Trên thế giới hiện nay, tin học là ngành phát triển không ngừng, thời kỳ công nghiệp hoá đòi hỏi thông tin nhanh chóng, chính xác.Tin học càng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống Hàng ngày, trong các ngành khoa học kỹ thuật, dịch vụ và xã hội.
Đất nước ta đang có những chuyển biến to lớn trong tất cả mọi lĩnh vực, các ngành kinh tế, các ngành khoa học kỹ thuật và cũng như đời sống xã hội. Đảng và nhà nước ta cũng đã rấtcoi trọng vấn đề áp dụng tin học vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự nghiệp hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước cần đến sự phát triển của công nghệ thông tin.
Trong đó quản lý kinh tế là một môi trường khá hấp dẫn có tính chất phổ biến hiện nay.Quản lý bán hàng là một đề tài thực tế được ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu và nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao.Trong thời gian thực tập này em đã mạnh dạn chọn đề tài: Khảo sát, phân tích, thiết kế hệ thống quản lý bán hàng.Với nội dung chính:
Chương 1: Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft access.
Chương 2: Khảo sát bài toán quản lý bán hàng tại cửa hàng Thanh Phượng
Chương 3: Áp dụng phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại cửa hàng Thanh Phượng.
Chương 4: Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại cửa hàng Thanh Phượng.
93 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6121 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bài toán quản lý bán hàng tại cửa hàng Thanh Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới hiện nay, tin học là ngành phát triển không ngừng, thời kỳ công nghiệp hoá đòi hỏi thông tin nhanh chóng, chính xác.Tin học càng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống Hàng ngày, trong các ngành khoa học kỹ thuật, dịch vụ và xã hội.
Đất nước ta đang có những chuyển biến to lớn trong tất cả mọi lĩnh vực, các ngành kinh tế, các ngành khoa học kỹ thuật và cũng như đời sống xã hội. Đảng và nhà nước ta cũng đã rấtcoi trọng vấn đề áp dụng tin học vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự nghiệp hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước cần đến sự phát triển của công nghệ thông tin.
Trong đó quản lý kinh tế là một môi trường khá hấp dẫn có tính chất phổ biến hiện nay.Quản lý bán hàng là một đề tài thực tế được ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu và nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao.Trong thời gian thực tập này em đã mạnh dạn chọn đề tài: Khảo sát, phân tích, thiết kế hệ thống quản lý bán hàng.Với nội dung chính:
Chương 1: Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft access.
Chương 2: Khảo sát bài toán quản lý bán hàng tại cửa hàng Thanh Phượng
Chương 3: Áp dụng phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại cửa hàng Thanh Phượng.
Chương 4: Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại cửa hàng Thanh Phượng.
Do điều kiện thời gian có hạn và chưa hiểu biết được hết các vấn đề nghiệp vụ, nên đề tài của em khó có thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Kính mong những đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em có thể hoàn thiện thêm.
Tháng 10 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thanh Trang
CHƯƠNG I : TÌM HIỂU VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 6.0
1.1 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tương tác người sử dụng, chạy trong môi trường Windows. Microsoft Access cho chúng ta một công cụ hiệu lực và đầy sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin.
Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìn kiếm thông tin diễn ra nhanh chóng. Người sử dụng có thể chỉ dùng một truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kì lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau chỉ cần động tác nhấp chuột.
Microsoft Access là một công cụ đầy năng lực để nâng cao hiệu xuất công việc. Bằng cách sử dụng các Winzard của Microsft Access và các lệnh có sẵn (Macro) ta có thể dễ dàng tự động hoá công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lý cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (Visual Basic Application) một ngôn ngữ lập trình mạnh trên cơ sở dữ liệu.
Micrsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) kiểu quan hệ chạy trong Windows XP dùng để quản lý, bảo trì và khai thác số liệu được lưu giữ một cách có tổ chức trong máy tính. Microsft Access 2003 là một trong bốn phần mềm ứng dụng của bộ Microsoft Office (Word, Excel, Access, Powerpoint), khi cài đặt Microsoft Office thì Microsoft Access tự động được cài đặt.
Microsoft Access là một hệ quản trị CSDL tương tác chạy trong môi trường Windows. Microsoft Access cho chúng ta một công cụ hiệu lực và đầy sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin.
Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh chóng. Người sử dụng có thể chỉ dung một truy vấn để làm việc với các dạng CSDL khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau chỉ cần động tác nhấp chuột.
Microsoft Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, có thể vận động dữ liệu và kết hợp các biểu mẫu và báo cáo trong một tài liệu và trình bày kết quả theo dạng thức chuyên nghiệp.
Microsoft Access là một công cụ đầy năng lực để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dung các Winzard của Microsoft Access và các lệnh có sẵn (Macro) ta có thể dễ dàng tự động hoá công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lý cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (Visual Basic For Application một ngôn ngữ lập trình mạnh trên CSDL.
Những thế mạnh và tiện ích của Microsoft Access
1. Là một hệ quản trị CSDL thực sự
Với các bảng ta có thể định nghĩa khoá chính(Primary Key) và khoá ngoài. Để đảm bảo tính duy nhất, có các loại quan hệ (Một một, Một nhiều, Nhiều nhiều) để thiết lập quan hệ giữa các bảng với nhau đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, ngăn chặn việc cập nhật và xoá thông tin không phù hợp. Access cung cấp đầy đủ các kiểu dữ liệu cần thiết cho trường bao gồm kiểu văn bản (Text), kiểu số (Number), kiểu tiện tệ (Currency), kiểu ngày tháng giờ(Date/time), kiểu ký ức (Memo), kiểu logic (Yes/No) và các đối tượng OLE để kết nhúng.
2. Dễ dàng sử dụng với các Winzard
Với winzard ta chỉ phải trả lời các câu hỏi sau đó tự động xây dựng các đối tượng như form, table, report, query khá nhiều hoạt động, chủng loại đáp ứng phần nào các ý thích của người sử dụng giảm công việc thiết kế và xây dựng chương trình.
3. Truy vấn một công cụ mạnh của Mcrosoft Access
Với truy vấn ta có thể liên kết nhiều bảng lại với nhau để kiết xuất thông tin. Việc xây dựng một truy vấn lại dễ dàng được thực hiện trên màn hình đồ hoạ, người sử dụng chỉ cần bấm chuột và trả lời một số câu hỏi là có thể thiết kế được một truy vấn.Ta lại có thể xây dựng các truy vấn của các truy vấn để lấy thông tin chi tiết hơn. Dùng truy vấn ta có thể tổng hợp các thông tin, sắp xếp chúng, tìm kiếm dữ liệu. Sử dụng được các ưu thể Windows như phông chữ, cắt dán, kết nối với Excel, Word hay Lotus 1-2-3 chia sẻ tài nguyên với nhau bởi vì các phần mềm này đều chung một hãng sản xuất.
4. Macros
Đối với những người không phải lập trình viên, Access cung cấp một công cụ đó là Macro. Với macro việc kết nối với các menu, các nút lệnh, được tự động thực hiện….
5. Module
Access Basic cho phép lập trình theo hướng sự kiện. Cũng như C, Pascal, Foxpro… Access Basic cũng có các lệnh lựa chọn, rẽ nhánh, các vòng lặp…Tạo điều kiện đầy đủ về công cụ cho người lập trình.
Tóm lại, từ những ưu điểm của hai ngôn ngữ Visual Basic và Microsoft Access trên. Cũng chính vì lý do đó, mà em đã lựa chọn hai loại ngôn ngữ này để xây dựng đề tài thực tập tốt nghiệp này. Chúng có nhiều ưu điểm trong việc tìm hiểu cũng như trong quá trình vận dụng để xây dựng một phần mềm quản lý. Trong quá trình xây dựng và thiết kế cũng đem lại một số hiệu quả mong muốn. Nhìn chung, vào thời điểm hiện nay thì hai ngôn ngữ này vẫn đã và đang được sử dụng rộng rãi để xây dựng phần mềm quản lý.
1.2 Khởi động Access 2003 và màn hình làm việc
Để khởi động Microsoft Access 2003 trong Windows XP dùng lệnh Start / All program / Microsoft Access. Màn hình làm việc của Access 2003 có những thành phần chính: menu chính, các thanh công cụ, cửa sổ CSDL.
