Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người. Do vậy, đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước đối với môi trường. Quản lý của Nhà nước đối với môi trường nhằm bảo vệ lợi ích cho cộng đồng xã hội, bảo đảm cho con người được sống trong môi trường trong lành. Góp phần phục vụ sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng, bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu nói chung.
Nước ta đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhiều tỉnh và thành phố đã trở thành các trung tâm công nghiệp về sản xuất phân bón, hóa chất, giấy, chế biến mủ cao su, cà phê, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản . Do tính đa dạng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ nên thành phần chất thải cũng rất phức tạp. Do đó, môi trường là một vấn đề mà các cấp chính quyền của các địa phương rất quan tâm.
19 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 12434 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xử lý tình huống: Gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp thu mua và chế biến mủ cao su tư nhân Long Hải xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT II
Lớp: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH
(Khóa XII-2015)
Tổ chức tại: Thành phố Hồ Chí Minh
TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Đề tài: Xử lý tình huống “ Gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp thu mua và chế biến mủ cao su tư nhân Long Hải xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường”.
Họ và tên: Ngô Văn Hiển
Đơn vị công tác: Cty TNHH-MTV cao su Bình Long
Tháng 06 năm 2015
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người. Do vậy, đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước đối với môi trường. Quản lý của Nhà nước đối với môi trường nhằm bảo vệ lợi ích cho cộng đồng xã hội, bảo đảm cho con người được sống trong môi trường trong lành. Góp phần phục vụ sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng, bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu nói chung.
Nước ta đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhiều tỉnh và thành phố đã trở thành các trung tâm công nghiệp về sản xuất phân bón, hóa chất, giấy, chế biến mủ cao su, cà phê, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản. Do tính đa dạng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ nên thành phần chất thải cũng rất phức tạp. Do đó, môi trường là một vấn đề mà các cấp chính quyền của các địa phương rất quan tâm.
Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ tư đã thông qua luật bảo vệ môi trường và luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
Từ khi có luật môi trường đến nay, công tác bảo vệ môi trường trong toàn quốc nói chung và ở các tỉnh, thành nói riêng, ngày càng được coi trọng. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã dần được hoàn thiện và được triển khai áp dụng vào thực tế, các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực bảo vệ môi trường được chú trọng, Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược, giải pháp nhằm cải thiện môi trường như, ngăn chặn tình trạng suy thoái chất lượng không khí, nước, đất, cảnh quan và các nhân tố môi trường cho các vùng nông thôn, trung du, miền núi, có điều kiện thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp, phát triển nông, lâm nghiệp, phủ xanh đồi trọc, xử lý nước thải bảo vệ nguồn nước nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, người dân, việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản được đảm bảo theo qui định, những trường hợp vi phạm đều xử lý kịp thời. Chú trọng tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về bảo vệ môi trường, giải quyết dứt điểm những đơn thư khiếu nại môi trường.
Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay chưa theo kịp yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại những bất cập. Tuy nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường mặc dù đã được nâng lên, song vẫn còn nhiều hạn chế, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt có những cơ sở, xí nghiệp sản xuất chưa chấp hành nghiêm việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường sống.
Trong quá trình, tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương tôi nhận thấy vẫn còn những tình huống xử lý về lĩnh vực vi phạm bảo vệ môi trường chưa thực sự chặt chẽ hiệu quả. Được học tập, tiếp thu lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại trường cán bộ quản lý NN&PTNT II, tôi xin nêu tình huống trong xử lý vi phạm bảo vệ môi trường và những suy nghĩ về giải quyết tình huống: “ Gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp thu mua và chế biến mủ cao su tư nhân Long Hải xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường”.
Trong quá trình tìm hiểu thực hiện viết chuyên đề này trong điều kiện thời gian ngắn, khả năng còn nhiều hạn chế thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các quý thầy, cô và cô giáo viên chủ nhiệm lớp K XII.
Xin chân thành cám ơn!
1.Mô tả tình huống :
Doanh nghiệp thu mua và chế biến mủ tư nhân Long Hải , cơ sở đóng tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Thời gian trước, nơi đây còn vắng vẻ thưa người, gia đình ông : Trần Điệp ngoài việc khai thác vườn cao su 10 ha của gia đình còn tổ chức thu mua thêm mủ của những người dân xung quanh và sau một thời gian đã phát triển thành lập doanh nghiệp tư nhân Long Hải chuyên thu mua và chế biến mủ cao su. Do hệ thống dây chuyền xử lý nước thải lạc hậu, có công đoạn đã hư hỏng dẫn đến hoạt động kém, nước thải chế biến mủ đã không được xử lý tốt và xả thẳng xuống theo con suối Ba Nông chảy đi.
Hiện nay, có nhiều hộ dân cư trong vùng chuyển đến sinh sống và lập nghiệp gần doanh nghiệp. Do nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất nên chính quyền địa phương đã huy động nhân dân đóng góp xây dựng con đập ngăn dòng suối lại để nước tích tụ thành hồ. Đây là nguồn nước hồ cung cấp sinh hoạt và tưới tiêu cho nhân dân 03 ấp thuộc xã Minh Tâm. Các hộ dân cư sống xung quanh cơ sở chế biến mủ hiện thường xuyên gánh chịu sự tác động của chất thải từ việc chế biến mủ mà không qua xử lý trước khi thoát ra ngoài môi trường. Trong thời gian gần đây nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng nề, làm cho người dân không xử dụng được, mùi hôi thối bốc lên từ việc tích trữ mủ tạp tại các hồ chứa mủ không có che chắn và nước chế biến mủ chảy ra làm ô nhiễm môi trường, đồng thời dòng nước thải làm phát sinh ruồi, muỗi, mùi hôi thối nồng nặc, gây ảnh hưởng tới nhiều hộ dân sống dọc theo con suối và xung quanh cơ sở sản xuất, một số người dân đã bị mắc các chứng bệnh ngoài da, đường ruột, hô hấp người dân cho rằng nguyên nhân là do nước thải nhà máy chế biến mủ của doanh nghiệp Long Hải thấm vào mạch nước ngầm và suối, hồ gây ra.
Do tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân quanh vùng. Sau nhiều lần gửi đơn kiến nghị, nhưng doanh nghiệp không chịu khắc phục, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường mà Nhà nước quy định. Vì vậy ngày 22/06/2014, đại diện dân cư xung quanh khu vực doanh nghiệp thuộc xã Minh Tâm đã làm đơn khiếu nại gửi lên Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước yêu cầu doanh nghiệp tư nhân long Hải phải ngưng hoạt động để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, về lâu dài phải di dời cơ sở đi nơi khác.
Ngày 14/08/2014 Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường kiểm tra và phát hiện doanh nghiệp Long Hải xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý vào hồ Ba Nông.
Ngày 05/10/2014 cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Bình Phước (phòng PC36) kiểm tra đột xuất doanh nghiệp thì bị chủ cơ sở cho bảo vệ cản trở, chửi bới ngăn cản lực lượng công an. Nhưng với tinh thần dũng cảm, mưu trí đã tiếp cận, bắt quả tang cơ sở đang xả nước thải chưa qua xử lý ra hồ theo suối Ba Nông, theo cơ quan điều tra thì doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chưa đúng theo thiết kế, trong khi đó lượng nước thải ra từ 400 – 450m3/ngày đêm. Trước đó, 20/03/2014. doanh nghiệp tư nhân Long Hải đã bị UBND huyện Hớn Quản và tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, yêu cầu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn mới được hoạt động tiếp. Đồng thời báo cáo lên cấp tên. Tuy nhiên, họ đã không chấp hành quyết định vẫn hoạt động, sản xuất kinh doanh bình thường.
Hệ thống xả nước thải của doanh nghiệp tư nhân Long Hải đang có là hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn, chỉ là những bể lắng đơn thuần không đạt yêu cầu về quy trình kỹ thuật xử lý nước thải, không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và đã vi phạm các quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Phân tích tình huống:
2.1. Cơ sở lý luận:
Giải quyết dứt điểm, kiên quyết, triệt để, nghiêm minh việc cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải xả nước thải chưa qua xử lý dựa trên những cơ sở pháp lý, nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trên lòng suối, hồ Ba Nông nhằm góp phần đem lại không khí xanh, sạch, an toàn cho người dân sống quanh khu vực, giảm bớt những tác hại do môi trường gây ra, đồng thời góp phần làm cho môi trường sạch đẹp và văn minh hơn. Đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và làm gương răn đe đối với các doanh nghiệp khác.
Cơ sở pháp lý thực hiện tình huống:
Luật khiếu nại tố cáo năm 2011
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 10/01/1994 sửa đổi 2005
Luật doanh nghiệp ngày 2911/2005
Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm bảo vệ môi trường
Nghị định 81/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định 175/CP ngày 18101994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Nghị định số 26/CP ngày 2604/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường.
