Đề tài Xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may Việt Tiến

Thế kỉ XX đã đánh dấu những thành tựu vượt bậc của loài người với những phát minh to lớn, những cuộc cách mạng về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội đã làm lịch sử thế giới bước sang trang mới. Bước sang thế kỉ XXI, thế giới tiếp tục vận động và đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của những nền kinh tế mới, mang những xu hướng mới, đó là xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, quá trình toàn cầu hóa diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, dần trở thành một chỉnh thể thống nhất trên nhiều phương diện. Đồng thời sự xuất hiện của vòng cung châu Á- Thái Bình Dương với các quốc gia có nền kinh tế phát triển ở tốc độ cao liên tục trong nhiều năm đang làm cho trung tâm thế giới dần dịch chuyển về khu vực này. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Sau hơn ba mươi năm kể từ khi giành được độc lập toàn vẹn lãnh thổ, cùng với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân, đến nay Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế và tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Ngày hôm nay, thế giới biết đến Việt Nam với những cố gắng to lớn, hòa mình vào xu hướng chung trong thời đại mới, vị thế đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Cùng với quá trình quốc tế hóa rộng rãi nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã biết sử dụng hiệu quả nguồn nội lực cùng với nắm bắt những thời cơ, những cơ hội để vươn lên phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. Bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bằng những đường lối chiến lược phát triển cụ thể kết hợp với thực hiện một cách hiệu quả, đến nay đã đạt được những thành quả nhất định trong sự phát triển kinh tế, xã hội và hòa mình vào khu vực, thế giới trên mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa Hoạt động xuất khẩu được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của quốc gia và được Đảng ,nhà nước dành cho những ưu tiên. Qua đó tận dụng, phát huy những ưu thế của mình, biến những mặt mạnh đó thành sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam đã đem lại nhiều lợi ích to lớn như gạo,dầu khí, hàng dệt may, nông sản, lâm sản, thủy sản; các loại mặt hàng chủ yếu là hồ tiêu, cao su, cà phê Đặc biệt không thể không nhắc đến ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Trong những năm qua, ngành dệt may đã khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao chat lượng, sản lượng không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia, châu lục khác nhau trên thế giới, chiếm tỉ trọng lơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta, đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6074 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ XX đã đánh dấu những thành tựu vượt bậc của loài người với những phát minh to lớn, những cuộc cách mạng về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội đã làm lịch sử thế giới bước sang trang mới. Bước sang thế kỉ XXI, thế giới tiếp tục vận động và đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của những nền kinh tế mới, mang những xu hướng mới, đó là xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, quá trình toàn cầu hóa diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, dần trở thành một chỉnh thể thống nhất trên nhiều phương diện. Đồng thời sự xuất hiện của vòng cung châu Á- Thái Bình Dương với các quốc gia có nền kinh tế phát triển ở tốc độ cao liên tục trong nhiều năm đang làm cho trung tâm thế giới dần dịch chuyển về khu vực này. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Sau hơn ba mươi năm kể từ khi giành được độc lập toàn vẹn lãnh thổ, cùng với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân, đến nay Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế và tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Ngày hôm nay, thế giới biết đến Việt Nam với những cố gắng to lớn, hòa mình vào xu hướng chung trong thời đại mới, vị thế đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Cùng với quá trình quốc tế hóa rộng rãi nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã biết sử dụng hiệu quả nguồn nội lực cùng với nắm bắt những thời cơ, những cơ hội để vươn lên phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. Bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bằng những đường lối chiến lược phát triển cụ thể kết hợp với thực hiện một cách hiệu quả, đến nay đã đạt được những thành quả nhất định trong sự phát triển kinh tế, xã hội và hòa mình vào khu vực, thế giới trên mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa…Hoạt động xuất khẩu được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của quốc gia và được Đảng ,nhà nước dành cho những ưu tiên. Qua đó tận dụng, phát huy những ưu thế của mình, biến những mặt mạnh đó thành sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam đã đem lại nhiều lợi ích to lớn như gạo,dầu khí, hàng dệt may, nông sản, lâm sản, thủy sản; các loại mặt hàng chủ yếu là hồ tiêu, cao su, cà phê… Đặc biệt không thể không nhắc đến ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Trong những năm qua, ngành dệt may đã khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao chat lượng, sản lượng không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia, châu lục khác nhau trên thế giới, chiếm tỉ trọng lơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta, đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới. Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY: Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại : 84-8-38640800 (22 lines) Fax : 84-8-38645085-38654867 Email : vtec@hcm.vnn.vn Website: 1.Qúa trình hình thành và phát triển: - Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. - Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công Nghiệp). - Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp  công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. - Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng  hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. - Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991) - Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ. - Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời. - Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại  Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. - Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. - Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến; - Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION; - Tên viết tắt : VTEC . 2. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty: - Sản xuất quần áo các loại; - Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; - Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng; - Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; - Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; - Đầu tư và kinh doanh tài chính 3. Năng lực sản xuất: - Vốn điều lệ: 230 tỷ đồng  + Nhà xưởng: 55.709.32 m2  + Thiết bị: 5.668 bộ + Lao động:            20.000 lao động + Thu nhập bình quân của người lao động: 3triệu đ/người/tháng (năm 2009) Khả năng hoạt động của Công Ty:  STT    ĐƠN VỊ    LAO    ĐỘNG   MMTBỊ CÁC LOẠI  D.TÍCH NHÀ XƯỞNG    MẶT HÀNG   NĂNG LỰC(SP/Năm)    1.  MAY 1       960       665    6.672 M2  shirt   3.000.000    2.  MAY 2       990       655    6.672 M2   Shirt   3.000.000    3.  SIG-VTEC    1.010       861    5.700 M2   Jacket, sportwear   2.000.000    4.  DUONG LONG       510       512    2.133 M2   Dress pants   1.800.000    5.  VIỆT LONG       900    1.083    2.532 M2   Khaki, dress pants,..   3.000.000    6.  