Đề tài Để xuất một số ý kiến về phát triển hệ thống nông nghiệp tại Ba Vì - Hà Nội

Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ; các dạng tài nguyên cơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được huy động tối đa vào sử dụng, kết quả tất yếu là ở nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm, cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng xấu ngược lại với sự phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là phát triển hệ thống nông nghiệp theo nguyên tắc bền vững. Đó là chiến lược chung toàn cầu về môi trường và đã được khẳng định trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành. Phát triển bền vững không thể đạt được nếu không hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên và môi trường. ở các nước đang phát triển, sự nghèo đói của người dân ở nông thôn là gốc rễ của suy thoái môi trường. Thông thường để tồn tại, các cá nhân của cộng đồng buộc phải lạm dụng tài nguyên và làm suy thoái môi trường, gây ra những thay đổi không thể đảo ngược trong các hệ sinh thái.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Để xuất một số ý kiến về phát triển hệ thống nông nghiệp tại Ba Vì - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ; các dạng tài nguyên cơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được huy động tối đa vào sử dụng, kết quả tất yếu là ở nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm, cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng xấu ngược lại với sự phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là phát triển hệ thống nông nghiệp theo nguyên tắc bền vững. Đó là chiến lược chung toàn cầu về môi trường và đã được khẳng định trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành. Phát triển bền vững không thể đạt được nếu không hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên và môi trường. ở các nước đang phát triển, sự nghèo đói của người dân ở nông thôn là gốc rễ của suy thoái môi trường. Thông thường để tồn tại, các cá nhân của cộng đồng buộc phải lạm dụng tài nguyên và làm suy thoái môi trường, gây ra những thay đổi không thể đảo ngược trong các hệ sinh thái. Xuất phát từ thực tiễn nói trên em lựa chọn chuyên đề tiểu luận “ Đề xuất một số ý kiến về phát triển hệ thống nông nghiệp tại Ba Vì – Hà Nội” nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, giúp các cộng đồng dân cư nâng cao đời sống và đảm bảo phát triển bền vững. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 1. Quan điểm Hệ thống nông nghiệp Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể được xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các nhóm thuộc tính, được liên kết bằng nhiều mối tương tác. Quan điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối tượng bằng cách nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố. Chúng ta đều quen thuộc với lý thuyết hệ thống trong cuộc sống hàng ngày như hệ thống nước, hệ thống điện ... Trong tự nhiên có hai loại hệ thống cơ bản: - Hệ thống kín: Ở đó vật chất và năng lượng trao đổi trong phạm vi hệ thống. - Hệ thống hở (mở), vật chất và năng lượng đi qua ranh giới của hệ thống; Vật chất và năng lượng đi vào hệ thống gọi là dòng vào; vật chất và năng lượng đi ra khỏi hệ thống gọi là dòng ra; vật chất và năng lượng trao đổi giữa các thành phần (thành tố) trong hệ thống gọi là dòng nội lưu. Hầu hết các hệ thống trong tụ nhiên là các hệ thống hở. Một đặc điểm vô cùng