Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam và giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các nước này phát huy nguồn lực bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là vốn, công nghệ, tri thức, quản lí cho việc phát triển kinh tế. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển như Việt Nam nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Xu hướng phân công lao động quốc tế đang chuyển từ phân công lao động theo chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, với nội dung của nó là phân công theo bộ phận cấu thành nên sản phẩm.Vì thế, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho các nước phát triển sử dụng nguồn lao động dồi dào và giá rẻ (đặc biệt là lao động chất xám) của các nước đang phát triển và giảm bớt các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Những công việc chỉ cần lao động giản đơn, được trả công thấp, người dân bản địa không làm, cho nên những nước này vừa có tình trạng thất nghiệp vừa thiếu lao động. Từ đó hình thành dòng nhập và xuất cư lao động. Tôi viết đề án này mong muốn giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề xuất khẩu lao động, vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm.

doc28 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam và giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ LAO ĐỘNG --------²²²------- ĐỀ ÁN KINH TẾ LAO ĐỘNG ĐỀ TÀI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM, GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN THỊ THU Sinh viên thực hiện : NGUYỄN LỆ HẰNG Líp : K43 - KTLĐ HÀ NỘI 11 - 2004 MỞ ĐẦU Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các nước này phát huy nguồn lực bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là vốn, công nghệ, tri thức, quản lí cho việc phát triển kinh tế. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển như Việt Nam nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Xu hướng phân công lao động quốc tế đang chuyển từ phân công lao động theo chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, với nội dung của nó là phân công theo bộ phận cấu thành nên sản phẩm.Vì thế, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho các nước phát triển sử dụng nguồn lao động dồi dào và giá rẻ (đặc biệt là lao động chất xám) của các nước đang phát triển và giảm bớt các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Những công việc chỉ cần lao động giản đơn, được trả công thấp, người dân bản địa không làm, cho nên những nước này vừa có tình trạng thất nghiệp vừa thiếu lao động. Từ đó hình thành dòng nhập và xuất cư lao động. Tôi viết đề án này mong muốn giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề xuất khẩu lao động, vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm. NỘI DUNG I/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm về lao động Lao động là một hoạt động có mục đích của con người. Lao động là một hành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên. Trong khi lao động, con người vận dụng sức mạnh tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm chúng trở lên có ích cho đời sống của mình. Vì thế, lao động là điều kiện không thể thiếu được trong đời sống của con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là kẻ môi giới trong sù trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động. 2. Xuất khẩu lao động là gì? Việc làm là trạng thái phù hợp về mặt số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, để tạo ra hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. Cùng với các khái niệm trên thì khái niệm về xuất khẩu lao động có nội dung sau: Lao động của nước này sang nước khác làm việc, tuỳ theo cách thức tổ chức, biện pháp thực hiện, hình thức ra đi khác nhau mà có tên gọi khác nhau. Nếu việc tổ chức đưa lao động ra nước ngoài làm việc được Nhà nước xem đó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế hợp pháp và cho phép các tổ chức kinh tế (Nhà nước và tư nhân) thực hiện thì đó chính là hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động, xét theo ý niệm của dân số học, đó là quá trình di dân quốc tế. Mặt khác, xuất khẩu lao động còn được hiểu là việc đưa lao động ra nước ngoài để làm thuê có thời hạn một cách hợp pháp, có tổ chức, thông qua những hợp đồng kí kết