập bao gồm: - Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh). - Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập theo chiều dọc là: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, sáp nhập theo chiều ngang là: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối. Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra nhiều trong lĩnh vực dầu mỏ. - Sáp nhập hỗn hợp: là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền mặt lớn. 1.2.2 Phân loại theo quy định của luật Đầu tư Việt Nam: Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Loại hình doanh nghiệp này hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về: chính trị,kinh tế, luật pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh, … Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia thành quả kinh doanh cho mỗi bên, từ đó tiến hành đầu tư, kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỉ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận từ đầu của hai bên. Đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO BOT dùng chỉ các mô hình sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng trực thuộc khu vực nhà nước, sau đó nhà đầu tư sẽ kinh doanh trong một thời gian nhất đinh để thu hồi vốn và đạt được một mức lợi nhuận hợp lý. Vào cuối giai đoạn vận hành, dự án sẽ được chuyển giao quyền sở hữu cho chính phủ nước sở tại. Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư sẽ chuyển giao lại cho nước sở tại và nhận được thanh toán bằng tiền hoặc tài sản nào đó tương xứng với vốn bỏ ra ban đầu và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Đối với hợp đồng BTO, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước sở tại và được chính phủ nước này dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một khoảng thời gian đủ để hoàn vốn và có lợi nhuận thích hợp. 3 hình thức hợp đồng này diễn ra ở lĩnh vực hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, được hưởng các ưu đãi đầu tư hơn các doanh nghiệp FDI khác. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và công ty con Mô hình công ty này là một trong những mô hình tổ chức quản lý được thừa nhận rộng rãi nhất ở hầu hết các nước. Mô hình này được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt động quản lý của các công ty con. Tuy nhiên, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập. 1.3. Những nhân tố thúc đẩy FDI: - Nhu cầu chu chuyển vốn: Thông thường, chi phí sản xuất ở các nước thừa vốn là lớn hơn ở các nước thiếu vốn, dẫn đến sự chênh lệch năng suất. Vì sự chênh lệch này mà hình thành dòng chảy của vốn đâu tư từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Lợi thế của các tập đoàn đa quốc gia : Những lợi thế về vốn, công nghệ giúp họ tận dụng được nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại : Việc một nước bị thâm hụt thương mại quá lớn từ nước đối tác sẽ dễ dàng dẫn đến những xung đột thương mại song phương. Vì thế, việc tăng cường đầu tư trực tiếp vào nước bị thâm hụt, sản xuất và bán các sản phẩm này ngay tại nước bị thâm hụt sẽ làm giảm tình trạng nhập khẩu từ nước thặng dư. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên : Các tập đoàn đa quốc gia thường hướng đến việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô giá rẻ, giảm được phi phí sản xuất. 2. Xu hướng và tác động của dòng vốn FDI đến các nước đang phát triển 2.1 Xu hướng của dòng vốn FDI 2.1.1 Xu hướng chung hiện nay:  FDI phục hồi lại đà phát triển vào năm 2011. FDI vào các nước tăng khoảng 5%, đạt 1244 tỷ USD vào năm 2010 tăng nhẹ so với 1.185 tỷ USD năm 2009. UNCTA dự báo dòng FDI sẽ tiếp tục phục hồi và đạt khoảng 1400-1600 tỷ USD hoặc bằng với mức trước khủng hoảng vào năm 