quan trọng của các hệ thống hở là chúng có xu hướng tự điều chỉnh để tiến tới cân bằng, làm cho các thành phần của hệ nằm trong sự tương tác hài hòa và ổn định. Sự cân bằng đó đạt được do quá trình tự điều chỉnh của các thành phần đối với dòng năng lượng - vật chất đi vào - đi ra của hệ. Sự phản hồi có ở tất cả các hệ thống, nó xuất hiện khi có sự thay đổi một trong các thành phần của hệ thống, nó xuất hiện khi có sự thay đổi một trong các thành phần của hệ thống và sau đó bắt đầu hàng loạt các thay đổi trong các thành phần khác và cuối cùng “ phản hồi” trở lại thành phần ban đầu. Phản hồi tiêu cực (thụ động) là trường hợp xảy ra tương đối phổ biến và là cơ chế để có thể đạt và duy trì được sự cân bằng và ổn định trong hệ. Phản hồi tiêu cực có hiệu ứng làm giảm nhịp điều thay đổi trong thành phần, mà thành phần đó là nguồn gốc của một loạt thay đổi. Phản hồi tích cực ít xảy ra hơn so với phản hồi tiêu cực. Trong phản hồi tích cực, sự thay đổi một thành phần của hệ thống gây ra một loạt thay đổi trong hệ thống, cuối cùng dẫn đến việc tăng trưởng tốc độ thay đổi ban đầu. Phản hồi tích cực tăng cường thay đổi và làm mất cân bằng. Ví dụ, hiện tượng ô nhiễm nước trong các ao hồ có thể giết chết cá, dẫn đến mất cân bằng, làm giảm số lượng quần thể cá. Cá chết sẽ đóng góp thêm vào việc ô nhiễm của hồ và hậu quả gây cho cá chết nhiều hơn. Tốc độ cá chết có thể làm tăng quá trình phản hồi tích cực. Mục đích của việc nghiên cứu hệ thống là để điều khiển sự hoạt động của nó. Nội dung của việc điều khiển các hệ sinh thái (hay hệ thống) nông nghiệp thực chất là các biện pháp kinh tế và kỹ thuật nhằm phát triển một cách bền vững. Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp bắt đầu từ tiếp cận hệ thống. Tiếp cận hệ thống là con đường nghiên cứu và xử lý với các phức hệ có tổ chức. 2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp (Agricultural Sytsems): Khái niệm hệ thống nông nghiệp được các nhà địa lý dùng từ lâu để phân kiểu hệ nông nghiệp trên thế giới và nghiên cứu sự tiến hóa của chúng. Các nhà kinh tế nông nghiệp lúc nghiên cứu sự quản lý nông trại đã đề xuất khái niệm hệ thống sản xuất coi nông trại như một phối hợp của hệ thống trồng trọt, đồng cỏ, chăn nuôi, quản lý tài chính. Khái niệm hệ thống nông trại được sử dụng rộng rãi ở các nước nói tiếng Anh, có nghĩa là hệ thống nông trại hay hệ thống kinh doanh nông nghiệp. Hệ thống nông trại là sự sắp xếp độc nhất và ổn định một cách hợp lý của các việc kinh doanh nông nghiệp của hộ nông dân quản lý tùy theo các hoạt động đã được xác định tùy thuộc vào môi trường vật lý, sinh học và kinh doanh nông nghiệp của hộ nông dân quản lý tùy theo các hoạt động đã được xác định tùy thuộc vào môi trường vật lý, sinh học và kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu, sở thích và nguồn lợi của hộ. Đầu những năm 80 có nhiều hội nghị và tài liệu xác định hệ thống nông trại là một tiếp cận mới trong hệ thống nông nghiệp gắn liền với sự phát triển và thống nhất. Tiếp cận này được công nhận rộng rãi trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Ở Pháp trong những năm 70 cũng có một xu hướng nghiên cứu mới gọi là nghiên cứu – phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Lúc đầu xu hướng này cũng có những cách hiểu khác nhau, đến năm 1980 sau khi tổng kết 5 trường hợp làm thử ở các nơi mới thống nhất lại định nghĩa như sau: Nghiên cứu phát triển ở môi trường nông thôn là