Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập và phát triển. Diện mạo của đất nước thay đổi với những nhà máy sản xuất mọc lên từng ngày, nhiều khu công nghiệp mới ra đời đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh và mạnh của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, kéo theo đó chúng ta cũng thường thấy những hình ảnh như những luồng khói khổng lồ nhả ra từ các nhà máy, xí nghiệp các con sông, ao, hồ bị ô nhiễm nặng nề với vô vàn những rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Ngành công nghiệp thực phẩm là một ngành mới. Tuy đã đạt được nhiều thành tựu, một số sản phẩm thực phẩm của nước ta đã có mặt trên thị trường thế giới và được công nhận. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết. Cũng giống như nhiều ngành công nghiệp khác, vấn đề môi trường cũng là một trong những khó khăn cần khắc phục của các nhà máy chế biến thực phẩm. Trên thực tế, có rất ít các nhà máy, công ty chế biến thực phẩm có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến thực phẩm trong cả nước cũng đang cố gắng và nỗ lực để trang bị những thiết bị sản xuất hiện đại và đồng bộ để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm thực phẩm.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, công nghệ chế biến và sản xuất dầu thực vật cũng nổi lên là một trong số các sản phẩm mũi nhọn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, sản phẩm dầu thực vật ở Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu trong nước là các loại hạt có dầu (lạc, vừng, dừa, đậu tương, hướng dương ) qua các công đoạn trích ly dầu thô từ nguyên liệu và tinh luyện. Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu trong nước còn hạn chế nên một lượng lớn sản phẩm được sản xuất chỉ qua công đoạn tinh luyện bằng nguồn nguyên liệu là dầu thô nhập khẩu. Các cơ sở sản xuất chế biến dầu có công suất lớn hoặc mới được đầu tư ở Việt Nam đều sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại được nhập từ những nước có trình độ chế tạo cơ khí tiên tiến. Công ty CP Dầu Tường An, Tân Bình, Công ty TNHH Bình An, Liên doanh Golden Hope Nhà Bè, Liên doanh Cái Lân – Calofic (Quảng Ninh) hiện đang áp dụng công nghệ tinh luyện dầu thực vật theo phương pháp vật lý hiện đại nhất hiện nay của thế giới. Đây là công nghệ có nhiều ưu việt hơn so với tinh luyện bằng phương pháp hoá học như sản phẩm có chất lượng cao hơn, giảm tốn kém hoá chất và đặc biệt là giảm ô nhiễm môi trường.
Cùng với đà phát triển chung của ngành công nghiệp thực phẩm, kéo theo đó là nhu cầu về bột và tinh bột tăng cao tại thị trường trong nước cũng như quốc tế, số lượng các nhà máy chế biến bột và tinh bột tăng nhanh đáng kể, tính đến cuối năm 2007 đã có trên 52 nhà máy chế biến bột và tinh bột trên cả nước. Nhưng đa số các nhà máy chế biến tinh bột này chưa có một hệ thống xử lý môi trường đồng bộ, đặc biệt là khâu xử lý nước thải. Có một số cơ sở mặc nhiên để nước thải chảy trên đồi đất hoặc xử lý bằng các ao sinh học nhưng phần lớn chỉ làm để đối phó với các cơ quan quản lý, chưa có ý thức về sự huỷ hoại của chúng đối với môi trường.
