Đề tài Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy

Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới,có khí hậu nóng ẩm quanh năm,có một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày,có khả năng xuất khẩu cao…Càphê là một trong những loại cây trồng đó,hiện nay ở Việt Nam,cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo.Thực tế đã cho thấy,trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu càphê đóng một vai trò quan trọng,không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy. Tuy nhiên để xuất khẩu cà phê thật sự trở thành một trong những thế mạnh của Việt Nam,điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài…từ sự tác động của nhà nước,doanh nghiệp,hiệp hội…đến sự tác động của thị trường thế giới… Với mong muốn ngành xuất khẩu cà phê thật sự lớn mạnh, em xin được nghiên cứu đề tài : “Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy” Nội dung công trình nghiên cứu gồm 3 chương sau : Chương I. Khái quát về thị trường cà phê thế giới Chương II. Tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phề Việt Nam những năm gần đây Chương III. Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

doc81 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới,có khí hậu nóng ẩm quanh năm,có một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày,có khả năng xuất khẩu cao…Càphê là một trong những loại cây trồng đó,hiện nay ở Việt Nam,cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo.Thực tế đã cho thấy,trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu càphê đóng một vai trò quan trọng,không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy. Tuy nhiên để xuất khẩu cà phê thật sự trở thành một trong những thế mạnh của Việt Nam,điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài…từ sự tác động của nhà nước,doanh nghiệp,hiệp hội…đến sự tác động của thị trường thế giới… Với mong muốn ngành xuất khẩu cà phê thật sự lớn mạnh, em xin được nghiên cứu đề tài : “Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy” Nội dung công trình nghiên cứu gồm 3 chương sau : Chương I. Khái quát về thị trường cà phê thế giới Chương II. Tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phề Việt Nam những năm gần đây Chương III. Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê ở Việt Nam Chương I KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 1. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÂY CÀ PHÊ: 1. 1.Lịch sử cây cà phê Cách đây khoảng 1000 năm, một người du mục Ethiôpi đã ngẫu nhiên phát hiện ra hương vị tuyệt vời của 1 cây lạ mọc ở làng Capfa gần thủ đô Ethiôpi. Đàn gia súc của ông sau khi ăn xong bỗng “tươi tỉnh” và đã không chịu để chủ lùa vào bãi trú đêm, thấy vậy, ông nếm thử và cảm thấy rất sảng khoái, tỉnh táo và từ đó trái cây đó trở thành đồ uống cho con người. Từ thế kỷ VI, cà phê không chỉ được người Ethiôpi dùng mà do tác dụng kích thích mạnh mẽ mà thời đó được coi là hiện tượng thần kỳ, cây cà phê được lan cả sang Yemen, các nước khác ở Trung Cận Đông và nhanh chóng vượt biển đổ sang ARập (Arabica) do đó có loại cà phê tên là Arabica. Thế kỷ XVI các nhà buôn nước cộng hòa Vernize nhập khẩu cà phê vào Châu Âu, như vết dầu loang, cà phê lan sang Châu Á, Châu Đại Dương. Giống cà phê Arabica do người Hà Lan đưa vào Xrilanca, Côlômbia và Java (Inđônêxia) năm 1670. Cuối thế kỷ XVII, cây cà phê đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thế