2011. Họ cũng kì vọng FDI tăng hơn 1700 tỷ USD và đạt 1900 tỷ $ vào năm 2013, đỉnh điểm năm 2007. Các TNCs đang tạo ra các cơ hội đầu tư cho các công ty xuyên lục địa. Tuy nhiên, môi trường kinh tế sau khủng hoảng vẫn bị ảnh hưởng bởi những điều không chắc chắn. Các yếu tố rủi ro như là sự khó đoán trước của quản lí kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công và mất cân bằng cán cân thanh toán của một số nước phát triển, cũng như sự gia tăng lạm phát và dấu hiệu nóng lên của một số nền kinh tế mới nổi có thề làm chậm lại sự phục hồi của FDI. Nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là ngôi nhà mới của FDI Các nước đang phát triển đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong năm 2010, cả vai trò là nước tiếp nhận và nước đầu tư.  Nền sản xuất thế giới cũng như tiêu dùng đã và đang chuyển dịch sang các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi. Các TNCs đang đầu tư ngày càng nhiều vào cả thị trường hiệu quả và những dự án tìm kiếm thị trường trong nước. Lần đầu tiên, các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi thu hút hơn 50% FDI toàn cầu. Một nửa 20 nền kinh tế hàng đầu thu hút FDI là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, và dòng đầu tư FDI ra nước ngoài của các nước này cũng tăng lên mạnh mẽ khoảng 21%. Hiện nay các nước này chiếm khoảng 29% dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài. Thêm vào đó, 3 nền kinh tế đang phát triển xếp hạng một trong 5 nước nhận FDI nhiều nhất thế giới. Trong khi Trung Quốc và Mỹ tiếp tục là nước dẫn đầu thì một số nước châu Âu sụt hạng và lần đầu tiên Indonesia gia nhập vào tốp 20 nước thu hút FDI nhiều nhất. Sự năng động của các TNCs ở thị trường mới nổi đối lập với tốc độ của đầu tư từ các TNCs của các nước phát triển, đặc biệt là từ châu Âu. Đầu tư ra nước ngoài của các nước này chỉ bằng một nửa so với trước đỉnh điểm năm 2007. FDI đầu tư vào các nước phát triển giảm ít hơn 1% xuống 602 tỷ USD, dòng vốn đầu tư vào châu Âu sụt giảm nghiêm trọng chủ yếu là do mối lo ngại từ khủng hoảng nợ công.  Các TNCs thuộc sở hữu nhà nước ngày càng phát triển. Các TNCs thuộc sở hữu nhà nước đang gây mối lo ngại trong một số nước sở tại liên quan đến an ninh quốc gia, sân chơi bình đẳng cho các công ty cạnh tranh, quản trị và minh bạch. Từ quan điểm của nước nhà, có những lo ngại về sự cởi mở với đầu tư từ TNCs thuộc sở hữu Nhà nước của họ. Ngày nay có ít nhất 650 TNCs thuộc sở hữu Nhà nước, tạo thành một nguồn FDI mới nổi quan trọng, hơn 8.500 chi nhánh nước ngoài đang phát triển trên toàn cầu, giúp cho họ tiếp cận với một số lượng lớn các nền kinh tế. Tuy số lượng tương đối nhỏ (chưa đến 1% của tất cả TNCs), nhưng FDI của họ là đáng kể, đạt khoảng 11% của dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2010. Từ đó cho thấy, TNCs thuộc sở hữu Nhà nước trở thành 19 trong 100 TNCs lớn nhất thế giới. Trong đó, ở các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi, loại hình này chiếm hơn một nửa trong số những TNCs (56%), mặc dù các nước phát triển tiếp tục duy trì một số lượng đáng kể TNCs thuộc sở hữu Nhà nước. FDI không đồng đều trên toàn khu vực. Sự suy giảm của dòng chảy FDI ở những khu vực nghèo nhất đang diễn ra. Dòng FDI tới châu Phi đã giảm 9% trong năm 2010. Trái ngược với sự bùng nổ vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển, dòng vốn FDI trong 48 nước kém phát triển giảm tổng thể thêm 0,6% trong năm 2010, đây thật sự là một vấn đề nghiêm trọng. Sự phân bố của các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước kém phát triển cũng vẫn còn rất không đồng đều, với hơn 80% FDI của các nước kém phát triển đi vào các nước giàu tài nguyên ở châu Phi. Đồng thời, các nền kinh tế mới nổi, chẳng hạn như Đông và Đông Nam châu Á cũng như châu Mỹ, tăng trưởng mạnh mẽ trong dòng vốn FDI. Dòng FDI vào khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á tăng 24% trong năm 2010, đạt 300 tỷ USD. Tuy nhiên, xu hướng rất khác nhau: vào các nước ASEAN hơn tăng gấp đôi, khu vực Đông Á tăng 17%; FDI vào Nam Á đã giảm một phần tư. Dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc, nước nhận FDI lớn nhất trong các nước đang phát triển, tăng 11%, lên đến 106 tỷ USD. Tuy nhiên, với mức lương và chi phí sản xuất liên tục tăng, gia công sản xuất thâm dụng lao động cho các nước này đã bị chậm lại, vì thế dòng vốn FDI có xu hướng chuyển dịch theo hướng các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao. FDI vào các nước phát triển vẫn còn thấp hơn mức trước khủng hoảng. Trong năm 2010, dòng vốn FDI ở các nước phát triển đã giảm nhẹ. Các mô hình của dòng vốn FDI không đồng đều trong tiểu vùng. Châu Âu bị sụt giảm mạnh, dòng vốn FDI đăng ký tại Nhật cũng giảm thấp. Triển vọng kinh tế ảm đạm, các biện pháp thắt lưng buộc bụng và khủng hoảng nợ có thể có xảy ra là một trong các yếu tố gây cản trở sự phục hồi của các luồng FDI.  Xu hướng dòng FDI theo lĩnh vực và ngành công nghiệp: Sự hồi phục của dòng vốn FDI về số lượng và giá trị trong năm 2010 khác nhau giữa các ngành trong nền kinh tế. Trong khi những ngành khác đang dần phục hồi, FDI đầu tư vào các ngành dịch vụ chỉ bằng một nửa so với trước khủng hoảng và sản xuất thấp hơn 10% so với năm 2007. Dòng vốn FDI vào các ngành công nghiệp dịch vụ (bao gồm kinh tế, tài chính, vận chuyển, truyền thông và các tiện ích khác) giảm, mặt dù ở tốc độ khác nhau. FDI trong nền công nghiệp tài chính giảm rất mạnh. Các ngành dịch vụ kinh tế giảm 8% so với trước khủng hoảng, các công ty đa quốc gia dần giảm chi phí ở các chi nhánh nước ngoài của mình. Vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp tài chính, trung tâm của cuộc khủng hoảng, chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng và rõ nét nhất, và theo như dự kiến của các chuyên gia kinh tế, tăng trưởng FDI vào ngành này sẽ tăng chậm. Giá trị của các dự án FDI vào sản xuất tăng 23% so với năm 2009, đạt 554 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho các ngành công nghiệp lâm vào khó khăn, nhưng cú sốc này có thể làm cho nền kinh tế có thể tái cấu trúc lại sản xuất nhằm hoạt động hiệu quả hơn và thu hút FDI nhiều hơn. Các ngành kinh doanh có chu kì kinh doanh nhạy cảm như thiết bị điện, điện tử, kim loại và gỗ giảm mạnh dòng vốn đầu tư vào, khiến cho các ngành này không sản xuất đúng với năng lực vốn có. Ngành công nghiệp hóa chất (bao gồm ngành dược) tiếp tục sôi nổi trong suốt thời khủng hoảng. Các ngành công nghiệp khác như thực phẩm, nước giải khát và thuốc lá, dệt may, hàng may sẵn và ô tô phục hồi vào năm 2010, do nhu cầu cần thiết của con người, nhất là ở các nước đang phát triển. FDI vào ngành công nghiệp khai khoáng giảm vào năm 2010 mặc dù nhu cầu về nhiên liệu và năng lượng tiếp tục tăng. Xu hướng FDI theo hình thức đầu tư  Dòng FDI có hai cách thức chính đi vào các nước khác là M&As và đầu tư mới. Giá trị của các thương vụ M&As tăng 36% trong năm 2010, đạt 339 tỷ USD mặc dù chỉ bằng 1/3 so với 2007. Các đầu tư mới cũng giảm trong năm 2010, xu hướng giảm của hai hình thức này xảy ra là không ngạc nhiên do tình hình kinh tế chung của thế giới. Nhiều công ty cân nhắc chuyển đổi giữa hai hình thức này. Tuy nhiên, tổng giá trị của dự án đầu tư mới cao hơn so với các thương vụ M&As xuyên biên giới từ sau khủng hoảng. Các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi
Luận văn liên quan