Điều tra thành phần loài thuộc họ Trúc Đào

1. Lí do chọn đề tài: - Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo thống kê thì tại Việt Nam có: Gần 12000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2256 chi, 305 họ, 69 loài thực vật hạt trần, 12000 loài thực vật hạt kín, 2200 loài nấm, 2176 loài tảo, 481 loài rêu, 368 loài vi khuẩn lam, 691 loài dương xỉ và 100 loài khác. Trong số đó có họ Trúc Đào một họ mà khá phổ biến ở Huế với nhiều công dụng khác nhau như nó có thể làm thuốc chữa bệnh tim, tẩy giun, chữa bệnh sốt rét, tăng huyết áp, chữa bệnh trĩ ngoài những công dụng chữa bệnh như vậy thì họ Trúc Đào cũng là một trong những họ có mang độc tính khá cao như gây chết người khi ta ăn phải lá của một số cây thuộc họ của chúng. Và theo đó tôi chọn đề tài “ Điều tra thành phần loài thuộc họ Trúc Đào”, nhằm tìm hiểu thêm về các chi thuộc loài đó cũng như công dụng có ích, và độc tính mà họ Trúc Đào đem lại để tìm cách phát huy cũng như phòng tránh. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu về đặc điểm hình thái ngoài, cấu tạo của bộ nhị và nhụy của một số cây thuộc họ Trúc Đào. -Xác định tên khoa học và công dụng của một số loài. 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa - Đi thu mẫu tại một số địa điểm như Hồ Thủy Tiên, trường Đại Học Sư Phạm Huế,ngoài ra còn thu mẫu dọc trên các đường Phan Bội Châu,Lê Lợi,Điện Biên Phủ,Nhật Lệ - Bảo quản các vật mẫu trong các túi ni lông và sử dụng mẫu vật ngay trong ngày. 2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm -Phân tích mẫu bằng các dụng cụ như kim phân tích,dao lam,lam kính -Sử dụng kính hiển vi sôi nổi để quan sát - Dựa vào hệ thống phân loại trong cuốn cây cỏ Việt Nam, quyển 2 của Phạm Hoàng Hộ năm (2003) để xác định loài cũng như chi của nó và dựa vào Thực Vật chí Việt Nam, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật (2007). 2.3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu -Đối tượng : Họ cây trúc đào –Apocinaceae -Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2014

doc21 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3851 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra thành phần loài thuộc họ Trúc Đào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: - Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo thống kê thì tại Việt Nam có: Gần 12000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2256 chi, 305 họ, 69 loài thực vật hạt trần, 12000 loài thực vật hạt kín, 2200 loài nấm, 2176 loài tảo, 481 loài rêu, 368 loài vi khuẩn lam, 691 loài dương xỉ và 100 loài khác. Trong số đó có họ Trúc Đào một họ mà khá phổ biến ở Huế với nhiều công dụng khác nhau như nó có thể làm thuốc chữa bệnh tim, tẩy giun, chữa bệnh sốt rét, tăng huyết áp, chữa bệnh trĩ ngoài những công dụng chữa bệnh như vậy thì họ Trúc Đào cũng là một trong những họ có mang độc tính khá cao như gây chết người khi ta ăn phải lá của một số cây thuộc họ của chúng. Và theo đó tôi chọn đề tài “ Điều tra thành phần loài thuộc họ Trúc Đào”, nhằm tìm hiểu thêm về các chi thuộc loài đó cũng như công dụng có ích, và độc tính mà họ Trúc Đào đem lại để tìm cách phát huy cũng như phòng tránh. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu về đặc điểm hình thái ngoài, cấu tạo của bộ nhị và nhụy của một số cây thuộc họ Trúc Đào. -Xác định tên khoa học và công dụng của một số loài. 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa - Đi thu mẫu tại một số địa điểm như Hồ Thủy Tiên, trường Đại Học Sư Phạm Huế,ngoài ra còn thu mẫu dọc trên các đường Phan Bội Châu,Lê Lợi,Điện Biên Phủ,Nhật Lệ - Bảo quản các vật mẫu trong các túi ni lông và sử dụng mẫu vật ngay trong ngày. 2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm -Phân tích mẫu bằng các dụng cụ như kim phân tích,dao lam,lam kính -Sử dụng kính hiển vi sôi nổi để quan sát - Dựa vào hệ thống phân loại trong cuốn cây cỏ Việt Nam, quyển 2 của Phạm Hoàng Hộ năm (2003) để xác định loài cũng như chi của nó và dựa vào Thực Vật chí Việt Nam, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật (2007). 2.3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu -Đối tượng : Họ cây trúc đào –Apocinaceae -Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2014 Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Bảng danh lục loài Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định được thành phần loài thuộc họ Trúc đào (Apocinaceae) được thể hiện ở bảng 3.1: STT Chi Tên khoa học của loài Tên thường gọi 1 Catharanthus Catharanthuss roseus (L.) G.Don Dừa cạn 2 Pentalinon Pentalinon luteum (L.) Hansen & Wunderlin Dây huỳnh đệ 3 Thevetia Thevetia peruviana (Pers.) K.Schum Thông Thiên 4 Wrightia Wrightia religiosa (Teijm. & Binn.) Hook.f. Mai chiếu thủy 5 Plumeria P. rubra L. Đại hoa đỏ 6 Allamanda A.cathartiaca L. Huỳnh anh lá rộng 7 Allamanda A.neriifolia Hook Huỳnh anh lá hẹp 8 Adenium Adenium obesum Forssk Sứ Thái Lan 9 Tabernaemontana Tabernaemontana divaricata (L.)R.Br.ex Roem. & Schult Ngọc bút 10 Nerium N.oleander L. Trúc Đào 11 Asclepias Telosma cordata (Burm f.) Merr Thiên lý 12 Alstonia Alstonia scholaris (L.)R.Br Sữa * Nhận xét: Qua bảng 3.1 chúng tôi thu được 12 loài, thuộc 11 chi thuộc họ Trúc Đào tại Thành Phố Huế và đa số các chi chỉ có 1 loài chỉ có chi Allamanda là có 2 loài. 3.1 Mô tả - Đặc điểm họ Trúc Đào (Apocynaceae) * Về phân loại Theo Takhtajan (1987), họ Trúc Đào có vị trí phân loại như sau: Họ Trúc Đào (Apocynaceae) thuộc bộ Long Đởm (Gentianales) hay Bộ Hoa Vặn (Contortae) Phân lớp Hoa Môi (Lamiidae) Lớp 2 lá mầm (Dicotyledoneae) hay lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) ngành Hạt Kín (Angiospermatophyta) hay ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) * Đặc điểm hình thái Họ Trúc đào gồm khoảng 2000 loài thuộc 200 