giới. 1.2. Các loại cà phê Vẫn còn nhiều tranh cãi về số lượng loại cà phê, người ta nói rằng có từ 25 - 100 loại cà phê trên thế giới nhưng những loại quan trọng nhất là: - Cà phê chè (Coffee Arrabica L): Loại này chiếm 65 % số lượng cà phê sản xuất trên thế giới - Cà phê vối (Coffee canephora pirre): Loại này chiếm 35% lượng cà phê sản xuất trên thế giới - Cà phê mít (Excelsa) phát hiện đầu tiên năm 1902 ở Ubangui Chari nên thường được gọi là cà phê Chari. Do có vị đậm nên người ta thường trộn với cà phê chè để tạo ra vị thơm hơn. 1.3. Ích lợi của cây cà phê Cây cà phê được dùng trong y học, trong công nghiệp thực phẩm. Cà phê còn tạo ra công ăn việc làm, góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt cây cà phê đem lại nguồn thu nhập lớn. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới khoảng 10 tỷ USD/năm. 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI 2.1. Diện tích Diện tích trồng cà phê thế giới tăng trung bình là 0,1%/năm, đạt 14.593.940 ha năm 2008. Diện tích trồng cà phê ở các khu vực khác nhau trên thế giới tăng giảm không đồng đều. Trong khi diện tích trồng cà phê của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng trung bình là 2,8%/năm thì diện tích trồng cà phê ở những nước khác lại giảm 0,3% 2.2. Năng suất Trái với việc gia tăng về diện tích, năng suất trồng cà phê trên thế giới lại có xu hướng giảm xuống, giảm 0,2%/năm. Tất nhiên năng suất trồng cà phê trong thời gian qua không giảm ở tất cả các nước – chẳng hạn ở các nước Châu Á- Thái Bình Dương năng suất cà phê không những không giảm mà lại còn tăng lên trung bình 0,4%/năm. 2.3. Sản lượng Sản xuất cà phê thế giới đã tăng lên. Qua bảng tổng kết sản lượng cà phê thế giới trong thời gian là 42 năm của các nhà phân tích kinh tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ta thấy rằng sản lượng cà phê vụ 2008/2009 là 123 triệu bao, tăng 51 triệu bao tương đương với 79% so với năm 1960/1961. Trung bình mỗi năm tăng 1,2 triệu bao hay nói cách khác là 1,83%/năm. Tuy nhiên sản lượng tăng không đều ở các năm. Sản xuất cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển: Chiếm hơn 90% sản lượng của cà phê thế giới, các nước phát triển sản xuất với khối lượng rất nhỏ và chủ yếu nhập khẩu để tiêu dùng. Châu Mỹ la tinh là khu vực trồng cà phê lớn nhất thế giới, trong đó Braxin có sản lượng đứng đầu thế giới. Trước chiến tranh thế giới lần thứ II, sản xuất cà phê của Braxin chiếm 80% sản lượng của cả thế giới, những năm sau này do nhiều nước Châu Á, Châu Phi đẩy mạnh sản xuất nên hiện nay sản lượng cà phê của Braxin chỉ chiếm khoảng 30% sản lượng thế giới. Tóm lại, về sản xuất cà phê thế giới nhìn chung trong thời gian gần đây có xu hướng tăng lên về sản lượng và diện tích, đặc biệt ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Nhiều nước trên thế giới đã đi vào sản xuất cà phê hòa tan để xuất khẩu. Cà phê chè vẫn chiếm ưu thế trong tổng sản lượng cà phê thế giới (chừng 70%). 