2.2. Phân tích tình huống:
2.1. phân tích tính chất và mục đích xảy ra trong tình huống:
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Long Hải chỉ chú trọng đến phát triển kinh doanh nâng cao doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp mà không chú ý đến môi trường làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh và đặc biệt là sức khỏe cộng đồng.
Việc cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài, nhất là suối, hồ Ba Nông.
Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục bảo vệ môi trường, nước của lòng suối, hồ Ba Nông khu vực giáp cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng (TSS). Tại đây chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 4 lần, giá trị oxy hòa tan (DO) thấp dưới giới hạn cho phép.
Kết quả quan trắc qua các năm cho thấy mức độ ô nhiễm nước ở lòng hồ ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do các chất hữu cơ. Tại đây nước bị ô nhiễm trầm trọng, có màu trắng đục và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm. Theo kết quả khảo sát của Sở tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5mg/l, có nơi chỉ 0,04mg/l.
Cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải đã vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường có tổ chức, cố ý kéo dài, tái phạm nhiều lần gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng đối với nguồn nước và không khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của nhân dân trong khu vực. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường sống của người dân đến sự phát triển của huyện, tỉnh cũng như Đất nước. Cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu để đưa ra giải pháp vừa đảm bảo tính nghiêm minh của Pháp luật, vừa phải hợp lý, chấm dứt tình trạng vì lợi ích của một bộ phận cá nhân mà gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề đó cần phải trả lời một cách thấu đáo các vấn đề sau:
Làm thế nào để không còn tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý do các công ty, doanh nghiệp thải ra gây ô nhiễm môi trường ?
Làm thế nào để đảm bảo hài hòa lợi ích của nhân dân sống trong các khu vực bị gây ô nhiễm với lợi ích của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ?
Làm thế nào không còn tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra mà vẫn đảm bảo sự hoạt động bình thường của các doanh nghiệp?
Làm thế nào để tạo ra sự phát triển bền vững của địa phương ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai?
Chấm dứt tiền lệ các doanh nghiệp tự do xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và cần làm gương cho các doanh nghiệp khác, nghiêm cấm việc xử lý nước thải chưa qua xử lý và cần có các biện pháp mạnh đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần mà không khắc phục, xử lý.
Thường xuyên có sự phân công, kiểm tra, kiểm soát thế nào để tổ chức thực hiện giải pháp đề ra.
Để thực hiện được các điều đó cần phải có sự đoàn kết của nhân dân với các cơ quan của Nhà nước, như vậy mới thu được hiệu quả cao.
Việc xử lý vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải phải tiến hành kiên quyết, triệt để, nghiêm minh và có bước đi thích hợp; bảo đảm đạt được mục tiêu là cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải chấm dứt việc xả chất thải không đạt tiêu chuẩn quy định vào nguồn nước, đồng thời phải tiến hành xử lý, khắc phục được hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do trong quá trình hoạt động gây ra và duy trì được sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, đảm bảo đến quyền lợi cho người lao động. Trong việc xảy ra ô nhiễm hiện nay chúng ta cũng phải thừa nhận một việc là do công tác quy hoạch bố trí dân cư của chính quyền địa phương chưa làm tốt, do vậy dân mới di cư tự do tới làm nhà sinh sống xung quanh cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải . Trước khi xây dựng cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải thì xung quanh khu vực không có người dân sinh sống và sản xuất.
Điều: 22 Luật doanh nghiệp quy định “phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phải có các thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường”.
Thông tư số: 490/1998/TT-BKHCNMT, ngày 29/04/1998 của Bộ khoa học Công nghệ - Môi trường về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Luật bảo vệ môi trường, Điều; 49 khoản 1 quy định việc xử lý cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường ngoài việc phải chịu “ phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết”.
Khoản; 2, Điều; 49 của Luật bảo vệ môi trường quy định: Ngoài việc bị xử lý theo Khoản; 1, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng còn bị “Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường theo quy định tại Điều; 93 của Luật bảo vệ môi trường; buộc duy dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường; cấm hoạt động”. Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm theo quy định tại Điểm b Khoản: 3, Điều: 49 của Luật đã quy định rất rõ : “UBND cấp tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ”.