1.2.1 Menu chính
Các mục trong menu chính thay đổi tuỳ theo trạng thái sử dụng Access hiện hành. Mỗi mục ứng với một menu con dọc chứa các lệnh của Access: menu con File chứa các lệnh liên quan đến việc thao tác trên tệp CSDL, menu help chứa những lệnh liên quan đến trợ giúp. Nếu phía dưới menu dọc có biểu tượng mũi tên thì có thể nháy vào mũi tên để hiện tất cả các mục của menu.
1.2.2 Các thanh công cụ
Số lượng các nút trên một thanh công cụ, số lượng thanh công cụ hiển thị thay đổi tuỳ theo chức năng mà Access được thực hiện. Các thanh công cụ thường dùng khi làm việc với Access.
Thanh công cụ Database
Với các nút : New, Open, Save, File Search, Print. Print Prevew, Spelling, Cut, Copy, Paste, Undo, Office Link, Analyze, Code, Access Help, Import, Link tables, Reset Toobar. Nếu thanh công cụ chưa hiện hết các nút, ta có thể nháy vào nút mũi tên nhỏ nằm ở mút cuối thanh công cụ để hiện mục Add or Remove Buttons, sau đó chọn mục Database để hiện biểu tượng và tên của tất cả các nút.
11 thanh công cụ
Table Design, Table Datasheet, Query Design, Query Datasheet, Form Design, FormView, Report Design, Print Preview, Toolbox, Formatting (Form/Report), Macro Design xuất hiện tuỳ thuộc ta đang làm việc với đối tượng nào trong CSDL và trong chế độ nào.
Thanh trạng thái
Nằm dưới đáy cửa sổ Access hiện những thông báo, hướng dẫn ngắn gọn, trạng thái bàn phím trong khi sử dụng Access.
Cửa sổ cơ sở dữ liệu
Access hiện tất cả các đối tượng của tệp CSDLtrong cửa sổ CSDL. Các thành phần của cơ sở dữ liệu
Thanh tiêu đề : Chứa tên của CSDL đang mở.
Thanh công cụ : Các nút trên thanh công cụ thay đổi tuỳ theo đối tượng nào được chọn trên thanh Object. Nếu đối tượng Tables được chọn thì thanh công cụ có các nút: Open, Design, New, Delete, Large Icons, List, Detain. Bốn nút ở cuối thanh công cụ để lựa chọn cách hiển thị các mục trong cửa sổ.
Thanh Object : Nằm dọc bên trái cửa sổ để xem các đối tượng trong CSDL. Trên thanh này có các mục: Tables, Queries, Forms, Reports, Pages, Macros, Modules.
Các Shurtcut:
Nằm ở khung chính cửa sổ CSDL để nhanh chóng tạo các đối tượng mới. ví dụ shortcut “Create table in Design View” dùng để tạo CSDL mới.
Các thanh tác vụ
Thanh tác vụ nằm phía phải màn hình làm việc của Access nhằm thay thế một số menu và hộp thoại của các phiên bản Access trước đây. Thanh tác vụ xuất hiện khi ta thực hiện một số lệnh trên hệ thống menu dọc, hoặc dùng lệnh View/ Task Pane. Nháy vào nút mũi tên nhỏ trên thanh tiêu đề của một thanh tác vụ sẽ xuất hiện danh sách các thanh tác vụ của Access2003 (Getting Started, Help, Search Results, File Search, Clipboard, New File, Templace Help, Object Dependencies) và cho phép ta chuyển tới thanh tác vụ bất kỳ.
1.3 Cơ sở dữ liệu trong Access
Cơ sở dữ liệu trong Access là một dữ liệu quan hệ, tức là được tổ chức thành các bảng và có mối quan hệ giữa các bảng. Mỗi CSDL được lưu giữ trong một tệp có đuôi là MDB (Microsoft Database) và bao gồm các loại đối tượng :
Tables (Bảng dữ liệu) dùng để tổ chức dữ liệu thành các dòng và cột, dòng ứng với một bản ghi (record), mỗi cột ứng với một trường (Field).
Queries (Bảng truy vấn) nhằm lấy thông tin từ một hay nhiều bảng có thể kèm them điều kiện.
Forms (Biểu mẫu) dùng để trình bày dữ liệu theo các dạng mà người dùng mong muốn giống như các mẫu phiếu thông thường.
Reports (Báo biểu): dùng để tạo các báo cáo trình bày đẹp.