giữa nước gửi lao động (đại diện là chính phủ hoặc công ty, tổ chức kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ) với nước nhận lao động. Luận án tiến sĩ của Bùi Ngọc Thanh về “Tạo việc làm ở ngoài nước để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong nước” Đề tài của đề án này là: xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, ta phải xem xét hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Từ đó, để phân tích được diễn biến của xuất khẩu lao động, tạo việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là sự xoá bỏ những khác biệt về kinh tế giữa các nền kinh tế khác nhau. Đó là quá trình gắn liền nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thé giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa ở các cấp ọ đơn phương, song phương và đa phương. Như vậy, tính chất của hội nhập là chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Nguyễn Xuân Thắng, Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế được đề cập đến 2 khía cạnh: + Kí kết và tham gia các định chế, tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó các thành. + Viên đàm phán xây dựng các luật chơI chung và thực hiện các quan điểm, cam kết đối với từng thành viên của các định chế và tổ chức đó. Tiến hành những cải cách ở trong nước để có thể thực hiện các quan điểm, cam kết quốc tế về hội nhập như: - Mở cửa thị trường; - Giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan; - Điều chỉnh cơ chế kinh tế phù hợp với quá trình mở cửa và tự do hoá kinh tế, cải cách hệ thống doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chóng; - Đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng các thể chế tương thích. Tạo việc làm ngoài nước là việc thăm dò, tìm kiếm thị trường lao động, kí kết các hợp đồng (những công việc cụ thể, việc làm tương lai, điều kiện sinh sống). Sau đó đưa lao động đi làm việc và quản lí, đưa trở về khi hết hạn. Đó là một qui trình. Người lao động xuất đi rồi lại nhận về rồi lại có thể xuất tiếp. “Tái xuất” hoàn toàn khác với tái xuất hàng hoá thông thường. Hàng hoá thông thường nếu được nhập vào nhưng không sử dụng mà lại xuất đi thì gọi là tái xuất. Còn hàng hoá “Sức lao động”, “tái xuất” có nghĩa vẫn là người lao động đó, họ có thể đi làm việc ở nước ngoài nhiều hợp đồng, ở nhiều nước với thời gian khác nhau. II / NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại có nét đặc thù và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Nó bị tác động bởi các nền kinh tế và các chính sách phát triển của các nước, đồng thời nó cũng có tác động trở lại đối với nền kinh tế của cả nước nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thì xuất khẩu lao động bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: 1. Yếu tố cạnh tranh Xuất khẩu lao động được thực hiện cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu lao động. Có rất nhiều nước tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong khi đó các nước nhập khẩu lao động tiếp nhận lao động có kĩ năng cao, thích ứng với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin. Sự cạnh tranh càng gay gắt bao nhiêu thì chất lượng về lao động đưa đi xuất khẩu lao động càng cao bấy nhiêu. Các nước nhập khẩu lao động có xu hướng quản lí lao động nhập cư thông qua các hợp đồng lao động tạm thời. Chính vì vậy mà các hợp đồng lao động càng chặt chẽ bao nhiêu, càng có lợi bao nhiêu cho các chủ sử dụng lao động thì sẽ hữu ích bấy nhiêu. 2. Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao, nhưng tốc độ tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao động. Trong khi đó các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển cần đầu tư mở rộng sản xuất tạo thêm việc làm,giải quyết nạn thất nghiệp, bổ xung nguồn ngân sách và thu nhập cho người lao động, rất cần đưa người lao động đi ra nước ngoài lao động làm việc Cung cầu lao động của thị trường phụ thuộc nhiều vào sự phát triển các chính sách kinh tế của các nước như: thu nhập đầu tư thuế, lãi suất của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Khi nền kinh tế khu vực và trên thế giới phát triển mạnh với quy mô lớn thì cầu về lao động sẽ lớn. Có sự di chuyển lao động từ nước nghèo sang nước giàu. Khi cung cầu lao động mất cân đối nghiêm trọng do nhu cầu tìm việc làm trong nước