Đề tài Xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Theo kết kết quả điều tra Lao động - Việc làm, tại thời điểm năm 2011, lực lượng lao động cả nước (gồm những người đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế) có hơn 51,39 triệu người. Nhiều cuộc điều tra khác cũng cho thấy nguồn nhân lực ở Việt Nam có quy mô lớn đã, đang và sẽ tạo ra cung về nhân lực với số lượng nhiều.

ppt36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4937 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY. I. LờI Mở ĐầU: Theo kết kết quả điều tra Lao động - Việc làm, tại thời điểm năm 2011, lực lượng lao động cả nước (gồm những người đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế) có hơn 51,39 triệu người. Nhiều cuộc điều tra khác cũng cho thấy nguồn nhân lực ở Việt Nam có quy mô lớn đã, đang và sẽ tạo ra cung về nhân lực với số lượng nhiều. Tuy nhiên, đại bộ phận nguồn nhân lực còn nằm trong khu vực nông nghiệp. Chính sự bất cân đối này đã đặt ra vấn đề là phải giải quyết việc làm cho người lao động. Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện ở thị trường trong nước mà còn phải chú trọng phát triển cả thị trường ngoài biên giới, vì vậy vấn đề xuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện nay đang được quan tâm rất nhiều. 1.Giới thiệu 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU Phương pháp phân tích Phương pháp suy luận Phương pháp tổng hợp II. Cơ sở lí luận: 1.Khái niệm: Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ). Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. Chia theo hàng hóa sức lao động: Xuất khẩu lao động có nghề Xuất khẩu lao động không có nghề Chia theo cách thức thực hiện: Xuất khẩu lao động trực tiếp Xuất khẩu lao động tại chỗ 2. Các hình thức xuất khẩu lao động: c. Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt Nam: Một là, thông qua cung ứng lao động theo các hợp đồng kí kết với bên nước ngoài. Hai là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài. Ba là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các dự án đầu tư ở nước ngoài. Bốn là, các hình thức khác theo quy định của pháp luật 3. Xu hướng xuất khẩu lao động: Đối với các nước công nghiệp phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,..) với xu hướng chuyển kinh tế công nghiệp sang kinh tế thông tin và kinh tế tri thức, làm gia tăng lớn về nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao. Các nước đang phát triển có nền kinh tế phát triển ở mức độ thấp dẫn đến có xu hướng thu hút lao động có trình độ cao ở các nước phát triển và xuất khẩu lao động phổ thông ra nước ngoài. III. Thực trạng: 1. Thực trạng xuất khẩu lao động từ năm 2001 đến năm 2011 Việt Nam với ưu thế là một nước có nguồn nhân lực dồi dào (85.789.573 triệu người – theo số liệu của Tổng Cục Dân số ngày 1.4.2009). Trong nhiều năm qua hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, số lao động được đi làm việc không chỉ tăng theo cấp số cộng mà còn tăng theo cấp số nhân. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 đạt nhiều thành tựu đáng kể và cao gấp nhiều lần so với thời kì trước. SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỜI KÌ 2001 – 2010 SỐ LIỆU VỀ CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỜI KÌ 2001 -2010 Theo số liệu được lấy từ Dữ kiện thế giới của CIA bản 2005 và được cập nhật từ tháng 2 năm 2005, hiện nay trên thế giới có 193 quốc gia/ vùng lãnh thổ với tổng dân số là 6.372.797.742 người. Hiện tại Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu lao động sang tổng số là gần 40 quốc gia/vùng lãnh thổ tương đương với 21% thị phần của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu lao động. Theo số liệu tổng kết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2010 Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó: Đài Loan 28.499 người; Hàn Quốc 8.628 người; Nhật Bản 4.913 người; Malaysia 11.741 người; Bahrain 1.204 người; Campuchia 3.615 người; Các thị trường khác là 4.725 người Lào 5.903 người; UAE 5.241 người; Libya 5.242 người; Ả rập Xê út 2.729 người; Macao 3.124 người; Số lượng người lao động cũng phân bố khác nhau ở các địa bàn. Từ năm 2007 đến tháng 6/2010 có 282.106 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó các thị trường đi nhiều là: Đài Loan 89.887 người; Malaysia 39.817 người; Hàn Quốc 39.382 người; Nhật Bản 19.590 người; Khu vực Trung Đông 32.196 người; Và khu vực châu Phi 12.092 người. LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG 8 THÁNG NĂM 2009 Đơn vị: người Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước IV. Đánh giá: 1.Ưu điểm & lợi ích của việc xuất khẩu lao động mang lại: Một là đã giải quyết được việc làm trước mắt cho hàng chục vạn lao động. Hai là XKLĐ đã hình thành một lực lượng lao động có kỹ năng, tay nghề và lối sống công nghiệp. Ba là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam ngày một mở rộng, phong phú và đa dạng. Bốn là chúng ta đã có một hệ thống văn bản pháp quy khá đầy đủ,tạo được hành lang pháp lý. Lao động Việt Nam tại Malaysia ngày càng gia tăng. (Ảnh: CTV) 2. Hạn chế: Về chất lượng lao động Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng gần 35% nhưng trình độ và kỹ năng của nhiều lao động Việt Nam chưa thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất hạn chế. Điều này gây trở ngại lớn cho lao động Việt Nam. Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém. Kỉ luật lao động là một điều mà đã gây tai tiếng cho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động nước ta còn tồn tại một số vấn đề trong công tác quản lí xuất khẩu lao động. Ngoài ra còn một số hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Mặc dù chủ trương chính sách của nhà nước đã được ban hành tương đối đồng bộ và từng bước hoàn thiện, nhưng vẫn còn chậm để triển khai vào cuộc sống, vẫn còn tình trạng một số ngành, địa phương đứng ngoài hoạt động XKLĐ hoặc có tham gia nhưng thiếu triệt để. Nguồn vietbao.vn Lao động Việt Nam chuẩn bị đi lao động xuất khẩu (Ảnh minh họa) Năm 2010, Việt Nam có 37.068 lao động xuất khẩu ra nước ngoài làm việc, tăng 12,32% so năm 2009. Trong đó Đài Loan hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của lao động Việt Nam với 12.939 người. Sau đó là Các tiểu vương quốc Arab tiếp nhận 4.416. Số còn lại được gửi sang Libya, Lào, Nhật Bản, Malaysia….. XKLĐ đã hình thành một lực lượng lao động có kỹ năng, tay nghề và lối sống công nghiệp. Chúng ta có thể hy vọng ở mức thấp là 60 - 70% số người đã qua thời gian làm việc ở nước ngoài tiếp thu và nâng cao trình độ tay nghề. Đây là số lượng lao động có nghề, có kỹ năng rất quý giá. Tỉ lệ xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Theo Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước Cơ cấu lao động xuất khẩu của nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, giữa các lĩnh vực khá rõ. Ngành nghề mà chúng ta có sử dụng nhiều lao động xuất khẩu cũng chỉ hạn chế như ngành xây dựng, vận tải biển, khán hộ công và giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá, dệt may…; trong khi đó các ngành nghề đòi hỏi tay nghề và trình độ như các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng…thì số lượng lao động của Việt Nam còn khiêm tốn. Tổng hợp lao động và ngành nghề Đơn vị: Người Hiện nay đã có khoảng 140 doanh nghiệp được cấp giấy phép hành nghề về XKLĐ, với hàng nghìn cán bộ nhân viên hoạt động ngày một chuyên nghiệp hơn có trụ sở ở 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. 2. Mục tiêu xuất khẩu lao động Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 – 2020 nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Trong giai đoạn 2010 – 2015 tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách chế độ, tiêu chuẩn, quy chế, quy trình xuất khẩu lao động dễ hiểu với các hình thức đến tận từng thôn bản. Chính phủ phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh xã hội và các bộ ngành liên quan xây dưng lộ trình sắp xếp phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tiếp tục xây dựng cơ chế, biện pháp cụ thể hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động. Tiếp tục tăng cường công tác mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường hợp tác lao động với các nước trong khu vực châu Á, kí kết các hợp định hợp tác về lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài. Tiếp tục xây dựng cơ sở pháp lí vững chắc để làm căn cứ để phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sơ đồ con đường về nước của lao động xuất khẩu, bao gồm lưu trú bất hợp pháp 3. Nguyên nhân: Một số lao động ở nước ngoài thiếu ý thức, vi phạm pháp luật. Các lao động phá vỡ hợp đồng ra ngoài làm là để có thu nhập cao hơn, cư trú bất hợp pháp để có thể ở lại làm việc lâu hơn. Quy định và thủ tục pháp lý không rõ ràng. Đã có nhiều hiện tượng lừa đảo xuất khẩu lao động từ cá nhân tự phát đến có tổ chức tại Việt Nam. Nhiều lao động ở nước ngoài còn bị ngược đãi, đánh đập, bỏ đói, tìm kiếm sự can thiệp để về Việt Nam. Biển báo với thông điệp "Người lao động bất hợp pháp sẽ bị truy tố" viết bằng 5 thứ tiếng thông dụng tại Singapore. V. Đề xuất giải pháp: Một là cần nâng cao chất lượng nguồn lao động. Hai là phát triển thị trường. Ba là tổ chức tốt công tác bồi dưỡng cho lao động trước khi xuất cảnh. Bốn là cần có “ngân hàng lao động và chuyên gia” cho công tác xuất khẩu. Năm là cần phải có sự gắn kết giữa các cơ quan có liên quan để công tác XKLĐ đạt hiệu quả. Sáu là tăng cường cơ quan quản lý Nhà nước về XKLĐ. Bảy là cần qua tâm đến chính sách hỗ trợ vốn cho người lao động. Tuvanxuatkhaulaodong.com Tư vấn xuất khẩu lao động năm 2012 LỜI KẾT Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những mối quan tâm lớn nhất của bất cứ quốc gia nào. Việc giải quyết việc làm như thế nào cho có khoa học và đạt được hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội là một câu hỏi không chỉ đặt ra đối với cơ quan chức năng mà đối với tất cả mọi người. Ngày nay trong xu thế hội nhập, hoạt động XKLĐ đang được các quốc gia hết sức quan tâm, tạo nên những thị trường sôi động cho các quốc gia. Hoạt động này cũng được nhà nước ta khuyến khích phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây và đã thu được những thành tựu to lớn. Do vậy, nhằm tạo sự phát triển mạnh hơn nữa trong hoạt động XKLĐ, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể cho từng địa phương để có thể hoàn thiện công tác này, cho kết quả hoạt động ngày càng cao, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của đất nước để tiến gần hơn với sự phát triển như vũ bão của các quốc gia trên thế giới TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. [2]. Lề Xuân Bá: Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam – NXB Lao động. [3]. Bộ Luật lao động Cảm ơn thầy cô và các bạn đã quan tâm theo dõi Thank you !!!
Luận văn liên quan