Việc xử lý vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải phải tiến hành kiên quyết, triệt để, nghiêm minh và có bước đi thích hợp; bảo đảm đạt được mục tiêu là cơ sở doanh nghiệp tư nhân chấm dứt việc xả chất thải không đạt tiêu chuẩn quy định vào nguồn nước, đồng thời phải tiến hành, xử lý, khắc phục được hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do cơ sở gây ra và duy trì được sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, đảm bảo đến quyền lợi cho người lao động.
Việc xử lý vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải phải tiến hành kiên quyết, triệt để, nghiêm minh và có bước đi thích hợp và phải dựa trên cơ sở pháp lý.
Doanh nghiệp gây ra ô nhiễm ở đâu thì trước hết phải xử lý khắc phục môi trường ở nơi ấy.
Đảm bảo hài hòa lợi ích của nhân dân sống trong các khu vực bị ô nhiễm với lợi ích của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương.
Chấm dứt tiền lệ các doanh nghiệp tự do xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường đồng thời đảm bảo sự hoạt động bình thường của các doanh nghiệp.
Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường, Luật doanh nghiệp và những nghị định nêu trên thì cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải đã có sai phạm nghiêm trọng về việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường mà cụ thể là xả nước chế biến mủ cao su ra môi trường mà chưa qua xử lý như theo thiết kế xây dựng đã cam kết khi thiết kế xây dựng dự án.
- Tình tiết giảm nhẹ: đối chiếu theo các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ sở Long Hải cơ sở sản xuất của người dân địa phương, luôn đảm bảo uy tín, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động khác ở địa phương, chưa có hành vi vi phạm nào đáng kể trước đây.
- Tình tiết tăng nặng: đối chiếu các tình tiết tăng nặng của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ sở có lời nói chửi bới xúc phạm, cản trở phục vụ công tác điều tra. Không chấp hành tạm đình chỉ của cơ quan thẩm quyền. nên đánh giá hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng.
2.3. Nguyên nhân xảy ra tình huống:
Khi kiểm tra cụ thể hiện trường thấy rằng cơ sở có xây dựng hệ thống xử lý nước thải xong không đúng theo yêu cầu thiết kế đó là chỉ có 20 hồ sử lý nước thải thiếu 03 hồ.
Hệ thống xả nước của cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải đang có hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn, chỉ là những bể lắng đơn thuần không đạt yêu cầu về quy trình kỹ thuật xử lý nước thải, không đúng với nội dung báo cáo đánh gía tác động môi trường đã được phê duyệt và đã vi phạm các quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các hồ hiện tại do để lâu ngày không xử lý, bị bùn đất lấp đầy nước thải không qua lắng cặn từng hồ được theo hệ thống mà chảy tràn bên trên ra ngoài môi trường.
Môi trường vi sinh vật có ích trong xử lý phân hủy chất thải không có, hố thứ 21+22+23 dùng lục bình xử lý cuối cùng chưa xây dựng.
Cơ sở doanh nghiệp tư nhân Long Hải có hệ thống máy bơm hút cạn, lắng, song do bị hỏng nên không bơm xử lý thường xuyên. Đây là một nguyên nhân nước thải của cơ sở chảy tràn ra ngoài gây ô nhiễm lòng suối, hồ Ba Nông.
2.4. Hậu quả của tình huống:
Nước thải chảy ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước suối, hồ Ba Nông.
Không khí trong khu vực nhà máy chế biến mủ bị ô nhiễm bốc mùi hôi thối bay ra khu dân cư.
Nhân dân xung quanh cơ sở, nhất là những hộ sử dụng nước suối, hồ Ba Nông một số bị ghẻ lở, và hay mắc bệnh đường ruột.
3. Đề xuất phương án giải quyết tình huống:
3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Để giải quyết khiếu nại của quần chúng nhân dân, vừa đàm bảo yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cũng như của nhà nước, chúng ta có nhiều phương án.
* Mục tiêu: Phương án giải quyết cần đạt các mục tiêu cụ thể sau:
Ngăn ngừa, giữ gìn bảo vệ môi trường, môi sinh. Bảo đảm cho mọi người bình đẳng trong việc hưởng thụ tài nguyên môi trường.
Bảo đảm mục tiêu khuyến khích phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thu nhập cho người lao động.
Cần ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, hợp tình, có tính khả thi cao.
Tóm lại, phương án xử lý phải phù hợp với pháp luật, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân.
3.2. Cơ sở giải quyết tình huống:
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
- Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 10 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về Vi phạm các quy định về xả nước thải
Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần thì xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500m3/ngày (24 giờ);
- Tình tiết tăng nặng: Theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 39 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử