Hiện nay, việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại hàng hoá như:
Dầu thô, dệt may,nông, thuỷ sản sang thị trường các nước Châu Âu, Châu
Á đã và đang đem lại cho nước ta những nguồn lợi to lớn. Điều đó đóng góp
rất nhiều trong công cuộc công nghiệp hoá ,hiện đạI hoá đất nước nhằm nâng
cao đời sống nhân dân, ổn định sự phát triển kinh tế xã hộI .Một trong những
mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp to lớn trong kim ngạch xuất
khẩu chính là mặt hàng giày dép. Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của nước ta giai đoạn từ 2001 – 2010. Hiện nghành có kim nghạch
xuất khẩu dứng thứ ba sau dầu thô và dệt may. Là nghành có triển vọng rất
lớn và sẽ phát triển mạnh, tự hoàn thiện mình để trở thành một nghành công
nghiệp sản xuất giày thực thụ. Tuy nhiên, bên cạnh việc hoàn thiện và thúc
đẩy xuất khẩu giày dép còn có những khó khăn, thách thức đặt ra mà chúng ta
còn phải đi tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra những giảI pháp nhằm hạn chế,
khắc phục những khó khăn đó. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Xuất khẩu da
giầy, khó khăn đặt ra và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu da
giầy của Việt Nam.”
14 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xuất khẩu da giầy, khó khăn đặt ra và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu da giầy của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Xuất khẩu da giầy, khó khăn đặt ra và
một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất
khẩu da giầy của Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại hàng hoá như:
Dầu thô, dệt may,nông, thuỷ sản…sang thị trường các nước Châu Âu, Châu
Á…đã và đang đem lại cho nước ta những nguồn lợi to lớn. Điều đó đóng góp
rất nhiều trong công cuộc công nghiệp hoá ,hiện đạI hoá đất nước nhằm nâng
cao đời sống nhân dân, ổn định sự phát triển kinh tế xã hộI .Một trong những
mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp to lớn trong kim ngạch xuất
khẩu chính là mặt hàng giày dép. Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của nước ta giai đoạn từ 2001 – 2010. Hiện nghành có kim nghạch
xuất khẩu dứng thứ ba sau dầu thô và dệt may. Là nghành có triển vọng rất
lớn và sẽ phát triển mạnh, tự hoàn thiện mình để trở thành một nghành công
nghiệp sản xuất giày thực thụ. Tuy nhiên, bên cạnh việc hoàn thiện và thúc
đẩy xuất khẩu giày dép còn có những khó khăn, thách thức đặt ra mà chúng ta
còn phải đi tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra những giảI pháp nhằm hạn chế,
khắc phục những khó khăn đó. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Xuất khẩu da
giầy, khó khăn đặt ra và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu da
giầy của Việt Nam.”
NỘI DUNG
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
1- Khái niệm về hoạt động xuất khẩu .
+ Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và hoạt động kinh doanh để
đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất
khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ
sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng trọng và thúc đẩy các nghành
kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở
rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
2- Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế.
+ Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Công
nghiệp hoá đất nước đòi hỏi cần nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc,
thiết bị… do đó việc xuất khẩu được càng nhiều hàng hoá sẽ tạo điều kiện thu
được nhiều nguồn vốn nhằm phát triển đất nước. Tóm lại để nhập khẩu nguồn
vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ
tăng của nhập khẩu.
+ Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh
tế hướng ngoại, sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau: Xuất khẩu những sản
phẩm của nước ta cho nước ngoài ; Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho
những nghành liên quan phát triển thuận lợi (ví dụ như sự phát triển dệt xuất
khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển nghành sản xuất nguyên liệu như: Bông
sợi…); Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tối đa
sản xuất trong nước, cung cấp đẩu vào cho sản xuất. Nói cách khác, xuất khẩu
là cơ sở tọ thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giớI bên ngoài vào
Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta; Hay thông qua xuất khẩu,
hàng hoá của Việt nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế
giới về giá cả,chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản
xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường ; Xuất khẩu còn đòi hỏi các
doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện chất lượng sản phẩm ,hạ giá
thành…
+ Thứ ba, xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của
nhân dân : Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo
ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sồng của
nhân dân…
+ Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại của nước ta : Thông thường,hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các
hoạt động kinh tế đối ngoại nên có thúc đẩy các quan hệ này phát triển (chẳng
hạn xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu
tư,vận tải quốc tế…và ngược lại các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề
cho mở rộng sản xuất.)
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đên có ý nghĩa chiến lược
để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II – Hình hình kinh doanh xuất khẩu da giày việt nam.
1- đặc điểm, vai trò của nghành da giày trên thị trường.
+ Đặc điểm: Các sản phẩm giày và đồ da luôn chiếm vị trí được quan
tâm trong đờI sống của mỗi con người vì chúng là một bộ phận của cái mặc,
là biểu tượng của trình độ và tình trạng tiêu dùng của xã hội. Ngày nay, thông
qua tiêu dùng xã hội chúng còn tượng trưng cho nền kinh tế thịnh vượng hay
sa sút của một quốc gia, là tiếng nói bản sắc của cộng đồng dân tộc…
+ Vai trò: Nghành công nghiệp da giày cũng như nhiều nghành kinh tế
khác đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,
góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ…qua đẩy mạnh xuất khẩu
sang các nước có nền kinh tế phát triển (các nước này hầu hết chú trọng phát
triển các nghành sử dụng kĩ thuật cao, loại bỏ những nghành sử dụng nhiều
nhân công, kĩ thuật thấp…như sản xuất giày dép may mặc). Công nghiệp da
giày phát triển sẽ có nguồn thu ngoại tệ sánh được vớI các mặt coi như “đầu
vị” trong nghành xuất khẩu như: dầu khí, may mặc…Trong những năm 90
của thế kỷ 20 mặt hàng da giày được xếp vào hạng thứ ba về giá trị xuất khẩu
sau lúa gạo, dầu khí nhưng đến năm 1999 lạI được nâng lên hạng hai chỉ sau
lúa gạo và hiện nay đứng thứ ba sau dầu thô và dệt may. Sau hiệp định thương
mại Việt - Mỹ, việc xuất khẩu nghành giày dép sang thị trường Mỹ gặp nhiều
thuận lợi và thu được nhiều ngoại tệ đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Tóm
lại thông qua việc xuất khẩu da giày sang thị trường thế giới đã và đang đem
lại cho chúng ta cơ hộI phát triển nền kinh tế, giảm thiểu được tỷ lệ thất
nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.
2 - Thực trạng xuất khẩu da giày Việt Nam.
- Thực trạng xuất khẩu da giày Việt nam: Trước năm 1990, nghành
da giày Việt nam chủ yếu xuất khẩu sang Liên Xô và các nước XHCN Đông
Âu. Nhưng sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã đã tác động sâu sắc
đến nghành da giày non trẻ ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp đều không có
việc làm, hoặc phải đóng cửa, giải thể. Lúc này nghành da giày Việt Nam
bứơc vào một thờI kỳ phát triển mới, thời kỳ tiếp nhận sự chuyển dịch sản
xuất các sản phẩm giày dép để xuất khẩu sang các nước nhập khẩu trong khu
vực như: Đài Loan, Hàn Quốc…nhằm khai thác mà nước ta có được trong sản
xuất và xuất khẩu giày dép: Nước ta có lực lượng lao động dồI dào, trẻ khoẻ,
thông minh, tiền công lao động còn thấp và nước ta chưa bị các nước nhập
khẩu giày dép khống chế bằng hạn nghạch; được chế độ ưu đãi thuế
quan(GSP) nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, xuất xứ C/0. Để khai thác tiềm năng
lợi thế đó, chủ yếu trong khoảng thờI giian từ 1993 đến nay,nghành da giày
việt nam(của tất cả các thành phần kinh tế) đã tập trung khai thác mọi nguồn
vốn bằng nhiều hình thức đầu tư các cơ sở sản xuất giày dép xuất khẩu. hiện
nay, năng lực sản xuất của toàn nghành đạt gần 300 triệu đôi giày dép các loại
thu hút được khoảng 300000 lao động đạt tốc độ tăng trưởng kim nghạch xuất
khẩu hàng năm 40% - 50%.Đánh giá về khả năng xuất khẩu giày dép của việt