2.4. Tình hình tiêu thụ cà phê Cà phê là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất thế giới trong năm qua. Khủng hoảng kinh tế gần như không tác động tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế lại ảnh hưởng xấu tới sản lượng loại cây này, do người nông dân giảm chi phí sản xuất, làm giảm sản lượng, nhất là ở những nước sản xuất Arabica chính. Hiện tại, tiêu thụ cà phê thế giới tăng trưởng 2% mỗi năm, từ từ 104,6 triệu bao năm 2000 lên 130 triệu bao trong năm 2008, tiếp tục tăng lên 132 triệu bao năm 2009 và dự kiến sẽ đạt 134 triệu bao trong năm 2010. Nhu cầu về các loại cà phê cũng thay đổi nhanh chóng. Loại Arabica và cà phê tự nhiên của Braxin (Brazilian Naturals) đã tăng từ 54% năm 1990 lên 63% vào năm 2008, trong khi nhu cầu cà phê arabica dịu sạch (Washed Arabicas) lại giảm từ 46% xuống còn 37%. Với loại robusta, nhu cầu lại tăng đối với cà phê xuất xứ từ Việt Nam, từ 2% năm 1990 lên 16% vào năm 2008, trong khi cà phê xuất xứ từ châu Phi lại giảm từ 21% xuống còn 12% trong thời gian này. Bảng 1: Tiêu thụ cà phê ở các nước trên thế giới Đơn vị: nghìn bao  2004  2005  2006  2007  2008*          W O RLD TO TAL  119 262  119 936  123 554  127 977  130 004          Producing Countries  30 307  31 846  33 500  35 367  36 703   Brazil  14 760  15 390  16 133  16 927  17 526   Indonesia  1 958  2 375  2 750  3 208  3 333   Mexico  1 500  1 556  1 794  2 050  2 200   Et hiopia  1 833  1 833  1 833  1 833  1 833   Venezuela  1 355  1 412  1 472  1 534  1 599   India  1 188  1 272  1 357  1 438  1 518   Colombia  1 400  1 400  1 400  1 400  1 400   P hilippines  917  917  917  989  1 070   Viet nam  629  722  829  938  1 021   Ot hers  4 768  4 969  5 015  5 052  5 202          Importing Countries  88 955  88 090  90 054  92 610  93 302          European Union  41 193  39 277  40 951  40 543  39 850   Germany  10 445  8 665  9 151  8 627  9 535   It aly  5 469  5 552  5 593  5 821  5 937   France  4 929  4 787  5 278  5 628  5 156   Spain  2 705  3 007  3 017  3 198  3 485   Unit ed Kingdom  2 458  2 680  3 059  2 824  3 067   Net herlands  1 978  1 927  2 129  2 292  1 324   Sweden  1 234  1 170  1 315  1 244  1 272   P oland  2 281  2 267  1 953  1 531  1 190   Finland  1 034  1 102  1 047  1 057  1 115   Greece  871  870  857  1 015  978   Ot hers  7 788  7 249  7 554  7 307  6 790          USA  20 973  20 998  20 667  21 033  21 652   Japan  7 117  7 128  7 268  7 282  7 065          Other Importing Countries  19 672  20 688  21 168  23 752  24 735   Russian Federat ion  3 086  3 212  3 263  4 055  3 716   Canada  2 747  2 794  3 098  3 245  3 214   Algeria  2 159  1 892  1 836  1 968  2 118   Ukraine  739  1 025  968  1 057  1 733   Korea, Republic of  1 401  1 394  1 437  1 425  1 665   Aust ralia  864  1 039  992  1 031  1 145   Ot hers  8 676  9 331  9 574  10 971  11 146   Nguồn: ICO, coffee market report (12/2009) 2.4.1. Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu Trong các nước nhập khẩu thành viên ICO thì Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất. Các nước EU cà phê là đồ uống thông dụng, chiếm khoảng 20% thị trường đồ uống, tiêu thụ cà phê hàng năm từ 36 - 40 triệu bao, chiếm 30 - 35% thị trường thế giới. Nhật Bản là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất Châu Á, với mức tiêu thụ 7 triệu bao/năm. Các nước đang phát triển lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể là do điều kiện kinh tế được cải thiện. 2.4.2. Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất. Các nước sản xuất cà phê không chỉ để xuất khẩu mà xu hướng tiêu dùng nội địa ngày càng tăng. Năm 1996 tiêu thụ khoảng 20,5 triệu bao, đến năm 2008 mức tiêu thụ đã là 36 triệu bao. Hai nước Brazil và Indonexia và có mức tiêu thụ nội địa cao, thường chiếm trên 30% sản lượng hàng năm. Năm 2008 Brazil có lượng tiêu thụ tới 17,5 triệu bao, Clombia 1,4 triệu bao, Indonexia 3,3 triệu bao. Khối lượng tiêu dùng ở các nước Châu Á cũng tăng lên. Người dân ở các nước Trung và Đông Âu rất thích uống cà phê, hàng năm các nước này tiêu thụ khoảng 5-6 triệu bao. Các nước nhập khẩu cà phê không phải là thành viên ICO hàng năm nhập khẩu khoảng 5 triệu bao như Angirni, Triều Tiên, Achentina,... Về chủng loại, thì cà phê Arabica vẫn được ưa chuộng hơn và ngày càng có nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn bởi chất lượng cũng như hương vị thơm ngon của nó. Do vậy giá cà phê Arabica thường cao gấp 2-2.5 lần giá cà phê Robusta. 3. MẬU DỊCH CÀ PHÊ THẾ GIỚI 3.1. Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới 3.1.1. Khái quát chung về xuất khẩu cà phê thế giới Theo số liệu công bố ngày 10/2/09 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu năm 2008 đạt 96,62 triệu bao, trong đó 63,4 triệu bao loại arabica và 33,2 triệu bao loại robusta. ICO cho biết, ngoại trừ Braxin, các nước xuất khẩu cà phê lớn khác như Việt Nam, Colombia, Ấn Độ và Mexico đều sụt giảm trong năm qua.Xuất khẩu cà phê của Braxin tăng 4% đạt 29,24 triệu bao, của Ấn Độ giảm 4,3% xuống còn 3.118.939 bao, của Việt Nam đạt 16 triệu bao, giảm 10%. Cũng theo ICO, giá cà phê năm những tháng đầu năm qua đã hồi phục khỏi mức thấp nhất kể từ giai đoạn khủng hoảng trên thị trường cà phê những năm 2000-04. Tuy nhiên kể từ tháng 9/08, giá lại giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2007 do xu hướng giảm giá chung trên thị trường hàng hoá. Theo số liệu mới đây của Tổ chức cà phê Thế giới, xuất khẩu cà phê thế giới trong tháng 4/2009 ước tính đạt 8,31 triệu bao, giảm 5,9 % so với cùng kỳ năm trước với 8,8 triệu bao. Tính chung 7 tháng đầu niên vụ 2008/09 (tính từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2009), xuất khẩu cà phê thế giới đạt 57,21 triệu bao, tăng 3,1 % so với mức 55,47 % triệu bao cùng kỳ niên vụ trước. * Các loại cà phê xuất khẩu: Trước năm 1962, cà phê thường được phân loại khi xuất khẩu theo chủng loại: là cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta). Nhưng sau này, Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) lại phân loại cà phê Arabica ra làm 3 loại: loại cà phê dịu Colombia (Colombian Milds), loại cà phê dịu khác (Other Milds) và cà phê chè không rửa (unwashed Arabica). Sau này loại cà phê chè không rửa lại được gọi tên là cà phê Brazil (Brazilian Naturals) và các loại cà phê chè khác. Một cách phân loại khác theo chất lượng cà phê là: + “Cà phê hảo hạng” (gourmet coffee) đó là loại cà phê có chất lượng cao được xuất khẩu từ nước xuất xứ, thường là từ một trang trại hoặc một khu vực nào đó và giá thường cao. + Ngày nay do yêu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe, người sản xuất và xuất khẩu lại đưa ra một tên gọi mới cho cà phê là “cà phê sạch” (organic coffee) đó là loại cà phê được trồng mà không cần dùng đến phân bón và thuốc trừ sâu. + Cà phê đã tách cafein (decaffemated coffee) Tuy nhiên nhiều người còn nghi ngờ về phẩm chất thực của các loại cà phê được phân loại theo kiểu trên. Theo ICO thì hơn 90% khối lượng cà phê xuất khẩu của thế giới là loại cà phê hạt còn sống. Trên thị trường cũng xuất hiện kinh doanh cà phê dạng đã rang chín (Roasted coffee) và dạng đã qua chế biến kỹ có thể hòa tan được ngay (instant coffee). 3.1.2. Một số nước xuất khẩu cà phê chủ yếu * Braxin Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, trung bình hàng năm nước này bán ra thị trường thế giới 16 triệu bao (60 kg/bao), chiếm hơn 20% xuất khẩu thế giới trong đó 75% là cà phê chè, 25% là cà phê vối. * Côlômbia Là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, trung bình hàng năm nước này xuất khẩu 12 triệu bao. Điều đáng chú ý là nước này dùng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cà phê đều tăng sản lượng mà không phải dùng biện pháp tăng diện tích trồng trọt. Một điều thú vị là xuất khẩu cà phê hạt của Colombia lại thường được đóng trong bao nặng 70 kg, trong khi đó nhiều nước đóng 60 kg/bao. Sản lượng của Colombia niên vụ này sẽ đạt koảng 9 – 10 triệu bao, tăng so với 8,5 triệu bao niên vụ trước, song vẫn là con số rất thấp. * Côxtarica Đây là một nước nổi tiếng về sản xuất cà phê chè ướt có chất lượng cao. Xuất khẩu trung bình là 2,3 triệu bao/năm. * Cốt-đi-voa (Bờ biển Ngà) Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới. Đầu những năm 80, sản xuất của Cốt-đi-voa đứng thứ 3 thế giới, sau Braxin và Côlômbia. Nhưng đến đầu năm 1990. do chính phủ không quan tâm đến sản xuất cà phê nên nhiều người trồng cà phê lại chuyển sang trồng ca cao, một loại hàng nông sản xuất khẩu số một của Cốt-đi-voa. Sau đó chính phủ Cốt-đi-voa đã nhìn nhận lại vấn đề và tăng giá thu mua cà phê, tăng cường đầu tư cho ngành này. Ngoài ra với sự tự do hóa mậu dịch và giá cả cà phê thế giới tăng lên làm cho người trồng cà phê lại trồng cà phê và sản xuất bắt đầu tăng. * Inđônêxia Inđônêxia chiếm 7% sản xuất cà phê thế giới và đứng vào hàng thứ 3 sau Braxin và Côlômbia, sản xuất cà phê vối lớn nhất, vượt Cốt-đi-voa. Xuất khẩu trung bình là 5,5 triệu bao (cả hai loại cà phê vối và cà phê chè, nhưng chủ yếu là cà phê vối). Inđônêxia xuất khẩu nhiều cà phê vối được chế biến bằng phương pháp khô sang Châu Âu, Nhật và Mỹ. * Ấn Độ Là một nước trồng cả 2 loại cà phê (cà phê chè và cà phê vối). Sản xuất trung bình là 2,5 triệu bao, trong đó chừng 50% là cà phê chè. Ấn Độ đứng sau Indonexia về xuất khẩu cà phê chè ở Châu Á. * Goatêmala Sản xuất của Guatemala gần đây đạt 8,84 triệu bao (vụ cà phê 2009/10 bắt đầu từ tháng 10), giảm 15,1% so với cùng kỳ vụ trước, chủ yếu là cà phê chè. Trong những thập kỷ qua, do sự căng thẳng về chính trị và xã hội cũng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành cà phê. * Ethiôpia Là nước xuất khẩu cà phê thế giới lâu đời nhất, đây cũng là nước đầu tiên trồng cà phê chè. Cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu. Hàng năm sản xuất chủ yếu là cà phê chè và 50% dùng cho xuất khẩu. Đây là một nước tiêu thụ cà phê lớn nhất ở Châu Phi. * Uganđa Là một trong những nước sản xuất cà phê Robusta chính của thế giới, Uganda chỉ sản xuất 10% cà phê Arabica. Loại cà phê này ngắn và chịu được sâu bệnh. Mấy năm qua tình hình sâu bệnh cà phê ở Uganda khá cao. Chính phủ đã hỗ trợ 200.000 USD để chống bệnh héo lá và 250.000 USD để cung cấp giống mới cho người trồng cà phê vì theo ước tính của Chính phủ nếu không kiểm soát được sâu bệnh cà phê thì 5 năm tới sâu bệnh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà phê và tổn thất sẽ chừng 2%/vụ, tương đương 3,5 triệu USD. * Kênya Là một trong những nước sản xuất cà phê Arabica loại dịu lớn nhất thế giới. xuất khẩu chủ yếu sang Đức, Anh, Hà Lan, Mỹ, Bỉ và Nhật. 3.2. Tình hình nhập khẩu cà phê thế giới 3.2.1. Khái quát chung về nhập khẩu cà phê thế giới Nếu như sản xuất cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi thì nhập khẩu lại tập trung chính ở các nước có nền kinh tế phát triển (chiếm 90% nhập khẩu thế giới) Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Sau đó đến Đức, Nhật Bản, Italia. Do dân số tăng nhanh và một phần do thu nhập đời sống khá hơn, tốc độ tiêu thụ và nhập khẩu cà phê ở các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 3,5%/năm trong những năm 90 lên 4,1% trong những năm gần đây. Việc phát triển công nghiệp chế biến cà phê trong đó có cà phê hòa tan ở nhiều nước làm nhu cầu cà phê thế giới tăng đáng kể vì loại cà phê này rất tiện lợi cho người tiêu dùng. 3.2.2. Những nước nhập khẩu cà phê chủ yếu * Mỹ Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Tiêu dùng cà phê năm 2007 là 21 triệu bao, năm 2008 tăng lên mức 21,7 triệu bao. Mỹ cũng như những nước nhập khẩu khác đều có tái xuất. Ví dụ năm 2007, Mỹ nhập tổng số là 21,7 triệu bao và tái xuất 2,6 triệu bao (chiếm 12%). Đặc biệt, Mỹ xuất khẩu cà phê rang và cà phê hòa tan rất lớn. Năm 2006, Mỹ nhập 21,449 triệu bao cà phê hạt và Mỹ lại xuất khẩu 2,485 triệu bao trong đó cà phê rang và cà phê hòa tan chiếm 50%. * Vương quốc Anh Đây là nơi cà phê hòa tan được tiêu dùng lớn nhất, theo báo cáo của Data Monitor, nhóm nghiên cứu thị trường, cà phê đã và đang thay thế chè, trung bình mỗi năm mỗi người dân Anh sử dụng 15 bảng cho cà phê. Cũng theo báo cáo này, tốc độ tăng của cà phê là 11%/năm kể từ năm 1997, và hiện nay cà phê chiếm phần lớn nhất trong các loại đồ uống ở Anh. Hàng năm Anh quốc nhập khẩu chừng hơn 3 triệu bao. * Châu Âu Ở Pháp, Áo và Hy Lạp, nhiều người chuyển sang dùng cà phê chè. Nhiều người chuyển sang uống cà phê chè vì lượng cà phê vối đã chế biến xuất sang Trung và Đông Âu giảm đi. Ngược lại ở Đức, nhiều người lại chuyển sang dùng loại cà phê vối thay vì dùng loại cà phê chè có vị dịu. Mức tiêu thụ cà phê chè gần đây đã giảm ở một số nước Châu Âu chủ yếu do giá bán lẻ cà phê tăng nhanh, những nước đó là: Bỉ, Luxembourg, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan. * Trung và Đông Âu Đây là thị trường có tiềm năng tiêu thụ cà phê lớn, mặc dầu gần đây sức mua có giảm đi. Vì khu vực này nhập khẩu nhiều cà phê từ Tây Âu, nên khó có thể xác định được số lượng cà phê chè và vối trên thị trường này. Vì lượng cung cấp cà phê còn ít và giá cả cao so với thu nhập, nên cà phê thường được coi như một loại hàng hóa có giá trị ở Đông Âu. Người ta thường tặng nhau những gói cà phê nhỏ để thể hiện lòng biết ơn đã giúp đỡ, sự mến khách chứ không tặng hoa hay kẹo sôcôla như những nơi khác thường làm. * Những khu vực khác Mặc dầu những thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng vẫn còn những khu vực khác, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Algeria. Nhìn chung việc nhập khẩu cà phê của Nhật Bản có biến động trong phạm vi chừng 6 triệu bao từ 1994-1998 và 7 triệu bao từ năm 1999-2006. Hàn Quốc nhập khẩu trong những năm qua trung bình 1 triệu bao. Có nhiều tiềm năng tiêu thụ cà phê ở những nước này, đặc biệt là ở Nhật Bản và những nước Châu Á khác.. Cà phê tan cũng nhanh chóng giành được vị trí trên thị trường Nhật Bản. Một điều thú vị là thói quen tiêu dùng cà phê của Nhật Bản cũng lan sang cả những nước Châu Á khác như Hongkong và Singapore. Kết quả là Châu Á sẽ trở thành không những là người khách hàng lớn về cà phê thông thường và cà phê tan mà còn là khách hàng củ