Nguồn phát thải các KLN trước hết phải kể đến các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng xút, clo, có chất phế thải nhiều thủy ngân hay ngành công nghiệp than đá và dầu mỏ có chất thải chứa chì, thủy ngân và cadimi. Tại nhiều nơi, các chất thải độc hại này bị đổ thẳng ra môi trường mà không hề được xử lý.
Tại TP. HCM, kết quả phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất vùng trồng lúa khu vực phía Nam thành phố cho thấy hàm lượng đồng, kẽm, chì, thủy ngân, crôm trong đất trồng lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp phía nam thành phố đều tương đương hoặc cao hơn ngưỡng cho phép (TCVN 7209:2002) đối với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Trong đó hàm lượng cadimi vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2,3 lần; kẽm vượt quá 1,76 lần.
Rác sinh hoạt, đặc biệt rác thải đô thị cũng là một nguồn gia tăng lượng kim loại nặng trong đất. Tại đa số đô thị hiện nay, tỉ lệ thu gom rác còn thấp, thậm chí có một số đô thị chưa có đơn vị thu gom và nơi tập kết rác.
Hà Nội, một trong những đô thị có tỉ lệ thu gom rác cao nhất, cũng chỉ đạt tỉ lệ dao động khoảng 70-80 phần trăm/năm. Lượng rác thải còn lại tồn đọng ở các nước ao hồ, ngõ xóm, kênh mương, theo dòng nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm môi trường.
Theo các nhà khoa học, khoảng 70 – 80 phần trăm các nguyên tố KLN trong nước thải lắng xuống bùn trên đường đi của nó. Do đó việc sử dụng bùn thải làm phân bón được coi là một trong những nhân tố cao có nguy cơ gây ô nhiễm KLN.
Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp cũng chính là một nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật đã làm gia tăng lượng tồn dư các kim loại như Asen, Cadimi, thủy ngân và kẽm trong đất.
Sự phát triển và mở rộng các làng nghề thủ công đi kèm với việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất song hầu hết các làng nghề ở nước ta hiện nay đều không có biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường đất.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trên Thế giới. Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xử lý kim loại nặng trong đất. Tuy nhiên, gần đây phương pháp sử dụng thực vật để xử lý kim loại nặng trong đất được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt bởi chi phí đầu tư thấp, an toàn và thân thiện với môi trường.
Làm sạch đất ô nhiễm là một quá trình đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Để xử lý đất ô nhiễm người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống như: rửa đất; cố định các chất ô nhiễm bằng hoá học hoặc vật lý; xử lý nhiệt; trao đổi ion, ôxi hoá hoặc khử các chất ô nhiễm; đào đất bị ô nhiễm để chuyển đi đến những nơi chôn lấp thích hợp,. Hầu hết các phương pháp đó rất tốn kém về kinh phí, giới hạn về kỹ thuật và hạn chế về diện tích,. Gần đây, nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, người ta đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường như một công nghệ môi trường đặc biệt.
24 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6081 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHCN VÀ QL MÔI TRƯỜNG
**********
Đề Tài: XỬ LÝ ĐẤT BỊ NHIỄM KIM LOẠI NẶNG
GVHD : GS.TSKH LÊ HUY BÁ
SVTH : TRẦN ĐỨC CHIÊU THÀNH
LỚP : ĐHMT3A
MSSV : 07707261
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010
Mục lục
Lời Mở Đầu………………………………3
Ô nhiễm môi trường đất………………….5
Ô nhiễm kim loại nặng trong đất…………11
Các phương pháp xử lý đất bị ô nhiễm…...14
Lời Mở Đầu
Nguồn phát thải các KLN trước hết phải kể đến các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng xút, clo, có chất phế thải nhiều thủy ngân hay ngành công nghiệp than đá và dầu mỏ có chất thải chứa chì, thủy ngân và cadimi. Tại nhiều nơi, các chất thải độc hại này bị đổ thẳng ra môi trường mà không hề được xử lý.
Tại TP. HCM, kết quả phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất vùng trồng lúa khu vực phía Nam thành phố cho thấy hàm lượng đồng, kẽm, chì, thủy ngân, crôm trong đất trồng lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp phía nam thành phố đều tương đương hoặc cao hơn ngưỡng cho phép (TCVN 7209:2002) đối với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Trong đó hàm lượng cadimi vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2,3 lần; kẽm vượt quá 1,76 lần.
