Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Cho thuê tài chính đã có từ lâu, từ năm 384-332 trước Công nguyên trên thế giới, na ná của loại hình cho thuê tài chính xuất hiện vào khoảng thế kỷ 18 tại Mỹ với mục địch là tài trợ cho ngành vận tải.  Nhưng loại hình này thực sực phát tiển từ sau thế chiến thứ 2 ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật  Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hằng năm của các doanh nghiệp.  Hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở tín dụng thuê mua nhằm khắc phục nhược điểm cho vay và khiến khích doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới để đẩy mạnh sản xuât.  Cho thuê tài chính - chính thức đi vào hoạt đông từ năm 1995 theo NĐ64/CP của chính phủ nay là NĐ 16/CP và các văn bản khác.

doc39 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG --------------O0O-------------- GVHD: ThS. Trương Văn Cường NHÓM SVTH: 1. Nguyễn Vĩnh An L11K02B 0306 2. Nguyễn Thanh Danh L11K02B 0328 3. Đinh Thị Dung L11K02B 0267 4. Nguyễn Thanh Lam L11K02B 0290 5. Trần Thị Loan L11K02B 0304 6. Nguyễn Thị Thùy Nhiên L11K02B 0272 7. Nguyễn Minh Tâm L11K02B 0331 8. Phương Thị Tươi L11K02B 0320 9. Phạm Trương Tố Linh ( SV học lại ) LỜI MỞ ĐẦU Thuê tài chính là phương pháp được lựa chọn của các nhà đầu tư sản xuất và dịch vụ tại các nước đang phát triển. Chính vì vậy, cho thuê tài chính đã hình thành để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cho thuê tài chính là hình thức kinh doanh ít rủi ro trong nền kinh tế lạm phát như ngày nay. Qua đề tài này chúng em đã hiểu được đặc điểm, tính chất, lợi ích, hạn chế, các loại hình cho thuê tài chính và tầm quan trọng của nó. Qua đây chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy – Ths Trương Văn Cường đã dành nhiều tâm huyết dạy dỗ chúng em và hướng dẫn chúng em hoàn thành đế tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu thuyết trình này được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! NGUỒN GỐC VÀ SỰ RA ĐỜI CHO THUÊ TÀI CHÍNH Cho thuê tài chính đã có từ lâu, từ năm 384-332 trước Công nguyên trên thế giới, na ná của loại hình cho thuê tài chính xuất hiện vào khoảng thế kỷ 18 tại Mỹ với mục địch là tài trợ cho ngành vận tải. Nhưng loại hình này thực sực phát tiển từ sau thế chiến thứ 2 ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật … Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hằng năm của các doanh nghiệp. Hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở tín dụng thuê mua nhằm khắc phục nhược điểm cho vay và khiến khích doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới để đẩy mạnh sản xuât. Cho thuê tài chính - chính thức đi vào hoạt đông từ năm 1995 theo NĐ64/CP của chính phủ nay là NĐ 16/CP và các văn bản khác. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂN CHO THUÊ TÀI CHÍNH 2.1. Khái niệm Hiểu một cách chung nhất thì: Cho thuê tài chính hay còn gọi là cho thuê vốn (Capital leases) là loại cho thuê dài hạn, bên thuê không được hủy bỏ hợp đồng. Bên đi thuê chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản. Phần lớn các hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê được quyền gia hạn hợp đồng hoặc được quyền mua đứt tài sản sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc. Thực chất cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn, trong đó yêu cầu sử dụng của bên đi thuê, bên cho thuê tiến hành mua tài sản và chuyển giao cho bên đi thuê sử dụng. Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng VN: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Theo nghị định 16/2001/NĐ–CP ngày 2-5-2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê. (Điều 1- Nghị định 16) 2.2. Đặc điểm Từ khái niệm "Cho thuê tài chính" nêu trên, có thể ra một số đặc điểm đặc thù của hoạt động cho thuê tải chính là: Thứ nhất: Tài sản thuê và nhà cung cấp tài sản do bên thuê lựa chọn mà không phụ thuộc vào những kỹ năng và ý kiến của bên cho thuê. Chính vì đặc điểm này mà bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản không được giao hoặc không giao đúng với các điều kiện cho bên thuê thoả thuận với bên cung ứng (Khoản 1 Điều 24 Nghị định 16). Thứ hai: Thời hạn thuê là trung hoặc dài hạn, chiếm phần lớn thời gian hữudụng của tài sản và không thể bị huỷ ngang theo ý chí của một bên. Đặc điểmnày nêu bật rõ những lợi ích mà cho thuê tài chính mang lại không chỉ riêng chocác chủ thể tham gia hợp đồng mà cho cả nền kinh tế. Thứ ba: Phần lớn những chi phí cho việc vận hành, bảo dưỡng, bảo hiểm tài sản được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Theo quy định tại Khoản 5, 6 Điều 26 Nghị định 16: "Bên thuê chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê. Đồng thời, bên thuê phải có nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. Không được tẩy xoá, làm hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản thuê". III. TÍNH CHẤT HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng cho thuê tài chính a. Khái niệm Chế định hợp đồng có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng trong việc tạo dựng khung pháp lý cho các giao lưu dân sự, kinh tế. Chúng ta có thể hiểu hợp đồng theo một cách thông thường là một thỏa thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Và rõ ràng quan hệ CTTC là một quan hệ hợp đồng bởi đó là thỏa thuận giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ trong hoạt động CTTC để hướng tới việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê. Theo quy định tại khoản 1 điều 17 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động công ty CTTC thì hợp đồng CTTC là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Theo đó hợp đồng cho thuê tài chính phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên và địa chỉ các bên, ngày, tháng, năm; Mô tả tài sản cho thuê; Tình trạng tài sản; số lượng; giá mua; tiền thuê, tiền trả trước, giá trị mua lại; thời hạn thuê; quyền và nghĩa vụ các bên; các thỏa thuận về trường hợp chấm dứt hợp đồng CTTC trước hạn. Đây là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng CTTC. Từ những quy định trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng CTTC như sau: "Hợp đồng CTTC là sự thỏa thuận của các bên trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó, công ty CTTC sẽ cho khách hàng quyền sử dụng tài sản trong một khoản thời gian nhất định với điều kiện khách hàng phải trả tiền thuê theo đúng cam kết". b. Đặc điểm - Hợp đồng CTTC được hình thành trên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng, tự nguyện giữa các bên. Đặc điểm này là biểu hiện rõ nét nhất của nguyên tắc tự do hợp đồng. Trên cơ sở sự trùng hợp ý chí, hai bên sẽ cùng tự nguyện cam kết thực hiện các nghĩa vụ đã giao kết. Cụ thể bên cho thuê là các công ty CTTC sẽ cho khách hàng quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện khách hàng phải trả tiền thuê. Bên cho thuê hoàn toàn có quyền thu hồi tài sản thuê nếu bên thuê không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền thuê như đã cam kết. - Trong hợp đồng CTTC người cho thuê phải có mục đích cung cấp tài chính, có nghĩa là người cho thuê khi đầu tư vào tài sản này hoàn toàn không phải vì tính năng, công dụng của nó mà mục đích đặt ra là khoản lời từ số tiền do người thuê thanh toán. Theo đó, quyền lợi của người cho thuê luôn được đảm bảo bởi họ luôn là chủ sở hữu tài sản thuê về mặt danh nghĩa. Do đó, khi bên thuê vi phạm hợp đồng, bên cho thuê chỉ cần yêu cầu bên thuê trả lại tài sản mà không cần phải giải quyết bằng con đường bồi thường. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hợp đồng CTTC còn thực hiện chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. - Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho rằng hợp đồng CTTC là hợp đồng ba bên gồm có người bán, người cho thuê và người thuê. Mặc dù có thể thấy rằng trong quan hệ thuê tài chính mỗi bên nêu trên đều có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ công nhận nghĩa vụ của hai bên trong một giao dịch riêng lẻ nên theo tác giả hợp đồng CTTC là hợp đồng song vụ. Trong hợp đồng CTTC, khách hàng có quyền nhận tài sản từ công ty CTTC và có nghĩa vụ trả tiền thuê tài sản còn công ty CTTC có nghĩa vụ giải ngân một khoản tiền mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng và có quyền kiếm thu nhập từ tiền thuê tài sản. Tuy nhiên, hợp đồng song vụ này có một điều đặc biệt là luôn gắn liền với hợp đồng mua bán tài sản thuê. Bên cho thuê theo hợp đồng CTTC giao việc thực hiện một phần nghĩa vụ của mình cho người bán theo hợp đồng mua bán như một sự ủy quyền thực hiện nghĩa vụ, theo đó người bán phải chịu trách nhiệm trước người thuê về chất lượng của tài sản thuê. Có thể thấy đây là dấu hiệu đặc trưng chủ yếu nhất của hợp đồng CTTC. Sau khi ký kết hợp đồng bên cho thuê phải mua tài sản theo sự chỉ định của bên thuê. Điểm đặc trưng này được ghi nhận tại điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ-CP: " Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê". Trong trường hợp này bên thuê sẽ chịu trách nhiệm về sự lựa chọn tài sản cũng như nhà cung ứng. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng hợp đồng mua bán ở đây là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba - bên thuê. Một điểm đáng lưu ý là tài sản thuê trong hoạt động CTTC chỉ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Bởi vì thực chất bên thuê trong hoạt động nay đang được sử dụng tài sản lớn hơn nhiều lần số tiền mà họ đang có. Do đó, công ty CTTC sẽ không bao giờ cho thuê nếu tài sản này không phát sinh lợi nhuận để đảm bảo khả năng thanh toán tiền thuê của khách hàng. 3.1.2. Chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính. a. Bên cho thuê CTTC cũng là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, tuy nhiên hiện nay pháp luật Việt Nam không cho phép các NHTM được trực tiếp thực hiện nghiệp vụ này mà các NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh cho thuê tài chính. Không giống với các lĩnh vực kinh doanh thông thường, CTTC là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật. Do đó, để trở thành bên cho thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể tại điều 8, điều 11 Nghị định 16/2001/NĐ-CP các TCTD phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp; có vốn điều lệ theo quy định hiện hành là 150 tỷ; có điều lệ đã được NHNN chuẩn y; thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính; có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng CTTC với khách hàng. Chúng ta có thể thấy rằng việc pháp luật quy định những điều kiện trên đối với bên cho thuê không chỉ góp phần hạn chế, loại trừ những TCTD không đủ tiêu chuẩn kinh doanh trên thương trường mà qua đó cũng góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ CTTC. Ngoài ra đây còn là căn cứ để các thẩm phán, trọng tài thương mại có thể tiến hành giải quyết tranh chấp khi có vi phạm xảy ra. b. Bên thuê Tại khoản 2 điều 7 Nghị định 16/2001/NĐ-CP quy định bên thuê trong hoạt động CTTC là tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình. Chúng ta có thể hiểu bên thuê ở đây là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu sử dụng tài sản và có đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu bên thuê là pháp nhân thì còn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 84 BLDS 2005. Ngoài ra khi tham gia vào quan hệ cho thuê tài chính, bên thuê phải có người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ví dụ: Doanh nghiệp nhà nước thì người đại diện là Tổng giám đốc (giám đốc), hay đại diện cho tổ hợp tác khi ký kết hợp đồng cho thuê tài chính là tổ trưởng ngoài ra tổ trưởng có thể ủy quyền cho tổ viên… Tuy nhiên, để tránh tình trạng lạm quyền, đảm bảo khả năng thu hồi khoản tín dụng cũng như tính ổn định của hệ thống tín dụng, trong những trường hợp cụ thể tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định nhưng công ty CTTC không được chấp nhận ký kết hợp đồng với: Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc); cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương… Quy định này là hoàn toàn phù hợp bởi hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho thuê tài chính nói riêng có những tác động nhất định đến sự ổng định và phát triển của nền kinh tế. Do vậy, pháp luật phải đặt ra những giới hạn nhất định để đảm bảo cho sự phát triển ổn dịnh của nền kinh tế nước nhà. 3.1.3. Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính. Đối tượng của hợp đồng CTTC là tài sản mà công ty CTTC cho phép khách hàng được sử dụng trong một thời hạn nhất định để khách hàng phục vụ cho mục đích hoạt động của mình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Theo nguyên tắc trong thương mại quốc tế, đối tượng của hợp đồng CTTC quốc tế có thể là động sản hoặc bất động sản. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay đối tượng của hợp đồng CTTC chỉ dừng lại ở động sản vì nhiều lý do khác nhau mà tác giả sẽ trình bày ở phần sau. Một điểm đáng lưu ý là có một số khác biệt trong khái niệm bất động sản giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Cụ thể theo Công Ước Viên 1980 máy bay, tàu thủy, tàu hỏa là bất động sản nhưng trong pháp luật Việt Nam các loại tài sản trên lại là động sản. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào quan hệ cho thuê tài chính quốc tế cần hết sức lưu ý vấn đề chọn luật áp dụng để tránh những tranh chấp phát sinh sau này. Ngoại trừ bất động sản, pháp luật hiện nay cho phép công ty CTTC và khách hàng được tự do thỏa thuận mọi loại tài sản phù hợp với nhu cầu của khách hàng để trở thành đối tượng của hợp đồng CTTC. Chính vì vậy, đối tượng của hợp đồng CTTC hiện nay rất đa dạng tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, mà khách hàng chỉ định tài sản thuê phù hợp với nhu cầu của họ như là: các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, máy móc, tàu biển, máy bay…Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tài sản mà pháp luật đặt ra những điều kiện nhất định để tài sản đó có thể trở thành đối tượng của hợp đồng CTTC.. Tóm lại, do đặc điểm của tài sản thuê thường có giá trị lớn và gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thuê nên công ty CTTC chủ yếu quản lý tài sản thông qua các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh do bên thuê cung cấp còn tài sản thực tế sẽ do khách hàng chiếm hữu, khai thác, sử dụng và chịu mọi rủi ro, mất mát, hư hỏng đối với tài sản theo quy định pháp luật. 3.2. GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 3.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng cho thuê tài chính. Về nguyên tắc giao kết. Nghị định 64 và Nghị định 16 không quy định các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng cho thuê tài chính. Nhưng như đã đề cập đến ở phần trên, dù hợp đồng cho thuê tài chính có là kinh tế hay dân sự thì các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng kinh tế hoặc dân sự cũng được áp dụng cho việc giao kết hợp đồng chothuê tài chính. Nếu hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng kinh tế thì Điều 3 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định: "Hợp đồng kinh tế được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật". Đây chính là các nguyên tắc của hợp đồng kinh tế, tức là các tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi tiến hành giao kết hợp đồng kinh tế.  Trong trường hợp, hợp đòng cho thuê tài chính được xác định là hợp đồngdân sự. Theo đó, việc giao kết hợp đồng cho thuê tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 395, Bộ luật Dân sự, đó là: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 3.2.2. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cho thuê tài chính. Về thủ tục, trình độ giao kết. Hợp đồng cho thuê tài chính cần được giao kết theo thủ tục và trình tự nhất định. Cũng như nhiều dạng hợp đồng khác, thủ tục, trình tự giao kết hợp đồng cho thuê tài chính là các cách thức, các bước, các hành vi mà các bên phải tiến hành nhằm xác lập một quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực pháp lý. Các văn bản pháp luật quy định riêng về cho thuê tài chính không quy định về thủ tục và trình độ giao kết hợp đồng cho thuê tài chính và vì vậy, trong trường hợp này trình tự giao kết hợp đồng đối với các hợp đồng dân sự nói chung và kinh tế nói riêng được áp dụng. Có hai cách thức giao kết hợp đồng cho thuê tài chính: Giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp. v Giao kết hợp đồng bằng cách trực tiếp diễn ra trong các trường hợp đại diện hợp đồng của các bên trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thoả thuận, thống nhất ý chí, xác định các điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào một văn bản. Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm hai bên ký vào văn bản. v Giao kết hợp đồng bằng cách gián tiếp là cách thức giao kết mà trong đó,các bên gửi cho nhau các tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Việc giao kết bằngcách gián tiếp đòi hỏi phải tuân theo một trình tự nhất định. Hợp đồng giao kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể thện sự thoả thuận về tấtcả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.  Cho dù hợp đồng cho thuê tài chính có thể được giao kết bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thì đều có hiệu lực pháp lý như nhau, điều đó đòi hỏi các bên phải thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã cam kết. Để xác lập hợp đồng cần có sự thoả thuận giữa những người giao kết. Sựthoả thuận này thể hiện ở hai yếu tố: - Đề nghị giao kết hợp đồng   - Chấp nhận giao kết hợp đồng Nếu xác định hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế thì các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng phải dựa trên các quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Song cho đến nay, vấn đề trên chưa được quy định rõ ràng trong Pháp lệnh. Đây là một trong những dấu ấn của cơ chế cũ chưa được khắc phục: Yếu tố thoả thuận của các bên chưa được coi trọng thực sự. Và như vậy, nếu chung ta thừa nhận Bộ Luật Dân sự là luật chung thì có thể áp dụng các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng kinh tế, điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng để xem xét đến yếu tố thoả thuận của hợp đồng cho thuê tài chính. Khi một bên đã đề nghị bên kia giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủyếu của hợp đồng và thời hạn trả lời, thì không được mời bên thứ ba giao kết trong thời hạn chờ trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời, thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó, nếu bên đề nghị giao kết hợpđồng nhận được trả lời khi đã hết hạn trả lời, thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợp nói qua điện thoại hoặc các phương thức khác, thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. Còn trong trường hợp việc trả lời được chuyển qua
Luận văn liên quan