Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam

Khái niệm cơ cấu thường được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Sau một thời gian biến đổi, các quan hệ giữa các bộ phận sẽ làm cho cơ cấu của hệ thống thay đổi, nó chuyển sang một trạng thái khác về chất hay trở thành một cơ cấu khác. Nếu hiểu biết cơ cấu của toàn bộ hệ thống thì sẽ nghiên cứu được quy luật để xác định các vấn đề có tính định lượng của hệ thống đó. Vì vậy, nghiên cứu về cơ cấu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu hệ thống và khi nghiên cứu cơ cấu, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Không chỉ nghiên cứu về những yếu tố cấu thành hệ thống mà còn phải nghiên cứu về mối quan hệ, liên kết hữu cơ giữa các yếu tố đó (cả về tỷ trọng số lượng, chất lượng các yếu tố) và sự vận động, biến đổi cơ cấu của hệ thống. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu theo chuỗi thời gian. - Phải đứng trên quan điểm hệ thống để nghiên cứu cơ cấu. Để nghiên cứu hệ thống kinh tế quốc dân, cần phải nghiên cứu về cơ cấu cấu thành hệ thống đó. Trên quan điểm hệ thống như vậy, có thể hiểu cơ cấu kinh tế của một nước là tập hợp các yếu tố cấu thành nền kinh tế của nước đó và mối quan hệ, những tác động qua lại giữa tất cả các yếu tố cấu thành nền kinh tế quốc dân. Trong cơ cấu kinh tế có sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. Khi quá trình tổ chức lao động phát triển mạnh mẽ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của xã hội. Vì thế có thể hiểu cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế- xã hội và thời gian nhất định. Điều đó có nghĩa là khi xem xét cơ cấu kinh tế phải xem xét cấu trúc bên trong của nền kinh tế qua các mối quan hệ khác nhau. Các quan hệ này không chỉ là quan hệ tỷ lệ mang tính số lượng mà còn mang tính chất lượng thể hiện sự ràng buộc giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Hơn thế nữa, hệ thống kinh tế có có đặc điểm: là hệ thống mở, phức tạp, động, đa cấu trúc, phân cấp, tự điều chỉnh và bị điều khiển bởi nhà nước, vì thế cơ cấu kinh tế có thể vận động theo những mục tiêu nhất định của nền kinh tế.

doc111 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên