Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

Xã hội Việt Nam thời hiện đại đang từng bước chuyển mình bước sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang từng bước đưa những vùng nông thôn phát triển theo tiêu chí chung của quốc gia. Khi xã hội biến đổi, đòi hỏi nhu cầu về đời sống của con người cũng thay đổi, kể cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, ngay cả nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng thay đổi theo thời gian. Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng là một vùng kinh tế còn phát triển khá chậm, trình độ dân trí chưa cao, đời sống tình thần còn nhiều mặt hạn chế, trong đó vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng chưa chú trọng, quan tâm nhiều. Được thành lập từ những năm 1981, Nam Ban là một vùng đất còn khá mới mẻ, chính quyền địa phương còn thiếu thốn nhiều chính sách trong việc chăm lo đời sống người dân, bên cạnh đó hệ thống các trang thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự đồng bộ trong cách thức tổ chức và quản lý xã hội đã hình thành nên những bất cập. Một trong những vấn đề đó có liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người dân, đây cũng chính là lý do mà đề tài này được khảo sát. Có khá nhiều nghiên cứu về điều kiện kinh tế xã hội, cũng có nhiều nghiên cứu về phát triển nông thôn bền vững nhưng vẫn còn một vài khe hở nhỏ mà các nghiên cứu trên ít đề cập đến đó là vấn đề trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh cho người dân. Do đó, đề tài “Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” được khảo sát nhằm góp phần đưa ra một vài giải pháp giải quyết một vài vấn nạn trong công tác phòng và khám chữa bệnh của người dân cũng như công tác tổ chức và quản lý trong y tế của thị trấn Nam Ban nói riêng và toàn xã hội Việt Nam nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Giao thông nông thôn là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân vùng, đề tài nghiên cứu về “quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Gia Lâm thành phố Hà nội” chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố này trong đời sống người dân. Giao thông nông thôn là một trong những lĩnh vực được tập trung quan tâm phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Với mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế. Vì vậy giao thông nông thôn là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cả nước, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Giao thông nông thôn không phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và do đó không khuyến khích được sản xuất phát triển. Giao thông nông thôn được mở mang sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các vùng sản xuất nông nghiệp với các thị trấn, các cộng đồng dân cư, các trung tâm kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xây dựng ở khu vực dân cư, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trước hết phải phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng cơ sở của một khu vực, nó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn và cả nước. Trong những năm vừa qua Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên toàn quốc. Tuy nhiên, yêu cầu phát triển giao thông nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai còn rất nặng nề và cấp thiết. Cho đến nay, hệ thống giao thông nông thôn ở nước ta tuy chưa hoàn chỉnh nhưng đã cùng với hệ thống giao thông quốc gia tạo nên hệ thống giao thông thống nhất, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Xã hội Việt Nam thời hiện đại đang từng bước chuyển mình bước sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang từng bước đưa những vùng nông thôn phát triển theo tiêu chí chung của quốc gia. Khi xã hội biến đổi, đòi hỏi nhu cầu về đời sống của con người cũng thay đổi, kể cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, ngay cả nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng thay đổi theo thời gian. Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng là một vùng kinh tế còn phát triển khá chậm, trình độ dân trí chưa cao, đời sống tình thần còn nhiều mặt hạn chế, trong đó vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng chưa chú trọng, quan tâm nhiều. Được thành lập từ những năm 1981, Nam Ban là một vùng đất còn khá mới mẻ, chính quyền địa phương còn thiếu thốn nhiều chính sách trong việc chăm lo đời sống người dân, bên cạnh đó hệ thống các trang thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự đồng bộ trong cách thức tổ chức và quản lý xã hội đã hình thành nên những bất cập. Một trong những vấn đề đó có liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người dân, đây cũng chính là lý do mà đề tài này được khảo sát. Có khá nhiều nghiên cứu về điều kiện kinh tế xã hội, cũng có nhiều nghiên cứu về phát triển nông thôn bền vững nhưng vẫn còn một vài khe hở nhỏ mà các nghiên cứu trên ít đề cập đến đó là vấn đề trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh cho người dân. Do đó, đề tài “Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” được khảo sát nhằm góp phần đưa ra một vài giải pháp giải quyết một vài vấn nạn trong công tác phòng và khám chữa bệnh của người dân cũng như công tác tổ chức và quản lý trong y tế của thị trấn Nam Ban nói riêng và toàn xã hội Việt Nam nói chung. Tổng quan tình hình nghiên cứu Giao thông nông thôn là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân vùng, đề tài nghiên cứu về “quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Gia Lâm thành phố Hà nội” chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố này trong đời sống người dân. Giao thông nông thôn là một trong những lĩnh vực được tập trung quan tâm phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Với mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế. Vì vậy giao thông nông thôn là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cả nước, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Giao thông nông thôn không phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và do đó không khuyến khích được sản xuất phát triển. Giao thông nông thôn được mở mang sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các vùng sản xuất nông nghiệp với các thị trấn, các cộng đồng dân cư, các trung tâm kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xây dựng ở khu vực dân cư, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trước hết phải phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng cơ sở của một khu vực, nó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn và cả nước. Trong những năm vừa qua Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên toàn quốc. Tuy nhiên, yêu cầu phát triển giao thông nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai còn rất nặng nề và cấp thiết. Cho đến nay, hệ thống giao thông nông thôn ở nước ta tuy chưa hoàn chỉnh nhưng đã cùng với hệ thống giao thông quốc gia tạo nên hệ thống giao thông thống nhất, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhóm tác giả Bùi Thế Cường, Trần Đan Tâm, Lê Thanh Sang, với bài viết : “Điều kiện sống, sử dụng thời gian rỗi, và cảm nhận của người dân về cuộc sống qua một khảo sát định lượng ở miền Tây Nam Bộ”,Tạp chí KHXH số 8(132)-2009. Trong bài viết này thì nhóm tác giả đã sử dụng số liệu của chương trình “Những vấn đề cơ bản của sự phát triển bền vững Tây Nam Bộ” (do viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ thực hiện) nhằm đề cập đến một số tiêu chí về điều kiện sống, về ý kiến về đời sống gia đình và xã hội qua đó rút ra một số nhận xét : Về điều kiện vật chất của cư dân Tây Nam Bộ còn hạn chế, ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ sở vật chất cho một nền tảng văn hóa nhất định, so với đô thị thì điều kiện vật chất của người dân nông thôn kém hơn đáng kể, đặc biệt là nhà vệ sinh và xử lý rác thải. Người dân Tây Nam Bộ cò điều kiện khá tốt trong việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông hiện đại, tivi thay thế dần cho radio, người dân ở đây cũng có mối quan hệ xã hội khá tốt với mọi người trong họ hàng và địa phương. Đại đa số người dân đồng ý rằng điều kiện vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện, điều kiện học tập cũng được nâng lên. Tuy nhiên đa số cho rằng đạo đức xã hội và tê nạn xã hội đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại, điều này cho thấy có sự suy yếu trong văn hóa xã hội, những hành vi lệch chuẩn tăng lên ở Tây Nam Bộ. Bài báo: Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên bền vững được đăng trên báo Công An Nhân Dân ngày 14/04/2011 Bài báo đã cho thấy sau hơn 36 năm đất nước hoàn toàn giải phóng và 25 năm đổi mới, đời sống, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có