quá lớn nhưng khả năng thâm nhập thị trường có hạn. Từ đó sẽ đẩy chi phí thị trường lên cao, nên chi phí dịch vụ để đưa một người đi xuất khẩu lao động cũng sẽ lên cao, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng. 3. Yếu tố luật pháp Xuất khẩu lao động chịu tác động mạnh mẽ của môi trường chính trị và pháp luật của các nước xuất, nhập khẩu lao động và luật pháp quốc tế. Đối tượng tham gia xuất khẩu lao động là người lao động và các tổ chức kinh doanh hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động không phải là việc làm của một cá nhân mà liên quan đến rất nhiều người, nhiều tổ chức cung ứng lao động, đến các nước xuất khẩu lao động và nhập khẩu lao động, IOM, ILO Quản lí lao động phải tuân thủ những quy định về quản lí kinh tế và phải tuân thủ các quy định về quản lí nhân sự ở nước nhập cư. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để cho hoạt động xuất khẩu lao động lành mạnh thì hệ thống pháp luật và chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu lao động liên tục đòi hỏi bổ sung và hoàn thiện. 4. Chất lượng nguồn lao động Các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại hoá công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang nước có giá nhân công rẻ và dịch vụ thấp. Các nước này tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tăng dần tỷ lệ chất xám cao trong tổng số lao động nhập cư. III / CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Nhận thầu công trình hoặc bộ phận công trình Hình thức này chủ yếu thuộc các ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi. Các đơn vị, tổ chức kinh tế của hai nước đàm phán, kí kết với nhau một hợp đồng về một công trình hoặc một bộ phận công trình với những điều khoản qui định cho mỗi phía, trong đó có thời hạn bàn giao. Việc huy động số lượng lao động và cơ cấu các loại thợ hoàn toàn do phía ta chủ động, nhưng cũng thoả thuận với phía nhà thầu, tiếp nhận lao động về số lượng lao động để họ giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội liên quan đến người lao động. Phí vận chuyển (vé máy bay) phía chúng ta đàm phán thoả thuận bằng được để người sử dụng lao động chịu phí. Tại Bungari, Sở xây dựng Hà Nội đã đưa lao động sang tổ chức thành các đơn vị đồng bộ gồm các công ty và các xí nghiệp xây dựng, có tư cách pháp nhân về kinh doanh, có con dấu, tài khoản và trụ sở điều hành công việc. Các công ty và xí nghiệp xây dựng Việt Nam kí các hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh tế nước bạn,thanh toán qua các tài khoản tại ngân hàng. Việc quản lí lao động trong sản xuất và sinh hoạt do Việt Nam đảm nhận toàn bộ và kí thoả thuận. Tháng 4/1988: Hợp đồng thi công 17 công trình trong 2 năm 1988-1989, hoàn thành 500 căn hộ nhà ở. Tháng 11/1988 kí bổ xung hoàn thành 1200 căn hộ trong năm 1989. Sau khi kí hợp đồng, người Việt Nam chỉ huy làm việc là chính. Do đó, không có sự bất đồng ngôn ngữ trong công việc và tiết kiệm được thời gian, không kéo theo các vấn đề xã hội mà nguyên nhân là sản xuất.Công việc điều hòa hợp lí (không có sự tranh giành công việc) mà trái lại mọi người đều thúc đẩy nhanh làm việc tốt (nhanh, đảm bảo chất lượng) để bàn giao đúng thời hạn. Năng suất lao động có xu hướng nâng cao rõ rệt. Trong hình thức này, người quản lí trực tiếp nắm đến từng người lao động và biết được kết quả hoạt động của họ. Từ đó, việc trả lương, trả lương tương đối chính xác. Mặt khác, hình thức này có những nhược điểm sau: Sức lao động và công cụ lao động có khoảng cách đáng kể. Vì vậy, chúng ta thuê hoặc mua sắm bổ xung ở nước tiếp nhận lao động nên tính chủ động trong tổ chức lao động bị hạn chế. Khi đàm phán các tổ chức kinh tế của ta phải ghi vào hợp đồng cho việc bảo đảm máy móc, công cô theo tiến độ công việc của bên tiếp nhận lao động. 2. Hình thức thầu việc giữa hai tổ chức kinh tế của hai nước Xí nghiệp bên tiếp nhận lao động (bên A) theo khối lượng công việc mà chuẩn bị vật tư, nguyên liệu máy móc (tư liệu sản xuất) và nơi ăn ở, điều kiện sinh hoạt, đi lạiCòn xí nghiệp nào đó của ta (bên B) chỉ đưa người đến làm việc (chỉ có sức lao động) Trong hợp đồng thì mọi điều khoản nói về điều kiện sản xuất phải hết sức chặt chẽ, mọi việc về chuẩn bị sản xuất, chuẩn bị về tư liệu sản xuất hoàn toàn do bên A chịu trách nhiệm. Còn mọi việc hư hỏng do tác động của lao động do bên B gây ra thì bên B phải chịu trách nhiệm. Áp dông cho ngành: Xây dựng cơ bản, xây dựng đường sắt, khai thác gỗ, khai thác hải sản theo ngư trường đã được thăm dò xách định trữ lượng Nhược điểm, ưu điểm giống hình thức 1. 