Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng
thuỷsản. Ngành thuỷsản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được
xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ
vừa rồi. Hiện nay, ngành thuỷsản đang không ngừng tăng trưởng cảvềsốlượng và
chất luợng. Ngoài ra, ngành thủy sản đang là ngành có thếmạnh vềxuất khẩu mang về
một lượng ngoại tệlớn cho Việt Nam.
Đặc biệt, năm 2007 Việt Nam là thành viên chính thức của Tổchức thương mại
ThếGiới WTO – World Trade Organization. Ngành thuỷsản đã bước đầu hoàn thiện
môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tếvà triển khai một số
Hiệp định hợp tác với các Tổchức quốc tế, khu vực và các nước. BộThuỷsản đang có
gắng xây dựng Chiến lược Hợp tác quốc tếvà Hội nhập kinh tếquốc tếngành thuỷsản
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Đểhiểu rõ hơn vềxuất khẩu thủy sản Việt Nam, em đã chọn đềtài nghiên cứu
cho chuyên đềKinh Tếcủa mình là “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức &
Cơhội sau khi gia nhập WTO”.
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức và cơ hội sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
1
Đề tài " Xuất khẩu thủy sản Việt Nam –
Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO”
GVHD:TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN
SVTH: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU
MSSV: 4054388
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4
I. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 4
II. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 4
1) mục tiêu chung ......................................................................................... 4
2) Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 4
III. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4
IV. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................. 6
1. Lý thuyết về xuất nhập khẩu ................................................................ 6
1.1. Xuất nhập khẩu .................................................................................. 6
1.2. Xuất nhập khẩu thủy sản ................................................................... 6
2. Một số quy định về xuất nhập khẩu thủ y sản khi gia nhập vào
WTO ........................................................................................................... 7
3. Những lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam ....................................... 7
3.1. Lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam ...................... 7
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 7
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 8
3.2. Lợi thế về lao động .............................................................................. 9
3.3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân .................... 10
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN – XUẤT KHẨU
THỦY SẢN VIỆT NAM .......................................................................... 14
1. Thực trạng khai thác, sản xuất – chế biến – xuất khẩu thủy sản ở Việt
Nam ........................................................................................................... 14
1.1. Tình hình khai thác, sản xuất ........................................................... 14
1.1.1. Khai thác hải sản ............................................................................. 14
1.1.2. Khai thác thủy sản nội địa .............................................................. 15
.......................................................................................................................
1.2. Tình hình chế biến và bảo quản ........................................................ 16
1.3. Tình hình xuất khẩu .......................................................................... 18
1.3.1. Mặt hàng xuất khẩu thủy sản ......................................................... 18
1.3.2. Thị trường xuất khẩu ..................................................................... 19
2. Đánh giá khả năng cạnh tranh đối với ngành thủy sản ở Việt Nam sau
khi gia nhập WTO .................................................................................... 25
2.1. Thách thức ......................................................................................... 25
2.2. Cơ hội ................................................................................................. 26
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
3
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY
SẢN Ở VIỆT NAM .................................................................................. 28
1. Về phía doanh nghiệp ........................................................................... 28
2. Về phía nhà nước ................................................................................. 29
2.1. Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 ... 29
2.2. Định hướng về vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng và an toàn thực
phẩm đến năm 2020 ................................................................................. 30
3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam ............................ 31
3.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ .............................................................. 31
3.2. Hỗ trợ về tài chính ............................................................................. 31
3.3. Hỗ trợ thông tin ................................................................................. 32
3.4. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ........................................................ 32
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 34
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
4
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản. Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được
xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ
vừa rồi. Hiện nay, ngành thuỷ sản đang không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và
chất luợng. Ngoài ra, ngành thủy sản đang là ngành có thế mạnh về xuất khẩu mang về
một lượng ngoại tệ lớn cho Việt Nam.
Đặc biệt, năm 2007 Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại
Thế Giới WTO – World Trade Organization. Ngành thuỷ sản đã bước đầu hoàn thiện
môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế và triển khai một số
Hiệp định hợp tác với các Tổ chức quốc tế, khu vực và các nước. Bộ Thuỷ sản đang có
gắng xây dựng Chiến lược Hợp tác quốc tế và Hội nhập kinh tế quốc tế ngành thuỷ sản
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Để hiểu rõ hơn về xuất khẩu thủy sản Việt Nam, em đã chọn đề tài nghiên cứu
cho chuyên đề Kinh Tế của mình là “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức &
Cơ hội sau khi gia nhập WTO”.
II. Mục tiêu của đề tài:
1) Mục tiêu chung:
Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy Việt Nam trong những năm qua (2003 – 2007).
Từ đó, phân tích những lợi thế và nhận diện những thách thức trở ngại trong việc xuất
khẩu thủy sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở đó, đưa ra các chiến lược
đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất khẩu thủy sản Việt Nam càng phát triển hơn.
2) Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong
những năm qua.
- Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam.
- Đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu:
• Thu thập thông tin thứ cấp trên báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, cục
thống kê.
• Các báo cáo tổng kết của Bộ Thủy sản.
• Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP.
Phương pháp phân tích:
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
5
• Phương pháp mô tả.
• Phương pháp dự báo kinh tế.
• Phương pháp tần số đơn giản
* Với từng mục tiêu cụ thể khác nhau, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
nhau như:
• Nghiên cứu thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong
những năm qua: nghiên cứu nhân quả. Thu thập số liệu trong những năm gần
đây rồi đưa ra các nhận xét.
• Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam: nghiên cứu ứng
dụng, nhân quả.
• Đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam: phân tích
định tính.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
1) Về không gian:
- Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam.
2) Về thời gian:
- Số liệu sử dụng cho đề tài là số liệu thu thập từ 2003 – 12/2007.
3) Đối tựơng nghiên cứu:
- Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
PHẦN NỘI DUNG
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý thuyết về xuất nhập khẩu:
1.1. Xuất nhập khẩu:
Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho
nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa
cho nước ngoài.
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước
ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách
thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu
hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua
dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
Ngoại thương (hay còn gọi là thương mại quốc tế) là quá trình trao đổi hàng
hóa, dịch vụ giữa các quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu và các
hoạt động gia công với nước ngoài. Ngoại thương giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế
đối ngoại.
Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về mặt vật chất và tài chính,
các quan hệ diễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực khoa
học – công nghệ có liên quan đến tất cả giai đoạn của quá trình sản xuất, giữa các quốc
gia với nhau và giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế.
1.2. Xuất nhập khẩu thủy sản:
Các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản là khi mà hàng hóa (các
mặt hàng thủy sản: tôm, cá, mực …) được thực hiện mua bán từ quốc gia này sang
quốc gia khác, từ phạm vi lãnh thổ này sang lãnh thổ khác.
Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu:
• Đây là một hoạt động không thể thiếu ở các quốc gia bởi vì không một quốc gia
nào có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong nước.
• Nguồn tài nguyên có hạn và mỗi quốc gia có một lợi thế riêng.
• Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hằng năm mang về một lượng ngoại tệ
lớn.
• Xu hướng của thế giới hiện nay là mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các nước.
2. Một số quy định về xuất nhập khẩu thủy sản khi gia nhập vào WTO:
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
7
Từ năm 2007, Việt Nam là thành viên của WTO, và sẽ phải thực hiện đúng lộ
trình cắt giảm thuế theo như cam kết giữa Việt Nam và EU. Các hiệp định cơ bản của
WTO gồm hiệp định về thương mại hàng hoá gồm cả hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT, 1994) và các hiệp định liên quan khác; hiệp định chung về thương
mại dịch vụ (GATS); hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
(TRIPs). WTO thực hiện chức năng của mình trong việc giám sát việc thực hiện các
Hiệp định này, đàm phán thúc đẩy tự do hoá thương mại, tạo cơ chế giải quyết tranh
chấp thương mại, tiến hành rà soát định kỳ chính sách thương mại của các nước thành
viên.
Một số quy định về thuế xuất nhập khẩu như sau:
Miễn và giảm thuế nhập khẩu không dựa trên thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất
khẩu hay yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá mà chỉ đảm bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối
với hàng nhập khẩu.
Thuế suất ưu đãi chỉ áp dụng cho hàng nhập có xuất xứ từ nước, hoặc khối
nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Các điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:
- Hàng nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ từ nước hoặc khối nước
đã có thoả thuận về đối xử tối hụê quốc trong quan hệ thương mại với VN.
- Nước hoặc khối nước đó phải nằm trong danh sách các nước hoặc khối
nước do Bộ thương mại thông báo đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt: là thuế suất được áp dụng cho hàng NK có xuất xứ từ
nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước, hoặc khối nước đó đã thoả thuận ưu đãi
đặc biệt về thuế NK theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế, hoặc
để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
3. Những lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam:
3.1. Lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam:
3.1.1. Vị trí địa lý:
Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông
Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Đông, Nam và Tây Nam giáp biển Thái
Bình Dương; phía Tây và phía Bắc gắn liền với lục địa châu Á. Phần đất liền của Việt
Nam trải dài từ 23o23' đến 08o02' vĩ độ Bắc và chiều ngang từ 102o08' đến 109o28'
kinh độ Đông. Chiều dài tính theo đường thẳng trong đất liền từ Bắc xuống Nam
khoảng 1.650 km. Chiều ngang từ Đông sang Tây nơi rộng nhất trên đất liền là 600
km, nơi hẹp nhất 50 km.
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
8
Việt Nam có biên giới đất liền dài 3.730 km. Phía Bắc giáp nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa với chiều dài biên giới 1.150 km. Phía Tây giáp Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 1.650 km và giáp Vương quốc
Cămpuchia - 930 km. Qua biển Đông và vịnh Thái Lan là Cộng hòa Philippin, Cộng
hòa Inđônêxia, Cộng hòa Singapo, Cộng hòa Brunây và Liên bang Malaixia.
Ngoài ra, có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng
khoảng 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú, cho phép
khai thác hàng năm 1,2 – 1,4 triệu tấn. Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư
trường trọng điểm là : ngư trường Minh Hải – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận –
Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường
quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên:
a) Khí hậu:
Do tính chất dài và hẹp của lãnh thổ, Việt Nam mang đặc tính của một
bán đảo, ảnh hưởng của biển len lỏi đến khắp nơi. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới
nên khí hậu chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á (chủ yếu là gió
mùa Đông Bắc và Đông Nam). Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500 - 2.000
mm. Độ ẩm trên dưới 85%. Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của
thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và
một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Riêng khí hậu của các tỉnh phía Bắc (từ đèo Hải Vân
trở ra bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do ảnh hưởng gió mùa, hơn
nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm,
từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ
thấp lên cao).
b) Địa hình:
Đại bộ phận lãnh thổ được bao trùm bởi đồi núi, có nơi núi đâm ra sát
biển, thậm chí còn lan ra biển. Hướng núi chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam. Núi không
cao nhưng hiểm trở, chia cắt địa hình thành nhiều vùng với những đặc thù riêng. Địa
hình Bắc Bộ giống như chiếc rẻ quạt, ba phía Tây, Bắc và Đông đều là đồi núi, phía
Nam là bờ biển và ở giữa là đồng bằng. Địa hình Trung Bộ chạy dài và hẹp; đồi núi,
đồng bằng và bờ biển xâm nhập lẫn nhau. Địa hình Nam Bộ ít phức tạp hơn và tương
đối bằng phẳng. Nhìn chung, các vùng đồng bằng ven biển đều có diện tích không lớn.
c) Biển:
Việt Nam có ba mặt giáp biển, đông và nam giáp biển Đông (thuộc Thái
Bình Dương) mà phần ăn sâu vào Việt Nam là vịnh Bắc Bộ, Tây nam giáp vịnh Thái
Lan. Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3.260 km, uốn lượn - chỗ nhô ra tạo nên bán đảo
nhỏ, chỗ vòng lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn. Trung bình khoảng 20 km chiều
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
9
dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển. Các cửa sông này chịu ảnh hưởng của chế
độ thuỷ triều khá phức tạp. Ngoài những con sông chảy trực tiếp vào biển, có một số
sông chảy qua các đầm phá lớn như phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô, Ô Loan, Thị
Nại.
d) Sông ngòi:
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2.860 sông ngòi lớn nhỏ, nhìn chung
chảy xiết, do vậy thường làm xói mòn địa hình.
Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên như Hồ Tây (đại diện cho hồ miền đồng
bằng); Biển Hồ, Hồ Ba Bể, Hồ Lắk (đại diện cho hồ miền núi). Các hồ đó có mực
nước quanh năm ổn định, chu trình vật chất khép kín tự có trong hồ là chính. Diện tích
các hồ tự nhiên ở Việt Nam là 20.000 ha. Việt Nam có rất nhiều hồ chứa cỡ trung bình
và cỡ nhỏ (hiện chưa kiểm kê hết), một số hồ chứa lớn là Thác Bà, Hoà Bình (ở miền
Bắc), Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Sông Hinh (ở miền Nam). Diện tích hồ chứa trên
180 nghìn ha. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng trong công tác thuỷ lợi, thuỷ điện và
phân lũ, hiện nay nhiều hồ chứa mới đang tiếp tục được xây dựng.
e) Đảo và quần đảo:
Việt Nam là một quốc gia có nhiều đảo và quần đảo. Hệ thống đảo ven
bờ gồm có 2.773 hòn đảo lớn nhỏ diện tích từ 0,001 km2 đến 100 km2, diện tích tổng
cộng lên đến 1.720 km2. Về mặt phân bố, 83,7% số đảo ở ven biển tỉnh Quảng Ninh và
Hải Phòng, nơi tập trung thứ hai là các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau trên vịnh Thái Lan.
Có tới gần 1.300 hòn đảo chưa có tên, vì chúng có kích thước quá nhỏ. Khoảng cách
giữa đất liền và đảo cũng rất khác nhau: đảo Cái Bàu chỉ cách đất liền một rạch triều;
trong khi đảo Bạch Long Vĩ cách Hải Phòng tới 135 km; đảo Hòn Hải cách Phan Thiết
tới gần 155 km; đảo Thổ Chu cách cửa Ông Đốc (Kiên Giang) tới 146 km; quần đảo
Hoàng Sa nằm cách Đà Nẵng tới 350 km và quần đảo Trường Sa nằm cách vịnh Cam
Ranh hơn 450 km. Các đảo và quần đảo của Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức
quan trọng về kinh tế và quân sự.
3.2. Lợi thế về lao động:
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động trên 50%.
Số người biết chữ (10 tuổi trở lên) chiếm tỷ lệ rất cao - 91%. Nhận thức của người
Việt Nam tương đối nhanh nhạy và linh hoạt, vì vậy, với thời gian đào tạo ngắn nhưng
người Việt Nam có khả năng tiếp thu được kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến, nhanh chóng đảm nhận nhiệm vụ mới.
Dân số Việt Nam năm 2003 là 80,9 triệu người, trong đó nữ 41,15 triệu người,
chiếm 50,86% tổng số, nam - 39,75 triệu người, chiếm 49,14% tổng số. Trong đó có
46,2 triệu người trong độ tuổi lao động (có 5,7 triệu người thất nghiệp). Và con số này
GVHD: Cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên Chuyên đề Kinh Tế
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388
10
tăng lên đến năm 2006 là 48,3 triệu người (có 4,82 triệu người thất nghiệp). ( Nguồn từ
Niên giám thống kê 2006).
Cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần
nông, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể như sau:
Tổng số lao động xã hội 1990 1995 2000 2005
Trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp 73,00% 71,10% 68,20% 56,80%
Trong ngành công nghiệp 11,24% 11,40% 12,10% 17,90%
Trong các ngành dịch vụ 15,56% 17,50% 19,70% 25,30%
Lao động trong khai thác hải sản:
Năm 2004, lực lượng lao động khai thác hải sản xấp xỉ 600.000 người. Phần lớn
đều có kinh nghiệm đi biển, thành thạo nghề, chịu được sóng gió. Tuy nhiên, thanh
niên vùng ven biển đang có xu hướng không muốn theo nghề khai thác, vì cường độ
lao động cao, năng suất đánh bắt thấp và thu nhập giảm. Việc đẩy mạnh khai thác xa
bờ đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Đội ngũ thuyền trưởng, thuỷ thủ giỏi, có
trình độ và kỹ thuật khai thác xa bờ rất thiếu, nhất là các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ, dẫn
tới nhiều nơi tàu đã đóng xong nhưng không tuyển được người có đủ trình độ ra khơi.
3.3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân:
Ngành T