Quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại từ những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm của bản thân mình là một quyền cơ bản của công dân. Qua sự bồi thường thiệt hại sẽ bù đắp được những mất mát, khắc phục hậu quả và giảm đi nỗi đau về tinh thần của người bị thiệt hại. Đồng thời thấy được sự cần thiết của những quy định của pháp luật đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra. Hiện nay, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái tuy đã được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005) và một số văn bản pháp luật dưới BLDS khác. Lỗi là 1 trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHD, tuy nhiên vấn đề xác định lỗi của chủ thể trong trách nhiệm BTTHNHĐ luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật, tại điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” nhưng việc xác định lỗi trong BTTHNHD rất phức tạp vì có trường hợp có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường Để mọi người có thể hiểu rõ và đúng về vấn đề lỗi em xin chọn đề tài; “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.”
Đối với đề tài này, em xin đi sâu vào vấn đề năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra. Để có thể làm rõ vấn đề trên, ta cần có cơ sở để tiếp cận vấn đề.
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3796 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
A. PHẦN LÝ LUẬN CHUNG.
I. Khái quát về trách nhiệm và điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng………………………………………………………………………….…1
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng……………...…1
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...……2
2.1 Có thiệt hại xảy ra…………………..…………………………….………...2
2.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật……………………………4
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật……...4
2.4 Có lỗi của người gây thiệt hại…………………………………………...….5
3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng…………………………………………………………………………….6
II. LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.Khái niệm lỗi ………………………………….……………………………..........6
2.Yếu tố lỗi và ý nghĩa của nó trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng………………………………………………………………………………….7
2.1.Hình thức và mức độ lỗi………………………………………………….....5
2.2. Lỗi – căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại………………...6
2.3. Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại…………………………………..7
3. Hai hình thức lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý…………..………………………………10
III. MỘT SỐ LƯU Ý, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN YẾU TỐ LỖI...........................................................................11
B. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ...............................................................................13
Đề bài 12: Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng- một số vấn đề lí luận và thực tiễn.
BÀI LÀM.
Quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại từ những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm của bản thân mình là một quyền cơ bản của công dân. Qua sự bồi thường thiệt hại sẽ bù đắp được những mất mát, khắc phục hậu quả và giảm đi nỗi đau về tinh thần của người bị thiệt hại. Đồng thời thấy được sự cần thiết của những quy định của pháp luật đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra. Hiện nay, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái tuy đã được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005) và một số văn bản pháp luật dưới BLDS khác. Lỗi là 1 trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHD, tuy nhiên vấn đề xác định lỗi của chủ thể trong trách nhiệm BTTHNHĐ luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật, tại điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” nhưng việc xác định lỗi trong BTTHNHD rất phức tạp vì có trường hợp có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường…Để mọi người có thể hiểu rõ và đúng về vấn đề lỗi em xin chọn đề tài; “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.”
Đối với đề tài này, em xin đi sâu vào vấn đề năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra. Để có thể làm rõ vấn đề trên, ta cần có cơ sở để tiếp cận vấn đề.
A. PHẦN LÝ LUẬN CHUNG.
I. Khái quát về trách nhiệm và điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường. Trong bộ luật dân sự không quy định cụ thể các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nhưng từ những quy định đó ta có cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường phát sinh khi có các điều kiện sau:
2.1 Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trách nhiệm dân sự dù thiệt hại không nghiêm trọng cũng phải bồi thường. Nếu không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Từ điều 608 đến điều 611 BLDS quy định về các loại thiệt hại. Trong đó:
Thiệt hại về tài sản, đó là việc tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản.
Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
Tổn thất về tinh thần. Đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng, đó là những tình cảm, cảm xúc của con người khi bị tổn hại sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực như đau thương, âu sầu, góa bụa…. Trong quy định của pháp luật dân sự thì người nào làm người khác bị tổn hại tinh thần thì phải bồi thường nhằm mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại.
2.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Đó là những hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tinh thần của người khác mà được pháp luật bảo về. Hành vi trái pháp luật là những hành vi không xử sự theo những quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Trong luật hình sự thì hành động là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Không hành động là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm dù có điều kiện để làm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp có hành vi gây thiệt hại nhưng không trái pháp luật. Đó là những trường hợp trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt hại. Nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết thì phải bồi thường thiệt hại.
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả được biêu hiện.
Về mặt thời gian, hành vi chính là nguyên nhân gây ra hậu quả đó. Hành vi xảy ra trước, kết quả xảy ra sau. Hậu quả xảy ra phải chứa đựng khả năng gây thiệt hại của hành vi. Đồng thời hậu quả chính là sự hiện thực hóa khả năng gây hậu quả của hành vi. Từ đó, mới xác định được chắc chắn giữa hành vi và hậu quả có có mối liên hệ hay không.
2.4 Có lỗi của người gây thiệt hại.
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biêu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý. Trong đó lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Trong trách nhiệm dân sự có nhiều trường hợp được coi là lỗi suy đoán bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy hành vi đó được coi là có lỗi.
3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo
Đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng có những điểm khác nhau như sau:
Trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng chỉ phát sinh khi vi phạm những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Có nghĩa là phải có cơ sở là hợp đồng thỏa thuận giữa các chủ thể.
Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp đồng đó. Đây là các chủ thể kí kết hợp đồng. Vì vậy, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngoài hợp đồng.
Trong khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại phát sinh trên cơ sở của pháp luật và sự thỏa thuận giữa các bên. Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề….
LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
Khái niệm lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biêu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của con người, có tác động trực tiếp đến hành vi của người đó và thiệt hại xảy ra do hành vi vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin mà gây ra thiệt hại đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ quan của người đó. Hành vi có lỗi, theo quy định tại Điều 308 BLDS thì "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Khoản 1 Điều 308 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi. mặc cho thiệt hại xảy ra.
2. Yếu tố lỗi và ý nghĩa của nó trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2.1.Hình thức và mức độ lỗi.
Điều 308 BLDS 2005 xác định rất rõ về lỗi và hình thức lỗi trong trách nhiệm dân sự , khoản 1 điều 308 quy định; “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Từ đây ta có thể khẳng định điều kiện lỗi là không thể thiếu được trong trách nhiệm dân sự nói chung. Khoản 2 Điều 308 quy định rõ về hình thức lỗi: " Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.” Như vậy ta có thể khẳng định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là do pháp luật quy định cả về cơ sở xác định lỗi, cả về hình thức lỗi. Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải do suy đoán mà là do pháp luật quy định trước. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật – người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
2.2. Lỗi – căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung nhưng lỗi trong trách nhiệm dân sự có những trường hợp là lỗi suy đoán bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có lỗi. Điều này được thể hiện rất rõ ở khoản 3, Điều 606 DLDS 2005: “ Nếu người giám hộ chứng minh được mình ko có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.
2.3. Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp không có lỗi nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ( trường hợp do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và ô nhiễm môi trường). Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
“3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi…” trên nguyên tắc chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ ( cho thuê, cho mượn…) phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra kể cả khi không có lỗi (trách nhiệm nâng cao).
Ví dụ: Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ khi một người điều khiển xe tải trên đường, chiếc xe nổ lốp làm chết người đi đường, dù người lái xe không có lỗi với thiệt hại xảy ra nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp thiệt hại xảy ra có lỗi của người bị hại. Điều 617 BLDS 2005. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.” Trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường ( Ví dụ: người đang lái tàu hỏa thì có người lao vào đầu tàu dẫn đến chết). Việc xác định lỗi rất phức tạp nhưng phải bảo đảm lỗi của người bị thiệt hại có thể do vố ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác thì người có đó không phải bồi thường. Nhưng trách nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây thiệt hại hay không còn tùy thuộc vào sự kiện xảy ra hoàn tòan hay không hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại để có cơ sở quy trách nhiệm dân sự cho người có hành vi gây thiệt hại ( nếu như 1 người đi xe máy ngược chiều và bị đâm chết nhưng người gây ra thiệt hại cũng phóng nhanh vượt ẩu thì cả 2 người đều có trách nhiệm do cả 2 đều có lỗi ). Điều 617 BLDS qui định về trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại, thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Để hiểu rõ quy định tại Điều 621 BLDS: "Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường" chúng ta tuân thủ các quy tắc sau:
a. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Trường hợp này phù hợp với việc gây tiệt hại trong tình huống bất ngờ.b. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.c. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lôi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.Chúng ta cũng gặp lại khái niệm mức độ lỗi tại điều 616 BLDS 2005. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra: “Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.” Đây là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại và một lần nữa yếu tố lỗi lại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Hình thức lỗi ( lỗi cố ý hay vô ý) cũng có liên quan đến mức bồi thường thiệt hại. Điều 605 BLDS 2005 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.” Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, thì hình thức lỗi nếu xét về người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không ảnh hưởng tới mức độ và trách nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra. Không vì người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường tăng hay giảm tương ứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt có điều kiện luật định, thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường (do Tòa án xem xét quyết định). Những trường hợp phổ biến trong việc miễn giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại thường phát sinh trong các trường hợp sau đây:- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình (Khoản 2 điều 605);- Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại thỏa thuận với nhau về mắc bồi thường thấp hơn thiệt hại.
Khi người gây thiệt hại với lỗi cố ý nhưng 2 bên có thỏa thuận thì vẫn được giảm mức bồi thường nếu thỏa thuận đó không trái với đạo đức xã hội và được pháp luật thừa nhận.
Ngoài ra, đối với người tâm thần, người chưa thành niên dưới 15 tuổi, hoặc người bị người khác cố ý dùng chất kích thích làm cho mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi của mình, khi họ có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại thì cũng không bị coi là có lỗi, từ đó họ cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Hai hình thức lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ý, khái niệm về lỗi cố ý được quy định tại Khoản 2 Điều 308 BLDS: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.
Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.
Về măt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ:
- Mong muốn có thiệt hại xảy ra.
- Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra.
VD: Vụ việc Công ty Vedan đổ chất thải ra song Thị Vải ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận năm 2009, ở đây cty Vedan nhận thức rất rõ hậu quả của việc đổ chất thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như cuộc sống của con người như thế nào, bản thân công ty cũng không mong muốn hậu quả đó x