Pages (Các trang truy cập dữ liệu): Trang truy cập dữ liệu là một đối tượng gồm một tệp HTML và các tệp hỗ trợ (ví dụ hình ảnh kèm theo),có thể xuất bản trang này trên mạng nội tuyến (Intranet) của công ty và những người dùng khác có thể sử dụng Internet Explorer xem, tìm kiếm, hiệu chỉnh dữ liệu.
Macro (Lệnh vĩ mô): là một tập hợp được chọn để thực hiện tự động một loạt các thao tác.
Modules (Đơn thể chương trình): là công cụ lập trình dùng Microsoft Visual Basic for Applications.
Groups (Các nhóm): Một nhóm là tập hợp các shortcut để mở các table, query, form, report, page, macro hay module cùng làm một nhiệm vụ con nào đó của bài toán nháy chuột và đối tượng để hiện menu tắt, chọn Add to Group rồi chọn nhóm đã có hoặc chọn New Group để định nghĩa một nhóm shortcut.
1.4 Tạo, mở và đóng một cơ sở dữ liệu
Tạo một cơ sở dữ liệu: dùng lệnh File/ New, xuất hiện thanh tác vụ New File bên phải màn hình chọn mục Blank database. Xuất hiện cửa sổ File New Database, sau đó ta có thể tạo các bảng của CSDL.
Mở một cơ sở dữ liệu đã có : Dùng lệnh File/ Open, xuất hiện cửa sổ Open, chọn thư mục và tệp CSDL cần mở, nháy nút Open, xuất hiện cửa sổ Database.
Đóng cơ sở dữ liệu đang mở : Dùng lệnh File/ Close. Khi chấm dứt làm việc CSDL nhất thiết ta phải đóng CSDL, nếu không dữ liệu có thể bị mất.
Kết thúc làm việc với Access dùng lệnh File/ Exit.
1.5 Các thành phần của Access
v 111.5.1 Bảng (Table)
1.5.2.1 Tạo cấu trúc bảng
Dùng lệnh File/New mở một tệp CSDL mới có tên là QLBanHang.mdb. Để chuyển bảng dữ liệu trên thành một Table trong CSDL này, ta nháy vào đối tượng Table của cửa sổ Database, nháy nút New, xuất hiện hộp thoại New Table, chọn mục Design View và nháy nút OK, xuất hiện cửa sổ Table để khai báo các trường của bảng (hay còn gọi là cấu trúc của bảng).
a. Cột File Name chứa tên của các trường. Chiều dài tối đa là 64 ký tự, bắt đầu bằng chữ cái hay số, có thể chứa dấu cách. Tuy nhiên để tránh rắc rối về sau ta nên chọn tên ngắn gọn, gợi nhớ và không dùng dấu cách.
b. Cột Data Type: Dùng để chọn kiểu dữ liệu cho trường. Trường có thể nhận các kiều dữ liệu sau:
Text(Văn bản): Chứa một xâu ký tự, dài tối đa 255 ký tự.
Memo (Ký ức): Gồm các ký tự các câu và đoạn văn, tối đa 64000
ký tự.
Number: Chứa các số cỡ 1,2,4,8, 16 byte.
Date/ Time: Chứa dữ liệu ngày và giờ.
Currency : Dữ liệu tiền tệ theo đơn vị đồng đô la, được lưu trữ với độ chính xác 4 vị trí thập phân, chiếm 8 byte.
Auto Number : Giá trị do Access tự động sinh ra cho từng bản ghi mới, giá trị này khác với các giá trị đã có, chiếm 4 byte, giá trị mới sinh ra có thể chọn theo hai cách: Increment (tăng dần) và Random (ngẫu nhiên).
Yes/ No : dữ liệu chỉ nhận một trong các giá trị là Yes hay No, chiếm 1 bít.
OLE Object : Đối tượng nhúng (hình ảnh, tài liệu Word, Excel….) kích thước tới 1 gigabyte.
Hyperlink : Một địa chỉ nối kết đến một tư liệu hay tệp trên World Wide Web, trên một Intranet, trên một mạng cục bộ hoặc trên máy tính cục bộ, tới 2048 ký tự.
Lookup Winzard : Tạo một trường cho phép ta chọn giá trị từ một bảng khác hoặc từ một danh sách các giá trị bằng cách dùng một combo box.
c. Cột Description : Dùng để giải thích ý nghĩa tên trường và chỉ có giá trị tham khảo cho người sử dụng. Khi ta nhập hay sửa chữa dữ liệu trên trường ở cửa sổ Datasheet nội dung phần Description sẽ hiện ở dòng trạng thái.
Khung Fied Properties nằm bên dưới cửa sổ Table nhằm xác định đầy đủ các thuộc tính của trường.
d. Thuộc tính Fiel Size xác định độ rộng của trường : Đối với dữ liệu kiểu Text văn bản có thể dài từ 0 đến 255 ký tự, ngầm định là 50 ký tự.
Đối với dữ liệu kiểu Number có các kiểu con:
Byte, giá trị từ 0 đến 255 chiếm 1 byte.
Single: số thực từ -3.4 * 1038 đến +3.4 * 1038, chiếm 4 byte.
Double: số thực từ -1.797 * 10308 đến 1,797 * 10308, chiếm 8 byte.
Decimal: một số nguyên 16 byte có giá trị từ -1028 đến + 1028
Tạo khoá cho bảng
Khoá chính là một trường hay một tổ hợp trường của một Table để nhận diện duy nhất mỗi bản ghi trong Table(trên trường chon làm khoá chính không được có hai giá trị giống nhau).
Cách tạo khoá chính : Chọn một trường bằng cách nháy vào ô lựa chọn trường nằm bên trái tên trường trong cách xem Design của bảng (nếu chọn nhiều trường thì ấn phím Ctrl và nháy vào ô lựa chọn trường của các trường khác),dùng lệnh Edit/ Primary Key hay nháy vào nút Primary Key có hình chìa khoá trên thanh công cụ Table Design. Loại bỏ khoá chính: chọn lại các trường làm khóa chính, dùng lại lệnh Edit/ Primary Key. Khi chọn khoá chính là một trường thì thuộc tính chỉ mục của trường này luôn tự động là Yes/No Duplicates).
Mỗi bảng cần chọn một trường nào đó làm khóa chính, nếu không có trường nào làm khoá chính thì Access sẽ xin ý kiến để them vào một trường có tên là ID làm khoá chính, trường này có kiểu dữ liệu là AutoNumber, cỡ trường là Long Integer, thuộc tính New Value là Increment, thuộc tính Indexed là Yes hay (No Duplicates).
Nhập dữ liệu cho bảng
Sau khi ghi cấu trúc và đặt tên cho bảng ta dùng lệnh View/ Datasheet View để chuyển bảng sang cách xem hàng cột và nhập dữ liệu. Mỗi dòng của bảng là dữ liệu của một bản ghi và đầu dòng có nút chọn dòng hình vuông, mỗi cột ứng với một trường. Nháy chuột vào một dòng có dữ liệu ta sẽ biến bản ghi này thành bản ghi hiện hành, trên nút chọn dòng của dòng này hiện hình tam giác màu đen(chứng tỏ bản ghi này đã được ghi lên đĩa), dòng trạng thái dưới đáy cửa sổ cho số thứ tự bản ghi trong bảng và tổng số bản ghi.
Đầu thanh trạng thái có 5 nút mũi tên dùng để di chuyển theo bản ghi: nút đầu tiên dùng để chuyển về bản ghi đầu tiên, nút thứ hai: lùi lại một bản ghi, nút thứ 3 tiến lên một bản ghi, nút thứ 4 : đến bản ghi cuối cùng, nút thứ 5 có dấu * đưa con trỏ về bản ghi mới ở cuối bảng, gõ số vào hộp văn bản ở sau nút mũi tên thứ 2 sẽ chuyển đến bản ghi có số thứ tự bất kỳ.
Nhập một bản ghi mới: Nháy chuột vào ô trống bất kỳ trên dòng đầu tiên của bảng(dòng có dấu *) và nhập dữ liệu, dữ liệu của dòng vừa nhập được ghi vào Table ngay khi ta chuyển sang bản ghi khác hoặc ấn enter khi kết thúc nhập trường cuối.
1.5.2.2 Đặt mối quan hệ giữa các bảng
Các kiểu quan hệ giữa các bảng
Quan hệ một - một: Mỗi bản ghi trong bảng A chỉ có thể có một bản ghi phù hợp trong bảng B và mỗi bản ghi trong bảng B chỉ có thể có một bản ghi trong bảng A. Mối quan hệ này ít dùng vì cả hai bảng về thực chất có thể gộp lại thành một bảng. Kiểu quan hệ này dùng trong các trường hợp; tách một bảng rất nhiều trường thành các bảng con cho dễ quản lý.