nam, báo cáo của bộ thương mại cho biết nghành da giày đã bổ sung hoàn
chỉnh và trang bị đồng bộ gần 200 dây chuyền sản xuất, trên1900 máy may
chuyên dùng để sản xuất túi cặp da, sửa chữa gần 200.000 m2 và xây dựng
mớI gần 240.000 m2 nhà xửơng với tổng số vốn đầu tởtên 3000 tỷ đồng. Tính
đến cuối năm 1997, cả nước đã thiết lập được một mạng lưới sản xuất giày
dép, chủ yếu để xuất khẩu với năng lực sản xuất 260 triệu đôi/năm trong đó
giày thể thao chiếm 50%. Hiện nay, các sản phẩm giày dép của nước ta chủ
yếu xuất khẩu sang các thị trường chính như:
a)Thị trường EU: hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu chủ yếu các sản
phẩm giày dép của việt nam,chiếm xấp sỉ 80% kim nghạch bỏ vốn đầu tư
nhưng có hiệu quả kinh tế cao phù hợp điều kiện thực tế của nước ta.Trong
điều kiện nền kinh tế nước ta phát triển theo kinh tế thị trường vớI định hướng
đổI mới, mở cửa cùng hoà nhập để phát triển kinh tế xã hội, các doanh nghiệp
da giày việt nam năng động nắm bắt thờI cơ và vận hội mới. Thông qua việc
hợp tác, liên doanh…chúng ta đã củng cố, phát triển và khai thác tối ưu
những ưu đãi mà thị trường này còn dành cho nước ta( chưa bị quản lý bằng
hạn nghạch, được hưởng ưu đãi thuế quan bằng 70% mức thuế bình thường
nếu đảm bảo được tiêu chuẩn xuất xứ C/O).Tăng cường các mốI quan hệ kinh
doanh trực tiếp vớI các nhà nhập khẩu EU, một vấn đề đang được EU quan
tâm. Eu chiếm gần 70% thị phần, trị giá xuất khẩu giáy sang EU năm 1996
tăng gấp 30 lần so vớI năm 1992, từ 1996 đến 1997 bình quân tăng 5-7%
/năm, từ 2000 đến 2002 tăng từ 10 đến 20% /năm. Việt nam là một trong năm
nước có lượng giày dép được tiêu thụ nhiều nhất ở châu âu do giá rẻ, chất
lượng cao mẫu mã phù hợp. Trong 9 tháng xuất khẩu năm 2002 đạt 1.614
triệu USD tăng 30% cùng kỳ so vớI năm 2001. Bình quân xuất khẩu đạt 146
triệu USD/tháng, tăng 30 triệu USD/tháng. Cơ cấu thị trường chín tháng đầu
năm 2002 so vớI 2001 thì Châu Âu là khoảng 987 triệu USD chiếm 72%, tăng
8%. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Đức vớI tỷ trọng 18%, Anh là 17%,
Bỉ là 10%, Pháp là 9%, Hà Lan là 8,6%, Italia là 8%…
b) Thị trường Mỹ: Mỹ là nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu giày
dép lớn nhất thế giớI, hàng năm nhập khẩu khoảng 1,4 tỷ đôi giày dép các loại
trị giá khoảng 14- 15 tỷ USD. Năm 1998, kim nghạch xuất khẩu giày dép
sang Mỹ đạt trên 110 triệu USD. Sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được
ký kết (tháng 12/2001) tỷ trọng trên đã thay đổi lên hơn 300 triệu USD, và
được dự đoán sẽ ngày càng tăng cao hơn nữa.
c) Thị trường châu Á và một số thị trường khác: về cơ cấu thị trường
chín tháng đầu năm 2001 so vớI 2000, Châu Á là 180 triệu USD, chiếm 15% ;
thị trường khác là 98 triệu USD, chiếm 5%. Nhật là thị trường có nhu cầu
nhập khẩu hàng năm 350 triệu đôi giày dép từ nước ngoài. Theo dự đoán thì
kim nghạch xuất khẩu sang Nhật sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Ngoài
ra các khu vực thị trường khác trên thế giới như: Trung Quốc, Bắc Âu, Úc,
các nước thuộc khối Liên Xô cũ…và cả thị trường nội địa với hơn 80 triệu
dân cũng sẽ là thị trường đáng quan tâm và có thể phát triển lâu dài.
Do vậy để tiếp tục cạnh tranh và phát triển ổn định trên thị trường trong
nước cũng như thế giới chúng ta cần không ngừng đổi mới công nghệ để nâng
cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành…nhằm thu về nhiều ngoại tệ, nâng cao
đời sống nhân dân, phát triển nền kinh tế xã hội.
III – Thành tựu đạt được và những khó khăn đặt ra trong xuất khẩu giày
dép.
1- Những thành tựu đạt được.
+ Bắt đầu từ 1993, nghành da giày đã khởI sắc trở lại nhờ làn sóng di
chuyển sản xuất và cùng với đó là sự di chuyển của đơn hàng từ những vùng
có truyền thống về sản xuất da giày như Đài Loan, Hàn Quốc sang nước ta.
Chính điều đó đã tạo điều kiện cho nghành da giày nước ta phát triển. Cho tớI
nay toàn nghành đã có 150 nhà máy và cơ sở sản xuất vows 300 dây chuyền
đồng bộ, công suất thiết kế khoảng 367 triệu đôi/năm. Về cơ cấu sản phẩm
giày thể thao đạt 150 triệu đôi, giày vảI đạt 55 triêụ đôi, giày nữ đạt 40 triệu
đôi, dép đạt 51 triệu đôi và giày da đạt 5 triệu đôi. Quá trình đầu tư và phát
triển sản xuất kinh doanh nghành da giày đã thu hút và đào taọ được một đội
ngũ lao động đông đảo, có tay nghề tốt hơn…Bên cạnh đó trình độ quản lý kỹ
thuật sản xuất, quản trị kinh doanh, tiếp thị của độI ngũ quản lý được nâng
cao lên rõ rệt.
+ về giá xuất khẩu do chi phí sản xuất và chi phí lưu thông thấp nên giá
giày dép nước ta tương đối thấp có thể cạnh tranh được. Số lượng sản phẩm
giày dép có chất lưọng cao đựơc sản xuất và xuất khẩu tăng lên đã góp phần
nâng cao đơn giá xuất khẩu bình quân từng chủng loại tăng cao hơn.
+ Về kim nghạch xuất khẩu, hàng giày dép là một trong những mặt hàng
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất: năm 1997 là 965,5 triệu đô; năm 1998 là
1.031,8 triệu đô; năm 1999 là 1.391,6 triệu đô chỉ đứng sau mặt hàng dầu thô
và dệt may. Trong năm 1999, thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU đạt 932,4
triệu đô chiếm 67% trong đó Anh là 194,5 triệu (14%); Đức là 192,3 triệu (
13,8% ); Bỉ là 146,5 triệu( 10.5% )…ngoài ra còn có Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài
Loan…cũng là những thi trường nhập khẩu nhiều giày dép Việt Nam.
+ Năm 2000 là năm chuyển giao thế kỷ với bao biến động trong nền kinh
tế thế giới. Thời cơ với nghành da giày nước ta hết sức thuận lợi đó là thi
trường Mỹ rộng lớn, đày hứa hẹn. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký
kết vào tháng 7/2000 đựơc quốc hội hai nước thong qua và có hiệu lực từ
tháng 12/2001 đã tạo điều kiện phát triển cho nghành da giày Việt Nam. Bên
cạnh đó việc chúng ta gia nhập vào AFTA, hay đàm phán để tham gia vào tổ
chức thương mại quốc tế (WTO) cũng là một trong những điều kiện phát triển
nghành da giày, một nghành đang có ưu thế xuất khẩu, có đội ngũ lao động
đông đảo, cần cù, chịu khó, tiếp thu nhanh, có đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ
thuật có kinh nghiệm sau khoảng mười năm tham gia hợp tác với nước ngoài.