một cuộc thử nghiệm ở môi trường vật lý và xã hội thực (quy mô thực) các khả năng và điều kiện thay đổi của sự thay đổi kỹ thuật (thâm canh, bố trí lại) và xã hội (tổ chức của người sản xuất, hỗ trợ hành chính và nửa hành chính). “Quy mô thực” mà không gian can thiệp xác định giới hạn vật lý được xác định bởi các điều kiện thể chế, quy định sự chuyển động của các nhân tố sản xuất và sự cứng nhắc của các quan hệ sản xuất (Billaz Dufumier 1980). Việc nghiên cứu triển khai đã dẫn đến khái niệm hệ thống nông nghiệp. Hiện nay có các định nghĩa sau về hệ thống nông nghiệp. - Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện một hệ thống xã hội – văn hóa, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Vissac, 1979). - Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sức sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy (Mazoyer, 1986). Nói đơn giản hơn, hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội – văm hóa, kinh tế và kỹ thuật (Jouve, 1988). Tóm lại, trong các tiếp cận đã trình bày trên có hai cách tiếp cận chính được công nhận rộng rãi đó là tiếp cận hệ thống nông trại của các nước nói tiếng Anh và tiếp cận hệ thống nông nghiệp của Pháp. 3. Vai trò của Hệ thống nông nghiệp đối với phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn: Hệ thống nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Hệ thống nông nghiệp ổn định, phù hợp với tình hình của nền nông nghiệp thì nó sẽ không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Nếu xây dựng một hệ thống nông nghiệp hợp lý sẽ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng Kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn về điều kiện sinh thái. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng Khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn. 4. Phương pháp tiếp cận phát triển hệ thống nông nghiệp ở Ba vì. Ba vì áp dụng phương pháp tiếp cận theo mới theo hai chiều: - Tiếp cận hai chiều từ trên xuống theo những hệ thống điều hành bên trên và kết hợp từ dưới lên dựa vào nghiên cứu thực tế của người dân. - Xây dựng và phát triển hệ thống nông nghiệp dựa vào phân tích của người tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở tham khảo của nông hộ. - Có sự tham gia tích cực của người dân từ các hệ thống. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA BA VÌ 1. Giới thiệu chung Ba Vì là một huyện vùng núi trung bình, nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3 đỉnh cao nhất là đỉnh Vua (1270m), đỉnh Tản Viên (1227m) và đỉnh Ngọc Hoa (1131m). Ngoài ra, còn có các đỉnh thấp hơn như Hang Hùm (776m), Gia Dễ (714m); là nơi nổi tiếng về cảnh đẹp “núi Tản, sông Đà”; là nơi lưu truyền huyền thoại Sơn tinh, Thuỷ tinh của dân tộc ta từ mấy ngàn năm. Từ thời xa xưa đã nổi tiếng trong cả nước vẻ đẹp hùng vĩ của phong cảnh tự nhiên, cũng như sự phong phú, đa dạng và độc đáo của hệ thống sinh vật. * Ở vùng đồi thuộc xã Ba Vì tỉnh Hà Nội. Làng sinh thái Ba Vì trên đồi núi gần như trơ trọc của người Dao - Bà con sống du canh tiếp cận rừng của Vườn Quốc gia Ba Vì và tiếp tục sống bằng du canh. Để bảo vệ tài nguyên thực động vật và cảnh quan của Vườn Quốc gia đồng thời giữ nguồn nước ngọt mà rừng cung cấp cho các khe suối đổ về các thôn xóm của 4 phía, Vườn Quốc gia đã vận động bà con người Dao xuống định cư ở mấy quả đồi ở chân núi nhìn về sông Đà. Bà con xuống núi vì lợi ích của Vườn Quốc gia nhưng sống thế nào trên đồi núi trọc