Rác sinh hoạt, đặc biệt rác thải đô thị cũng là một nguồn gia tăng lượng kim loại nặng trong đất. Tại đa số đô thị hiện nay, tỉ lệ thu gom rác còn thấp, thậm chí có một số đô thị chưa có đơn vị thu gom và nơi tập kết rác.
Hà Nội, một trong những đô thị có tỉ lệ thu gom rác cao nhất, cũng chỉ đạt tỉ lệ dao động khoảng 70-80 phần trăm/năm. Lượng rác thải còn lại tồn đọng ở các nước ao hồ, ngõ xóm, kênh mương, theo dòng nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm môi trường.
Theo các nhà khoa học, khoảng 70 – 80 phần trăm các nguyên tố KLN trong nước thải lắng xuống bùn trên đường đi của nó. Do đó việc sử dụng bùn thải làm phân bón được coi là một trong những nhân tố cao có nguy cơ gây ô nhiễm KLN.
Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp cũng chính là một nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật đã làm gia tăng lượng tồn dư các kim loại như Asen, Cadimi, thủy ngân và kẽm trong đất.
Sự phát triển và mở rộng các làng nghề thủ công đi kèm với việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất song hầu hết các làng nghề ở nước ta hiện nay đều không có biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường đất.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trên Thế giới. Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xử lý kim loại nặng trong đất. Tuy nhiên, gần đây phương pháp sử dụng thực vật để xử lý kim loại nặng trong đất được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt bởi chi phí đầu tư thấp, an toàn và thân thiện với môi trường.
Làm sạch đất ô nhiễm là một quá trình đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Để xử lý đất ô nhiễm người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống như: rửa đất; cố định các chất ô nhiễm bằng hoá học hoặc vật lý; xử lý nhiệt; trao đổi ion, ôxi hoá hoặc khử các chất ô nhiễm; đào đất bị ô nhiễm để chuyển đi đến những nơi chôn lấp thích hợp,... Hầu hết các phương pháp đó rất tốn kém về kinh phí, giới hạn về kỹ thuật và hạn chế về diện tích,... Gần đây, nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, người ta đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường như một công nghệ môi trường đặc biệt.
1/ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.1/ Vai trò của môi trường đất
Đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người.
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Như vậy đất rất quan trọng đối với con người chúng ta.
1.2/ Thế nào là ô nhiễm đất
Khái niệm
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người lam thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Phân loại
Người ta phân đất bị ô nhiễm làm 5 loại:
Do chất thải công nghiệp.
Do chất thải nông nghiệp.
Do chất thải sinh hoạt.
Do dầu mỏ.
Do chất phóng xạ.
Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
Khí SO2, NOX, H2S,…sinh ra có thể chuyển hóa thành các gốc axit tạo thành axit gây mưa axit làm mất cân bằng PH trong đất.
- Bụi chứa nhiều kim loại nặng (như chì, kẽm,…) sẽ lắng xuống đất sẽ làm thay đổi thành phần đất tại đó và nhiễm độc đối với cây trồng và vật nuôi theo đường dây chuyền thực phẩm.
- Nước thải CN chứa nhiều chất vô cơ, các chất hữu cơ, dung môi hữu cơ, các chất dầu mỡ, các chất tẩy rữa,… Nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài chúng sẽ được lưu giữ trong đất nhờ sự di chuyển lắng đọng hay thấm vào đất.
Các chất thải rắn CN như xỉ, phần thừa của sản phẩm cơ khí, nhà máy luyện kim,… không được tái chế hoặc xử lý trước mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất cây trồng và gây ảnh hưởng lâu dài đến vùng đất đó.
Như vậy ở VN nhìn chung đất đã bị thoái hóa trên bốn mặt:
Thoái hóa hóa học : Đất trở nên chua dần, hàm lượng hữu cơ và lân dễ tiêu thấp, nghèo các ion kiềm như : Ca2+ và Mg2+
Thoái hóa vật lý : tầng đất mỏng dần, mất cấu trúc hoặc cấu trúc kém, sức thấm nước kém, đất chặt không thuận lợi cho bộ rễ những cây trồng ngắn ngày phát triên.