Từ sự cấp bách cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong các nhà máy chế biến thực phẩm,tôi tiến hành tìm hiểu đề tài “xử lý môi trường trong nhà máy ép dầu và tinh chế dầu thực vật; xử lý môi trường trong nhà máy chế biến bột và tinh bột”
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý ô nhiễm môi trường trong nhà máy chế biến dầu và tinh bột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập và phát triển. Diện mạo của đất nước thay đổi với những nhà máy sản xuất mọc lên từng ngày, nhiều khu công nghiệp mới ra đời đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh và mạnh của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, kéo theo đó chúng ta cũng thường thấy những hình ảnh như những luồng khói khổng lồ nhả ra từ các nhà máy, xí nghiệp…các con sông, ao, hồ bị ô nhiễm nặng nề với vô vàn những rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Ngành công nghiệp thực phẩm là một ngành mới. Tuy đã đạt được nhiều thành tựu, một số sản phẩm thực phẩm của nước ta đã có mặt trên thị trường thế giới và được công nhận. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết. Cũng giống như nhiều ngành công nghiệp khác, vấn đề môi trường cũng là một trong những khó khăn cần khắc phục của các nhà máy chế biến thực phẩm. Trên thực tế, có rất ít các nhà máy, công ty chế biến thực phẩm có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến thực phẩm trong cả nước cũng đang cố gắng và nỗ lực để trang bị những thiết bị sản xuất hiện đại và đồng bộ để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm thực phẩm.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, công nghệ chế biến và sản xuất dầu thực vật cũng nổi lên là một trong số các sản phẩm mũi nhọn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, sản phẩm dầu thực vật ở Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu trong nước là các loại hạt có dầu (lạc, vừng, dừa, đậu tương, hướng dương…) qua các công đoạn trích ly dầu thô từ nguyên liệu và tinh luyện. Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu trong nước còn hạn chế nên một lượng lớn sản phẩm được sản xuất chỉ qua công đoạn tinh luyện bằng nguồn nguyên liệu là dầu thô nhập khẩu. Các cơ sở sản xuất chế biến dầu có công suất lớn hoặc mới được đầu tư ở Việt Nam đều sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại được nhập từ những nước có trình độ chế tạo cơ khí tiên tiến. Công ty CP Dầu Tường An, Tân Bình, Công ty TNHH Bình An, Liên doanh Golden Hope Nhà Bè, Liên doanh Cái Lân – Calofic (Quảng Ninh) hiện đang áp dụng công nghệ tinh luyện dầu thực vật theo phương pháp vật lý hiện đại nhất hiện nay của thế giới. Đây là công nghệ có nhiều ưu việt hơn so với tinh luyện bằng phương pháp hoá học như sản phẩm có chất lượng cao hơn, giảm tốn kém hoá chất và đặc biệt là giảm ô nhiễm môi trường.
Cùng với đà phát triển chung của ngành công nghiệp thực phẩm, kéo theo đó là nhu cầu về bột và tinh bột tăng cao tại thị trường trong nước cũng như quốc tế, số lượng các nhà máy chế biến bột và tinh bột tăng nhanh đáng kể, tính đến cuối năm 2007 đã có trên 52 nhà máy chế biến bột và tinh bột trên cả nước. Nhưng đa số các nhà máy chế biến tinh bột này chưa có một hệ thống xử lý môi trường đồng bộ, đặc biệt là khâu xử lý nước thải. Có một số cơ sở mặc nhiên để nước thải chảy trên đồi đất hoặc xử lý bằng các ao sinh học nhưng phần lớn chỉ làm để đối phó với các cơ quan quản lý, chưa có ý thức về sự huỷ hoại của chúng đối với môi trường.
Từ sự cấp bách cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong các nhà máy chế biến thực phẩm,tôi tiến hành tìm hiểu đề tài “xử lý môi trường trong nhà máy ép dầu và tinh chế dầu thực vật; xử lý môi trường trong nhà máy chế biến bột và tinh bột”
NỘI DUNG
A. XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ MÁY ÉP DẦU VÀ TINH CHẾ DẦU THỰC VẬT
I. Quy trình công nghệ
Nguyên liệu hạt dầu
Phân loại và làm sạch
Tách vỏ
Nghiền
Chưng, sấy
Ép, Lọc
Dầu thô
Tinh chế
Dầu tinh
Khô dầu
1. Nguyên liệu hạt dầu
Dầu béo có nhiều loại và được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Các hạt dầu phổ biến ở nước ta chủ yếu là lạc, dừa, thầu dầu, trẩu, cám gạo
2. Phân loại, làm sạch và tách vỏ hạt dầu
Hạt dầu sau khi thu hoạch, phơi khô và bảo quản có lẫn khá nhiều tạp chất, những tạp chất này chủ yếu là các tạp chất rắn. Để phân loại người ta thường sử dụng các loại sàng có kích thước lỗ sàng khác nhau.
Tách vỏ hạt dầu nhằm mục đích chủ yếu là giảm tổn thất dầu béo trong quá trình ép (do vỏ lẫn trong khô dầu mang theo làm cho khô dầu có chất lượng cao). Tách vỏ thường áp dụng cho các loại hạt dầu có kích thước lớn.
Trong quá trình phân loại, làm sạch và tách vỏ hạt dầu cũng có một khối lượng lớn chất thải, gồm các chất thải rắn hữu cơ (các vỏ hạt, các mảnh hạt, các hạt hỏng) và vô cơ (các tạp rắn bẩn bám ngoài hạt).
3. Nghiền và chưng sấy bột nghiền
Nghiền nhỏ nhằm phá vỡ cấu trúc nội nhũ hạt làm cho kích thước nguyên liệu nhỏ và đồng đều, tạo điều kiện cho quá trình gia công sau này được dễ dàng.
Chưng sấy bột nghiền là sự gia công bột nghiền bằng nhiệt và hơi nước.
Chất thải trong công đoạn nghiền và chưng sấy bột nghiền chủ yếu nước rửa các thiết bị và có một phần các tạp chất dầu béo. Nước thải ở đây thường có các phụ phẩm từ công đoạn nghiền (dạng chất thải kết lắng) và một phần các tạp chất dầu béo (dạng chất thải tuyển nổi).
4. Ép và lọc dầu béo
Ép dầu bằng cách dùng lực cơ học tác dụng lên khối nguyên liệu có chứa dầu. Dầu sau khi ép xong còn chứa nhiều cặn mà chủ yếu là các mảnh vụn lẫn vào dầu, do đó cần phải lọc dầu để thu được dầu thô.
Chất thải chủ yếu trong quá trình này là khô dầu và một số chất thải rắn vô cơ.
Đối với nhiều nhà máy ép và tinh chế dầu thực vật hiện nay thì khô dầu được thu hồi để làm thức ăn gia súc hoặc phân bón.
5. Tinh chế dầu thô
Dầu thực vật sau khi khai thác xong còn chứa nhiều tạp chất, những tạp chất này khó có thể tách được bằng phương pháp lọc ép. Các tạp chất lẫn trong dầu thô thường được chia thành hai loại: tạp chất vô cơ và tạp chất hữu cơ.
Tạp chất vô cơ bao gồm: nước và các tạp chất đất cát…
Tạp chất hữu cơ bao gồm: các loại rượu, axit béo tự do, andehit, xeton, este, chất nhựa, chất màu, dẫn xuất của các aminoaxit, các hợp chất chứa photpho và lưu huỳnh.
Các tạp chất này lẫn vào trong dầu làm dầu bị vẩn đục và mau bị hư hỏng.
Quá trình tinh chế dầu là tách tạp chất không tốt đối với quá trình bảo quản và phẩm chất của dầu thành phẩm. Có mấy phương pháp tinh chế dầu chủ yếu sau:
- Phương pháp cơ học: lắng lọc, ly tâm…
- Phương pháp hoá lý: hấp thụ, chưng cất tẩy mùi.
- Phương pháp hoá học: thuỷ hoá, trung hoà, este hoá…
II. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
1. Nước thải
a. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu là do vệ sinh, tắm giặt, ăn uống của công nhân viên trong nhà máy. Lượng nước thải này không lớn nhưng cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài.
b. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh từ các công đoạn sau:
- Nước thải từ công đoạn tẩy gôm: do quá trình tẩy gôm sử dụng axit nên nước thải từ công đoạn này có tính axit cao, ngoài ra cũng có nhiều tạp chất vô cơ khác.
- Nước thải từ công đoạn tẩy màu bằng đất tẩy: nước thải này có nhiệt độ cao, có chứa đất tẩy, chứa chất hữu cơ và dầu mỡ, nước thải mang tính axit.
- Nước thải từ công đoạn khử mùi và khử axit
Một số thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước:
- Độ pH: là thước đo tính axit hoặc bazơ của dung dịch nước. Nhìn chung sự sống tồn tại và phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước trung tính có pH = 7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng nhất định trên dưới giá trị trung tính (6 < pH < 8,5).
- Hàm lượng oxi hoà tan trong nước (DO – Dissolved Oxygen): là lượng oxi hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các vi sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng…) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. DO thường nằm trong khoảng 8 – 15mg/l. Việc xác định chỉ tiêu DO có thể đánh giá được sơ bộ mức độ ô nhiễm của môi trường nước. Nước có DO thấp thường là nước ô nhiễm.
- Nhu cầu oxi sinh học (BOD – Biochemical Oxygen Demand): là lượng oxi cần thiết để oxi hoá có khả năng thoái biến sinh học trong mẫu nước thải bằng sự chuyển hoá hoá sinh hiếu khí. Chỉ tiêu BOD biểu hiện mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng cao thì nước thải bị ô nhiễm càng nặng và ngược lại.
- BOD5 và BOD21 là hàm lượng oxi cần thiết để vi sinh vật phân huỷ hết các chất hữu cơ trong 1 lít nước ô nhiễm trong 5 ngày và trong 21 ngày.
- Nhu cầu oxi hoá học (COD – Chemical Oxygen Demand) là lượng oxi cần thiết để oxi hoá các chất hữu cơ hoà tan trong mẫu nước bằng 2 chất oxi hoá mạnh là Kali permanganate hoặc Kali bicromat trong môi trường axit mạnh. Chỉ số này được dùng để đánh giá một cách tương đối tổng hàm lượng của các chất hữu cơ hoà tan trong nước thải. Chỉ số COD càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nặng và ngược lại.
- Tổng chất rắn (TSS – Total Solid) là trọng lượng khô phần còn lại sau khi cho bay hơi 1 lít mẫu nước trên bếp cách thuỷ rồi sấy khô ở nhiệt độ 103°C cho đến khi trọng lượng không đổi.
- Chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù (SS – Solid) là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc thuỷ tinh khi lọc 1 lít mẫu nước qua phễu lọc rồi sấy khô ở nhiệt độ 103 - 105°C tới khi trọng lượng không đổi.
- Tổng hàm lượng Nitơ (TN – Total Nitro)
- Tổng hàm lượng photpho (TS – Total Phospho)
- Chỉ số vi sinh vật: Coliform và Fecal coliform (coliform phân) là nhóm các vi sinh vật dùng để chỉ thị khả năng có sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh.
Bảng Tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp
TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị giới hạn tối đa
A
B
C
1
Nhiệt độ
0C
40
40
45
2
pH
6-9
5.5-9
5-9
3
BOD
mg/l
20
50
100
4
COD
mg/l
50
100
400
5
TSS
mg/l
50
100
200
6
Dầu động thực vật
mg/l
5
10
30
2. Chất thải rắn
- Chất thải sinh hoạt
- Chất thải từ các công đoạn sản xuất
- Ngoài ra còn có vỏ bao bì, nguyên vật liệu loại bỏ thừa.
3. Khí thải và tiếng ồn
Khí thải phát sinh từ các nguồn sau:
- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm
- Khí thải từ hệ thống nồi hơi dầu: chủ yếu phát sinh từ quá trình đốt than trong buồng đốt của lò hơi.
4. Các chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất hiện nay gồm có:
- Vỏ can nhựa đựng dung dịch axit, vỏ thùng phuy đựng kiềm, dầu máy thải.
- Giẻ lau dính dầu thực vật, nhũ tương dầu thực vật + nước và dung môi axeton.
III. Xử lý môi trường
1. Xử lý nước thải
a. Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt hàng ngày của toàn bộ công nhân viên công ty được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra cống thải chung của khu vực. Bể tự hoại 3 ngăn này hoạt động theo nguyên tắc lắng cặn và phân huỷ kị khí. Hiệu quả xử lý của phương pháp này là xử lý chất lơ lửng đạt 85 – 90% và xử lý BOD từ 80 – 85%.
b. Xử lý nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất được loại tách một phần các tạp chất rắn kích thước lớn (ví dụ như cành cây, vỏ bao bì) bằng các thiết bị xử lý cơ học như song chắn rác, lưới chắn rác…
Sau khi qua lưới chắn rác nước được đưa vào bể lắng để thực hiện công đoạn lắng gạn.
Nước thải sản xuất có chứa các chất thải rắn không tan là chất thải rắn nổi và các chất thải rắn chìm. Vì vậy trong quá trình xử lý phải áp dụng quá trình lắng để loại bỏ chất thải chìm và quá trình tuyển nổi để loại bỏ chất thải nổi.
