Đề tài Xuất khẩu giầy dép Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Trước năm 1996, xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường đã hình thành nhưng phải đến đại hội VI mới xuất hiện bước ngoặt trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung, cơ chế quản lý thương mại và dịch vụ nói riêng. Bước ngoặt này đã đem lại hiệu quả kinh tế kỳ diệu cho nền kinh tế, biến nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá gắn sản xuất với thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh những mặt hàng mà nhà nước không cấm, nhà nước bảo hộ những hoạt động kinh doanh hợp pháp và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế bình đẳng. Việc chuyển hướng nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Qua từng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh chóng và xuất khẩu trở thành mặt trận kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã được công nhận là một mô hình phát triển đưa các quốc gia thoát khỏi tình trạng lạc hậu và đói nghèo, đưa quốc gia tiến gần đến mức chung của thế giới. Hiện nay, mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là dầu thô, dệt may, giầy dép, gạo, thuỷ sản, than đá, cà phê, cao su, hạt điều, lạc nhân. Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt Nam là 528,5 triệu USD, năm 1997, kim ngạch xuất khẩu đạt 649,5 triệu USD và 1998, kim ngạch xuất khẩu là 1.168 triệu USD và năm 1999 là 1.400 triệu USD. Từ đây ta có thể thấy rằng xuất khẩu giầy dép đang chiếm vị trí quan trọng và tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế thế giới, nhu cầu trên thị trường xuất khẩu ngày càng cao, tất yếu kéo theo những đòi hỏi cần được đáp ứng. Nhu cầu về giầy dép là một nhu cầu cơ bản vì vậy cơ hội phát triển trong tương lai của ngành giầy dép là rất lớn. Việc nghiên cứu: “Xuất khẩu giầy dép Việt Nam-thực trạng và giải pháp” là cần thiết để từ đó chúng ta xây dựng được định hướng phát triển và phương hướng khắc phục khó khăn trong hoạt động xuất khẩu giầy dép những năm tới. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giúp em những ý kiến hướng dẫn quý giá trong quá trình thực hiện bài viết này. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm có ba phần chính: Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu trong thương mại quốc tế. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam hiện nay. Chương III: Triển vọng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

doc46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu giầy dép Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan