Đề tài Xử lý đất bùn nhiễm Dioxin

Khi nhắc đến dioxin không ai không kinh hoàng về hậu quả của nó đối với đất nước Việt Nam. Nó đã phá hủy toàn bộ từ hệ sinh thái đến con người Việt Nam. Trong bài này tôi xin đề cập đế một số nét sơ lược về dioxin, hậu quả của nó đối với môi trường đất và những biện pháp xử lý những vùng đất, bùn bị phá hủy bởi dioxin. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái bởi dioxin và các chất tương tự dioxin không còn nằm trong phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế, của giới lãnh đạo cấp cao và của người dân. Vì vậy, những năm gần đây, nhiều nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển đã chi hàng trăm triệu USD mỗi năm cho các chương trình nghiên cứu vấn đề chống ô nhiễm và tiêu huỷ dioxin. Sau đây là phần trình bày sơ lược về dioxin và biện pháp xử lý đất, bùn nhiễm dioxin

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý đất bùn nhiễm Dioxin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khi nhắc đến dioxin không ai không kinh hoàng về hậu quả của nó đối với đất nước Việt Nam. Nó đã phá hủy toàn bộ từ hệ sinh thái đến con người Việt Nam. Trong bài này tôi xin đề cập đế một số nét sơ lược về dioxin, hậu quả của nó đối với môi trường đất và những biện pháp xử lý những vùng đất, bùn bị phá hủy bởi dioxin. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái bởi dioxin và các chất tương tự dioxin không còn nằm trong phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế, của giới lãnh đạo cấp cao và của người dân. Vì vậy, những năm gần đây, nhiều nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển đã chi hàng trăm triệu USD mỗi năm cho các chương trình nghiên cứu vấn đề chống ô nhiễm và tiêu huỷ dioxin. Sau đây là phần trình bày sơ lược về dioxin và biện pháp xử lý đất, bùn nhiễm dioxin I. SƠ LƯỢC VỀ DIOXIN 1.Cấu tạo Dioxin hiện được dùng để chỉ hàng trăm chất hóa học có mặt trong môi trường. Các hợp chất xếp trong lớp các chất tương tự dioxin (dioxin-like compounds) được xếp vào ba nhóm: nhóm 1 bao gồm các polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDDs) Một số chất trong nhóm PCDD, nhóm 2 gồm các polychlorinated dibenzofuran (PCCDs) và nhóm 3 gồm các polychlorinated biphenyls (PCBs). Nhóm 1 và 2 thường là sản phẩm biến đổi các chất khi con người đốt chất thải công nghiệp hay nông nghiệp, cháy rừng, sử dụng khí đốt... Trong khi nhóm 3 (các PCB và các PCB giống dioxin) lại thường được sản xuất có chủ định, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Để so sánh mức độ gây độc của các chất, tổ chức Y tế thế giới (WHO) dùng chỉ số TEFs (toxic equivalance factors) để đánh giá. Hiện tại 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (tên gọi tắt là TCCD) được đánh giá có mức độ gây độc cao nhất trong tất cả các chất trên. 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin 2.Tính chất Điôxin là tên gọi chung cho một nhóm gồm hàng trăm hoá chất tồn lưu trong môi trường. Chúng là các hợp chất thơm polychlorin có đặc tính vật lý, hoá học và cấu trúc tương tự, được hình thành như một phụ phẩm của các quá trình hoá học, từ những hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun, cháy rừng đến các quá trình nhân tạo như sản xuất hoá chất, thuốc trừ sâu, thép, sơn, giấy, quá trình thiêu và toả khói... Điôxin là hợp chất hữu cơ không mùi, không màu, chứa cácbon, hyđrô, ôxy và chlorin. Trong số 210 hợp chất điôxin khác nhau, chỉ có 17 hợp chất là độc. Dạng điôxin độc hại nhất và được nghiên cứu rộng nhất là điôxin 2,3,7,8 - tetra- chlorodibenzo-p-điôxin, viết tắt là 2,3,7,8-TCDD, được đo bằng phần nghìn tỉ (ppt). Điôxin không hoà tan trong nước nhưng hoà tan trong chất béo chúng gắn với chất hữu cơ và chất cặn trong môi trường và hấp thụ vào mô mỡ động vật hoặc người. Ngoài ra, do không bị vi khuẩn làm thối rữa nên chúng tồn lưu và tích tụ sinh học trong dây chuyền thực phẩm. Một khi điôxin lọt vào môi trường, chúng sẽ thu gom trong mô mỡ của người và động vật. PCBs (polychlorin biphenyl ) là một nhóm hoá chất khác. Chúng là hyđrôcacbon thơm clo hoá, được tổng hợp bằng cách clo hoá trực tiếp biphenyl. Các hỗn hợp PCBs kỹ thuật vẫn còn phổ biến và có mặt đến ngày nay như trong vật liệu xây dựng, dầu bôi trơn, sơn phủ, chất làm dẻo và mự. Có một số hợp chất PCBs có độc tính tương tự điôxin và do đó thường gọi là PCBs "giống điôxin". II. ẢNH HƯỞNG CỦA DIOXIN 1.Ảnh hưởng của dioxin đối với hệ sinh thái rừng Sự phá hủy cảnh quan tự nhiên trong chiến tranh là điều không mới mẻ, nhưng phạm vi của sự phá hủy tự nhiên trong chiến tranh Việt Nam là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử con người. Thiệt hại đối với môi trường là quá lớn và khắc nghiệt đến mức các nhà khoa học đã phải sáng tạo ra một thuật ngữ mới “hủy diệt sinh thái” (ecoside). Quân đội Mỹ đã công phá môi trường trên quy mô rộng lớn và kéo dài trong nhiều năm, một cách đồng bộ đã làm cho nhiều hệ sinh thái tự nhiên với diện tích rộng lớn ở Việt Nam bị phá hủy. Các phương tiện được sử dụng là vật liệu nổ (bom nổ, bom cháy, mìn các loại), xe ủi cỡ lớn và đặc biệt là các hóa chất độc diệt cỏ. Tất cả những vật liệu đó không những đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người mà còn gây ra những hậu quả trước mắt và lâu dài lên đất, sự cân bằng dinh dưỡng, chế độ thủy văn, cây cối, động vật, và có thể còn gây tác động lên cả khí hậu Việt Nam và các vùng xung quanh. Hậu quả về sinh thái quan trọng nhất của chất độc hóa học là các hệ sinh thái rừng. Trước chiến tranh, rừng miền Nam Việt Nam có diện tích bao phủ là 10,3 triệu ha. Trong suốt thời gian chiến tranh, từ năm 1961 tới năm 1971, đã có trên 77 triệu lít chất độc hóa học được sử dụng (Stellman, 2003), hầu hết là chất da cam, trong đó có chứa dioxin (TCDD) với nồng độ độc cao từ  3 – 4 mg/l, nhưng còn cao hơn nhiều trong trường hợp sản xuất với quy mô lớn và khẩn cấp. Diện tích các khu vực bị phun rải chiếm 24% diện tích Nam Việt Nam (FIDI 2007), 86% lượng chất độc hóa học được trực tiếp rải lên đất rừng, 14% còn lại được rải trực tiếp lên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Sự tấn công của quân đội Mỹ đã làm cho hơn 2 triệu ha đất rừng bị phá hủy. Tác động của chất độc hóa học rất đa dạng, nhưng cuối cùng đã phá hủy trên 150.000 ha rừng ngập mặn và khoảng 130.000 ha rừng tràm của vùng châu thổ sông Mekong và hàng trăm nghìn ha đất rừng nội địa. K. Graham, một nhà báo và nhà văn Mỹ đã phải nhận xét: “Không ở đâu sử phá hủy môi trường lại tàn bạo như ở Việt Nam trong cuộc chiến tranh vừa qua, chiến tranh đánh vào các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Bom đạn thiêu hủy cây cối và làm tắc nghẽn dòng  chảy. Chất diệt cỏ phá hủy cây rừng. Các loại máy móc khác của chiến tranh lại giáng tai họa nhiều hơn vào các hệ sinh thái trong lúc đi tìm kiếm mục tiêu con người”. Các chất độc hóa học đã được rải từ vĩ tuyến 17 tới tận mũi Cà Mau. Rất nhiều loại rừng và tài nguyên thiên nhiên Nam Việt Nam bị tác động. Cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh chưa từng xảy ra trong lịch sử, nó đã phá hủy nhiều vùng rừng rộng lớn, là cơ sở rất quan trọng của sự phát triển bền vững của đất nước Việt Nam. Một lượng lớn chất độc hóa học với nồng độ cao đã được rải lặp đi lặp lại nhiều lần, và trong thời gian dài trên một diện tích rộng lớn ở miền Nam Việt Nam. Ước tính khoảng 34% các khu vực mục tiêu đã bị phun rải nhiều lần và một vài khu vực, đặc biệt là đất rừng nội địa bị rải trên 4 lần. Chất độc hóa học đã giết chết cây cối, các loài động vật, gây ô nhiễm môi trường, và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên, làm thiệt hại lớn tới tài nguyên rừng. Chất diệt cỏ rải với nồng độ cao không chỉ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong đất, làm cho đất bị cằn cỗi, mà với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Nam Trung Bộ Việt Nam, các khu rừng không thể tự phục hồi được. Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng đã làm thay đổi hệ sinh thái của cả một vùng rộng lớn dẫn đến thoái hóa nghiêm trọng, chuyển những hệ sinh thái phong phú thành một vùng cằn cỗi, xơ xác và cuối cùng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sông con người. Trong thời gian tiếp xúc với các chất độc hóa học, hàng trăm loài cây bị rụng lá. Nhiều loài cây gỗ lớn trong rừng bị chết dẫn đến suy giảm nguồn gen của một số loài quý hiếm. Hậu quả là tán rừng bị phá hủy và môi trường rừng xấu đi nhanh chóng. Tại những vùng rộng lớn bị phun rải liên tục nhiều lần, cây rừng hoàn toàn bị phá hủy (nhiều vùng rộng hàng trăm km2), điều kiện sinh thái cũng bị thay đổi hoàn toàn. Mỗi khi không còn rừng che phủ, đất mặt bị xói mòn do mưa gió. Điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng, như độ ẩm của đất, ánh sáng, và nhiệt độ cũng thay đổi, vì thế mà cây rừng không sinh trưởng bình thường. Ngoài ra, cây con và hạt giống cây rừng cũng không thể chuyển đến đây từ các khu rừng lân cận vì quá xa. Ngoài ra, mỗi khi cỏ dại xâm lấn, vào mùa khô lại rất dễ bị cháy, cho nên cây rừng rất khó mọc lại và phát triển một cách tự nhiên. Tại rất nhiều khu vực rừng bị rải chất độc hóa học nhiều lần, cùng với sự tàn phá của bom đạn, xe ủi đất, bom cháy thiêu trụi những cây non vừa mọc lại đã làm giảm khả năng sinh sản tự nhiên của các loài trong rừng. Khi rừng cây bị chết, chỉ ít lâu sau, các loài cỏ dại như Pennisetum polystachyum (được nhân dân Việt Nam gọi là cỏ Mỹ), cỏ tranh (Imperata cylindrica) lại xuất hiện (Võ Quý, 1983). Các hình ảnh chụp vệ tinh trong các thời gian khác nhau đã chứng tỏ rằng nhiều vùng bị rải chất độc hóa học vẫn chưa được phục hồi, nhiều dải rừng bị rải chất độc hóa học vẫn là những trảng cỏ trơ trụi, không có bóng cây rừng và đang bị xói mòn. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, rừng nội địa và rừng ngập mặn đã bị đánh phá ác liệt. Chất độc hóa học đã trực tiếp giết chết nhiều loài thú và chim, nhưng tác động nghiêm trọng nhất là các hệ sinh thái bị phá hủy, làm mất nơi cư trú của các loài động vật đặc hữu của Đông Nam Á. Hầu hết các loài này hiện nay rất hiếm và một vài loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng (Võ Quý, 1983). 2.Ảnh hưởng của dioxin đến môi trường đất Trong môi trường sinh thái, dioxin ít hoà tan trong nước nhưng khả năng hấp thụ vào đất lại khá cao. Khi xâm nhập vào đất, dioxin kết hợp với các chất hữu cơ biến thành các phức chất không hoà tan trong nước và ít bị rửa trôi, do vậy, những lớp đất có lượng mùn cao ở khu vực nhiễm độc dioxin có khả năng tích tụ dioxin nhiều nhất. Dioxin có thể chuyển rời ra khỏi những nơi tích tụ ban đầu nếu khu vực đất nhiễm dioxin bị sạt lở, và theo dòng nước cuốn đi xa, tạo thành những khu vực nhiễm độc mới. Đầu những năm 1970, một số nhà khoa học cho rằng chu kỳ bán phân huỷ của dioxin trong đất là 1 năm. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thực nghiệm ở những khu vực bị nhiễm dioxin do sự cố hoá chất, nhiều nhà khoa học cho rằng chu kỳ bán phân huỷ của dioxin phải tới hàng chục năm. hồ nhiễm chất dioxin cao, nơi gần kho cất trữ chất diệt cỏ cũ của Mỹ. (Ảnh: Kuni Takahashi / Chicago Tribune, 1/7/2009 Những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định tính khó tiêu huỷ của dioxin trong môi trường với chu kỳ bán huỷ lên tới hàng chục năm. Thực tế ở nước ta cho thấy chu kỳ bán huỷ của dioxin có khả năng còn hơn thế nữa. Gần 30 năm sau chiến tranh, di chứng của dioxin vẫn hiển hiện trên nhiều vùng lãnh thổ. Có những khu rừng rậm nhiệt đới vốn giàu có về đa dạng sinh học, sau khi bị phun rải chất độc da cam, cho đến nay vẫn chưa thể tự hồi phục. Những nghiên cứu trên cơ thể thực vật cho thấy, khi bị phun rải chất độc da cam, cơ thể thực vật sẽ có những phản ứng sinh lý, như xuất hiện nhiều u nổi trên lá, một số thay đổi khá rõ nét về hình dáng thân, cành, lá, hoa và quả, nhiều trường hợp dẫn tới rụng lá. Nếu cây không mọc lá trở lại, có nghĩa là chấm dứt sự quang hợp, dẫn đến chết cây. Chất độc da cam cũng gây tiêu huỷ các chất hữu cơ trong đất, dẫn đến sự giảm sút các hoạt động của vi sinh vật trong đất, gây hậu quả phá huỷ cơ cấu thành phần thổ nhưỡng và xói mòn đất. Hệ động vật cũng chịu tổn thất rất nặng nề. Sau mỗi đợt máy bay phun rải chất độc hoá học, trên mặt đất la liệt xác động vật chết. Những cá thể loài sống sót vẫn có thể tiếp tục chết nếu ăn phải thức ăn hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc. Những nghiên cứu trên cơ thể thực vật cho thấy, khi bị phun rải chất độc da cam, cơ thể thực vật sẽ có những phản ứng sinh lý, như xuất hiện nhiều u nổi trên lá, một số thay đổi khá rõ nét về hình dáng thân, cành, lá, hoa và quả, nhiều trường hợp dẫn tới rụng lá. Nếu cây không mọc lá trở lại, có nghĩa là chấm dứt sự quang hợp, dẫn đến chết cây. Chất độc da cam cũng gây tiêu huỷ các chất hữu cơ trong đất, dẫn đến sự giảm sút các hoạt động của vi sinh vật trong đất, gây hậu quả phá huỷ cơ cấu thành phần thổ nhưỡng và xói mòn đất. Hệ động vật cũng chịu tổn thất rất nặng nề. Sau mỗi đợt máy bay phun rải chất độc hoá học, trên mặt đất la liệt xác động vật chết. Những cá thể loài sống sót vẫn có thể tiếp tục chết nếu ăn phải thức ăn hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc. Có khoảng 366 kg dioxin (Stellman 2003) được phun rải xuống miền Nam Việt Nam, chủ yếu là vùng nông thôn. Cho đến nay, dấu vết của dioxin vẫn được tìm thấy trong đất ở hầu hết các vùng bị nhiễm nặng - khoảng 25 “điểm nóng”, như một vài căn cứ quân sự của Mỹ và một số chỗ mà máy bay Mỹ phải trút bỏ chất độc da cam lúc khẩn cấp. Chất dioxin đã gây tác động nặng nề tới môi trường và dân cư địa phương. Các nghiên cứu thực hiện tại một vài điểm nóng như sân bay A So (Thừa Thiên – Huế), Đà Nẵng, Biên Hòa chỉ ra rằng chất dioxin vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới sức khỏe người dân sống tại các vùng này. Dioxin từ đất xâm nhập vào cơ thể con người thông qua chuỗi thức ăn. Dioxin còn có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo con đường hô hấp như hít phải bụi có bám dioxin, thấm qua da hoặc khi trẻ nhỏ nuốt phải các vật thể nhỏ có bám dioxin (Dwerchk vaf cs. 2002). Hầu hết dioxin tìm thấy đều có liên quan tới hợp chất 2,3,7,8-TCDD có trong chất da cam, không phải là nguồn dioxin trong công nghiệp. Hình ảnh 1 vùng đất ở Đà Nẵng trước vf sau khi nhiễm dioxin BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẤT BỊ NHIỄM DIOXIN Cải tạo đất rừng bị nhiễm dioxin Để phục hồi độ che phủ của rừng tại các vùng bị phun rải chất độc hóa học, cần thiết phải trồng cây gây rừng vì chúng ta không thể trông đợi vào sự phục hồi tự nhiên của các khu rừng bị ảnh hưởng, và chúng ta cũng không biết phải mất bao nhiêu thời gian, rừng mới tự phục hồi. Phục hồi rừng bi phá hủy do chất độc hóa học là công việc khó khăn, khẩn cấp và là một quá trình tiêu tốn công sức và tiền của. Hiểu rõ việc mất rừng là một nhân tố quan trọng đe dọa đến năng suất lâu dài của các nguồn tài nguyên, chúng tôi đã bắt đầu một chương trình trồng rừng với quy mô rộng để xanh hóa những vùng đất bị rải trong chiến tranh, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong quá trình phát triển nhanh chóng, và ngăn chặn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mục đích là phục hồi 40 – 50% diện tích đất nước vào thế kỷ 21. Với cách làm như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ tái thiết lập cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học, và góp phần ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và quan trọng nhất là giảm bớt cuộc sống khó khăn, nghèo nàn mà người dân ở những khu vực này đang phải gánh chịu. Để trồng 1 hoặc 2 cây thì dễ, nhưng để trồng hàng ngàn ha rừng thì không đơn giản, đặc biệt là tại các vùng đất đang ngày càng cằn cỗi. Sau chiến tranh, các nhà khoa học Việt Nam đã cố gắng trồng lại một số loài cây bản địa tại các vùng đất bị phá hủy do chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên sự thử nghiệm đã thất bại, những cây non bị chết do sức nóng của vùng nhiệt đới trong mùa khô. Ngày nay, chúng tôi đã bước đầu thành công trong việc trồng hàng ngàn ha rừng nhiệt đới. Để bảo vệ các cây non khỏi cái nóng bức của vùng nhiệt đới, trước tiên các nhà khoa học Việt Nam đã trồng những lòai cây rừng mọc nhanh để tạo nên độ che phủ cần thiết cho các vùng đất trống. Sau khoảng 3 năm, khi cây đã có đủ chiều cao, chúng tôi trồng xen một vài loài cây bản địa ở phía dưới chúng. Đến nay, chúng tôi đã có những nỗ lực trong việc phủ xanh các vùng đất bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, trong khi các nguồn tài nguyên lại có hạn. Để cải thiện chất lượng phục hồi tại các vùng bị phá hủy, nâng cao hiểu biết cho người dân địa phương và khắc phục cả những nguyên khác gây nên thất bại trong việc phục hồi các vùng đất bị hại, cần thiết phải nâng cao năng lực cho người dân. Việc cần làm đầu tiên là tổ chức các khóa đào tạo để trang bị những kiến thức về tác động của chất độc hóa học đối với môi trường và cuộc sống cho các nhà quản lý, nhân viên kỹ thuật, những người nông dân chủ chốt tại các khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời cung cấp cho họ kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật cần thiết cho việc phục hồi vùng đất bị suy thóai, để cải thiện cuộc sống của họ, phát triển một cơ chế và mạng lưới các nhà quản lý cùng với những người họat động thực tiễn về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục hồi đất bị thoái hóa.    Trong năm 2008, với sự tài trợ tài chính của quỹ Ford, dự án “Đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng và tái sử dụng đất bị suy thoái do ảnh hưởng chất độc hóa học trong chiến tranh” đã được thực hiện tại Quảng Trị, miền Trung Việt Nam với sự tham dự của 183 người. Trong đó có 92 nhà quản lý và nhân viên kỹ thuật, 91 nông dân từ 7 huyện của tỉnh đó. Nhận thức của những người tham gia thuộc cả 3 nhóm mục tiêu đã được nâng lên đáng kể. Cán bộ các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện đã hiểu được sự liên quan giữa phát triển bền vững và hồi phục các vùng đất bị thiệt hại do chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh, bằng các biện pháp thích hợp, đặc biệt là các biện pháp sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Nhân viên kỹ thuật các sở, ban, ngành và các huyên về môi trường, về nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể tìm thấy các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của tỉnh nhà để nâng cao các loại sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường theo hướng phục hồi các vùng đất bị suy thoái và ngăn chặn những suy thoái tiếp theo. Ở cấp độ gia đình, những người nông dân giỏi có thể đánh giá điểm mạnh và yếu của họ theo nguyên tắc bền vững và đề xuất các biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề. Rất nhiều người nông dân tham gia tập huấn đã bắt đầu áp dụng những kiến thức học được và chia sẻ kinh nghiệm với những người khác. 2.Các biện pháp cải tạo đất bị nhiễm dioxin 2.1.Biện pháp xử lý bằng hóa lý Dùng công nghệ nhiệt độ thấp dưới 1700C thay thế cho công nghệ nhiệt độ cao trên 2200C trong quá trình sản xuất polychlorobenzen, polychlorophenol. Đóng cửa hoặc cải tạo lại các nhà máy đốt phế thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt nếu hàm lượng dioxin và furan clo hoá trong hơi - khói bụi của nhà máy vượt quá ngưỡng cho phép 0,1 ng/m3 (1 ng =10-9 g). Trong năm 1985, nước Mỹ đã dỡ bỏ 300 lò đốt rác và không một lò đốt rác mới nào được phép xây dựng theo công nghệ cũ. Ở Pháp, 7.700 lò đốt rác đã thải ra lượng dioxin gấp 70-100 lần so với các nước Bắc Âu. Năm 2002, Pháp đã xây lại hơn 150 điểm xử lý rác thải sử dụng công nghệ mới. Nhật Bản đã liệt kê dioxin vào danh sách các chất độc hoá học từ lâu và tăng cường kiểm soát theo Luật Môi trường, cho phép các nhà chức trách cấp tỉnh được ra lệnh ngưng hoạt động các lò đốt rác đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1988, Chính phủ Nhật Bản đã chi 23 triệu USD để cải tiến lò đốt nhằm giảm mức phát thải dioxin trong khói thải của gần 30 nhà máy. Một trong những cải tiến đó là lắp đặt các thiết bị lọc - hấp thụ khói bụi có chứa có chứa dioxin, furan clo hoá và phân huỷ chúng thành những chất ít hoặc không độc. Thay thế điện cực anốt làm bằng cacbon hoặc graphít trong quá trình sản xuất clo, xút (NaOH) bằng cách điện phân muối ăn (NaCl). Nghiên cứu thay thế khí clo bằng ôzon (O3) để khử khuẩn trong nước tại các nhà máy cấp nước. Nghiên cứu thay thế clo bằng các chất oxy hoá khác trong công đoạn tẩy trắng của các nhà máy giấy - xenluloza. 2.2. Biện pháp ngăn chặn dioxin và các chất tương tự dioxin phát tán ra môi trường Trồng rừng ở những khu vực trước đây đã bị phun rải chất diệt cỏ da cam/dioxin nhằm tránh xói mòn đất mang theo dioxin ra khỏi nơi tích tụ ban đầu. Sử dụng vật liệu lọc - hấp phụ (zeolít, than hoạt tính) đặt ở những vị trí thích hợp trên đường chuyển động của dòng khí, dòng chảy nhiễm dioxin - furan clo hoá để lọc và hấp thụ chúng. Kỹ thuật này đã được đưa vào áp dụng trong xử lý dioxin tại các sân bay “khai quang” Biên Hoà, Đà Nẵng và Phù Cát ở nước ta. 2.3.Phân huỷ dioxin, furan clo hoá thành các chất ít hoặc không độc Phân huỷ nhiệt dioxin và furan clo hoá trong đó có đồng phân 2,3,7,8- tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) - là chất bền nhiệt, chỉ ở nhiệt độ cao trên 7000C mới bị phân huỷ nhanh và phân huỷ hoàn toàn ở 1.2000C. Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Đất bị nhiễm dioxin được nghiền thành hạt có kích cỡ thích hợp, rồi đưa vào lò thiêu ở nhiệt độ 8000C. Tại đây, dioxin bay hơi; hỗn hợp khí được chuyển sang một buồng kín khác ở nhiệt độ trên 1.2000C, dioxin bị phân huỷ hoàn toàn. Mỹ đã dùng phương pháp này để thiêu huỷ 2 triệu ga-lông (1 ga-lôn
Luận văn liên quan