bước đổi thay, phát triển đáng kể. Đó là nhờ sự đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng vươn lên trong đời sống lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của bà con đồng bào các dân tộc anh em ở Tây Nguyên. Nhưng nhìn chung, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn và chưa có những bước phát triển ổn định, vững chắc… Vậy làm như thế nào để vực dậy được vùng kinh tế nông thôn miền núi, giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, nhằm duy trì ổn định bền vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa bàn Tây Nguyên. Bài báo tuy ngắn nhưng đã nêu lên được thực trạng và những giải pháp cho sự phát triển bền vững về lâu dài cho cuộc sống của người dân ở Tây Nguyên hiện nay như : cùng với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển công nhân dân tộc thiểu số tại chỗ, Nhà nước cũng cần phải có chính sách đào tạo tập trung gắn mới mô hình phát triển kinh tế tập trung ở làng, xã khó khăn.Phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng là một yêu cầu bức thiết. Vì vậy, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Tây Nguyên là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đồng thời góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương. Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, đồng chí Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên, các Bộ, ngành liên quan cần tiếp tục tập trung phối hợp làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; phát huy thế mạnh về các mặt kinh tế chủ lực như nguồn tài nguyên rừng, thủy điện, các loại cây cao su, cà phê… để tạo thế phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng Tây Nguyên Như đã trình bày ở trên thì vấn đề nông dân – nông thôn ngày càng nhận được sự quan tâm đầu tư nhiều của Nhà nước. Đây được coi là vùng cơ yếu cho chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước. Chính vì tầm quan trọng của nó nên đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên mỗi đề tài có mỗi hướng nghiên cứu riêng của mình. Đặng Kim Sơn, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn với tác phẩm “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” , NXB. ĐH Quốc gia, 2003. Tác giả cho rằng: sự vận động, biến chuyển của kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn đóng một vai trò quan trọng. Nếu đi đúng cách thì mọi nguồn tài nguyên , lợi thế của nền kinh tế nông nghiệp sẽ từng bước chuyển thành động lực và điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa , đô thị hóa . Ngược lại, nông thôn sẽ trở thành gánh nặng của quá trình cất cánh, tăng trưởng kinh tế, thậm chí các mâu thuẫn do khoảng cách khác biệt về thu nhập, mức sống có thể trở thành khủng hoảng chính trị, thảm họa môi trường , phá vỡ sự bền vững của quá trình phát triển. Tác phẩm là sự đúc kết và thu thập những số liệu từ tình hình nông nghiệp ở các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Pháp, Anh… Tác phẩm cũng nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách phù hợp làm sao để làm cho nông nghiệp phát triển nhờ thế mạnh vốn có của nó. Chương “ Chia nhỏ đất cho nông dân để đảm bảo công bằng hay tập trung hóa đất đai để tăng hiệu quả? ” thì tác giả cũng đưa ra một số cách làm tiêu biểu của một số nước có nền nông nghiệp phát triển như nông nghiệp Anh đã tập hợp được những mảnh ruộng nhỏ thành những mảnh lớn để hình thành những trang trại sản xuất lớn cho một số ít chủ trại có khả năng sản xuất và cho hiệu quả cao hơn, ở Pháp thì duy trì hai hình thức nông hộ nhỏ và trang trại lớn , duy trì lối sống truyền thống và quan hệ làng xã, nhưng phần lớn sản lượng nông nghiệp là do trang trại sản xuất lớn đóng góp. Nhờ đó tốc độ đẩy lao động ra đô thị chậm lại, xã hội công bằng hơn và thu nhập của nông dân cũng tăng lên đáng kể nhờ hoạt động đó, đời sống người dân được nâng cao theo hướng hiện đại. Bài viết của tác giả Hữu Quan, “Nâng cao thu nhập cho nông dân ở xã nông thôn mới”, báo Kinhtenongthon số ra ngày14/04/2011. Cho rằng: mục đích cuối cùng của việc xây dựng xã nông thôn mới suy cho cùng chỉ làm sao tạo cho nông dân có thu nhập cao, làm cho nông thôn phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Sau hơn 2 năm thí điểm xây dựng nông thôn mới ở 11 xã trong cả nước, việc phát triển sản xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân nhiều địa phương đã