3. Hình thức khoán việc, khoán công đoạn có tính chất độc lập Chúng ta nhận công việc cưa, xẻ gỗ thành khí trong các xí nghiệp chế biến gỗ, dập khung máy, khung xe trong các xí nghiệp sản xuất ô tô, xe máy. Kí hợp dồng với công ty lớn (Ví dụ: Liên hợp xí nghiệp sản xuất ô tô IFA CHDC Đức). Bên A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm đầy đủ và liên tục. Thời gian nhàn rỗi trong ca do thiếu nguyên vật liệu, dụng cụ máy móc, bên A phải chiuh trách nhiệm hoàn toàn. Bên B phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (tức là kỹ năng lao động, tay nghề phải tương ứng với công việc). Nhược điểm: Các xí nghiệp của các nước có sẵn sàng giao cho bên B điều hành cả một phân xưởng, một công đoạn sản xuất không và có giao cho bên B, quản lí vận hành toàn bộ máy móc không và có giao cho bên B quản lí vận hành toàn bộ máy móc không, vì rất có thể bên B khai thác tối đa công suất máy trong thời gian hợp đồng lao động có hiệu quả và để lại máy móc rệu rã cho bên A sau khi kết thúc hợp đồng. Tất cả việc điều hành sản xuất, chia lương, chia thưởng, quản lí nội bộ thì giống như xí nghiệp ở trong nước. Vì thế, cần phải có vài ba cán bộ giỏi tiếng, giỏi kĩ thuật để giao dịch với bên A. 4. Hình thức xen ghép cải tiến Các xí nghiệp của các ngành, các địa phương trực tiếp kí kết với các xí nghiệp của các nước tiếp nhận lao động. Nhưng điều kiện hợp đồng hết sức chặt chẽ, nhất là các điều kiện: việc làm, tiền lương đi lại, nhà ở. Các tổ đội lao động của ta có thể được bố trí làm xen ghép với các tổ, đội lao động của các nước sở tại trong từng xí nghiệp, phân xưởng. Sự cải tiến ở đây chính là: chỉ nên kí hợp đồng nhận những công việc mà có thể phân biệt được kết quả lao động của từng người và sản phẩm của từng đơn vị lao động Việt Nam. Như thế để không lẫn lộn thành quả lao động của hai bên. Nhược điểm: Vì xen ghép nên từ người lao động đến cán bộ quản lí đều phải biết tiếng sở tại để xử lý các sự việc phát sinh. 5. Xuất khẩu lao động tại chỗ Xuất khẩu lao động tại chỗ có rất nhiều điểm mạnh: người lao động vẫn ở trong nước, nhưng làm thuê cho các công ty nước ngoài, tức là cũng được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, được đào tạo tay nghề, được rèn luyện tác phong công nghiệp và có nguồn thu nhập cao từ bên ngoài. Các loại hình xuất khẩu lao động phổ biến tại Việt Nam: Nhận làm gia công sản phẩm cho nước ngoài: ngành dệt may, da dày; Hình thành các khu chế xuất và có sử dụng lao động của mình; Hợp tác sản xuất kinh doanh mà vốn chủ yếu của nước ngoài, còn lao động chủ yếu là của Việt Nam. Từ việc hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta nay đã mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, từ chỗ chỉ xuất khẩu sức lao động, nay chóng ta đã bắt đầu xuất khẩu chất xám, tri thức, cùng với việc gửi người lao động ở nước ngoài, chúng ta đã tổ chức việc xuất khẩu tại chỗ, mà điển hình là việc gia công phần mềm máy tính cho các công ty nước ngoài. Mặt khác, lao động làm việc cho một công ty khác thông qua mạng Internet. IV/ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ĐƯA LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC TẠI NƯỚC NGOÀI 1. Sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật tạo động lực cho người Việt Nam sang nước bạn làm việc học hỏi kinh nghiệm quản lí, công nghệ, học tập. Đổi mới công nghệ chú ý đến vấn đề lao động không đào tạo như là một yếu tố sản xuất ngày càng mất đi ý nghĩa của nó, trong khi ý nghĩa nguồn dự trữ vốn và tri thức tiến bộ tăng lên. Trong nguồn dự trữ vốn, việc thành lập vốn nhân lực và cùng với nó là trình độ đào tạo của lực lượng lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự ngăn cách thu nhập tương ứng giữa lực lượng lao động được đào tạo và đội ngũ không được đào tạo ngày càng cao. Do đó, Việt Nam luôn muốn xây dựng hành lang pháp lí thông thoáng để thu hút ngày càng nhiều FDI. Với mục đích để người lao động Việt Nam tiếp thu được công nghệ tiên tiến, cách quản lí khoa học cùng với tác phong làm việc công nghiệp của nước ngoài. Hình thành các khu chế xuất có sử dụng lao động của Việt Nam chính là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ. Chính vì vậy chóng ta phải luôn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ có tri thức để thực hiện nhiệm vụ của mình trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. 2. Khoa học kĩ thuật phát triển, lực lượng sản xuất phát triển đạt tới tốc độ cao vượt qua phạm vi của mỗi quốc gia. Sản xuất lớn chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi mở rộng quan hệ phân công và hợp tác lao động không chỉ trong phạm vi một nước mà phải mở rộng ra giữa nhiều quốc gia. Do đó cần có sự hợp tác và phân công lao động. Việt Nam muốn hội nhập kinh tế quốc tế thì cũng không thể không tham gia vào hợp tác và phân công lao động quốc tế. Từ đó mới nâng cao được vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Khi các công ty nước ngoài với phương thức sản xuất hiện đại, giàu vốn thâm nhập vào thị trường nước ta. Các doanh nghiệp nội địa phải chấp nhận sự thụt lùi sản xuất mạnh mẽ do công nghệ của họ không có khả năng cạnh tranh, cần nhiều lao động hoặc là phải rút lui hoàn toàn khỏi thị trường lao động. Quá trình này cần phải thải hồi nhân công lao động nhiều hơn số lượng các nhà đầu tư nước ngoài nhận vào do họ thực hiện phương thức sản xuất nhiều vốn. Số lượng nhân công dư thừa gây ra sự tăng cao số lượng người thất nghiệp ở nước ta. Mặt khác, ở các nước phát triển người lao động của họ có trình độ cao nên họ không muốn làm các công việc như : giúp việc, thuyền viên đánh cá, hay là các công việc ở các vùng sâu vùng xa Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam lớn, việc di chuyển sang những nơI có việc làm là điều tất yếu vì thu nhập ở đó cao gấp khoảng 10 lần so vơí thu nhập ở Việt Nam. 3. Quốc tế hoá đời sống kinh tế đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong thời đại ngày nay. Trong điều kiện đó, quan hệ cung cầu không giới hạn trong một nước, biên giới quốc gia chỉ còn ý nghĩa hành chính. Quan hệ này diễn ra trong phạm vi quốc tế mà trong đó bên cung sẽ xuất khẩu, bên cầu nhập khẩu lao động. Việt Nam là nước đông dân số, cấu trúc dân số trẻ nên cung lao động rất lớn. Việt Nam có lợi thế trong vấn đề xuất khẩu lao động.Việt Nam hiện nay có trên 80 triệu dân,số người trong tuổi lao động chiếm trên 51%, sè lao động chưa có việc làm trên 1,5 triệu, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị trên 6%, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 75%. Tạp chí kinh tế phát triển số 84/tháng 6/ 2004 trang 4. Thế giới đang đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên với tốc độ nhanh đáp ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Nhiều nước phát triển là khách hàng quan trọng các nguồn tàI nguyên của các nước đang phát triển (dầu mỏ, than đá, gỗ,). Trong khi đó các nước đạng phát triển lại cần kĩ thuật và vốn đầu tư từ nước phát triển. Do đó, nhu cầu về lao động để phục vụ các dự án khai thác tàI nguyên là rất lớn. Việt Nam có thể phát triển hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ rất có tiềm năng. 5. Xã hội càng phát triển thì giao lưu văn hoá càng mạnh. Do đó, xuất khẩu lao động để người Việt Nam hiểu nền văn hoá của nước bạn, tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá của nước bạn để cùng hợp tác kinh tế. Qua đó, người Việt Nam sẽ quảng bá về nền văn hoá Việt Nam, quảng bá các danh lam thắng cảnh cũng như con người nước ta nhằm thu hút khách du lịch. 6. Dân số Việt Nam đông, diện tích đất có hạn, xuất khẩu lao động là một biện pháp mở rộng không gian sinh tồn cho người Việt Nam. Hiện nay, cả nước có gần 38 triệu lao động với hơn 70% tập trung ở lao động nông thôn. Năm 2000, tổng lực lượng lao động nước ta sẽ đạt trên 40 triệu người và tốc độ tăng lao động bình quân hàng năm là 2,95%. Nên để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động thì xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng. Từ đó, để người lao động Việt Nam có thể mở rộng không gian sinh tồn để tiếp thu những tri thức tiên tiến của nhân loại để xây dựng đất nước ta ngày một giàu đẹp. V/ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LÀ MỘT GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌ
Luận văn liên quan