Lắng và tuyển nổi là những quá trình làm sạch cơ bản trong công nghệ xử lý nước.
- Quá trình lắng: dưới tác dụng của lực trọng trường, các hạt cặn có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước bao quanh nó sẽ tự lắng xuống. Trong sản xuất dầu thực vật, các chất thải chìm chủ yếu là đất, cát và các hạt nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn đi ép dầu lẫn vào trong nguyên liệu hạt dầu.
- Quá trình tuyển nổi: dưới tác dụng của lực đẩy Ac-si-met, các hạt cặn có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước sẽ dần nổi lên trên bề mặt. Trong sản xuất dầu thực vật, các chất thải nổi chủ yếu là lượng dầu béo còn sót lại trong các thiết bị được rửa trôi theo nước thải.
Nước thải sản xuất từ các bộ phận sau khi xử lý lý hoá ở từng bộ phận như tách dầu bằng thiết bị tách dầu, điều chỉnh pH trung tính bằng vôi sữa 3 ÷ 5% rồi chuyển sang khu xử lý sinh học tập trung. Tại đây nước thải được xử lý bằng biện pháp bùn hoạt tính kết hợp với bể aerotank.
Sau khi đã qua bể lắng để tách các tạp chất lơ lửng, dễ lắng, vớt dầu nổi, trong nước thải sẽ còn lại các dạng chất thải hoà tan trong nước. Nước thải này tiếp tục được xử lý sinh học tại bể aerotank (sinh hoá hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng). Ở đây tập trung các vi sinh vật (trong bùn hoạt tính) sinh trưởng trong điều kiện hiếu khí sẽ tiếp tục phân huỷ triệt để các tạp chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Sở dĩ như vậy vì các tạp chất hữu cơ này đều là nguồn thức ăn Nitơ, Cacbon và Photpho cho vi sinh vật, trong quá trình vi sinh vật sinh trưởng hiếu khí sẽ sử dụng các chất hoà tan này và qua đó làm giảm hàm lượng các chất đó trong nước. Hiệu suất làm sạch nước thải đạt 85 ÷ 90%. Vi sinh vật được bổ xung ở dạng bùn hoạt tính và điều kiện hiếu khí trong bể được duy trì ổn định bằng hệ thống tua-bin khuấy điều hoà không khí. Sau khi vi sinh vật sử dụng các chất hòa tan, quá trình sinh trưởng vi sinh vật sẽ kết bông. Tại bể, nước thải được để lắng hết các kết bông, sau đó loại bỏ các kết bông ở đáy, nước sau đó đã đạt yêu cầu và có thể thải ra ngoài môi trường. Nước thải sau khi được xử lý sinh học sẽ đạt các chỉ tiêu chuẩn về nồng độ chất bẩn theo TCVN 5945 – 1995 (tiêu chuẩn B).
Để hệ thống xử lý nước hoạt động ổn định, đảm bảo tuân thủ các quy định, yêu cầu về quản lý vận hành và nồng độ các chất bẩn không vượt quá giới hạn cực đại theo tiêu chuẩn thiết kế 20 TCVN 51 – 84 của Bộ Xây Dựng.
Hiện nay, nhiều nhà máy sản xuất dầu thực vật áp dụng công nghệ hệ thống xử lý nước thải theo sơ đồ như sau: Bể Aerotank làm việc theo mẻ
Nước thải
Bể lắng
Bể Aerotank
Nước sau xử lý
Bùn thải
Quá trình xử lý được thực hiện theo 5 giai đoạn kế tiếp nhau:
- Giai đoạn 1: Đưa nước thải vào bể Aerotank: nước thải đi quan song chắn rác vào bể lắng cát, tách dầu mỡ, tự chảy hoặc bơm vào bể Aerotank đến định mức trước bằng rơ le phao. Rơ le phao phát tín hiệu tự động van hoặc bơm cấp nước vào.
- Giai đoạn 2: Tạo phản ứng sinh hoá giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng cách làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp.
- Giai đoạn 3: Lắng trong nước: quá trình lắng trong diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thuỷ lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng và cô đặc kết thúc sớm hơn 2 giờ.
- Giai đoạn 4: Tháo nước đã lắng trong ở phần trên của bể ra nguồn tiếp nhận.
- Giai đoạn 5: Chờ nạp mẻ mới.
Níc sau xö lý
KhuÊy trén
0,8m
Níc th¶i
2,2 m
Níc th¶i
Van x¶ níc sau xö lý
5m
3m
5m
BÓ Aeroten
BÓ l¾ng
0,3m
èng thu níc ®· xö lý
(Sơ đồ mặt cắt hệ thống bể xử lý nước)
Hoá chất sử dụng cho quá trình xử lý:
Nước thải trước khi đưa vào bể Aerotank phải có trị số pH nằm trong khoảng 6,6 – 7,6 và tỉ lệ chất dinh dưỡng BOD:N:P trong khoảng 100:5:1, đồng thời hàm lượng các kim loại nặng không vượt quá ngưỡng cho phép đi vào xử lý sinh học. Theo kết quả phân tích nước thải nhà máy thì độ pH = 6,84 và hàm lượng các kim loại nặng đảm bảo yêu cầu, tỉ lệ BOD:N:P là 144:3,5:0,5 – 100:2,43:0,34. Như vậy cần bổ sung thêm nitơ (N) và photpho (P) vào nước thải.
- Hàm lượng N cần bổ sung đối với 30 m3 nước thải là (5 – 2,43)x 30 = 77,1 g.
- Hàm lượng P cần bổ sung đối với 30 m3 nước thải là (1 – 0,5)x30 = 15 g.
Như vậy, có thể lựa chọn một trong số loại hoá chất cung cấp nitơ và photpho với liều lượng cụ thể được liệt kê dưới bảng sau:
TT
Tên hoá chất
Công thức hoá học
N – P (gam)
Nguồn Nitơ – N (77,1 g/30m3 nước thải)
1
Amoniac
NH3
86,34
2
Amoni Hydroxit
NH4OH
177,75
3
Amoni Bicacbonat
NH4HCO3
401,21
4
Amoni Cacbonat
(NH4)2CO3
487,54
5
Amoni Clorua
NH4Cl
271,70
6
Amoni Photphat
NH4H2PO4
584,04
7
Amoni Sunfat
(NH4)2SO4
670,37
Nguồn Photpho – P (15 g/30m3 nước thải)
1
Trinatri photphat
Na3PO4
79,35
2
Dinatri photphat
Na2HPO4
68,71
3
Mononatri photphat
NaH2PO4
58,06
4
Natri hexa meta photphat
Na3(PO3)6
262,74
5
Natri poly photphat
Na5P3O10
178,06
6
Tetranatri pyro photphat
Na4P2O7
128,71
Quy trình vận hành hệ thống xử lý:
- Nước thải từ bể lắng được bơm vào bể Aerotank theo từng mẻ xử lý là 30m3/bể
- Bổ xung nitơ và photpho theo từng mẻ xử lý với hoá chất và liều lượng lựa chọn trong bảng trên (ví dụ nếu dùng NH4Cl và Na3PO4 cho vào bể Aerotank thì cần dùng 271,70g NH4Cl và 79,35 Na3PO4).
- Tiến hành khuấy trộn bể Aerotank trong 5 giờ bằng tua bin.
- Để lắng 2 giờ.
- Mở van xả để nước xả tự động ra ngoài.
- Tổng thời gian vận hành quá trình xử lý là 8 giờ.
- 10 ngày tháo bùn một lần với thể tích là 3,66 m3/lần.
Các chất thải từ quá trình xử lý:
Quá trình xử lý nước thải trên sẽ tạo ra một lượng bùn thải nhất định. Do vậy, định kỳ nhà máy sẽ cho nạo vét bùn ra khỏi bể xử lý. Lượng bùn này sẽ được tận dụng để sử dụng cho việc trồng cây xanh khu vực nhà máy.
