Định hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Du lịch là sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia về những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này đem lại. Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nét văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ theo những định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2010 – 2020, trong văn kiện Đại Hội Đảng X đã chỉ rõ : “Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao …Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch…”. Du lịch biển, đảo có ý nghĩa rất quan trọng cả về phát triển kinh tế cũng như quốc phòng - an ninh. Tiến ra biển đã trở thành xu hướng chung của nhiều quốc gia. Du lịch là một bộ phận của kinh tế biển đem lại hiệu quả cao cho các nước có vị trí tiếp giáp với biển. Nghệ An có 82 km bờ biển trải dài từ Quỳnh Lưu đến Cửa Hội với nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Cửa Hội, Cửa Lò (TX. Cửa Lò), Nghi Thiết, bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên... (Quỳnh Lưu), cùng nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Thời gian qua, du lịch vùng ven biển và hải đảo luôn chiếm tỷ trọng lớn đối với du lịch Nghệ An và đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trong ngành cũng như ngoài xã hội; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Tuy vậy, sự phát triển của du lịch biển thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng, bức xúc cần được giải quyết. Mục tiêu phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng đã được xác định rõ trong Nghị quyết số 16/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư của BCH Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Vì vậy để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển và hội nhập kinh tế quốc tế, em đã chọn đề tài “Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020” để nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở xác định rõ các định hướng phát triển chủ yếu của du lịch biển, đảo trong mối quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển. Đồng thời xác định mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 trên cơ sở phát huy vai trò, thế mạnh tài nguyên du lịch biển, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực về du lịch biển, đẩy nhanh tốc độ phát triển của du lịch Nghệ An nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng. Kết cấu của bài gồm có ba phần: Phần I: Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An Phần II: Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Phần III: Định hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020

doc62 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực tập ở sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An, nhận thấy được được tiềm năng, và lợi thế của việc phát triển du lịch biển đảo. Tôi đã chọn đề tài “ Định hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020” để nghiên cứu và làm chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi có tìm kiếm một số tài liệu để lấy số liệu nghiên cứu, tham khảo thêm, và làm cơ sở để thực hiện chuyên đề. Tôi hứa tuyệt đối không sao chép các chuyên đề hay đề án đã có sẵn cùng nghiên cứu giống với đề tài của tôi. Nếu tôi không làm đúng như lời cam đoan, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người cam đoan Nguyễn Đình Mạnh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN 3 1.1 Khái quát về du lịch biển, đảo 3 1.1.1 Khái quát về du lịch 3 1.1.2 Một số khái niệm cơ bản khác 4 1. 1.3 Các dạng du lịch 5 1.1.4 Vai trò của du lịch 5 1.1.2 Du lịch biển, đảo và liên hệ Việt Nam 6 1.1.3 Du lich biển với phát triển kinh tế ở Việt Nam 9 1.2 Tỉnh Nghệ An và những yếu tố tiềm năng phát triển du lịch biển 15 1.2.1 Giới thiệu về tỉnh Nghệ An 15 1.2.2 Yếu tố tiềm nằng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 17 1.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 21 PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢOTỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002-2009 24 2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 24 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 24 2.1.2 Các chủ trương, chính sách ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An thời gian qua 25 2.2 Thực trạng các nguồn lực phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 27 2.2.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng du lịch biển, đảo 27 2.2.2 Thực trạng về đội ngũ lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch 28 2.2.3 Thực trạng về đầu tư phát triển du lịch 28 2.2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 29 2.2.5 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch 30 2.2.6 Công tác bảo vệ môi trường 31 2.3 Kết quả hoạt động du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002-2009 31 2.3.1 Các hoạt động du lịch biển 31 2.3.2 Một số kết quả đạt được giai đoạn 2002-2009 36 2.4 Kết luận về thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 39 2.4.1 Những mặt được trong hoạt động phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 39 2.4.2 Những tồn tại và hạn chế 40 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 40 PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 42 3.1 Mục tiêu, định hướng chung 42 3.1.1 Mục tiêu 42 3.1.2 Định hướng phát triển 43 3.2 Giải pháp 45 3.2.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo. 45 3.2.2 Phát triển các tuyến du lịch biển và ven biển 46 3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 49 3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 50 3.2.6 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 51 3.2.7 Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng 53 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 1: Số lao động trong ngành du lịch biển, đảo ở Nghệ An Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển du lịch biển 2002 – 2008 ở Nghệ An Bảng 3: Khách du lịch đến các địa phương vùng ven biển tỉnh Nghệ An Bảng 4: Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế Bảng 5: Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa Bảng 6: Doanh thu du lịch các địa phương vùng ven biển Nghệ An Bảng 7: Thu ngân sách tỉnh, và thu nhập bình quân đầu người từ du lịch biển, đảo, tỉnh Nghệ An LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia về những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này đem lại. Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nét văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ theo những định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2010 – 2020, trong văn kiện Đại Hội Đảng X đã chỉ rõ : “Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao …Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch…”. Du lịch biển, đảo có ý nghĩa rất quan trọng cả về phát triển kinh tế cũng như quốc phòng - an ninh. Tiến ra biển đã trở thành xu hướng chung của nhiều quốc gia. Du lịch là một bộ phận của kinh tế biển đem lại hiệu quả cao cho các nước có vị trí tiếp giáp với biển. Nghệ An có 82 km bờ biển trải dài từ Quỳnh Lưu đến Cửa Hội với nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Cửa Hội, Cửa Lò (TX. Cửa Lò), Nghi Thiết, bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên... (Quỳnh Lưu), cùng nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Thời gian qua, du lịch vùng ven biển và hải đảo luôn chiếm tỷ trọng lớn đối với du lịch Nghệ An và đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trong ngành cũng như ngoài xã hội; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Tuy vậy, sự phát triển của du lịch biển thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng, bức xúc cần được giải quyết. Mục tiêu phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng đã được xác định rõ trong Nghị quyết số 16/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư của BCH Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Vì vậy để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển và hội nhập kinh tế quốc tế, em đã chọn đề tài “Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020” để nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở xác định rõ các định hướng phát triển chủ yếu của du lịch biển, đảo trong mối quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển. Đồng thời xác định mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 trên cơ sở phát huy vai trò, thế mạnh tài nguyên du lịch biển, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực về du lịch biển, đẩy nhanh tốc độ phát triển của du lịch Nghệ An nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng. Kết cấu của bài gồm có ba phần: Phần I: Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An Phần II: Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Phần III: Định hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020 PHẦN I TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN Khái quát về du lịch biển, đảo Khái quát về du lịch Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng góc độ xem xét. Theo định nghĩa của Tổ Chức Du lịch thế giới: Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ. Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ khác nhau. Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên 2 khía cạnh: Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ dưỡng, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật.Theo định nghĩa này du lịch được hiểu theo góc độ cầu, góc độ người đi du lịch. Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyên thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chổ.Theo định nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. Theo luật du lịch Việt Nam ( được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XI năm 2005) đã nêu khái niệm du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cu trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm: Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết . Du lịch cũng góp phần phát triển kinh tế của đất nước , tăng thu nhập , tạo việc làm cho người lao động. 1.1.2 Một số khái niệm cơ bản khác 1.1.2.1 Khách du lịch Theo tổ chức Du Lịch Thế Giới, khách du lịch là những người có các đặc trưng sau: Là người đi khỏi nơi cư trú của mình Không theo đuổi mục đích kinh tế Đi khỏi nơi cư trú từ 24h trở lên Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng nước. Tại các nước đều có định nghĩa riêng về khách du lịch. Tuy nhiên, điểm chung nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24h trở lên ( hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm ) nhưng không qua thời gian một năm. Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục tiêu như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình. Theo luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch được phân chia thành hai nhóm cơ bản: Khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. 1.1.2.2 Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người, các giá trị nhân văn khác và các sự kiện đặc biệt ( event ) có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch là khách thể của hoạt động du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. 1.1.2.3 Khu du lịch Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. 1.1.2.4 Tuyến du lịch Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. 1.1.2.5 Xúc tiến du lịch Là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. 1. 1.3 Các dạng du lịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch: Du lịch làm ăn. Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt. Du lịch nội quốc, quá biên. Du lịch tham quan trong thành phố. Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái) Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm. Du lịch hội thảo, triển lãm MICE. Du lịch giảm stress, Du lịch Balo, tự túc khám phá. 1.1.4 Vai trò của du lịch Vai trò quan trọng của du lịch là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giúp con người nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du lịch giúp nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của mỗi người. Khi đi du lịch, các nhu cầu thường ngày: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, học tập, chữa bệnh, làm đẹp,… đều gia tăng và có sự biến đổi cấu trúc chung của các nhu cầu. Đó là cơ hội làm giàu cho một lãnh thổ và một quốc gia. Ví dụ, bóng đá thế giới ở Mỹ (1994) tạo ra các dòng người du lịch tới Mỹ, đem về cho quốc gia này tới 4 tỉ USD lợi nhuận. Du lịch không những làm thay đổi cấu trúc chung của các nhu cầu, nó còn làm thay đổi cấu trúc thời gian của các nhu cầu. Nó tạo ra các mùa, vụ, sự tăng giảm khác nhau của nhu cầu theo thời gian trong năm. Nắm bắt được cấu trúc thời gian mà nhu cầu du lịch tạo ra cũng sẽ là cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch làm giàu. Sự mua hàng hóa trực tiếp của du khách đã tạo ra khả năng xuất hàng tại chỗ của du lịch. Điều này kích thích sự phát triển của nhiều ngành sản xuất trong nước, nhất là đối với hàng hóa thủ công mỹ nghệ: đan lát, thêu, mộc, gốm sứ, tranh, ảnh, khảm, xà cừ,… Du lịch giúp tạo ra các lãnh thổ nghỉ ngơi, các vườn quốc gia, công viên du lịch,… đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường; là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hóa, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phục hồi các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hóa,… đồng thời giúp giải quyết việc làm cho đa số lao động phụ ở các thành phố, thị trấn. Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, nó là chất xúc tác cho sự phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế. Du lịch biển, đảo và liên hệ Việt Nam 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cu trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch sinh thái mà dựa vào thiên nhiên là bờ biển, đảo để tắm, vui chơi…kết hợp với văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp bảo tồn và phát triển bền vững của cộng đồng địa phương. Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch biển, đảo thuộc ngành dịch vụ, ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch biển, đảo cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập , tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên du lịch biển, đảo cũng có những nét khác biệt so với các loại hình du lịch khác. Du lịch biển, đảo được xây dựng và phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên là ven biển, nước biển, cát biển,…và các hòn đảo tự nhiên.Trên cơ sở khai thác và phát triển cùng với du lịch nhân văn. Hoạt động du lịch biển thường gắn với các hoạt động nghỉ mát, tắm biển, an dưỡng cũng như các dịch vu giải trí, thể dục thể thao đi kèm… Vì du lịch biển, đảo thuộc loại hình du lịch sinh thái nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của tự nhiên như khí hậu, thủy triều,…nên nó cũng mang tính chất mùa vụ.Đấy cũng chính là mặt hạn chế rất lớn của du lịch biển đảo. Một số nước có bãi biển, cát biển rất đẹp và phù hợp cho du lịch tắm biển nhưng do khí hậu lạnh nên không khai thác được triệt để tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. Ngược lại một số nước có khí hậu nóng nhưng lại không có bờ biển thoải, cát xấu, sóng biển mạnh nên cũng khó cải tạo và khó khai thác được du lịch tắm biển.Như Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm theo mùa, nên du lịch biển đảo cũng chỉ được khai thác mạnh vào mùa nóng.Vào mùa đông ở bắc bộ, du lịch biển bị hạn chế bởi thời tiết lạnh giá. Tóm lại du lịch biển chịu sự tác động mạnh của tự nhiên và khí hậu. Biển, đảo có rất nhiều yếu tố tiềm năng để chúng ta có thể khai thác và phát được các loại hình du lịch khác nhau.Từ tài nguyên bãi biển, trên biển…Từ tài nguyên dưới đáy biển, các bãi san hô, các loại thủy hải sản rất phong phú, đấy là một hệ sinh thái mà ít người được tận mắt nhìn thấy, nếu biết cách khai thác sẽ khơi dậy tính tò mò, long chinh phục thiên nhiên của con người tạo nên cầu du lịch rất lớn. Biển, đảo còn có những thế mạnh riêng mà các ngành du lịch khác không có được.Các món ăn ẩm thực cũng làm phong phú thêm cho du lịch biển đảo.Chỉ có du lịch biển, hành khách mới có cơ hội thưởng thức những món ăn, những đặc sản của biển. Du lịch biển đảo, không chỉ là món ăn tinh thần mà nó còn giúp tăng thêm thể chất, giúp tái sản xuất sức lực cho con người sau những tua khám phá, chinh phục, đi chơi xa… Một bất lợi của du lịch biển đảo là cải tạo hạ tầng khó, và thường rất tốn kém so với các ngành du lịch khác.Ví dụ như cải tạo các bãi biển, bảo tồn và nuôi trồng các khu san hô…đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, và chi phí rất lớn. 1.1.2.2 Các loại hình du lịch biển, đảo Sản phẩm du lịch biển, đảo được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tùy vào điều kiện tự nhiên từng vùng và chính sách phát triển khác nhau mà ở các nước, các vùng khác nhau sẽ có các loai hình du lịch biển đảo khác nhau.Sau đây là một sô loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu. Du lịch tắm biển, nghĩ dưỡng là phổ biến nhất, tận dụng bầu không khí trong lành, khí hậu dễ chịu và phong cảnh ngoạn mục sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau một thời gian làm việc căng thẳng. Du lịch tắm biển kết hợp với văn hóa ẩm thực, mua sắm, là loại hình du lịch tắm biến kết hợp với các món ăn đặc sản rất bổ dưỡng mới lạ kết hợp với những cách chế biến các món ăn độc đáo để du khách có thể thưởng thức. Du lịch tắm biển kết hợp tham quan di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa lễ hội, phong tục tập quán bản địa. Là loại hình du lịch dành cho du khách ham mê văn hoá, có nhiều thời gian để tham quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể . Du lịch sinh thái biển là loại hình du lịch đưa du khách đến tham quan những khu vực đảo núi, vụng áng hoang sơ, các vùng biển có dải san hô ngầm quí hiếm Du lịch mạo hiểm, khám phá và trải nghiệm là loại hình du lịch phát huy các kỹ năng, khả năng chinh phục của con người trước thiên nhiên. Loại hình du lịch này ngày càng được ưa chuộng và là niềm thích thú của các bạn trẻ. Các loại chinh phục thiên nhiên, mạo hiểm như lặn biển, bè mảng, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù... Hệ thống các sản phẩm du lịch biển và ven biển được phân bố theo vùng lãnh thổ ở Việt Nam như sau: - Du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, đảo tập trung ở khu vực Quảng Ninh-Hải Phòng; Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng - Hội An; Khánh Hoà, Bình Thuận, Vũng Tàu; Kiên Giang. - Du lịch văn hoá, lịch sử cách mạng; tham quan tìm hiểu văn hoá dân tộc, du lịch lễ hội. tập trung ở Thừa Thiên - Huế, Quảng nam, Ninh Thuận, Khánh Hoà. - Du lịch thành phố, MICE, tập trung ở TP. Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. - Du lịch sinh thái biển, vùng ngập mặn tại các địa phương Quảng Ninh-Hải Phòng; Thái Bình; Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà; Bà Rịa- Vũng Tàu; ven biển vùng đồng bằng Sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Du lich biển với phát triển kinh tế ở Việt Nam 1.1.3.1 Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch biển, với trên 3000km bờ biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài trên ven biển Việt Nam đó tạo những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Việt Nam là 1 trong hơn 20 quốc gia có vịnh “đẹp nhất thế giới”, đó là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Vịnh Hạ Long (2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và đang nằm trong danh sách đề cử kỳ quan thiên nhiên thế giới), vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forber bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… Tính đến năm 2007, Việt Nam được UNESCO công nhận 6 “khu dự trữ sinh quyển thế giới” đó là: Cát Bà (Hải Phòng), khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng trên địa bàn 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Giao Thủy (N