VIMIKY       500       395    2.780 M2   Suit   3.000.000   4. Kết quả kinh doanh: Năm  2005  2006  2007  2008  Quý1/2009   Doanh thu  1052  1229  1330  1397  343   Lợi nhuận sau thuế  32  40  43.1  60.3  15.7   Có được doanh thu tốt như trên công ty chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều trong thời gian qua. Công ty chúng tôi đã tạo cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Công ty luôn coi yếu tố chất lượng là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy khi đưa ra thị trường một số sản phẩm mới song song với việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm công ty chúng tôi tiến hành đăng ký và mua bản quyền nhãn hiệu hàng hóa như: Việt Tiến, Vee Sendy, TT-up, San Sciaro, Manhattan, Smart Casual . Do đó sản phẩm của công ty luôn được khách hàng trong nước và ngoài nước tin dùng Đối với hoạt động xuất khẩu, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của việt tiến đạt 263 triêụ USD, trở thành đơn vị có số doanh thu và kim ngạch xuất khẩu cao nhất ngành dệt may Việt Nam. VTEC cố gắng duy trì các thị trường hiện có bằng các đơn hàng khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn, tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường Nhật Bản nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ. Năm 2006, cơ cấu xuất khẩu của VTEC là: Nhật Bản 24.711%, Mỹ 36.778%, Tây Âu(EU) 17.199%, Các nước Asean 9.299%,Các nước khác 12.013% Tính đến hết quý 1/ 2009, cơ cấu thị trưởng xuất khẩu đạt được như sau : thị trường Nhật Bản: 33,3%, thị trường Mỹ: 23%, thị trường EU: 26,5% và các thị trường khác là 17,2 %. 5. Cơ cấu tổ chức   (1)  HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ  Vũ Đức Giang (Chủ tịch )  Nguyễn Đình Trường (Phó Chủ tịch)  Bùi Văn Tiến (Thành viên)  Trần Minh Công (Thành viên)  Phan Văn Kiệt (Thành viên) (2) TỔNG GIÁM ĐỐC  Bùi Văn Tiến (3) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC  Trần Minh Công   Phan Văn Kiệt   Nguyễn Thị Tùng (4) GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH  Nguyễn Ngọc Trung   Phạm Đắc Lợi  Phạm Tuấn Kiên  Phạm Thanh Hoan  Nguyễn Văn Nam  Trần Thị Liên (5) BAN KIỂM SOÁT  Thạch Thị Phong Huyền ( Trưởng ban)  Trần Phước Nhất (Thành viên)  Hồ Ngọc Huy (Thành viên) 6. Đặt vấn đề: Sau khi tiến hành chiến dịch tiếp thị quảng cáo sản phẩm qua mạng lưới internet cùng với việc gửi offer tới các bạn hàng nước ngoài có kèm theo sản phẩm mẫu, công ty chúng tôi đã nhận được 1 đơn đặt hàng lớn mặt hàng áo sơ mi nam cao cấp từ công ty Sumitex, Nhật Bản với nội dung như sau: ORDER From: SUMITEX INTERNATIONAL CO., LTD Address: 3-24 Kandanishiki, Chiyoda-ku, Tokyo, 101-8465 Japan Tel: 81-3-3518-8461 Fax: 81-3-3518-8477 April 2nd, 2009 To: VIETTIEN GARMENT CORPORATION Address: 07 Le Minh Xuan,Tan Binh district, Ho Chi Minh city,Vietnam Tel: 84-8-8645085 (22 lines) Fax: 84-8-8645085-8654867 Thank you very much for your offer of March 15th, 2009 for men’s long sleeve shirt product. We found the samples you sent us very satisfactory and we are pleased to place an order for the following quantity and price list: Item No.194112MS  Price per unit Fob Saigon (USD)  Quantity (unit)  Total value (USD)   White men’shirt  15  17000  255,000   Boxdeu men’shirt  15  6000  90,000   blue men's shirt  15  12000  180,000   Brown-Chequer men’shirt  15  13500  202,500   Blue-Stripe men’shirt  15  16500  247,500   Total     65000  975000   Payment : in US dollars by irrevocable L/C in to our account No : 087542589 at Industrial & commercial bank of Japan. We are looking forward to hearing from you. Your faithfully Director Với 1 đơn đặt hàng số lượng lớn và giá cả như vậy, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chúng tôi đã lập phương án xuất khẩu cho lô hàng này. Phần 2: Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu: Mục đích, ý nghĩa của lập phương án xuất khẩu: a. Mục đích: Lập phương án xuất khẩu là một bước khởi đầu quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của doanh nghiệp. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để các cấp, các nghành, các bộ phận có liên quan như tổng công ty, ngân hàng, các doanh nghiệp khác… nghiên cứu xem xét tính khả thi của dự án XNK để đi tới quyết định thực hiệ hay không thực hiện dự án. Đối với ngân hàng họ sẽ quyết định cho vay vốn hay không. b. Ý nghĩa Việc lập phương án xuất khẩu như một văn bản đệ trình lên cấp trên để xin phép thực hiện. Đối với dự án này thuộc nghiệp vụ của phòng nghiệp vụ kinh doanh XNK do đó phương án kinh doanh được lập để trình lên cấp trên xin phép thực hiện. Đối với những công ty trực thuộc tổng công ty lớn, phương án kinh doanh được công ty lập sau đó chuyển lên tổng công ty nhờ phê chuẩn. Ngoài ra phương án xuất khẩu còn là cơ sở để xin cấp vốn cho một dự án. Một dự án muốn đi vào thực hiện thì không thể không có vốn, mặt khác một lượng cho một dự án là vốn vay chủ yếu của ngân hàng hoặc của các tổ chức tài chính tiền tệ. Vì vây sự tồn tại của một dự án phụ thuộc vào tính thuyết phục của một phương án kinh doanh đối với các nhà đầu tư và đặc biệt là đối với ngân hàng là quyết định cho vay hay không. Trên cơ sở sự nghiên cứu phương án xuất khẩu của doanh nghiệp thì được vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào tính khả thi đó. Như vậy viêc lập một phương án xuất khẩu có tính thuyết phục hay không sẽ quyết định sự tồn tại hay không của một dự án. Doanh nghiệp sẽ bàn giao kế hoạch này cho phòng nghiệp vụ và đây sẽ là một cơ sở nữa cho phòng nghiệp vụ nghiên cứu để lập một phương án kinh doanh. Như vậy phương án xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và to lớn với hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đơn vị và có ảnh hưởng to lớn đến tổng công ty Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu Cơ sở pháp lý: Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu áo sơmi nam cho năm 2009 công ty chúng tôi căn cứ vào các điều kiện : - Căn cứ vào luật thương mại của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 - Căn cứ vào nghị định 12/CP của chính phủ được ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa. - Căn cứ vào các bản pháp quy khác của chính phủ quy định chi tiết về hoạt động XNK. - Căn cứ vào các quy định khác của chính phủ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng may mặc nói riêng. - Luật và văn bản điện tử năm 2008: + Nghị định số 97/2008/NĐ-CP - quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet + Thông tư số 78/2008/TT-BCT - hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính + Thông tư số 09/2008/TT-BCT - hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử + Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg - thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin 2.2. Cơ sở thực tiễn: a. Kết quả nghiên cứu thị trường: - Thị trường trong nước: Đối với nam giới, hiếm có trang phục nào vừa trang nhã, lịch sự lại vẫn có thể rất cá tính và đầy quyến rũ như áo sơmi. Áo sơ mi còn được coi là không thể thiếu đối với thời trang công sở. Do đó nhu cầu về áo sơ mi nam trên thị trường là rất lớn và thường xuyên. Hiện tại có rất nhiều công ty may mặc sản xuất áo sơ mi nam như May Nhà Bè, May Sài Gòn, May Hải Phòng, May 10…. cùng các hiệu may lớn nhỏ. Gía bán áo sơ mi nam trên thị trường cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào thương hiệu, chất liệu vải, đường may, kiểu dáng…Gía bán lẻ từ 100 nghìn đồng đến 1 triệu đồng 1 chiếc. Gía bán buôn tuỳ thuộc vào số lượng mà có mức chiết khấu khác nhau từ 20-40% giá bán lẻ. Ngoài ra còn có các hiệu may áo sơ mi nam lớn nhỏ. Tuy giá thành may áo nhỏ hơn so với áo có sẵn bán trên thị trường nhưng chất liệu và mẫu vải không đẹp và đa dạng như chất liệu của các công ty may. Hơn nữa nam giới thường ít có thời gian để may đo áo, và tâm lí họ thích mua hàng có sẵn hơn là phải chờ để may. Bên cạnh đó còn có rất nhiều áo sơ mi may sẵn của Trung quốc hoặc không rõ xuất xứ vả các cơ sở may không nổi tiếng bán đầy rẫy ở ngoài chợ với giá bán thấp, khoảng tầm 75-150 nghìn đồng. Tuy nhiên chất lượng của áo sơ mi loại này rất thấp và các cơ sở này không đủ khả năng sản xuất với số lượng lớn trong thời gian