có cách làm hay để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân từ 20 đến 30% so với trước. Tuy nhiên để tăng thu nhập cho dân là từng địa phương phải tìm ra được lợi thế của mình để từ đó phát huy. Bài viết cũng cho rằng vấn đề vốn cho sản xuất nông nghiệp là vấn đề thường bị ách tắc, người dân thiếu vốn sản xuất vì vậy ban quản lý các xã phải dành ít nhất 20% số vốn Trung ương hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa cả xã, tăng cường vốn tín dụng cho người dân vay để sản xuất thuận lợi. Ngoài ra các địa phương cần tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến nông sản và bao tiêu sản phẩm cho nông dân, sớm hình thành các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hóa cả xã, tăng cường vốn tín dụng cho người dân vay thuận lợi. Võ Hưng, đề tài nghiên cứu “Vệ sinh môi trường và điều kiện sống của người tái định cư ở thành phố Hồ Chí Minh, 2003”. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu (theo 2 hướng tái định cư chung cư và tái định cư tự chọn) điều kiện sống của người tái định cư (nhầ ở, diện tích, cấu trúc nhà, việc làm thu nhập, mức sống thục tế), nghiên cứu các điều kiện sinh hoạt (cơ sỏ hạ tầng, điện, nước chất thải, tiện nghi sinh hoạt, sinh hoạt hằng ngày, việc đi lại, học hành), nghiên cứu những biến đổi trong đời sống sinh hoạt (tiện nghi sinh hoạt, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, mức độ hưởng thụ văn hóa, vấn đề an sinh xã hội), nghiên cứu sức khỏe và bệnh tật (triệu chứng thông thường, triệu chứng liên quan đến môi trường, việc khám và chũa bệnh), và đã đánh giá chung về môi trường và điều kiện sống ( đối với những người tái định cư ở chung cư thì cuộc sống hiện tại là tốt 44% và rất tốt 20,3%). Như vậy những dự án đó đã thành công. Đề tài đã phân tích những điều kiện sống trong mối tương quan với quyết định lựa chọn nơi tái định cư. Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam(VS/RDE/01, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo PTNT ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về PTNT và tình hình sinh kế ở nông thôn. Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ miền Trung Việt Nam của trường Đại học khoa học và đời sống Praha – Czech Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người, và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên nước, tài nguyên rừng,...tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ nên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. Trần Thị Nam Trân, “Sự chuyển đổi cơ cấu nghề ngiệp trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Xã hội học, 1999. Điểm nỗi bật của đề tài là kiểm định được các giả thuyết đặt ra, tác động của quá trình CNH.HĐH và ĐTH dẩn đến biến đổi XHNN thành XH đô thị, đời sống người dân được nâng cao nhưng không ổn định. Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động địa phương còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường LĐ.Tuy nhiên đề tài chưa phân tích rõ các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc làm của người dân. Từ đó, chưa đưa ra giải pháp giải quyết cụ thể. Những khuyến nghị của đề tài chủ yếu phát triển kinh tê ở cấp vĩ mô chưa đi sát vào phát triển của cá nhân và các đối tượng khác nhau, không giải quyết vấn đề việc làm do tác động của ĐTH. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu tác động của điều kiện kinh tế xã hội lên vấn đề chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người dân. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu tác động của cơ sở vật chất lên vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân Tìm hiểu nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và loại hình khám chữa bệnh phù hợp cho từng mức thu nhập (kinh tế gia đình). Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài Thu thập, phân tích , tổng hợp thông tin. Xử lý, đánh giá mức đọ tin tưởng của thông tin, xác định những thông tin cần thiết lấy Tìm hiểu phân tích một vài yếu tố tác động (đã nêu trong phần mục tiêu) để đưa ra những nhận xét khách quan và chính xác. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp với bối cảnh xã hội, phù hợp với đề tài. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Khách thể nghiên cứu: Người dân tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Thị trấn Nam Ban , huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng Thời gian: Tháng 2/2012 đến tháng 4/2012 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi có thể, đề tài chỉ đi tìm hiểu ở khía cạnh điều kiện cơ sở vật chất (bao gồm:cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nguồn cung cấp nước sạch, …), thu nhập ảnh hưởng như thế nào đến việc chăm sóc sức khỏe của người dân ( tình trạng sức khỏe chung, tình trạng khám chữa bệnh, hiệu quả của việc sử dụng BHYT, …) của người dân tại Nam Ban. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp duy vật biện chứng sẽ được sử dụng làm cơ sở lý luận cho đề tài. Trong đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp diễn dịch – quy nạp để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu. Thu thập phân tích nguồn tư liệu sẵn có Trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi sẽ thu thập các tài liệu gồm các công trình nghiên cứu trước, các báo cáo tổng hợp về vấn đề thu nhập, môi trường, sức khỏe của người dân, về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần… Các tài liệu này được tổng hợp và đúc kết thành từng nhóm ý để phục vụ cho đề tài. Thu thập thông tin định tính Để hiểu được hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế xã hội, những nhu cầu, tình cảm của người dân ở thị trấn Nam Ban chúng tôi tiến hành phương pháp thu thập thông tin định tính thông qua công cụ phỏng vấn sâu. Cụ thể: phỏng vấn 30 người dân ở đủ độ tuổi đã sinh sống và lớn lên ở đây. Ngoài ra, để có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn từ nhiều phía tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu ban lãnh đạo của thị trấn Thu thập thông tin định lượng Phỏng vấn dựa trên phiếu thu thập ý kiến. Phiếu điều tra gồm những câu hỏi đóng và mở nhằm tìm hiểu đời sống kinh tế- xã hội của người dân về tất cả các mặt của xã hội. Phương pháp quan sát Nhóm sẽ tiến hành đi thực địa ở địa bàn nghiên cứu để quan sát về địa hình, đời sống kinh tế, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây. Phương pháp này tạo điều kiện cho tác giả trực tiếp tham gia quan sát cuộc sống cũng như điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng của người dân nơi đây. Thông qua việc quan sát, thu thập thông tin, chia sẽ những thắc mắc thì ta sẽ hiểu rõ hơn về đời sống vật chất và tinh thần của họ cũng như kiểm chứng lại những thông tin thu thập được ở dữ liệu thứ cấp. Nhóm sẽ trực tiếp xuống địa bàn và làm việc một tuần và ghi lại những thông tin thu thập được theo sự phân công trước đó. Nhóm cũng sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ nhật ký làm việc của nhóm khi đặt chân xuống thực địa. Nhật ký ghi lại toàn bộ những gì mà nhóm đã trải nghiệm và sử dụng như cơ sở thực tế để phân tích cho bài báo cáo. Phương pháp chọn mẫu Đề tài có thể kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhưng do muốn tìm hiểu sâu về những chính sách xã hội cũng như những tâm tư, nguyện vọng của công nhân về chính sách của công ty đối với đời sống của họ nên tác giả chọn phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 30 trường hợp, trong đó có 28 người là người dân thuộc mọi ngành nghề và độ tuổi đang sinh sống và làm việc ở xã, 2 cán bộ lãnh đạo của xã. Đề tài sử dụng cách chọn mẫu chỉ tiêu, tiêu chí chọn mẫu theo giới tính, khu vực, nghề nghiệp, tuổi. Phương pháp xử lý thông tin Đối với những số liệu thống kê đề tài xem xét, so sánh đối chiếu và trong một số trường hợp xử lý và phân tích nội dung với các báo cáo tình hình. Đối với các thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu, đề tài sẽ phân tích định tính liệt kê, phân loại và nhóm những thông tin thu được dùng để trích dẫn trong một số trường hợp cần thiết cho sự minh chứng trong báo cáo. Đối với những số liệu thu thập từ bảng hỏi sẽ tiến hành chạy các bảng mô tả, phân tổ và chủ yếu là bảng tần suất (%). Tiến hành kiểm định tương quan một vài biến liên quan. Đối với thông tin quan sát sẽ làm cơ sở để phân tích tổng hợp, cơ sở để đối chiếu khi phân tích, tổng hợp các thông tin từ bảng hỏi định lượng và thông tin định tính từ phỏng vấn sâu. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài chỉ đi tìm hiểu xung quanh các nội dung chính Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát chung về điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn Nam Ban. Từ đó đi phân tích các yếu tố này tác động như thế nào đến đời sống người dân (trong