là một vấn đề chưa giải quyết được. Vậy thì định cư nhưng vẫn du canh và rừng của Vườn Quốc gia vẫn bị thu hẹp, đồi núi trọc lan rộng, cảnh quan hoang tàn vẫn diễn ra. Nội dung kỹ thuật đặt ra để giải quyết không phải là một sáng tạo mới mà là sự vận dụng kiến thức làm ruộng bậc thang của bà con đã thực hiện ở một số vùng đồi núi. Cần phải có những cải tiến để đỡ tốn công và có hiệu quả kinh tế cao hơn. Các bờ đất được thay bằng các bờ cây vừa ngăn đất, giữ nước, cải tạo đất, vừa cho những sản phẩm cần cho bà con sử dụng và bán ra thị trường, những loài cây đó là cây bản địa, sẵn giống. Trên các dải đất bậc thang trồng cây ăn quả nhiều tầng kết hợp với cây lương thực thực phẩm. Các nương bậc thang không làm từ đỉnh đến chân đồi như ở một số vùng mà chỉ làm ở 1/2 sườn đồi trở xuống còn phía trên trồng cây gỗ, củi có quả ăn được và thích hợp với môi trường. Những loài cây này nhân dân ta đã quen gây trồng và sẵn giống như dọc, trám, tai chua, bồ kết v.v. Đây là việc vận dụng vào thực tế cái mà ta nói nhiều là đa dạng sinh học của Việt Nam. Dự án có xây dựng trường học cho các cháu lớp mẫu giáo và trạm xá cho bà mẹ trẻ em. Mô hình đã được tổng kết sau gần 5 năm thực hiện và được mọi người đánh giá là tốt, vấn đề là làm sao mở rộng. Một số bà con ở vùng lân cận đã tự đến xem và xây dựng vườn nhà và ruộng bậc thang cho gia đình họ. 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội a. Địa hình, địa thế Toàn bộ khu cần phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Ba Vì nằm trong vành đai độ cao từ 100m đến 400m, trong vùng rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, tiếp giáp địa phận 7 xã miền núi Yên Bái, Vân Hoà, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Minh Quang và Khánh Thượng thuộc Ba Vì, phía Tây Bắc tỉnh Hà nội. Đây là phần tiếp nối của những dông núi bắt nguồn từ các đỉnh núi Tản Viên với sông Đà ở phía Bắc và phía Tây, với đồng bằng bắc bộ ở phía Đông. Theo đường chim bay, chiều cao từ đỉnh cao này tới đường bình độ 100m khoảng 4-5km, và từ cốt 400m đến cốt 100m chỉ hơn 1km. Với hơn 20 giống núi, toả về 4 phía, xuất phát từ các đỉnh cao đã tạo cho Ba Vì thêm vẻ đẹp hùng vĩ và hiểm trở. Hợp Nhất, xã Ba Vì là khu vực có địa hình bị chia cắt mạnh, sườn núi dốc, độ dốc trung bình 250, có nơi tới 350- 400 và có một số bãi bằng hẹp với hình thù đa dạng, có thể là nơi tạo lập nên các vườn cây ăn quả, cây cảnh, vườn sưu tập thực vật hoặc hồ nhân tạo. Đây là những đặc điểm cần được chú ý, khai thác sử dụng triệt để nhằm đáp ứng cho các hoạt động, khai thác tiềm năng nhiều mặt của một Làng sinh thái. b. Địa chất thổ nhưỡng. Theo báo cáo kết quả điều tra lập địa cấp I và những nhận định về lịch sử phát triển địa hình, kiến tạo địa chất cho thấy: Núi Ba Vì được hình thành do vận động tạo sơn Indoxini của vỏ trái đất, cách đây 250 vạn đến 60 vạn năm. Nó được cấu tạo theo kiểu thềm hỗn hợp (phần dưới là đá gốc, phần trên là phù sa). Đá gồm hai nhóm chính: + Đá Mác-ma như: Spilit, phoocpelit, octopia. + Đá biến chất như: phiến thạch sét , phấn sa. Những loại đá này thường ở độ cao từ 200m trở lên. Đá Spilit là một loại đá badan cố định, tạo ra do phun trào dưới nước biển, nó được đưa lên tới độ cao phổ biến trên 400m và không có lớp aluvi trên bề mặt. Quá trình Feralit là quá trình phổ biến và bao trùm lên toàn vùng, thể hiện rõ rệt là mầu sắc của đất, ở những nơi xói mòn mạnh, mực nước gầm thấp, có kết vón dạng hạt màu sẫm. c. Khí hậu, thuỷ văn Ba Vì nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm biến thiên trong khoảng 230C đến 2005C, giảm dần theo độ cao địa hình. Cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm trung bình 0,550C, như vậy, nhiệt độ ở độ cao 400m so với nhiệt độ bên dưới giảm 20C. Ở sườn núi và chân núi phía Đông, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm đạt 2000 đến 2400mm. Mùa khô biểu hiện rõ rệt, chỉ số ẩm mùa khô nhỏ hơn 0,5. Chỉ số ẩm cả năm biến thiên từ 1,4 đến 2,0. Thời kỳ nóng, ẩm kéo dài gần 8 tháng, bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 11. Thời kỳ khô lạnh từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau. Xét về tiềm năng nhiệt ẩm nêu trên, về cơ bản vùng này mang tính chất nhiệt đới ẩm, nhưng có một mùa đông khô lạnh nên khí hậu vùng này không phải là khí hậu nhiệt đới điển hình, mà mang tính chất pha tạp, do đó một mặt tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú, đa dạng của tập đoàn cây trồng, mặt khác cũng gây nhiều phiền phức cho việc xác định cơ cấu cây trồng để tạo ra hệ sinh thái bền vững. Sông Đà chảy dọc phía Tây núi Ba Vì, mực nước sông năm cao nhất 20m, năm thấp nhất là 7,7m so với mực nước biển. Ngoài sông Đà, khu vực Ba Vì không có sông suối lớn. Hầu hết các suối nhỏ, dốc. Mùa mưa, lượng nước lớn chảy xiết làm xô đất, đá, lấp nhiều thửa ruộng ven chân núi, phá vỡ nhiều phai, đập và các trạm thuỷ điện nhỏ. Ngược lại, vào tháng mùa khô, nước rất ít, lòng suối khô cạn. Trong vùng có 7 hồ nhân tạo: Đồng Mô- Ngải Sơn, Suối Hai, Xuân Khanh, Hoóc Cua, Đá Chông, Minh Quang, Chẹ. Một số suối có lượng nước lớn chảy quanh năm, đã tạo nên những thác nước rất đẹp như thác Ao Vua, thác Hương, thác Koong Xeng, đây là những điểm rất hấp dẫn cho khách du lịch. d. Đặc điểm kinh tế xã hội. Vùng cần phục hồi sinh thái, tiếp giáp với 7 xã miền núi của huyện Ba Vì, có số dân là 42.200 người với 7.020 hộ gia đình, gồm 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao. Dân tộc Mường 15.900 người, 2.620 hộ. Dân tộc Dao là 1.250 người, 240 hộ. Nhìn chung kinh tế trong vùng chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn, nghề nông là chính, năng suất lúa thấp: 1,5-2 tấn/ha, lương thực bình quân 130kg thóc/năm/người (kể cả màu quy thóc). Trong điều kiện không có nghề phụ, lao động dư thừa, những tháng thiếu ăn họ phải dựa vào rừng, khai thác lâm sản để sống, nhất là các hộ nghèo, có tới 30% hộ nghèo đói, trình độ dân trí thấp, dân số tăng nhanh 2,4% năm, chăn nuôi đại gia súc phát triển chậm. 3. Quá trình xây dựng Làng sinh thái và kết quả đạt được Viện Kinh tế Sinh thái tiến hành xây dựng “Làng sinh thái người Dao Ba Vì từ tháng 10- 1993 và hoàn thành việc xây dựng vào tháng 5- 1998. Làng sinh thái được xây dựng ở thôn Sổ, là một trong 3 thôn của xã Ba Vì, tỉnh Hà Nội, hiện có 90 hộ gia đình người Dao cư trú với số nhân khẩu 465 người. Để bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Ba Vì, Bộ Lâm nghiệp (trước đây) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vận động và đưa người Dao đang sinh sống ở vùng cao 500m trở lên trên các đỉnh dông của núi Ba Vì, nơi có diện tích rừng nguyên sinh cần được bảo vệ nghiêm ngặt, xuống vùng đồi thấp đã bị mất hầu hết thảm thực vật che phủ, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng. Người Dao xuống núi lập làng theo chủ trương của Nhà nước và được nhà nước giúp đỡ gạo, tiền trong thời gian ban đầu và cơ sở vật chất cũng được xây dựng mới như trường học, trạm xá phục vụ đời sống người dân. Xuống núi định canh, người Dao chưa biết chăn nuôi, chưa biết làm vườn, thả cá, không biết trồng rau và cây ăn quả. Ruộng lúa nước bình quân cho mỗi nhân khẩu chỉ có 4m2/người, còn lại là đồi trọc lẫn nhiều đá lộ thiên, khá dốc, chỉ có thể đưa vào trồng sắn, rất chóng bị xói mòn, bạc mầu… Cuộc vận động định canh định cư đồng bào Dao trước năm 1993 đạt kết quả bước đầu. Nhưng, do đời sống ở nơi định cư mới quá khó khăn nên người Dao lại tiếp tục lên rừng săn bắt, hái lượm, chặt gỗ rừng đem bán, phát đốt rừng làm nương rẫy, trong khi vườn nhà bỏ hoang, chăn nuôi không phát triển, trẻ em lại theo cha mẹ lên nương rẫy chẳng được học hành. Thấy được thực trạng đó, Viện kinh tế Sinh thái đã cử các chuyên gia giỏi về đây mở các lớp tập huấn cho bà con cách sử dụng đất đồi núi để sản xuất nông, lâm nghiệp, trồng cây lương thực, thực phẩm lấy thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau các lớp tập huấn, Viện đã cử một kỹ sư giàu kinh nghiệm trực tiếp ở lại Làng sinh thái với bà con để chỉ đạo thực hiện trên từng khoảnh đất của người dân được giao. Ban đầu thực hiện cho 25 hộ, chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng giúp đỡ nhau sửa sang vườn tược, tạo mặt bằng bậc thang, trồng bờ cây phòng hộ (xem sơ đồ minh hoạ). Sau đấy tiếp tục thực hiện nội dung nêu trên cho toàn làng với 90 hộ dân, nhà nào cũng có vườn sinh thái với những bậc thang và bờ cây phòng hộ, tổng diện tích được xây dựng trên 325.000m2. Viện đã hỗ trợ trả tiền công xá cho việc cải tạo vườn, cấp cho bà con một số giống cây ăn quả (hồng, mơ, vải, nhãn…), giống một số loài cây ngắn ngày (đỗ, lạc, đậu, ngô…) và rau xanh các loại; giúp mỗi hộ gia đình tiền xây một giếng nước, hỗ trợ bà con đào ao thả cá, làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ phân bón và hướng dẫn sử dụng các loại phân vô cơ, hữu cơ bón cho ruộng, vườn. Hình II.3. Sơ đồ mô hình vườn sinh thái hộ gia đình Viện Kinh tế Sinh thái sau hơn 4 năm xây dựng Làng sinh thái cho đồng bào Dao định canh, định cư, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững đã tiếp tục giúp địa phương về kinh phí để xây dựng một trạm xá 4 gian với đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và chi trả tiền lương cho cán bộ trạm xá trong một thời gian dài. Ngoài ra, Viện còn giúp kinh phí đào tạo 2 giáo viên, 1 y sĩ người Dao; tặng giấy bút, vở cho các cháu nhân các dịp khai trường; tặng áo ấm cho người già, cho các cháu và những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; xây một nhà lưu niệm theo đúng kiểu nhà của đồng bào Dao làm nơi hội họp, lễ hội của dân làng. 4. Đánh giá hiệu quả của mô hình Làng sinh thái người Dao- Ba Vì a. Hiệu quả kinh tế của Làng sinh thái Để đánh giá hiệu quả của làng sinh thái, chúng tôi thu thập số liệu về thu nhập của 5 hộ gia đình ở Làng sinh thái và số liệu được lấy trung bình từ thu nhập của các hộ đó. Vì thu nhập trong sản xuất của các hộ rất đa dạng, gồm có cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi, tuỳ thuộc vào các gia đình. Một số hộ có thu nhập từ ao do có điều kiện thuận lợi để đào ao thả cá. Thống kê các cây ăn quả của các gia đình chỉ là tương đối, do vậy các số liệu đánh giá cũng chỉ là tương đối, và giá cả được tính vào thời điểm năm 1999 với giả thiết sự biến động về giá là không đáng k
Luận văn liên quan