Hiệu quả của việc xử lý nước thải của phương pháp này khá cao, thể hiện ở bảng sau:
Thông số
Đơn vị
Trước khi xử lý
Sau khi xử lý
pH
4,5
8,0
BOD
mg/l
500
42,1
COD
mg/l
800
107
TSS
mg/l
170
60
Coliform
MNP/100ml
20000
2100
Dầu mỡ
mg/l
200
1,84
Nước thải sau xử lý đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945:2005 (tiêu chuẩn B) và có thể thải ra môi trường xung quanh.
2. Xử lý chất thải rắn
Các chất thải rắn nổi và chìm chủ yếu chứa trong nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được loại bỏ bằng phương pháp lắng gạn. Các chất thải rắn độc hại như vỏ bao bì, nguyên vật liệu loại thừa cũng được loại bỏ bằng các song lưới.
Các chất thải rắn này đa số có thể tập trung lại rồi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, ví dụ như các hạt vỡ, các bã ép dầu dạng khô lạc, khô đậu, … Các dạng khác không làm được thức ăn gia súc cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác như tạo nguồn năng lượng mới (ví dụ như bể biogas), sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất hóa chất để phục vụ con người, …
3. Các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, khí thải, bụi thải
- Hạn chế ô nhiễm khí thải nồi hơi: khí thải từ nồi hơi sẽ được hạn chế bằng các biện pháp sau:
+ Pha loãng hàm lượng bụi, khí thải từ nồi hơi bằng ống khói: chọn chiều cao ống khói phù hợp. Theo tính toán lý thuyết thì chiều cao ống khói nồi hơi phải đạt tối thiểu 24m thì mới đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm khí tại mặt đất không vượt quá tiêu chuẩn.
+ Xử lý bụi, khí thải từ hệ thống nồi hơi dầu: Khí thải phát sinh khi nồi hơi hoạt động có chứa các khí gây ô nhiễm như CO2, SO2, CO nên sử dụng các phương pháp sau để xử lý khí thải do đốt dầu FO:
Sử dụng thiết bị lọc ướt kiểu tháp đĩa.
Sử dụng thiết bị hấp thụ các chất khí thải ra.
Cả hai phương pháp trên đều sử dụng các dung dịch tưới là dung dịch hoá học thích hợp để hấp thụ như dung dịch kiềm, dung dịch sữa vôi. Có thể thay thế các dung dịch hoá học bằng nước, tuy nhiên hiệu quả hấp thụ của nước thấp hơn so với dung dịch hoá học. Nếu dùng nước để làm dung dịch tưới thì chi phí thấp, an toàn và hiệu quả xử lý đối với các khí SO2, NOx là 50%, hiệu quả xử lý đối với bụi là 80%. Dùng sữa vôi để hấp thụ khí SO2 thì hiệu quả xử lý tăng lên 80 – 90%.
Nguyên lý xử lý khí thải do đốt dầu FO như sau:
Chụp hút khí
Làm nguội sơ bộ
Xử lý khí thải
Quạt ly tâm
Ống khói
Xử lý khí thải
- Hạn chế ô nhiễm khí thải từ các phương tiện vận chuyển: khí thải từ các phương tiện vận chuyển chỉ chiếm một phần nhỏ góp phần vào ô nhiễm môi trường tại khu vực nhà máy. Lượng khí thải này tuy ít nhưng rất khó kiểm soát. Do đó để hạn chế ô nhiễm khí thải từ các phương tiện vận chuyển thì các nhà máy thường trồng thêm cây xanh xung quanh khu vực sản xuất, nhằm làm cho môi trường trong lành hơn.
B. XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT VÀ TINH BỘT
I. Quy trình công nghệ
Nguyên liệu củ
Ngâm, rửa
Mài hoặc nghiền
Tách dịch bào
Rây lọc
Lắng lần 1
Rửa bột
Lắng lần 2
Tinh bột ướt
Sấy
Tinh bột khô thành phẩm
Cắt khúc
1. Nguyên liệu
Nguyên liệu củ dùng trong sản xuất tinh bột thưòng là các loại củ có hàm lượng tinh bột cao như gạo, lúa mỳ, khoai tây, sắn,…
2. Cắt khúc, ngâm và rửa
Rửa nguyên liệu nhằm làm sạch các tạp chất đất cát và vi sinh vật bám trên bề mặt nguyên liệu.
Trong quá trình này có một lượng chất thải l