Thoái hóa sinh học : hoạt tính sinh học của đất kém do thiếu chất hữu cơ, đất chua và nhiều độc tố.
Ô nhiễm môi trường đất các loại.
Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp
Do thuốc bảo về thực vật: Nhiều thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) có thể tồn lưu lâu dài trong đất. Khi thuốc bảo vệ thực vật xâm nhập vào môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút.Do khả năng diệt khuẩn cao nên TBVTV đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm giảm hoạt tính sinh học trong đất.Một số TBVTV như: clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.
Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: Khi sử dụng phân bón dư thừa, phần dư đó sẽ bị rữa trôi theo nước hoặc nằm lại trên đất gây ô nhiễm môi trường.
Đối với phân bón vô cơ: Trong phân supe lân thường có còn khoảng 5% axit H2SO4 tự do, khi đi vào môi trường đất sẽ làm giảm độ PH của đất. Do trong đất có các ion Fe(III), Al(III) kết hợp với lượng phân bón supe dư thùa tạo thành phophat kim loại không tan làm cho đất chai cứng và hủy diệt các vi sinh vật có ích trong đất.
Đối với phân bón hữu cơ tự nhiên: Nếu không dùng đúng kỹ thuật và đúng kiều lượng nên dễ gây ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho động vật và con người. Trong điều kiện yếm khí sẽ làm tăng quá trình khử, sinh ra các chất ô him như H2S, CH4 và tạo mùi khó chịu, làm giảm pH của đất.
Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt rất phức tạp, nó bao gồm các loại thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, làm vườn, đồ dùng hỏng, gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải, các loại rác đường phố bụi, bùn, lá cây … Chúng được thu gom, tập trung, phân loại và xử lý. Sau khi xử lý, chế biến thành phân hữu cơ hoặc chôn đốt. Cuối cùng vẫn ảnh hưởng đến môi trường đất.Các bãi chôn lấp có mùi hôi thối ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxy trong đất.
Do bùn cống rãnh của hệ thống thoát nước của thành phố mà thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại tạo nên các hỗn hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy.
Ô nhiễm đất do dầu mỏ
Ô nhiễm dầu không chỉ ảnh hưởng tới môi trường biển mà còn ảnh hưởng tới môi trường đất.
Khi trên bề mặt đất có một lớp mỏng thì cũng cản trở quá trình trao đổi chất của các sinh vật trong đất, các sinh vật trong đất sẽ chết dần.
Khi dầu xâm nhập vào đất, chúng làm thay đổi cấu trúc, đặc tính lý học và hóa học của đất, chúng biến các hạt keo thành “trơ”, không có khả năng hấp phụ và trao đổi nữa, làm cho vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh.
Dầu là hỗn hợp chất cao phân tử có thể tiêu diệt trực tiếp hầu hết các thực vật, động vật, sinh vật trong đất.
Ô nhiễm do chất phóng xạ
Chất phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa học độc hại đối với các mô tế bào.
Ví dụ: Các liên kết trong các cấu trúc cao phân tử sẽ bị bẻ gẫy. Trong các trường hợp ngộ độc phóng xạ cấp tính, tủy xương, nơi tạo ra hồng cầu máu bị hủy hoại và số lượng hồng cầu trong máu bị giảm sút. Nó còn làm tổn thương gen.
2/ Ô nhiễm kim loại nặng trong đất
2.1/ Giới thiệu
Đất là thành phần chủ yếu của môi trường đô thị và nông thôn, việc quản lý đất là hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đất. Các hoạt động của đô thị là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đất và cách thức quản bảo vệ là yêu cầu khẩn cấp. Ở đây tập trung xem xét sự ô nhiễm đất do kim loại nặng.
2.2/ Kim loại nặng trong đất
Việc khai thác, sản xuất và sử dụng sản phẩm hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc sơn, ắc quy, chất thải công nghiệp hay cặn bùn) gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất đô thị và đất nông nghiệp. Kim loại nặng cũng có trong đất tự nhiên nhưng hiếm khi ở mức độ độc hại. Đất ô nhiễm tiềm tàng có thể xảy ra ở bãi chôn lấp cũ (nơi chứa chất thải công nghiệp): những vườn ăn trái cũ sử dụng chất diệt cỏ có chứa Arsenic như một thành phần hoạt động; những nơi sử dụng nước thải công nghiệp và bùn thải của thành phố (thị xã); những vùng xung quanh đống chất thải mỏ; khu công nghiệp nơi hóa chất được đổ thành đống trên đất hoặc những vùng xui gió từ khu công nghiệp.