chi phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, một số ít có gặp ở vùng ôn đới. Ở nước ta biệt được 50 chi, 170 loài. Gồm nhiều cây có ý nghĩa vì chứa alcaloide và glucozil làm thuốc chữa bệnh tim và huyết áp cao.Bao gồm nhiều dạng cây: gỗ leo, bụi, gỗ và thảo. Thân có nhựa mủ màu trắng sữa hoặc nhựa trong. Trong thân có 2 vòng libe. Mạch thủng lỗ đơn, một số có mạch than ngắn. Lá thường mọc đối, vòng hoặc xoắn, đơn,nguyên. Phiến lá đa dạng: bầu dục, thuôn dài, hẹp dài, hình mác.. Gân hình lông chim. Hoa đơn độc hoặc tập hợp thành cụm hoa vô hạn hoặc hình xim. Hoa mẫu 5. Đài 5 thường hợp. Tràng hình ống thường có phần phụ ở trong ống tràng. Tiền khai hoa vặn. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn (ít 3-5), tự do ở phần đầu, dính nhau ở phần vòi, 1 vòi duy nhất. Núm nhụy loe rộng ra và các bao phấn dính vào đó. Gốc bao phấn hình mũi tên. Quả đại, quả nang, đôi khi mọng. 3.1.1 Chi Allamanda. * Allamanda cathartica L. (Huỳnh anh lá rộng) Cây thân gỗ trườn, có nhiều nhựa mũ. Lá mọc vòng từ 3 - 4 chiếc, cuống dài 1cm,phiến thuôn dài, kích thước 14 - 14,5cm x 5 - 6cm. Gân hình lông chim 16 - 18 cặp gân phụ, gân chính mặt dưới đôi khi có ít lông cứng. Hoa tập trung thành xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, 5 cánh, đều, hợp thành hình loa kèn,thùy vặn dài 3cm, Đài 5, màu xanh. Bao phấn hình mũi tên đính trên ống tràng. Họng tràng có phần phụ gồm các vây lông che kín bộ nhị. Vòi nhụy dài 3 - 3.5cm. Bầu hơi tròn, lồi có đĩa mật hình vòng cung bao quanh dưới bầu. Công dụng: chữa tê thấp,sốt rét,làm cảnh. a. b c d e. Hình 1: Cây huỳnh anh lá rộng (Allamanda cathartica L) Dạng cây b. Cành mang hoa c. Bộ nhị có lông che phía trên d. Bầu e. Lát cắt ngang của bầu * Allamanda neriifolianHook ( Huỳnh anh lá hẹp) + Đặc điểm sinh học: gần giống với A.cathartica, tuy nhiên có một số khác biệt sau: Lá mọc cách hoặc mọc vòng 3 - 6 chiếc, cuống dài 0,8cm, có nhiều lông, kích thước 11 - 15cm x 3,5 -4,5cm. Gân chính ở mặt dưới có nhiều lông. Cánh hoa không đều, bao phấn ở ví trí cao hơn núm nhụy, bầu hình cầu, hơi lõm phía trên. a. b. c. d. e. Hình 2: Cây huỳnh anh lá hẹp (Allamanda neriifolianHook ) a. Dạng cây b. Cành mang hoa c. Bộ nhị có lông che phía trên d. Bầu e.Lát cắt ngang của bầu 3.1.2 Chi Catharanthus G.Don Gồm 8 loài ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta có 1loài * Catharanthuss roseus (L.) G.Don ( Dừa cạn) Đặc điểm: Cây thảo, ruột rỗng, cao 0.3 – 0.7 m, cành già nhẵn, cành non có lông thưa, ngắn. Lá mọc đối, gốc tuyến lá có tuyến nâu. Lá dài 4 – 8 cm, rộng 2 - 3 cm, dạng trứng ngược, tù đầu, đáy nhọn, mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông rõ màu trắng. 8 - 12 đối gân phụ cấp I, chếch nhiều so với trục gân chính, chạy ra sát mép, không nối nhau ở mép. Gân phụ cấp II không rõ, lá mỏng.Cuống lá dài 10 – 14 mm, có lông dày. Cụm hoa ở nách và đầu cành, kiểu xim 2 ngả hoặc xim 1 ngả, đôi khi chỉ còn một hoa.Trục chính cụm hoa rất ngắn, dài 0.5 - 1cm, có lông. Lá bắc hình sợi dài 4 - 5mm,có lông rõ.Cuống lá dài 2 mm, có lông dày. Lá đài dài 5 mm, dạng hình sợi nhọn đầu, ngoài có lông, trong nhẵn, gốc đài không có tuyến. Tràng màu trắng hay hồng. Ống tràng dài 1,8 - 2,3 cm, hình ống phình to ở gần họng, ngoài có lông rõ, trong gần nhẵn, họng tràng có lông ngắn dày,cánh tràng dài 2 cm,rộng 1 - 1,2 cm gần hình quạt đầu bằng, gốc thu hẹp, nhẵn cả hai mặt., Nhị đính ở gần họng tràng,nhưng không thò ra ngoài.Chỉ nhị dài 0,2 - 0,3 mm, nhẵn. Bao phấn dài 3 - 3.2 mm, đáy không càng bất thụ, nhẵn. Triền gồm 2 vảy hình bản nhọn,cao bằng bầu. Bầu gồm 2 lá noãn, có lông rõ.Vòi nhụy dài 1,5 - 1,8 mm hình sợi nhẵn. Quả thường gồm 2 quả đại. a. b. c. Hình 3: Cây dừa cạn (Catharanthuss roseus (L.) G.Don ) a.Dạng cây b. Cành mang hoa c. Bầu Công dụng: dùng để tẩy giun, lọc máu, chữa một số bệnh ngoài da. 3.1.3 Chi Pentalinon * Pentalinon luteum (L.) Hansen & Wunderlin (huỳnh đệ) Là loại cây leo, thân cây gỗ chất mủ màu trắng. lá mọc đối xứng hình bầu dục,ngọn lá tròn,vành lá trơn, lá sừng và bóng.Hoa mọc trên nách lá, tràng hoa màu vàng và có hình chiếc phễu. Hoa thường nở vào mùa xuân đến mùa thu. Công dụng: làm cảnh. a . b. Hình 4: Cây huỳnh đệ (Pentalinon luteum (L.) Hansen & Wunderlin ) a. Dạng cây b.Bầu 3.1.4 Chi Tabernaemontana. * Tabernaemontana divaricata (L.)R.Br.ex Roem. & Schult (Ngọc bút) Cây gỗ đứng phân nhiều cành, cao 1 – 3 m, có nhựa mũ trắng, đục. Tiết diện tròn, nhẵn, thân non màu xanh, thân già màu nâu, sần sùi. Lá, đơn, nguyên, mọc đối chữ thập, hình xoan, dài 12 – 15 cm, rộng 6 – 9 cm, đầu lá có đuôi, đáy phiến men dọc theo hai bên cuống lá, mặt trên xanh sẫm, bóng, mặt dưới nhạt, không có lông. Cuống lá dài 1 – 2 cm. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới; 6-9 cặp gân thứ cấp hơi lồi ở mặt dưới, cong hướng lên trên. Cụm hoa: Hoa mọc thành xim ở ngọn cành, trục cụm hoa dài 8 – 10 cm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng, mùi rất thơm. Cuống hoa dài 0,5 – 0,7 cm, màu xanh nhạt. Lá bắc và 2 lá bắc con hình vẩy tam giác, màu xanh nhạt, dài 2 – 4 mm. Lá đài 5, rời hay dính rất ít ở đáy, hình tam giác, dài 5 – 6 mm, màu xanh lục nhạt, mặt trong có các tuyến màu vàng nhạt ở đáy và có nhiều lông mịn; tiền khai năm điểm. Cánh hoa 5, dính nhau. Ống tràng màu trắng, dài 2 – 2,5 cm, hơi dính nhau ở ngọn, chỗ phình có màu xanh nhạt; bên trên xòe thành 5 phiến màu trắng dài 1,8 – 2,1 cm, hình trứng, mép hơi nhăn nhúm, miệng ống tràng có màu vàng; tiền khai vặn. Nhị 5, rời, đính trên chỗ phình của ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị ngắn, dọc 2 bên chỉ nhị nơi đính vào ống tràng có những hàng lông trắng. Bao phấn màu vàng, hình mũi tên, 2 ô, hướng trong, khai dọc, đính đáy. Các bao phấn chụm trên đầu nhụy. Hạt phấn rời, hình trụ, có rãnh. Lá noãn 2, rời ở bầu nhưng dính ở vòi và đầu nhụy. Bầu trên, màu vàng tươi, nhiều noãn, đính noãn mép. Vòi nhụy 1, màu trắng, dạng sợi mảnh, dài khoảng 1,6 cm. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, trên có 2 thùy nhỏ, hình nón màu trắng. a. b. c. d. Hình 5: Cây Ngọc Bút (Tabernaemontana divaricata (L.)R.Br.ex Roem. & Schult ) a.Dạng cây b. Cành mang hoa c.Bộ nhị và nhụy d.Bầu 3.1.5 Chi Adenium * Adenium obesum Forssk (sứ thái) Cây bụi cao 0.5 - 1.5 m, thân mập, mềm và nhẵn, nhựa mũ trong. Lá mọc xoắn mập dài 9 – 11 cm, rộng 3 - 4,5 cm, nhẵn cả hai mặt. Gân chính to mập, lồi rõ ở dưới, lõm sâu ở trên. Cuống lá dài 1 - 3mm, nhẵn. Cụm hoa tận cùng kiểu xim 2 ngả, cuống cụm hoa rất ngắn. Lá bắc hình tam giác dài,nhọn đầu, dài 6 -10 mm, rộng 1,2 - 1,5 mm mặt ngoài có lông rõ,mặt trong chỉ có lông ở nữa trên, nửa dưới nhẵn.Cuống hoa dài 8 - 10mm, có lông rất rõ. Lá đài hình tam giác nhọn đầu.Tràng màu hồng đỏ khi tươi. Ống trành hình phễu. Cánh trành dính tròn đầu và tận cùng thu hẹp đột ngột thành mũi nhọndài 20 – 37 mm,rộng 20 -25mm, mặt ngoài có lông, mịn và ngắn, đôi khi nhẵn. Nhị dính ở đáy chỗ phía của ống tràng, chỉ nhị dài 2 - 3mm, có lông màu trắng dày. Bao phấn dài 5 – 6 mm. Không có triền, bầu trên rõ, nhẵn, cao 2 mm,vòi nhụy dài 16 - 18 mm, hình sợi nhẵn..Đầu nhụy dài 1 mm, hình nón cụt. a. b. c. d. Hình 6: Cây Sứ Thái (Adenium obesum Forssk ) a.Dạng cây b.Cành mang hoa. c. Bộ nhị d.Bầu 3.1.6 Chi Plumeria * P. rubra L. (Đại đỏ) Cây gỗ mềm mập cao 5 – 10 m. Cành mập, nhẵn, nạc. Lá gần mọc cách, dài 15 – 26 cm, rộng 6 – 9 cm, dạng gần thuôn, gốc và đầu lá nhọn, nhẵn cả 2 mặt.Cuống lá dài 4,5 - 5,3 cm nhẵn.Cụm hoa mọc ở tận cùng, có cấu trúc xim, dạng hình thùy, cuống chính cụm hoa dài 20 – 30 cm, có lông thưa. Lá bắc rất bé, rụng sớm, lá bắc con dài 1 - 1,5 mm, dạng tam giác dài, có lông ở đầu cùng. Cuống hoa dài 1,2 - 1,5 cm. Lá đài rất bé dài 0,4 - 0,6 mm rộng 0,5 - 0,8 mm. Tràng màu trắng hay tím nhạt khi tươi. Ống tràng dài 12 – 14 mm. Nhị đính ở gần đáy ống tràng, chỉ nhị dài 0,5 mm,bao phấn dài 2 - 2.3 mm.Vòi nhụy dài 0,3 -0,4 mm.Quả gồm 2 đại. a. b. c. d. Hình 7. Cây Đại Đỏ (P.rubra L.) a. Dạng cây b. Cành mang hoa c. Bộ nhị d. Bầu 3.1.7 Chi Wrightia * Wrightia religiosa (Teijm. & Binn.) Hook.f. (Mai chiếu thủy) Đặc điểm: Thân gỗ nhỏ mọc thành bụi cao 1 – 2 m. Vỏ thân màu xám, thân non có lông nhỏ mịn. Lá màu xanh mạ, mọc đối, phiến thon dài chóp nhọn, gân hình lông chim, kích thước 3 – 4 cm x 1 – 2 cm. Hoa nhỏ màu trắng rất thơm, mọc thành tán ở đầu cành và hướng xuống dưới, cuống hoa dài 2 - 2,5 cm, đài màu trắng xanh rìa có lông dài 0,15 cm, cánh hoa hình bầu dục dài 0,6 cm, không có phần phụ ống tràng, chỉ nhị dài 0,2 cm đính trên họng tràng, bao phấn hình mũi tên dài 0,3 cm, bộ nhị thò ra khỏi họng tràng. Bầu gồm 2 lá noãn rời, 2 vòi nhụy sát nhau hợp ở núm. a. b. c. Hình 8. Cây Mai Chiếu Thủy (Wrightia religiosa (Teujm.& Binn) Hook.f. a.Dạng cây b. bộ nhị c. Bầu 3.1.8 Chi Thevetia * N.oleander L. ( Thông Thiên) Cây gỗ cao 3 – 5 m, cành nhẵn, có nhiều biểu bì khổng. Lá mọc xoắn, dài 8 – 15 cm, rộng 5 – 10 mm,dạng hình kiếm dài đầu nhọn, đáy thu hẹp, nhẵn cả 2 mặt, mép lá hơi cuộn về phía dưới. Cuống lá dài 1,5 -2 mm, nhẵn, ở nách có nhiều tuyến nâu. Cụm hoa ở nách hoặc gần đầu cành,kiểu xim 2 ngã hoặc xim 1 ngã, rất ít hoa, trục chính cụm hoa dài 1 – 3 cm, gân nhẵn. Lá bắc dài 3 – 7 mm, rộng 0,7 – 1 mm, dạng hình mác hẹp, nhẵn cả hai mặt. Cuống hoa dài 1,5 – 3 cm, lá đài dài 6 – 8 mm rộng 0,3 - 0,4 mm, dạng tam giác dài, nhọn đầu, nhẵn cả hai mặt. Tràng màu vàng ống tràng dài 2,5 – 3 cm, gân hình chuông nhẵn cả hai mặt.Bầu cao 2 mm. Bao phấn dài 1,2 - 1,4 mm. Vòi nhụy dài 12 - 14 mm. 3.1.9 Nerium *N.oleander L. ( Trúc Đào) Cây bụi cao 1 - 5 m, đường kính 2 - 15 cm, vỏ nhẵn, lá mọc vòng, ít khi đối hay mọc cách, dài 5 – 20 cm, dạng thuôn dài hay bầu dục hẹp dài, đầu nhọn, đáy hình nệm, thường có lông lúc non, già nhẵn. Cuống lá dài 5 – 10 mm,nhẵn hoặc có lông thưa, cụm hoa mọc tận cùng kiểu xim kép có cấu trúc xim 2 ngả, dạng gù. Lá đài 3 – 10 mm, rộng 1 - 2,5 mm dạng tam giác dài nhọn đầu, có lông ở ngoài, họng ở trong nụ. Ống tràng dài 12 - 22 mm.Tràng phụ dính ở trên đáy cánh tràng sát họng tràng gồm 5 vảy hình sợi bản,các vảy không xẻ thùy. Nhị đính ở họng tràng cách đáy 7 – 13 mm, vòi nhụy có lông rõ. Bao phấn dài 2 – 3 mm hình mũi tên. Bầu gồm 2 lá noãn b.Bầu 3.1.10 *Telosma cordata (Burm f.) Merr ( Thiên lý) Phần lớn là cây leo, có nhựa mủ trong thân và trong lá có vòng libe trong.Bao phấn dính chặt vào đầu nhụy hình khối 5 mặt.Hạt phấn dính lại thành khối phấn.Hoa có tràng phụ.Quả khô gồm 2đại dễ tách nhau. 3.1.11 Alstonia *Alstonia scholaris(L.) R.Br ( Cây sữa) Thân thẳng tròn gốc có thể cao 5 – 7 m, có nhiều nhựa mủ. Lá mọc vòng từ 6 đến 8 chiếc, phiến lá cứng dày không lông, mặt trên xanh đậm,mặt dưới màu trắng xanh và hơi cong xuống.Gân hình lông chim Hoa mọc thành xim nhiều ngã ở đầu cành, trên cuống dài có lông,màu trắng xanh có mùi hắc.Hoa nhỏ hợp thành ống.Hạt nhiều nhỏ,dẹp, dài 70 mm rộng 2,5 mm, mang hai túm lông ở hai đầu, màu trắng. Hình 11: Dạng cây Kết Luận: Chúng tôi đã thu được 12 loài thuộc 11 chi trong đó chi Allamanda có nhiều loài nhất đó là 2 loài. Trong đó loài Allamanda cathartica L., Alstonia scholaris(L.) R.Br ,N.oleander L. ,N.oleander L. ,và một số loài có công dụng chữa bệnh như loài Catharanthuss roseus (L.) G.Don ,Allamanda cathartica L. Ngoài ra còn có một số loài có độc tính như N.oleander L. Tài liệu tham khảo 1.Phạm Hoàng Hộ, 2003. Cây cỏ Việt Nam quyển II. 2.Tôn Thất Pháp, giáo trình thực vật học. 3.Hoàng Thị Sản, 2003. Cây cỏ Việt Nam, quyển II 4. Lê Thị Trễ, 1997. Bài giảng phân loại thưc vật 5. 6. 7. 8.
Luận văn liên quan