ngắn và đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao của các thị trường khó tính như Mỹ, EU và đặc biệt là Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản : Trong khi xuất khẩu dệt may sang nhiều thị trường truyền thống khác đang giảm mạnh do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, thì một số doanh nghiệp xuất sang Nhật lại làm không hết việc do tận dụng được những lợi thế từ thị trường này mang lại. Tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Nhật Bản tăng 3,2% so với tháng 1 và tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang Nhật tăng 26,8% so với 2 tháng năm 2008, đạt 138 triệu USD. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may nước ta. Dự đoán, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhờ việc thực thi Hiệp định miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu. Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần may Sài Gòn 3 cho biết không ít lần công ty “chao đảo” khi ở một số thời điểm thị trường Mỹ và EU nổi lên với số lượng đơn đặt hàng lớn, rồi những đòi hỏi khắt khe của bạn hàng Nhật về độ khó của sản phẩm... Nhưng khi đã vượt qua những khó khăn ban đầu đó, đạt được sự tín nhiệm nhất định của khách hàng Nhật thì việc “cam kết đặt hàng dài hạn, ổn định với đối tác Nhật gần như là chắc chắn. Không chỉ Sài Gòn 3 có thay đổi rõ rệt về sự xác định lại cơ cấu thị trường trọng điểm, bản than VTEC cũng có những đơn hàng lớn về áo sơmi, veston, khăn các loại xâm nhập thị trường Nhật với số lượng ngày một vững chắc. “Khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, những ngành xuất khẩu chủ lực mới thấm thía “bạn hàng lâu năm” có tầm quan trọng và giữ mức ảnh hưởng như thế nào trong việc duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp” - phó tổng giám đốc VTEC Phan Văn Kiệt xác nhận.  Giữ đến 33% trong cơ cấu thị phần xuất khẩu hiện nay, xếp trên cả thị trường Mỹ và EU, ông Kiệt cho biết công ty đã có những chuyển dịch rất lớn khi chọn thị trường Nhật trở thành thị trường khai thác tiềm năng của mình kể từ cuối năm 2007. Từ những lô hàng áo sơ mi, quần Âu, veston gia công ban đầu, Việt Tiến đã dần chuyển sang thực hiện FOB với phần nguyên phụ liệu tự lo. “Không như những thị trường khác có mức độ rủi ro và tính bấp bênh rất cao, thị trường Nhật thể hiện sự ổn định, tính lâu dài nếu nhà sản xuất đã lọt được vào mắt xanh của khách đặt hàng Nhật” - ông Kiệt nhận xét. Các lợi thế khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản: Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Dân số Nhật bản ước tính khoảng 127,76 triệu người, trong đó nam giới chiếm 62,34 triệu người tương ứng 48,8% tổng dân số. Đây là thị trường lớn cho ngành dệt may nói chung và mặt hàng áo sơ mi nam nói riêng. Theo hiệp định đối tác song phương Việt-Nhật, thuế suất nhập khẩu hàng dệt may từ VN vào Nhật từ mức 5-10% giảm xuống còn 0%. Đây là 1 lợi thế hết sức to lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi tham gia thị trường này trong việc làm tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam với hàng nội địa Nhật Bản và các quốc gia khác. Theo nhận xét của các bạn hàng Nhật Bản cho biết nhãn hiệu của hàng may mặc của công ty ở thị trường này là một trong những nhãn hiệu được ưa chuộng. Người tiêu dùng có phản ứng tốt với sản phẩm mà công ty sản xuất. Sản phẩm có ưu điểm chất liệu vải mịn màng, thoáng, không phai màu, không sờn mặt vải và có thêm tính chất khử mùi; đường may hoàn hảo, cổ áo thẳng và không bị rộp, tay áo vừa phải, size áo chuẩn theo form của đàn ông châu á tạo cảm giác vừa vặn và thoải mái khi mặc và xu hướng thời trang công sở năm nay là áo kẻ sọc xanh (blue-stripe shirt), kẻ caro nâu (brown-chequer), màu trắng (white shirt), màu đỏ vang boxdeu (boxdeu shirt), màu xám bạc (silver shirt), màu xanh (blue shirt) Qua nghiên cứu thị trường với các số liệu trên đây, công ty nhận thấy Nhật Bản là 1 thị trường rộng lớn, sức mua lớn, ch
Luận văn liên quan