Sự tích lũy kim loại nặng quá mức trong đất gây độc hại cho người và những động vật khác. Các thói quen thải kim loại nặng bừa bãi (trong thời gian dài) làm thay đổi chuổi thức ăn. Ngộ độc cấp tính từ kim loại nặng hiếm khi do ăn vào hoặc tiếp xúc qua da nhưng cũng có thể. Việc tiếp xúc với kim loại nặng lâu ngày sẽ gây nên các loại bênh:
Chì - gây thần kinh mệt mỏi, rối loạn thần kinh
Cd - ảnh hưởng thận, gan và bộ phận GI
Arsenic – đầu đọc da, ảnh hưởng thận và hệ nơron trung ương.
Vấn đề thường gây ra bởi caction kim loại (những nguyên tố trong đất là do các cation Pb2+ …) như Hg, Cd, Pb, Niken, Cu, Zn, Cl và Mn. Các anion xung quanh thường là (những nguyên tố trong đất kết hợp với oxy và có điện tích âm: MnO42-…) Arsenic, molybdenum, Solenium và Bo.
Nguồn phát thải các KLN trước hết phải kể đến các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng xút, clo, có chất phế thải nhiều thủy ngân hay ngành công nghiệp than đá và dầu mỏ có chất thải chứa chì, thủy ngân và cadimi. Tại nhiều nơi, các chất thải độc hại này bị đổ thẳng ra môi trường mà không hề được xử lý. Tại TP. HCM, kết quả phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất vùng trồng lúa khu vực phía Nam thành phố cho thấy hàm lượng đồng, kẽm, chì, thủy ngân, crôm trong đất trồng lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp phía Nam thành phố đều tương đương hoặc cao hơn ngưỡng cho phép (TCVN 7209:2002) đối với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Trong đó hàm lượng cadimi vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2,3 lần; kẽm vượt quá 1,76 lần. Rác sinh hoạt, đặc biệt rác thải đô thị cũng là một nguồn gia tăng lượng kim loại nặng trong đất. Tại đa số đô thị hiện nay, tỉ lệ thu gom rác còn thấp, thậm chí có một số đô thị chưa có đơn vị thu gom và nơi tập kết rác. Hà Nội, một trong những đô thị có tỉ lệ thu gom rác cao nhất, cũng chỉ đạt tỉ lệ dao động khoảng 70-80%/năm. Lượng rác thải còn lại tồn đọng ở các nước ao hồ, ngõ xóm, kênh mương, theo dòng nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm môi trường. Theo các nhà khoa học, khoảng 70 – 80% các nguyên tố KLN trong nước thải lắng xuống bùn trên đường đi của nó. Do đó việc sử dụng bùn thải làm phân bón được coi là một trong những nhân tố cao có nguy cơ gây ô nhiễm KLN. Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp cũng chính là một nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật đã làm gia tăng lượng tồn dư các kim loại như Asen, Cadimi, thủy ngân và kẽm trong đất. Sự phát triển và mở rộng các làng nghề thủ công đi kèm với việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất song hầu hết các làng nghề ở nước ta hiện nay đều không có biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường đất.
2.3/ Ngăn chặn ô nhiễm KLN
Ngăn chặn ô nhiễm kim loại nặng rất quan trọng bởi vì công việc làm sạch đất ô nhiễm rất khó khăn và đắt tiền. Việc sử dụng chất thải công nghiệp hay bùn phải tuân theo quy định giới hạn do US.Environmental Protection Agency (EPA) đề ra trong bảng 1.
Bảng 1: Quy định mức giới hạn kim loại nặng trong đất
(Adapted from USEPA , 1993)
Kim Loại Nặng
Nồng độ lớn nhất trong bù
Tốc độ tải ô nhiễm hàng năm
Tốc độ ô nhiễm tích lũy
(mg/kg or ppm)
(kg/ha/yr)
(Lb/A/yr)
(kg/ha)
(lb/A)
Arsenic
75
2
1,8
41
36,6
Cadmium
85
1,9
1,7
39
34,8
Chronium
3000
150
134
3000
2,679
Copper
4300
75
67
1500
1,340
Pead
420
21
14
420
375
Mercury
840
15
13,4
300
268
Molybdenum
57
0,85
0,80
17
15
Nickel
75
0,90
0,80
18
16
Selenium
100
5
4
100
89
Zine
7500
140
125
2800
2500
Sự ngăn chặn ô nhiễm kim loại nặng là phương pháp tốt nhất tránh ô nhiễm kim loại cho đất. Với bản trên, sự cân bằng tương đối được dùng để chỉ ra tổng số bùn lớn nhất có thể được dùng. Ví dụ, giúp cho các viên chức thành phố cung cấp tổng số bùn lớn nhất (kg/ha) cho đất nông nghiệp. Tốc độ tải ô nhiễm hàng năm cho kẽm là 140kg/ha/yr (từ bảng 1). Phân tích bùn trong phòng thí nghiệm cho thấy nồng độ kẽm là 7500mg/kg, người ta có thể tính được bao nhiêu (tons/A) để không vượt quá 140kg/ha/yr.
Những kim loại được giới thiệu là gây ô nhiễm môi trường chúng sẽ lưu lại. Những kim loại không phân rã như phân tử bazơ cacbon (hữu cơ). Chỉ loại trừ Hg và Selenium bằng cách biến đổi thành hơi nhờ vi sinh vật. Tuy nhiên rất khó loại bỏ kim loại ra khỏi môi trường.
Cách xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất theo phương pháp truyền thống có giá rất cao với những vùng đất rộng bị ô nhiễm. Cách xử lý có thể được làm tại chỗ hay chuyển đến nơi khác để xử lý, cả hai cách này đều tốn nhiều tiền.
3/ Các phương pháp xử lý đất bị ô nhiễm
Xử lý bằng nhiệt độ cao (sản phẩm thủy tinh, các dạng hạt, không có rò rỉ kim loại).
Những nhân tố hóa rắn (sản phẩm vật chất giống xi măng).
Cách thức làm sạch (lộc ô nhiễm ra ngoài).
Hiện nay người ta đang khuyến khích một phương pháp với chi phí thấp, an toàn và thân thiện với môi trường là phương pháp: Xử lý kim loại nặng trong đất bằng thực vật.
1. Giới thiệu
Làm sạch đất ô nhiễm là một quá trình đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Để xử lý đất ô nhiễm người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống như: rửa đất; cố định các chất ô nhiễm bằng hoá học hoặc vật lý; xử lý nhiệt; trao đổi ion, ôxi hoá hoặc khử các chất ô nhiễm; đào đất bị ô nhiễm để chuyển đi đến những nơi chôn lấp thích hợp,... Hầu hết các phương pháp đó rất tốn kém về kinh phí, giới hạn về kỹ thuật và hạn chế về diện tích,... Gần đây, nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, người ta đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường như một công nghệ môi trường đặc biệt. Khả năng làm sạch môi trường của thực vật đã được biết từ thế kỷ XVIII bằng các thí nghiệm của Joseph Priestley, Antoine Lavoissier, Karl Scheele và Jan Ingenhousz. Tuy nhiên, mãi đến những năm 1990 phương pháp này mới được nhắc đến như một loại công nghệ mới dùng đề xử lý môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi các kim loại, các hợp chất hữu cơ, thuốc súng và các chất phóng xạ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu về khả năng xử lý các kim loại nặng trong đất bởi một số loài thực vật.
2. Công nghệ xử lý kim loại nặng trong đất bằng thực vật
Thực vật có nhiều cách phản ứng khác nhau đối với sự có mặt của các ion kim loại trong môi trường. Hầu hết, các loài thực vật rất nhạy cảm với sự có mặt của các ion kim loại, thậm chí ở nồng độ rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số loài thực vật không chỉ có khả năng sống được trong môi trường bị ô nhiễm bởi các kim loại độc hại mà còn có khả năng hấp thụ và tích các kim loại này trong các bộ phận khác nhau của chúng[1].
Trong thực tế, công nghệ xử lý ô nhiễm bằng thực vật đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản như dễ trồng, có khả năng vận chuyển các chất ô nhiễm từ đất lên thân nhanh, chống chịu được với nồng độ các chất ô nhiễm cao và cho sinh khối nhanh [1,3,6]. Tuy nhiên, hầu hết các loài thực vật có khả năng tích luỹ KLN cao là những loài phát triển chậm và có sinh khối thấp, trong khi các thực vật cho sinh khối nhanh thường rất nhạy cảm với môi trường có nồng độ kim loại cao.
Xử lý KLN trong đất bằng thực vật có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau phụ thuộc vào từng cơ chế loại bỏ các KLN như:
- Phương pháp làm giảm nồng độ kim loại trong đất bằng cách trồng các loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại cao trong thân. Các loài thực vật này phải kết hợp được 2 yếu tố là có thể tích luỹ kim loại trong thân và cho sinh khối cao. Có rất nhiều loài đáp ứng được điều kiện thứ nhất (bảng 1), nhưng không đáp ứng được điều kiện thứ hai. Vì vậy, các loài có khả năng tích luỹ thấp nhưng cho sinh khối cao cũng rất cần thiết (bảng 2). Khi thu hoạch các loài thực vật này thì các chất ô nhiễm cũng được loại bỏ ra khỏi đất và các kim loại quý hiếm như Ni, Tl, Au,... có thể được chiết tách ra khỏi cây.
- Phương pháp sử dụng thực vật để cố định kim loại trong đất hoặc bùn bởi sự hấp thụ của rễ hoặc kết tủa trong vùng rễ. Quá trình này làm giảm khả năng linh động của kim loại, ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm và làm giảm hàm lượng kim loại khuếch tán vào trong các chuỗi thức ăn.
Bảng 1. Một số loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại nặng cao [1]
Tên loài
Nồng độ kim loại tích luỹ trong thân (mg/g trọng lượng khô)
Tác giả và năm công bố
Arabidopsis halleri
(Cardaminopsis halleri)
13.600 Zn
Ernst, 1968
Thlaspi caerulescens
10.300 Zn
Ernst, 1982
Thlaspi caerulescens
12.000 Cd
Mádico et al, 1992
Thlaspi rotundifolium
8.200 Pb
Reeves & Brooks, 1983
Minuartia verna
11.000 Pb
Ernst, 1974
Thlaspi geosingense
12.000 Ni
Reeves & Brooks, 1983
Alyssum bertholonii
13.400 Ni
Brooks & Radford, 1978
Alyssum pintodasilvae
9.000 Ni
Brooks & Radford, 1978
Berkheya codii
11.600 Ni
Brooks, 1998
Psychotria douarrei
47.500 Ni
Baker et al., 1985
Miconia lutescens
6.800 Al
Bech et al., 1997
Melastoma malabathricum
10.000 Al
Watanabe et al., 1998
Trong những năm gần đây, người ta quan tâm rất nhiều về công nghệ sử dụng thực vật để xử lý môi trường bởi nhiều lý do: diện tích đất bị ô nhiễm ngày càng tăng, các kiến thức khoa học về cơ chế, chức năng của sinh vật và hệ sinh thái, áp lực của cộng đồng, sự quan tâm về kinh tế và chính trị,... Hai mươi năm trước đây, các nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất ít, nhưng ngày nay, nhiều nhà khoa học đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ này như một công nghệ mang tính chất thương mại. Hạn chế của công nghệ này là ở chỗ không thể xem như một công nghệ xử lý tức thời và phổ biến ở mọi nơi. Tuy nhiên, chiến lược phát triển các chương trình nghiên cứu cơ bản có thể cung cấp được các giải pháp xử lý đất một cách thân thiện với môi trường và bền vững. Năm 1998, Cục môi trường Châu Âu (EEA) đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương pháp xử lý KLN trong đất bằng phương pháp truyền thống và phương pháp sử dụng thực vật tại 1.400.000 vị trí bị ô nhiễm ở Tây Âu, kết quả cho thấy chi phí trung bình của phương pháp truyền thống trên 1 hecta đất từ 0,27 đến 1,6 triệu USD, trong khi phương pháp sử dụng thực vật chi phí thấp hơn 10 đến 1000 lần [1].
Bảng 2. Một số loài thực vật cho sinh khối nhanh
có thể sử dụng để xử lý kim loại nặng t