Các giao thức định tuyến được tạo ra để đáp ứng nhu cầu cho các Router tạo các
bảng định tuyến động. Một giao thức định tuyến là sựkết hợp của các luật và thủtục
cho phép các Router trên liên mạng thông báo với nhau các thay đổi. Nó cho phép các
Router chia sẽtất cảnhững gì chúng biết vềliên mạng hoặc vềcác láng giềng của
chúng.
Các giao thức định tuyến cung cấp phương pháp truyền thông tin định tuyến tới các
bộ định tuyến đểchia sẻthông tin định tuyến và tính toán tuyến. Mỗi một giao thức
định tuyến định nghĩa cho một tập các thành phần dữliệu của cơsởdữliệu cấu hình
mạng (cơsởdữliệu định tuyến và tham sốcấu hình mạng) sẽ được tính toán trong
bảng định tuyến.
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6848 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định tuyến IP - Chương 5: Các giao thức định tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
42
Chương 5
Các giao thức định tuyến
5.1 Giới thiệu chương :
Các giao thức định tuyến được tạo ra để đáp ứng nhu cầu cho các Router tạo các
bảng định tuyến động. Một giao thức định tuyến là sự kết hợp của các luật và thủ tục
cho phép các Router trên liên mạng thông báo với nhau các thay đổi. Nó cho phép các
Router chia sẽ tất cả những gì chúng biết về liên mạng hoặc về các láng giềng của
chúng.
Các giao thức định tuyến cung cấp phương pháp truyền thông tin định tuyến tới các
bộ định tuyến để chia sẻ thông tin định tuyến và tính toán tuyến. Mỗi một giao thức
định tuyến định nghĩa cho một tập các thành phần dữ liệu của cơ sở dữ liệu cấu hình
mạng (cơ sở dữ liệu định tuyến và tham số cấu hình mạng) sẽ được tính toán trong
bảng định tuyến.
Đôi khi các giao thức định tuyến được gọi là thuật toán định tuyến vì nó chỉ ra
phương pháp tìm kiếm tuyến đường đi ngắn nhất tới đích. Một bộ tham số mạng để
tính toán định tuyến thường được sử dụng hiện nay gồm có: Băng thông ( tốc độ bít),
độ trễ, giá thành thấp nhất, tải, đơn vị truyền tải lớn nhất của tuyến và độ tin cậy của
tuyến.
Metric gắn cho mỗi mạng phụ thuộc vào loại giao thức. Một số giao thức đơn giản,
chẳng hạn giao thức thông tin định tuyến (RIP - Routing Information Protocol), coi các
mạng là ngang nhau. Giá đi qua mỗi mạng là như nhau; đó là số bước nhảy (Hop
Count). Do đó, nếu một gói dữ liệu qua 10 mạng để đến đích thì giá tổng là 10. Các
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
43
giao thức khác, chẳng hạn giao thức mở đường đi ngắn nhất trước (OSPF-Open
Shortest Path First), cho phép người quản trị gán giá để qua một mạng dựa trên các loại
dịch vụ yêu cầu. Một tuyến qua một mạng có thể có nhiều giá (metric).
Chương này đề cập đến một số giao thức định tuyến bên trong hệ thống tự trị như
RIP, OSPF, IGRP, EIGRP, OSPF và giao thức định tuyến bên ngoài hệ thống tự trị
BGP.
Tóm lại các giao thức định tuyến sẽ :
- Cung cấp thông tin cho bảng định tuyến của Router.
- Cho phép các Router trao đổi thông tin.
- Chọn đường đi tối ưu.
5.2 Giao thức định tuyến và giao thức được định tuyến :
Do hai thuật ngữ giao thức định tuyến và giao thức được định tuyến không giống
nhau, nên thường xuất hiện sự nhầm giữa chúng. Sau đây là một số điểm phân biệt:
Giao thức được định tuyến (routed protocol): Là một giao thức mạng bất kỳ,
cung cấp đủ thông tin trong địa chỉ tầng mạng của nó để cho phép gói được
chuyển tiếp từ trạm này tới trạm khác dựa trên lược đồ địa chỉ. Giao thức
được định tuyến sử dụng bảng định tuyến để chuyển gói. Giao thức IP là một
ví dụ về giao thức được định tuyến.
Giao thức định tuyến (routing protocol): Là giao thức hỗ trợ cho một giao
thức được định tuyến bằng cách cung cấp các cơ chế để chia sẻ thông tin định
tuyến. Nó cho phép các bộ định tuyến liên lạc với nhau để cập nhật và duy trì
các bảng định tuyến. Một số ví dụ về các giao thức định tuyến là RIP, OSPF,
BGP .v.v.
5.3 Phân loại giao thức định tuyến :
Ngày nay, một liên mạng có thể lớn đến mức một giao thức định tuyến không thể xử
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
44
AS AS
IGP
BG
AS
AS
IGP
EGP
BG
lý công việc cập nhật các bảng định tuyến của tất cả các router. Vì lý do này, liên mạng
được chia thành nhiều hệ thống tự trị (AS - Autonomous System).
Hệ thống tự trị là một nhóm các mạng và router chịu một quyền lực quản trị chung.
Nó đôi khi cũng được gọi là vùng định tuyến (routing domain). Định tuyến bên trong
một hệ thống tự trị được gọi là định tuyến trong, Các bộ định tuyến trong một hệ tự trị
được tự do chọn những cơ chế riêng của nó cho viêc phát hiện, nhân bản kiểm định và
kiểm tra tính nhất quan của tuyến đường. Định tuyến giữa các hệ thống tự trị được gọi
là định tuyến ngoài. Mỗi hệ thống tự trị có thể chọn một giao thức định tuyến trong để
thực hiện định tuyến bên trong hệ thống. Tuy nhiên, thường chỉ có một giao thức định
tuyến ngoài được chọn để thực hiện định tuyến giữa các hệ thống tự trị.
Một số giao thức định tuyến bên trong AS (IGP) :
o IGRP (Internet Gateway Routing Protocol).
o EIGRP (Enhanced IGRP).
o OSPF (Open Shortest Past First).
o RIP (Routing Information Protocol).
o IS-IS (Intermediate System to Intermediate System).
Hình 5.1 : Minh họa hệ thống tự trị.
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
45
Một số giao thức định tuyến bên ngoài AS (EGP) :
o BGP (Border Gateway Protocol).
o EGP (Exterior Gateway Protocol).
5.4 Một số giao thức định tuyến bên trong AS :
5.4.1 Giao thức định tuyến RIP :
5.4.1.1 Bảng định tuyến RIP :
Mỗi Router giữ một bảng định tuyến trong đó có mỗi mục cho mỗi mạng đích mà
Router biết. Mục này gồm địa chỉ IP mạng đích, khoảng cách ngắn nhất để tới đích
(tính theo số bước nhảy) và bước nhảy tiếp theo. Bước nhảy tiếp theo là nơi cần gửi gói
dữ liệu đến để có thể tới được đích cuối cùng. Số bước nhảy là số mạng mà một gói dữ
liệu phải đi qua để tới được mạng đích.
5.4.1.2 Giải thuật cập nhật RIP :
Bảng định tuyến RIP được cập nhật dựa trên việc cập nhật các thông báo RIP trả
lời. Giải thuật cập nhật định tuyến được RIP mô tả như sau.
Hình 5.2 : Minh họa các giao thức bên trong và ngoài AS
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
46
5.4.1.3 Khởi tạo bảng định tuyến :
14 1 -
23 1 -
78 1 -
14 1 -
55 1 -
66 1 -
55 1 -78 1 -
92 1 -
08 1 -
23 1 -
08 1 -
66 1 -
A
B
C
E
F
D
Net 55
Net 14
Net 78
Net 23
Net 92
Net 66
Net 08
Khi một Router được thêm vào một mạng, lúc này bảng định tuyến chỉ chứa các
mạng nối trực tiếp với Router và số bước nhảy, thường được khởi tạo là 1, trường bước
1. Đối với mỗi mục quảng cáo trong thông báo.
Hop count = Hop count + 1
2. Lặp đối với mỗi mục quảng cáo.
2.1 Nếu đích chưa có trong bảng định tuyến.
Thêm thông tin quảng cáo vào bảng định tuyến.
2.2 Trái lại
2.2.1 Nếu có cùng next-hop.
Thay thế mục trong bảng bằng mục được quảng cáo.
2.2.2 Trái lại
2.2.2.1 Nếu hop count được quảng cáo nhỏ hơn
Thay thế.
2.2.2.2 Trái lại
Không làm gì.
Hình 5.3 : Bảng định tuyến ban đầu trong một hệ thống tự trị nhỏ
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
47
nhảy tiếp theo bị bỏ trống. Hình trên minh họa bảng định tuyến ban đầu trong một hệ
thống tự trị nhỏ.
5.4.1.4 Cập nhật bảng định tuyến :
Mỗi bảng định tuyến được cập nhật dựa trên việc nhận các thông báo RIP trả lời, sử
dụng giải thuật được trình bày ở trên. Hình 5.4 minh hoạ các bảng định tuyến cuối
cùng của hệ thống tự trị ở Hình 5.3.
55 2 C
66 1 -
78 3 E
92 4 E
08 1 -
14 2 A
23 1 -
55 3 A
66 2 D
78 2 A
92 3 A
A
B
C
E D
F
Net 14
08 2 E
14 1 -
23 1 -
55 2 B
66 3 E
78 1 -
92 2 F
08 3 A
14 1 -
23 2 A
55 1 -
66 2 C
78 2 A
92 3 A
08 3 A
14 2 A
23 2 A
55 3 A
66 2 A
78 1 -
92 1 -
08 2 D
14 2 B
23 3 D
55 1 -
66 1 -
78 3 B
92 4 B
08 1 -
14 3 E
23 2 E
Net 78
Net 23
Net 92
Net 66
Net 08
Net 55
5.4.1.5 Nhược điểm của giải thuật :
o Không có chức năng chia sẽ tải :Nếu có nhiều tuyến đường có cùng chi phí, thì
RIP luôn luôn chọn tuyến đường đã biết trước.
o Dễ gây ra vòng lặp, tính bất ổn và đếm vô hạn.
5.4.2 Giao thức định tuyến IGRP :
5.4.2.1 Ưu điểm của giao thức :
Mặc dù RIP là một giao thức định tuyến đơn giản, tuy vậy nó chỉ phù hợp với các
mô hình mạng có cấu trúc đơn giản và ít biến động do RIP chưa giải quyết được những
Hình 5.4 : Minh hoạ bảng định tuyến cuối cùng
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
48
nhược điểm của giao thức vectơ khoảng cách. IGRP được thiết kế nhằm cải thiện và
loại bỏ các khuyết điểm của RIP, và IGRP cũng là một giao thức định tuyến vectơ
khoảng cách. IGRP sử dụng 24 bít metric để quyết định đường định tuyến tốt nhất, với
giá trị lớn nhất là 254 trạm (giá trị mặc định là 100 trạm). IGRP truyền toàn bộ bảng
định tuyến mỗi lần cập nhật, mặc định là 60 giây một lần.
Ưu điểm của IGRP :
o Sử dụng như một giao thức định tuyến tĩnh thậm chí cho những mạng rất lớn
và phức tạp, không xuất hiện vòng lặp định tuyến.
o Đáp ứng nhanh khi có sự thay đổi Topo mạng.
o IGRP sử dụng ít băng thông cho các mục đích quảng bá của nó.
o Có thêm chức năng chia sẽ tải khi phát hiện nhiều tuyến đường có chi phí xấp
xỉ bằng nhau.
o Có thể tính toán được tốc độ lỗi và mật độ lưu lượng trên nhiều tuyến đường
dẫn khác nhau.
5.4.2.2 Phương thức hoạt động của IGRP :
IGRP là một giao thức cho phép các router xây dựng bảng định tuyến của chúng
bằng việc trao đổi thông tin với các router khác. Đầu tiên một router sẽ gởi bảng định
tuyến của nó đến tất cả các mạng được nối trực tiếp với nó. Nó nhận thông tin về các
mạng khác bằng việc trao đổi thông tin cập nhật với các hàng xóm sát bên. Một đường
dẫn được mô tả bởi router tiếp theo qua đó đưa ra quyết định những gói tin tin nào sẽ
được gởi, giao tiếp mạng nào nên được sử dụng, và các thông tin metric khác.Metric
thông tin định tuyến là tập hợp các số nhằm mô tả đường dẫn nào là tốt nhất.
Các metric được sử dụng trong IGRP gồm :
o Thời gian trễ của Topo : là lượng thời gian cần thiết để đi đến đích dọc theo
đường dẫn.
o Băng thông của hàng xóm gần nhất.
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
49
o Thời gian chiếm giữ kênh : chỉ ra lượng băng thông đang được sử dụng trên
tuyến đường là bao nhiêu.
o Chất lượng của đường dẫn : nhằm đánh giá độ tin cậy của tuyến truyền dẫn.
Giao thức định tuyến IGRP sử dụng thuật toán Bellman Ford được định nghĩa dựa
trên ba khía cạnh :
o Thay vì một metric đơn giản, được thay thế bởi một vectơ gồm nhiều metric.
o Đặc trưng cho mỗi tuyến không đơn thuần là metric có giá trị nhỏ nhất mà
thay vào đó là lưu lượng các gói tin được gởi trên một số đường dẫn khác
nhau.
Tuyến đường tốt nhất được chọn lựa dựa trên một tập hợp các metric :
[( K1/Be)+(K2*Dc)]*r
Trong đó : K1,K2 : là những hằng số.
Be : Băng thông của đường truyền khi không có tải.
Dc : Thời gian trễ Topo.
r : Độ tin cậy.
5.4.3 Giao thức định tuyến EIGRP :
5.4.3.1 EIGRP, phiên bản được nâng cấp từ IGRP :
The Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP) được phát triển từ người
tiền nhiệm là IGRP. Kết quả của sự phát triển này xuất phát từ những thay đổi bên
trong hệ thống mạng, nhằm đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng và đặc biệt là sự
mở rộng ngày một lớn của các liên mạng.
EIGRP có khả năng kết hợp được cả hai phương pháp định tuyến tĩnh và động cùng
hoạt động đan xen, hay nói cách khác EIGRP sử dụng phương pháp định tuyến lai cân
bằng (Balanced Hybrid Routing Protocol). Bên cạnh thuật toán Bellman Ford EIGRP
còn sử dụng thêm thuật toán cập nhật khuếch tán Diffusing-Update-
Althgorithm(DUAL).
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
50
EIGRP hoàn toàn tương thích với những mạng sử dụng giao thức IGRP cũ, nó xem
IGRP như một giao thức định tuyến ngoài từ đó cung cấp cách quản trị mạng để hoạt
động theo mục đích của nó.
5.4.3.2 Ưu điểm của EIGRP so với IGRP :
o Hội tụ nhanh.
o Hỗ trợ cho mặt nạ mạng con (Subnet mask) có chiều dài liên tục thay đổi.
o Hỗ trợ cho nhiều giao thức hoạt động bên trong tầng mạng.
o Ít tốn băng thông hơn so với IGRP.
5.4.3.3 Cập nhật bảng định tuyến :
Một Router đang sử dụng giao thức EIGRP sẽ lưu trữ toàn bộ bảng định tuyến của
tất cả các hàng xóm của nó, nhờ đó nó có thể tính toán được nhiều con đường khác
nhau để đến được mạng đích. Khi một tuyến đường không hiện thực, EIGRP sẽ truy
vấn các hàng xóm của nó để tìm được đường thay thế, quá trình truy vấn chỉ dừng lại
khi tìm được tuyến đường thay thế .
EIGRP không cập nhật bảng định tuyến một cách định kỳ mà thay vào đó là cập
nhật cục bộ mỗi khi metric trên tuyến đường dẫn thay đổi.Và đặc biệt hơn nữa là chỉ có
những router có bảng định tuyến chứa tuyến đường đó mới cập nhật, do đó EIGRP tiêu
tốn băng thông hoàn toàn ít hơn so với IGRP.
5.4.4 Giao thức định tuyến OSPF :
5.4.4.1 Mục tiêu đề ra :
IETF thiết kế giao thức miền trong dựa trên kỹ thuật trạng thái liên kết nhằm giải quyết
một số mục tiêu sau:
o OSPF bao gồm việc định tuyến theo kiểu dịch vụ, người quản lý có thể cài đặt
nhiều tuyến đường đi đến một đích nào đó, mỗi tuyến đường được sử dụng riêng
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
51
cho một độ ưu tiên hay một loại dịch vụ. Khi gửi gói tin đi, bộ định tuyến chạy
OSPF sẽ sử dụng cả địa chỉ đích và vùng kiểu dịch vụ trong phần đầu IP để
chọn tuyến đường.
o OSPF cung cấp cơ chế cân bằng lưu lượng. Nếu như nhà quản lý xác định nhiều
tuyến đường đi đến mục đích nào đó và với cùng một giá trị bộ đo lượng, thì bộ
định tuyến có thể chọn phương pháp chia tải để gửi gói tin.
o Để cho phép sự phát triển và làm cho các mạng tại các đơn vị dễ quản lý, OSPF
cho phép phân chia các mạng và các bộ định tuyến thành các tập hợp con ( khu
vực). Mỗi khu vực là riêng biệt, cấu hình cũng được che dấu với các khu vực
khác, như vậy tính mềm dẻo của mạng sẽ được tăng lên.
o Giao thức OSPF xác định rằng tất cả những trao đổi giữa các bộ định tuyến có
thể được xác minh. OSPF cho phép có những mô hình khác nhau, và thậm chí
cho phép một khu vực được quyền chọn một mô hình riêng biệt với mô hình
khác.
o OSPF cho phép các mạng đa truy xuất có một cổng được chỉ định, để gửi đi các
bản tin trạng thái liên kết, đại diện cho tất cả các bộ định tuyến đấu vào mạng
này.
o Để cho phép độ ổn định tối đa, OSPF cho phép người quản lý mô tả cấu hình
mạng ảo tách biệt với mạng vật lý.
o OSPF cho phép bộ định tuyến trao đổi thông tin định tuyến học được từ bên
ngoài. Định dạng của bản tin cho phép phân biệt được thông tin học từ mạng
ngoài hoặc từ nội bộ mạng.
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
52
5.4.4.2 Cập nhật bảng định tuyến :
Để chia sẻ thông tin về các láng giềng của mình, mỗi Router phân phối các gói
quảng cáo trạng thái liên kết (LSA- Link State Advertisement). Một LSA thông báo
các trạng thái của các liên kết Router. Tuỳ thuộc vào Router, ta có thể định nghĩa 5 loại
LSA khác nhau (Hình 5.6)
5.4.4.3 Minh hoạ giải thuật Dijsktra để tính toán cây đường đi :
Giao thức OSPF sử dụng giải thuật trạng thái liên kết, nó dùng thuật toán Dijkstra
để tính đường đi ngắn nhất giữa hai điểm trên một mạng sử dụng đồ thị gồm các nút và
cạnh. Thuật toán chia các nút làm hai loại : tạm thời và cố định. Nó chọn các nút, đánh
R RBộ định tuyến nội vùng
Bộ định tuyến biên vùng
AS AS
AS
Bộ định tuyến lõi
Hình 5.5 : Sử dụng OSPF nội vùng và liên vùng
Quảng cáo trạng thái liên kết
(LSA- Link State
Liên kết
Router
Liên kết sơ
lược tới
Liên kết
mạng
Liên kết sơ lược
tới Router biên AS
Liên kết
ngoài
Hình 5.6 : Các gói LSA
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
53
dấu chúng là tạm thời, kiểm tra các nút này, nếu chúng thoả mãn tiêu chuẩn thì đánh
dấu chúng là cố định. Thuật toán Dijkstra được mô tả tóm tắt như sau :
Thuật toán Dijkstra
1. Bắt đầu từ nút cục bộ (Router) : đây chính là nút gốc của cây.
2. Gán giá cho nút này là 0 và đánh dấu nó là nút cố định đầu tiên.
3. Kiểm tra mỗi láng giềng của nút là nút cố định cuối cùng.
4. Gán giá tích luỹ cho mỗi nút và đánh dấu chúng là tạm thời.
5. Trong danh sách các nút tạm thời
Tìm nút có giá tích luỹ nhỏ nhất và đánh dấu nó là cố
định.
Nếu có thể tới đích từ nhiều hướng
- Chọn hướng có giá tích luỹ nhỏ nhất.
6. Lặp lại từ các bước 3 đến 5 tới khi tất cả các nút được đánh đấu cố
định
Ví dụ về đồ thị của liên mạng như sau :
Hình 5.7 : Ví dụ về đồ thị của liên mạng
Sau đây là minh hoạ việc áp dụng thuật toán Dijkstra để tính toán cây đường đi ngắn
nhất của đồ thị Hình 5.7 cho Router A.
N1
A D
5
8
B
C N2
5
5 7
9
N3
10
N4
11
F
10
N5
15
9
8
E
15
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
54
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
55
5.4.5 Giao thức định tuyến ngoài BGP :
5.4.5.1 Đặc điểm :
Giao thức BGP đặc trưng bởi một số tính chất :
o Sử dụng để thông tin liên lạc với các hệ tự quản AS .
o Phối hợp giữa nhiều bộ định tuyến sử dụng BGP.
o Nhân bản thông tin về tính liên kết.
o Cung cấp thông tin về mô hình trạm kế tiếp theo vector khoảng cách.
o Hỗ trợ tuỳ chọn các chính sách cho người quản trị mạng.
o Giao thức cổng biên giới sử dụng TCP trong thông tin liên lạc để chuyển tải
đáng tin cậy.
o Giao thức BGP cho phép thông tin về con đường đi từ nguồn tới đích.
o Hỗ trợ địa chỉ không phân lớp và định tuyến liên vùng CIDR .
o Tích luỹ thông tin về tuyến đường để bảo vệ băng thông của mạng qua việc gửi
một lần cho nhiều đích đến.
o BGP cho phép cơ chế xác minh bản tin; kiểm chứng tên của nơi gửi tin.
5.4.5.2 Định tuyến vectơ đường đi :
Bảng 5.8 : Bảng định tuyến vectơ đường đi.
Mạng Router tiếp theo Đường đi
N01 R01 AS14, AS23, AS67
N02 R05 AS22, AS67, AS05, AS89
N03 R06 AS67, AS89, AS09, AS34
N04 R12 AS62, AS02, AS09
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
56
Giao thức cổng nối biên BGP là một giao thức định tuyến giữa các hệ thống tự trị.
BGP dựa trên phương pháp định tuyến có tên định tuyến vector đường đi. Trong định
tuyến vector đường đi, mỗi mục trong bảng định tuyến chứa địa chỉ mạng đích, Router
tiếp theo và đường đi tới đích. Đường đi thường được định nghĩa là một danh sách có
thứ tự các hệ thống tự trị mà gói phải đi qua. Bảng 5.8 chỉ ra một ví dụ về bảng định
tuyến vectơ đường đi.
5.4.5.3 Thông báo vectơ đường đi :
Mỗi Router nhận một thông báo vector đường đi sẽ kiểm tra xem đường đi được
quảng cáo có phù hợp với chính sách (tập luật do người quản trị qui định để điều khiển
các tuyến) của nó hay không. Nếu phù hợp, Router cập nhật bảng định tuyến và thay
đổi thông báo trước khi gửi nó đến láng giềng tiếp theo. Sự thay đổi này gồm thêm số
AS vào đường đi và thay thế mục Router kế tiếp bằng số hiệu của chính nó.
5.4.5.4 Giới hạn của BGP :
N1
R1
AS1 AS2
N1 R1 AS1 N1 R2 AS2, AS1
N1 R3 AS3, AS2, AS1
R2
R3
R4
AS3AS4
Hình 5.9 : Minh hoạ giao thức định tuyến vectơ đường đi
Chương 5 : Các giao thức định tuyến.
57
o Một giao thức cổng biên giới không thông tin hay diễn dịch các giá trị về
khoảng cách ngay cả khi các giá trị này tồn tại, và thêm vào đó là không có sự
so sánh về giá của các tuyến đường.
o BGP thông báo nhiều tuyến đường tới đích nhưng không cung cấp cơ chế chia
tải.
o BGP không hỗ trợ việc chia xẻ giao dịch ra đều trên các bộ định tuyến trên các
hệ tự quản bất kỳ.
o Để có được sự định tuyến hợp lý hoá, tất cả các hệ tự quản trong môi trường
mạng internet phải thống nhất với nhau về mặt mô hình cho việc thông báo về
tính kết nối. Nghĩa là, bản thân BGP không đảm bảo cho thống nhất toàn cục.
5.5 Kết luận chương :
Tóm lại các giao thức định tuyến có nhiệm vụ cung cấp thông tin bảng định tuyến
cho các Router, hình thành cơ chế trao đổi thông tin định tuyến sau đó dựa vào các giải
thuật để chọn đường đi tối ưu. Các giao thức định tuyến được chia thành hai nhóm, một
là các giao thức định tuyến được sử dụng bên trong hệ thống tự trị (IGP) như RIP,
OSPF, IGP, EIGP, HELLO, IS-IS, IGRP… hai là các giao thức sử dụng để liên kết các
hệ thống tự trị (EGP) như BGP, EGP. Ngoài ra có một số giao thức không những được
sử dụng bên trong một AS mà còn cả bên ngoài AS như EIGRP. Tuỳ theo mỗi giao
thức khác nhau mà các giải thuật định tuyến được sử dụng , có thể là thuật toán DVA
hay LSA. Đặc biệt là giao thức EIGRP được cải tiến từ IGRP (sử dụng giải thuật DVA)
bằng cách kết hợp song song hai giải thuật DVA và LSA, tận dụng tối đa ưu điểm của
cả hai giải thuật. Bên cạnh thuật toán Bellman Ford EIGRP còn sử dụng thêm thuật
toán cập nhật khuếch tán Diffusing-Update-Althgorithm(DUAL).