Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa

Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế - xã hội đến văn hóa, chính trị. Các thành phố, đặc biệt là các đô thị lớn có tốc độ phát triển như vũ bão, thu hút một lượng lớn dân cư từ các khu vực khác đến làm việc, học tập và sinh sống kéo theo dân số của đô thị tăng đột biến. Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển vượt bậc, dẫn đến các ngành sản xuất cũng đang phát triển không ngừng và cùng với nó là nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao. Thế nhưng hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị lại chưa có sự phát triển tương ứng để đáp ứng lại nhu cầu đi lại đó, tình trạng ách tắc giao thông xảy ra là điều không tránh khỏi, đặc biệt là trong các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Mỗi năm, ở các thành phố này, chỉ riêng vấn nạn tắc đường cũng đã làm thiệt hại cho nền kinh tế đất nước hàng chục tỉ đồng. Hiện nay, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện trạng tắc nghẽn giao thông ở Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng là do các giao lộ hay còn gọi là nút giao thông. Bởi phần lớn các nút giao của chúng ta hiện nay là nút giao thông đồng mức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ của dòng giao thông, gây ách tắc giao thông cũng như là nguy cơ tiềm ẩn của những xung đột giữa các loại phương tiện dẫn đến tình trạng mất ATGT. Đứng trước tình hình đó, để từng bước khắc phục sự yếu kém của hệ thống GTĐT ở Việt Nam cũng như ở Hà Nội, Chính phủ và nghành GTVT đã có những chiến lược đầu tư thích đáng vào hệ thống GTVTĐT. Trong đó có công tác nghiên cứu, thực hiện tổ chức giao thông tại nút đồng mức. Tổ chức giao thông tại nút đồng mức không phải là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, để nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả cho một nút giao thông cụ thể không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt trong điều kiện của dòng giao thông đô thị Việt Nam là dòng hỗn hợp nhiều xe máy. Chính bởi những lý do trên, em đã chọn đề tài tốt nghiệp là “Tổ chức giao thông tại nút giao đồng mức“ nhằm nghiên cứu phương pháp tổ chức giao thông tại nút đồng mức một cách hiệu quả nhất, đáp ứng phần nào nhu cầu của thực tế hiện nay.

docxChia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC HÌNH VẼ v LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về nút giao thông và tổ chức giao thông tại nút 4 1.1. Cơ sở lý luận về nút giao thông 4 1.1.1. Khái niệm về nút giao thông 4 1.1.2. Đánh giá mức độ an toàn, phức tạp của nút giao thông 8 1.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản thiết kế nút giao thông 12 1.1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản khi thiết kế nút giao thông đồng mức 14 1.2. Tổ chức giao thông tại nút đồng mức 18 1.2.1. Khái niệm về tổ chức giao thông 18 1.2.2. Các giải pháp tổ chức giao thông tại nút đồng mức 19 Chương 2: Hiện trạng nút giao thông Ô Chợ Dừa 33 2.1. Khái quát giao thông vận tải đô thị Hà Nội 33 2.1.1. Khái quát hiện trạng giao thông đường bộ đô thị Hà Nội 33 2.1.2. Hiện trạng phương tiện, vận tải và ATGT đô thị Hà Nội 40 2.2. Hiện trạng nút giao thông Ô Chợ Dừa 42 2.2.1. Vị trí và đặc điểm hình học của nút Ô Chợ Dừa 42 2.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại nút 45 2.2.3. Hiện trạng tổ chức giao thông tại nút 46 2.2.4. Hiện trạng tham gia giao thông tại nút 48 2.2.5. Lưu lượng giao thông tại nút 51 2.3. Đánh giá hiện trạng nút giao thông Ô Chợ Dừa 56 2.3.1. Đánh giá cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông của nút Ô Chợ Dừa 56 2.3.2. Đánh giá tình hình tổ chức giao thông tại nút Ô Chợ Dừa 57 Chương 3: Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa 58 3.1. Dự báo lưu lượng giao thông qua nút Ô Chợ Dừa 58 3.1.1. Phương pháp dự báo lưu lượng giao thông 58 3.2 Xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông tại nút đồng mức Ô Chợ Dừa 63 3.2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp tổ chức giao thông tại nút Ô Chợ Dừa 63 3.2.2. Xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông cho nút Ô Chợ Dừa 65 3.3. Đánh giá và lựa chọn giải pháp tổ chức giao thông hợp lý cho nút Ô Chợ Dừa 80 3.3.1. Đánh giá các giải pháp tổ chức giao thông 80 3.3.2. Lựa chọn giải pháp TCGT cho nút Ô Chợ Dừa 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATGT: An toàn giao thông. CSGT: Cảnh sát giao thông. CSHT: Cơ sở hạ tầng. CKĐTH: Chu kỳ đèn tín hiệu ĐTH: Đèn tín hiệu. GDP: Tổng thu nhập quốc dân. GTCC: Giao thông công chính. GTĐT: Giao thông đô thị. GTVT: Giao thông vận tải. GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị. LLBH: Lưu lượng bão hòa. NGT: Nút giao thông. NGTĐM: Nút giao thông đồng mức. VTHH: Vận tải hàng hóa VTHK: Vận tải hành khách. VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng. TCGT: Tổ chức giao thông. TCXDVN 104 – 2007: Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị Việt Nam số 104 năm 2007 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mức độ nguy hiểm tương đối của các điểm xung đột 10 Bảng 1.2: Ví dụ về mức độ nguy hiểm của nút giao 11 Bảng 1.3: Nhịp pha phụ thuộc vào bề rộng của đường xe chạy và lưu lượng xe 28 Bảng 1.4: Nhịp pha xanh của đèn điều khiển đi bộ 31 Bảng 2.1: Các điểm đỗ xe công cộng do công ty khai thác điểm đỗ xe quản lý 39 Bảng 2.2: Tổng hợp các phương tiện chuyển động sai 50 Bảng 2.3: Các loại chuyển động sai 50 Bảng 2.4: Lưu lượng phương tiện theo các hướng từ (7h – 9h) 53 Bảng 2.5: Lưu lượng trong 1h cao điểm theo các hướng 54 Bảng 2.6: Tổng lưu lượng theo các hướng vào nút vào giờ cao điểm 55 Bảng 3.1: Hệ số quy đổi ra xe con () 59 Các nghiên cứu thực tế về dòng giao thông ở Hà Nội đã rút ra hệ số ()như sau: 59 Bảng 3.2: Hệ số quy đổi ra xe con thực tế ( ) 59 Bảng 3.3: Lưu lượng qua nút quy đổi 1h hiện tại 60 Bảng 3.4: Lưu lượng dự báo qua nút 1h cao điểm tương lai 61 Bảng 3.5: Lưu lương quy đổi dự báo 1h cao điểm trong tương lai ( 5 năm 62 Bảng 3.6 Tốc độ thiết kế vào nút 66 Bảng 3.7: Bán kính đảo và số làn xe trong vòng xuyến 67 Bảng 3.8: Lưu lượng tính toán thời gian các pha đèn của giờ cao điểm 76 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Quan hệ giữa lưu lượng xe trên các nhánh và trên nút 5 Hình 1.2: Nút giao không điều khiển bằng đèn tín hiệu 7 Hình 1.3: Nút giao có điều khiển bằng đèn tín hiệu 8 Hình 1.4. Xung đột tại các nút giao thông 9 Hình 1.5: Các xung đột giao thông tại nút ngã tư ngã năm không có điều khiển 10 Hình 1.6: Minh họa đảo dẫn hướng hình tam giác 20 Hình 1.7: Minh họa đảo dẫn hướng hình giọt nước 20 Hình 1.8: Minh họa sử dụng đảo dẫn hướng trung tâm 21 Hình 1.9: Minh họa sử dụng đảo phân cách trung tâm 21 Hình 1.10: Minh họa sử dụng đảo phân cách trung tâm làm làn rẽ trái 22 Hình 1.11: Minh họa sử dụng đảo phân cách biên 22 Hình 1.12: Minh họa sơ đồ tổ chức nút giao thông không đối xứng 23 Hình 1.13: Mở rộng làn xe ở nút giao thông 24 Hình 1.14: Chuyển luồng xe rẽ trái sang phố khác 25 Hình 1.15: Đẩy vị trí xe rẽ trái ra khỏi ngã tư 25 Hình 1.16: Chuyển rẽ trái thành rẽ phải 25 Hình 1.17: Nút ngã tư đồng mức bố trí đèn tín hiệu 27 Hình 1.18: Các pha của chu kỳ đèn hai pha 29 Hình 1.19: Các pha đèn của chu kỳ ba pha 29 Hình 1.20: Một pha đèn của chu kỳ đèn 4 pha 30 Hình 1.21: Các pha đèn của chu kỳ đèn hai pha bắt đầu chậm 30 Hình 1.22: Các pha đèn của chu kỳ đèn của hai pha kết thúc sớm 30 Hình 2.1: Cơ cấu phương tiện theo chuyến đi ở Thành phố Hà Nội 40 Hình 2.2: Biểu đồ về số vụ TNGT trên địa bàn Hà Nội từ năm 1995 đến 2007 41 Hình 2.3: Biểu đồ về số vụ TNGT theo loại phương tiện năm 2007 42 Hình 2.4: Vị trí nút giao thông Ô Chợ Dừa 42 Hình 2.5: Kích thước hình học của nút Ô Chợ Dừa 43 Hình 2.6: Mặt cắt ngang đường Đê La Thành 44 Hình 2.7: Mặt cắt ngang đường Tôn Đức thắng 44 Hình 2.8: Mặt cắt ngang đường Nguyễn Lương Bằng 45 Hình 2.9: Ảnh minh họa về hiện trạng nút Ô Chợ Dừa 45 Hình 2.10: Vạch sơn bố trí tại nút 46 Hình 2.11: Hệ thống biển báo giao thông tại nút 46 Hình 2.12: Sơ họa pha điều khiển giao thông tại nút Ô Chợ Dừa 47 Hình 2.13: Sơ họa các chuyển động sai trên nút 49 Hình 2.14 : Sơ họa dòng lưu lượng giao thông theo các hướng tại Nút Ô Chợ D 52 Hình 2.15: Lưu lượng phương tiện giao thông trên nút trong 1h cao điểm 55 Hình 2.16: Tỷ lệ phương tiện giaothông trên nút trong 1 giờ cao điểm 55 Hình 3.1: Sơ họa lưu lượng tương lai quy đổi tại các hướng nhập nút 64 Hình 3.2 Đồ thị của E.M Lobanov (Nga). 65 Hình 3.3 Đồ thị của A.A Ruzkov (Nga) 65 Hình 3.4 Tổ chức giao thông bằng vòng xuyến 67 Hình 3.5: Tổ chức giao thông bằng đảo vòng xuyến tại nút Ô Chợ Dừa 70 Hình 3.7: Bố trí lại luồng giao thông tại nút 73 LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề nghiên cứu Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế - xã hội đến văn hóa, chính trị. Các thành phố, đặc biệt là các đô thị lớn có tốc độ phát triển như vũ bão, thu hút một lượng lớn dân cư từ các khu vực khác đến làm việc, học tập và sinh sống kéo theo dân số của đô thị tăng đột biến. Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển vượt bậc, dẫn đến các ngành sản xuất cũng đang phát triển không ngừng và cùng với nó là nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao. Thế nhưng hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị lại chưa có sự phát triển tương ứng để đáp ứng lại nhu cầu đi lại đó, tình trạng ách tắc giao thông xảy ra là điều không tránh khỏi, đặc biệt là trong các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Mỗi năm, ở các thành phố này, chỉ riêng vấn nạn tắc đường cũng đã làm thiệt hại cho nền kinh tế đất nước hàng chục tỉ đồng. Hiện nay, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện trạng tắc nghẽn giao thông ở Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng là do các giao lộ hay còn gọi là nút giao thông. Bởi phần lớn các nút giao của chúng ta hiện nay là nút giao thông đồng mức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ của dòng giao thông, gây ách tắc giao thông cũng như là nguy cơ tiềm ẩn của những xung đột giữa các loại phương tiện dẫn đến tình trạng mất ATGT. Đứng trước tình hình đó, để từng bước khắc phục sự yếu kém của hệ thống GTĐT ở Việt Nam cũng như ở Hà Nội, Chính phủ và nghành GTVT đã có những chiến lược đầu tư thích đáng vào hệ thống GTVTĐT. Trong đó có công tác nghiên cứu, thực hiện tổ chức giao thông tại nút đồng mức. Tổ chức giao thông tại nút đồng mức không phải là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, để nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả cho một nút giao thông cụ thể không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt trong điều kiện của dòng giao thông đô thị Việt Nam là dòng hỗn hợp nhiều xe máy. Chính bởi những lý do trên, em đã chọn đề tài tốt nghiệp là “Tổ chức giao thông tại nút giao đồng mức“ nhằm nghiên cứu phương pháp tổ chức giao thông tại nút đồng mức một cách hiệu quả nhất, đáp ứng phần nào nhu cầu của thực tế hiện nay. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút giao đồng mức. Vì vậy cần lựa chọn vị trí nút điển hình có lưu lượng giao thông lớn và tình trạng ách tắc xảy ra thường xuyên. Chính vì thế, em chọn đối tượng cụ thể của đề tài là tổ chức giao thông tại nút đồng mức Ô Chợ Dừa. Bởi vì đây là nút giao thông có lưu lượng phương tiện tương đối lớn, dòng giao thông là dòng hỗn hợp, và trên hết là nút giao thông này lại nằm trên đường vành đai 1 – một tuyến giao thông trọng yếu của Thành phố. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích quan trọng của đề tài này là xây dựng các giải pháp khả thi để tổ chức GT tại nút Tôn Ô Chợ Dừa có hiệu quả và an toàn cho dòng giao thông qua nút. Điều này được cụ thể hoá ở những mục tiêu nghiên cứu sau: Xác định được hiện trạng của nút, lưu lượng giao thông và thành phần giao thông qua nút. Dự báo lưu lượng giao thông qua nút trong tương lai (cụ thể dự báo cho năm thứ 5) để xác định được giải pháp cần thiết cho việc TCGT tại nút. Xây dựng các giải pháp và so sánh, phân tích lựa chọn giải pháp hợp lý để tổ chức giao thông tại nút có hiệu quả về mặt kinh tế kỹ thuật và ATGT. Phương pháp nghiên cứu Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản Kích thước hình học của nút Lưu lượng qua nút thời điểm hiện tại Lưu lượng qua nút trong tương lai 5 năm tới Thời gian qua nút Chu kỳ đèn tín hiệu Kích thước đảo phân làn Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu sẵn có: Gồm các tài liệu lý thuyết nói về TCGT, cải tạo và thiết kế NGT, quy trình thiết kế nút GT theo tiêu chuẩn Việt Nam Các văn bản quy định về quy hoạch giao thông, trong đó có quy hoạch các nút giao thông của đô thị Hà Nội. Các số liệu và các đề tài liên quan đến nút giao thông của các nghiên cứu trước đó Thu thập dữ liệu lần đầu: Xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng của nút Ô Chợ Dừa, cách TCGT tại nút hiện nay. Xác định lưu lượng giao thông qua nút bằng cách tổ chức đếm lưu lượng qua nút vào giờ cao điểm trong ngày. Dự báo lưu lượng qua nút cho năm tương lai thứ 5. Xử lý và phân tích dữ liệu: - Sử dụng kiến thức chuyên môn và phần mềm vi tính chuyên dụng để xử lý số liệu thu được. Cụ thể: - Sử dụng phần mềm MICROSOFT OFFICE để viết báo cáo đồ án - Sử dụng phần mềm MICROSOFT EXCEL để nhập và phân tích số liệu thu thập được - Dùng phần mềm POWER POINT để thuyết minh cho báo cáo - Sử dụng AUTOCAD để vẽ nút và các tổ chức GT trên nút Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, kết luận – kiến nghị và 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về nút giao thông và tổ chức giao thông tại nút đồng mức Chương II: Hiện trạng giao thông đô thị khu vực ảnh hưởng của nút giao Ô Chợ Dừa Chương III: Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa Do thời gian thực hiện đồ án có hạn và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đồ án của em không thể tránh được có những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thày cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tú, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án, giúp đỡ em tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để có thể hoàn thành tốt đồ án này. Đồng thời, em vô cùng biết ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên em trong suốt thời gian làm đồ án. Và cuối cùng, cảm ơn các bạn trong lớp Quy hoạch đã ủng hộ, chia sẻ tài liệu cũng như giúp đỡ thu thập các số liệu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án. Hà Nội, ngày 20-04-2009 SV: Nguyễn Trọng Cường Chương 1: Cơ sở lý luận về nút giao thông và tổ chức giao thông tại nút 1.1. Cơ sở lý luận về nút giao thông 1.1.1. Khái niệm về nút giao thông Định nghĩa Nút giao thông là nơi giao cắt giữa các đường ôtô với nhau, giữa đường ôtô với đường sắt. Nút giao giữa đường ôtô có thể nằm trong hay ngoài địa phận đô thị. (PGS.TS: Bùi Xuân Cậy, Đường đô thị và tổ chức giao thông 2007) Khác với các điều kiện lái xe trên đường, tại khu vực thuộc phạm vi nút và khu trung tâm của nút giao thông, người điều khiển phương tiện phải tập trung chú ý để thực hiện cùng 1 lúc nhiều động tác phức tạp như: Định hướng chuyển động cho xe chạy theo chủ định, tùy thuộc vào điều kiện chạy xe. Thực hiện các động tác nhập dòng, trộn dòng, tách dòng, hay giao cắt với các luồng xe khác khi đi từ đường nhánh vào đường chính hoặc ngược lại hay vượt qua các luồng xe vuông góc. Điều khiển cho xe chuyển từ làn ngoài vào làn trong hay từ làn trong ra làn ngoài để thực hiện ý đồ vào nút hay ra khỏi nút giao thông… Vì vậy các nút giao thông là một bộ phận không thể tách rời khỏi mạng lưới đường trong các đô thị cũng như trong hệ thống các đường ô tô. Tại đây, thường xảy ra tai nạn giao thông, là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, giảm tốc độ dòng xe chuyển động. Theo tính toán của Mỹ và một số nước khác thì tai nạn giao thông trong đô thị chiếm 5% xảy ra tại NGT. Lưu lượng xe tại nút phụ thuộc vào lưu lượng xe tại các đường vào nút, quan hệ này được miêu tả ở hình 1.1 Hình 1.1: Quan hệ giữa lưu lượng xe trên các nhánh và trên nút  (PGS.TS: Bùi Xuân Cậy, Đường đô thị và tổ chức giao thông 2007) Trong đó: Mvđ lưu lượng hướng đông đi vào. Mrđ lưu lượng hướng đông đi ra Mvt lưu lượng hướng tây đi vào Mrt lưu lượng hướng tây đi ra  Mvb lưu lượng hướng bắc đi vào. Mrb lưu lượng hướng bắc đi ra Mvn lưu lượng hướng nam đi vào Mrn lưu lượng hướng nam đi ra   Mối quan hệ này được xác định theo công thức: M = Mvđ + Mvt + Mvn + Mvb hay M = Mrđ + Mrt + Mrn + Mrb 2M = Mđ + Mt + Mn + Mb (  Mi lưu lượng xe trên hai hướng nhánh i, n số nhánh của nút Từ công thức trrên ta thấy rằng lưu lượng tại nút bằng một nửa tổng lưu lượng trên mặt cắt ngang các đường vào nút. Tuy nhiên, khi nghiên cứu khả năng thông xe của nút không chỉ quan tâm đến tổng lưu lượng mà còn phải quan tâm tới phân chia lưu lượng các luồng xe như: đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải trong nút. Phân loại nút giao thông. Có nhiều tiêu chí đánh giá để phân loại nút giao thông, thông thường nút giao thông được phân loại dựa trên: Phân loại dựa trên cao độ mặt bằng các tuyến ra và nút Phân loại dựa trên mức độ phức tạp của nút giao thông Phân loại theo sơ đồ tổ chức giao thông Phân loại theo cao độ mặt bằng của các tuyến hướng các luồng xe chạy ra vào nút. Theo cách phân loại này ta có hai loại hình giao nhau đồng mức và giao nhau khác mức (giao nhau lập thể). Nút giao thông đồng mức thì tất cả các luồng xe ra vào nút từ các hướng đều đi lại trên cùng một mặt bằng . Nút giao thông khác mức thì người ta sử dụng các công trình cầu vượt, hầm chui có cao độ khác với cao độ mặt bằng để loại bỏ sự giao cắt (xung đột) giữa các luồng xe đi vuông góc hoặc cắt chéo nhau Phân loại theo các mức độ phức tạp của nút giao thông Nút giao thông đơn giản: Đó là những ngã ba, ngã tư, xe chạy tự do với lưu lượng thấp. Trong nút không có đảo và các hình thức phân luồng xe chạy. Nút giao thông có đả trên các tuyến phụ vào nút: Với mục đích ưu tiên xe chạy thông thoát với tốc độ thiết kế không đổi trên hướng tuyến chính qua nút. Nút giao thông phân luồng hoàn chỉnh: Nút được thiết kế với đầy đủ các đảo dẫn hướng cho các luồng xe rẽ, các dải phân luồng cho hai hướng ngược chiều, các dải tăng giảm tốc, các dải trung tâm dành cho xe chờ rẽ trái .v.v…Việc bố trí các đảo phân luồng trên tuỳ thuộc vào vị trí, địa hình, yêu cầu giao thông, tỉ lệ xe rẽ theo các hướng cùng nhiều nhân tố khác quyết định. Nút giao thông khác mức: nút dùng được thiết kế cho các luồng xe giao cắt đi trên các cao độ khác nhau bằng các công trình: hầm chui hay các cầu vượt một tầng hoặc nhiều tầng. Phân loại theo sơ đồ tổ chức giao thông Cách phân loại theo sơ đồ tổ chức giao thông là phương pháp rõ ràng và dễ phân biệt nhất. Theo cách phân loại này nút giao thông được chia thành ba loại cơ bản: 1. Nút giao thông không điều khiển bằng đèn tín hiệu 2. Nút giao thông điều khiển bằng đèn tín hiệu 3. Nút giao thông khác mức Nút giao thông đơn giản không có điều khiển bằng đèn tín hiệu Đó là nơi giao nhau cùng mức (trên cùng một mặt phẳng) của các tuyến đường. Tại những nút giao thông này tồn tại nhiều xung đột giao, cắt, tách, nhập của các dòng phương tiện. Sử dụng loại hình tổ chức này an toàn giao thông thấp và khả năng thông xe thấp. Để tăng khả năng thông xe và để đảm bảo an toàn giao thông, với loại hình này phải đảm bảo thiết kế đủ tầm nhìn trên tất cả các hướng và bán kính quay xe ở góc phố không nhỏ hơn 6m. Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng các đảo giao thông bố trí tại nút để phân làn phương tiện nhằm giảm các xung đột nguy hiểm cho các dòng giao thông. Hình 1.2: Nút giao không điều khiển bằng đèn tín hiệu / Nút giao có điều khiển bằng đèn tín hiệu So với loại trên, loại nút giao thông có điều khiển băng đèn tín hiệu thì xe chạy an toàn hơn và khả năng thôn xe được cải thiện. Có nhiều tiêu chí để lựa chọn loại hình tổ chức giao thông này, nhưng thông thường đều phục vụ 2 mục đích chính là: An toàn giao thông và nâng cao khả năng thông hành cho nút. Hình 1.3: Nút giao có điều khiển bằng đèn tín hiệu / Nút giao thông khác mức Theo loại hình tổ chức này, các tuyến đường giao nhau không cùng độ cao, khi đó sẽ loại trừ được phần lớn các xung đột nguy hiểm của các dòng xe khác hướng. Lọai nút giao thông này thường được áp dụng tại nơi giao nhau của 3 đường phố chính có lưu lượng xe chạy lớn trong điều kiện có đủ diện tích để bố trí các công trình vượt 1.1.2. Đánh giá mức độ an toàn, phức tạp của nút giao thông Trước khi xây dựng hoăc cải tạo một nút giao thông thì phải tiến hành đáng giá mức độ phức tạp và an toàn của nút giao thông, để từ đó áp dụng loại hình tổ chức nút giao thông cho phù hợp cũng như quyết định có cần cải tạo hay không, và nếu cải tạo thì sẽ cải tạo nút giao thông ở mức nào, để mang lại hiệu quả mong muốn. a) Độ phức tạp của nút. Ở bất kỳ nút giao thông điều khiển nào thì các dòng xe ra vào nút đều xảy ra giao cắt, nhập và tách dòng. Các điểm để xảy ra giao cắt, nhập tách dòng xe gọi là “các điểm nguy hiểm” gây nên xung đột giữa các dòng xe, làm giảm khả năng an toàn và khả năng thông xe qua nút giao thông. Trong ba loại xung đột trên thì xung đột tách dòng là ít nguy hiểm nhất. Khi có xe tách ra khỏi dòng nó chỉ làm giảm nhẹ tốc độ của dòng xe cơ bản. Tiếo theo là điểm nhập nguy hiểm hơn điểm tách, và cuối cùng nguy hiểm nhất là xung đột giao cắt giữa hai dong xe vuông góc với nhau. Hình 1.4. Xung đột tại các nút giao thông  Để đánh giá mức độ phức tạo của nút, người ta dùng chỉ số M, trong đó lấy điểm tách làm chuẩn (với hệ số = 1), điểm nhập được nhân với hệ số quy đổi bằng 3 và điểm giao cắt có hệ số quy đổi bằng 5. Ta có: M = nt + 3nn + 5nc (1.1) Trong đó: nt, nn, nc, là số điểm tách, nhập, giao cắt trong nút. Theo tiêu chuẩn trên thì độ phức tạp của nút giao được đánh giá như sau, khi : M < 10: Nút rất đơn giản M = 10 đến 25: Nút đơn giản M = 25 đến 55: Nút phức tạp vừa phải M > 55 Nút phức tạp Nút giao ngã tư, ngã năm không có điều khiển nếu tính theo chỉ tiêu M thì thuộc loại nút phức tạp. Hình vẽ dưới đây minh họa độ phức tạp của các nút giao ngã tư, ngã năm không có điều khiển: Hình 1.5: Các xung đột giao thông tại nút ngã tư ngã năm không có điều khiển