Quan hệ một - nhiều : Một bản ghi trong bảng A có thể có nhiều bản ghi phù hợp trong bảng B, nhưng một bản ghi trong bảng B chỉ có một bản ghi phù hợp trong bảng.
Quan hệ nhiều - nhiều : Một bản ghi trong bảng A có thể có nhiều bản ghi phù hợp trong bảng B và một bản ghi trong bảng B có nhiều bản ghi phù hợp trong bảng A. Kiểu quan hệ này chỉ có thể xác định bởi bảng thứ ba gọi là bảng kết nối mà khoá chính của nó chứa cả hai trường là khoá ngoài của hai bảng A và B. Thực chất quan hệ nhiều - nhiều là hai quan hệ một - nhiều đối với bảng thứ ba.
Cách thiết lập quan hệ giữa các bảng
Khi tạo mối quan hệ giữa hai bảng, một bảng giữ vai trò bảng chủ(primary Table), bảng kia là bảng quan hệ(Related table), mỗi bảng phải chọn ra một trường quan hệ (hai trường này có thể khác tên nhưng phải cùng kiểu dữ liệu). Trong mối quan hệ một - nhiều bảng chủ là bảng ở phía một, bảng quan hệ là bảng ở phía nhiều. Trong mối quan hệ nhiều - nhiều, bảng chủ là một trong hai bảng, bảng liên kết là bảng còn lại.
Quá trình tạo một mối liên kết trong cửa sổ Relationships.
Dùng lệnh Relationships/ Edit Relationships, xuất hiện hộp thoại Edit Relationships, nháy nút quan hệ và trường để tạo mối quan hệ.
Dưới đáy hộp thoại Edit Relationships thông báo kiểu quan hệ giữa hai bảng là one- to- many. Có ba lựa chọn về tính toàn vẹn dữ liệu và ý nghĩa của chúng như sau:
Nếu không chọn Enforce Relationships Integrity thì ta có thể bổ sung bản ghi, xoá bản ghi, thay đổi dữ liệu ở các trường quan hệ của các bảng tuỳ ý.
Nếu chọn Enforce Relationships Integrity(đảm bảo toàn vẹn tham chiếu) thì Access sẽ đảm bảo ba quy tắc sau:
Không thể nhập một bản ghi trong bảng quan hệ với giá trị của trường quan hệ chưa có trong bảng chủ. Việc nhập một bản ghi có mã mới trong bảng chủ là chấp nhận.
Không thể sửa đổi giá trị của trường quan hệ trong bảng chủ khi tồn tại các bản ghi quan hệ trong bảng quan hệ. Song nếu ta chọn tính chất Cascade Update Related Fiels (Cập nhật lan truyền các trường quan hệ) thì khi thay đổi một bản ghi nào đó trong bảng chủ thì tất cả các bản ghi quan hệ thuộc bảng quan hệ cũng thay đổi theo.
Không thể xoá một bản ghi trong bảng chủ khi tồn tại các bản ghi trong quan hệ trong bảng quan hệ. Song nếu ta chọn tính chất Cascade Delete Related Records (Xoá lan truyền các bản ghi quan hệ) thì khi xoá một bản ghi trong bảng chủ, tất cả các bản ghi quan hệ trong bảng quan hệ sẽ bị xoá theo.
Trong hộp thoại Edit Relationships, nháy vào nút Join Type để lựa chọn một trong ba kiểu liên kết các bản ghi giữa hai bảng. Việc lựa chọn này ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng các Query, Form và Report sau này.
Kiểu 1: Chỉ bao gồm các dòng mà trong đó các trường liên kết của cả hai bảng là bằng nhau.
Kiểu 2: Bao gồm tất cả các bản ghi của bảng chủ và chỉ những bản ghi nào của bảng quan hệ mà trong đó các trường liên kết là bằng nhau.
Kiểu 3: Bao gồm tất cả các bản ghi của bảng quan hệ và chỉ những bản ghi nào của bảng chủ mà trong đó các trường liên kết bằng nhau.
Cuối cùng nháy vào nút Create trên hộp thoại Edit Relationships để thiết lập mối quan hệ, trên cửa sổ Relat