2- Những khó khăn,thách thức đặt ra.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được nghành da giày Việt Nam còn có
những thách thức và khó khăn là:
+ Thứ nhất là đang bị lệ thuộc quá nhiều vào việc cung ứng nguyên, phụ
liệu, hóa chất…từ nước ngoài, từ chính các công ty đặt mua sản phẩm. Yếu
kém này làm hạn chế rất nhiều hiệu quả sản xuất kinh doanh của cac doanh
nghiệp.
+ Thứ hai là tình trạng quá yếu kém về nguồn lực, vốn đàu tư đều phải tự
vay trung hạn với lãi suất cao. Phương thức này đang tạo điều kiện cho khách
hàng nước ngoài vào khai thác thị trường lao động rẻ nhằm cạnh tranh vớI
chúng ta trong việc sản xuât sản phẩm.
+ Thứ ba là trình đọ quản lý kỹ thuật công nghệ thiết kế và phát triển
mẫu mốt quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh của cán bộ việt nam còn
kém do mới hình thành nghành kinh tế kĩ thuật chưa có trường lớp đào tạo.
Phần lớn cán bộ Việt Nam chưa thể tự mình chủ động độc lập điều hành sản
xuất và kĩ thuật một cách khoa học đồng bộ, đúng tiến độ và có chất lượng.
+ Thứ tư là sự cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc, một đất nước có thế
mạnh rất lớn trong việc cạnh tranh vì sản phẩm của họ rẻ. Giá giày dép của họ
luôn thấp hơn ta từ 10- 30% do chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc
tốt hơn, năng suất lao động cao hơn và họ lại còn sản xuất được hầu hết các
nguyên phụ kiện cho giày dép nên có điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Có lẽ
đây là thách thức lớn nhất cho mghành da giáy của nước ta.
+ Thứ năm, vẫn còn nhiều các doanh nghiệp trong sản xuất vẫn còn dựa
trên phương thức gia công, trình độ thiết bị chỉ mức trung bình, số máy móc
thiết bị cũ vẫn còn nhiều…cho nên nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu
đòi hổi về chất lượng, mẫu mã… của các nước nhập khẩu.
+ Hiện nay, một số doanh nghiệp còn đang gặp phải trở ngại lớn đó là sự
giảm sút về đơn đặt hàng do khách hàng chuểy đơn hàng từ các đơn vị thành
viên của tổng công ty sản xuất giày dép sang các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác, việc xúc tiến thương mại còn diễn ra chậm kém hiệu
quả. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác là các doanh nghiệp tăng sản xuất
các mặt hàng phục vụ thị trường nội địa, giảm sản lượng gia công tăng sản
lượng tự sản xuất và xuất khẩu điều đó cũng góp phần làm cho giá trị xuất
khẩu tính theo giá FOB giảm.
IV- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu da giày của
Việt Nam.
Năm 2004, nghành da giày Việt Nam tiếp tục đương đầu với những khó
khăn, biến động của thị trường giày thế giớI những khó khăn nảy sinh do sức
ép từ phía nội địa của các doanh nghiệp trong nước do đó tình hình sản xuất
kinh doanh của nghành nói chung và của tổng công ty da giày nói riêng gặp
rất nhiều khó khăn. Vì vậy để nâng cao việc xuất khẩu giày dép nhà nước cần
thực hiện một số giảI pháp sau :
+ Khoảng cách chênh lệch quá sa đối với các doanh nghiệp trong nước
so vớI nước ngoài về: vốn. công nghệ, trình độ quản lý…đã và đang là một
vấn đè khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Do đó nhà nước cần có
các chính sách nhằm bảo hộ sản xuất trong nước đẻ sớm đưa nền công nghiệp
da giày tiến kịp với các nước trong khu vực, bảo đảm sự phát triển của
nghành da giày.
+ Nhà nước cần quản lý chặt chẽ sản phẩm da giày nhập tiểu nghạch,
ngăn chặn các vi phạm tránh tình trạng nhập lậu, xử phạt nặng các vi phạm.
+ Điều chỉnh các chính sách thuế đặc thù nhằm khuyến khích các thành
phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất. xem xét nhằm miễn giảm thuế
đốI vớI một số nguyên liệu sản xuất trong nước cung cấp cho nghành làm
hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
+ Cần có sắc thuế nhập khẩu hợp lý cho từng loại nguyên vật liệu, công
cụ lao động để hỗ trợ sản xuất trong nước, nhưng cũng tránh vô tình gián tiếp
“đánh thuế” vào phía gia công của doanh nghiệp Việt Nam như hiện nay.
+ Có chính sách miễn giảm thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp
nghiên cứu và phát triển. Căn cứ năng lực của từng doanh nghiệp để có thể
giúp đỡ về hướng đầu tư nghiên cứu,hướng hỗ trợ kĩ thuật.
+ Hỗ trợ tài chính cho sản xuất hàng xuất khẩu, trợ giá sản xuất một số
mặt hàng xuất khẩu nhằm tạo thị trường và giải quyết khó khăn bước đầu cho
doanh nghiệp.
+ Thành lập các tổ chức tư vấn về lĩnh vực đầu tư, về lựa chọn và
chuyển giao công nghệ…cung cấp thông tin thị trường giúp cho các doanh
nghiệp đầu tư phát triển có hiệu quả, hoà nhập vớI thi trường giày da thế giới.
+ Nhà nước cần có các chính sách nhằm kích thích sự phát triển và ổn
định của nghành da giày cụ thể là : Có định hướng phát triển nghành tập
trung vào các sản phẩm da giày xuất khẩu ; có chính sách hỗ trợ và bảo hộ sản
xuất trong nước ; có chính sách ưu đãi trong việc vay vốn từ các nguồn tín
dụng trong nước hoặc bảo vệ vay vốn từ các nguồn tài chính nước ngoài ;
kiểm soát việc đầu tư công nghệ nhằm tránh tình trạng nhập công nghệ quá
cũ, qua lạc hậu gây tác hại đến môi trường ; Quy hoạch bố trí các nhà máy
thuộc da hay các cơ sở thuộc da mới sẽ phải cách các vùng đông dân cư và
phải có công nghệ xử lý chất thải không gây ô nhiễm ; Có chính sách thuế lợi
tức ưu đãi nhằm khuyến khích không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài mà cả
các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển nghành ; Có chính sách thuế
xuất, nhập khẩu trong từng thờI kỳ cụ thể là trong khi nguồn nguyên liệu da
trong nước chưa cung cấp đủ cho các nhà máy thuộc da hoạt động hết công
suất phải miễn thuế nhập da tươi, da muối.
+ Nhà nước cần có những biện pháp kiên quyết và có hiệu quả nhằn
ngăn chặn hàng nhập lậu từ Trung Quốc, đồng thời có biện pháp hỗ trợ
nghành da giày trong việc tìm kiếm thị trường mới.
+ Song song với việc bảo trợ của nhà nước thì các doanh nghiệp trong
nghành sản xuất và xuất khẩu da giày cũng cần có những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình như là :
Các doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên hoàn thiện mình để có thể hội
đủ các điều kiện xuất khẩu sang các thi trường mới như Mỹ, các nước trong
WTO…Mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm để nâng cao xuất khẩu sản phẩm.
Nghành da giày Việt nam cần nhanh chóng hoàn thiện chiến lược xây
dựng, phát triển các cơ sở sản xuất nguyên, phụ liệu bởi vì như vậy sẽ tiết
kiệm được lượng ngoại tệ nhập khẩu đáng kể, từ đó hạ giá thành nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm.
Đồng thời để tăng khả năng thu hút vố nước ngoài, giải quyết các yêu
cầu đầu tư cho các doanh nghiệp trong giai đoạn tới, vấn đề đặt ra là phải thực
hiện một số giải pháp sau : Thu hút đầu tư chế tác giày xuất khẩu ; Thu hút
đầu tư cho riêng sản xuất giày da ; Nhận chuyển giao các công nghệ hiện
đạI…
+ Như vậy nghành da giày Việt Nam chỉ có thể thực hiện thành công
mục tiêu chiến lược hưóng về xuất khẩu nhờ chính vào sự nỗ lực của chính
bản thân nghàn