Đồ án Cài đặt tần số Máy Phát FM bằng bàn phím

Ngày nay, khoa học kỹthuật trên ThếGiới có nhiều tiến bộ, nhiều thành tựu đáng kể. Nhất là lĩnh vực khoa học kỹthuật, công nghệthông tin, phát thanh số, phát hình số đã và đang phát triển rất mạnh. Các thiết bị điện tửngày càng tinh gọn, siêu nhỏnhưng tính năng và hiệu quảlàm việc của chúng thì rất cao và bền. Ởnước ta truyền thanh được sửdụng rộng rãi trong đời sống người dân. Nhờ truyền thanh mà đời sống văn hóa, xã hội của người dân được nâng lên, nắm bắt nhiều thông tin, cập nhật hàng ngày tin tức trong nước và trên thếgiới. Đặc biệt, nước ta còn có rất nhiều vùng dân tộc thiểu số, nhà nước đang ra sức cập nhật thông tin đến người dân một cách nhanh chóng, thì đài truyền thanh của địa phương sẽ đưa thông tin đến người dân vềmọi phương diện nhưdân số, khoa học quân sự, y tế, giáo dục, đời sống một cách nhanh chóng và hiệu quảnhất. Từ đó ta thấy truyền thanh là một lĩnh vực rất cần thiết trong một nước. Do đó ta thấy càng phải nghiên cứu, học hỏi và phát triển lĩnh vực phát thanh đểphục vụnhu cầu của nhân dân. Đồng thời từthực tếcông việc thực tập: Chuyên sản xuất thiết bịphát thanh chuyên dụng, trong đó có máy Thu FM điều khiển tắt mởtừxa theo đơn đặt hàng nên muốn thửmáy thu ởnhiều tần sốthì phải làm nhiều máy phát có tần sốkhác nhau hoặc một máy phát có các công tắc gạt đểchọn tần sốhoặc phải dùng tụxoay nhưng nhiều khi bịtrôi tần số, và rất mất công. Kết hợp những điều đó, với tất cảnhững kiến thức được học và tìm hiểu, nghiên cứu sách vở, tài liệu, các dạng mạch thực tế đã thúc đẩy tôi thực hiện đềtài “Cài đặt tần sốMáy Phát FM bằng bàn phím”, trước mắt là đểgiải quyết những khó khăn bất tiện cho nhà sản xuất những thiết bịchuyên dụng này.

pdf63 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4111 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cài đặt tần số Máy Phát FM bằng bàn phím, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, khoa học kỹ thuật trên Thế Giới có nhiều tiến bộ, nhiều thành tựu đáng kể. Nhất là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phát thanh số, phát hình số… đã và đang phát triển rất mạnh. Các thiết bị điện tử ngày càng tinh gọn, siêu nhỏ nhưng tính năng và hiệu quả làm việc của chúng thì rất cao và bền. Ở nước ta truyền thanh được sử dụng rộng rãi trong đời sống người dân. Nhờ truyền thanh mà đời sống văn hóa, xã hội của người dân được nâng lên, nắm bắt nhiều thông tin, cập nhật hàng ngày tin tức trong nước và trên thế giới. Đặc biệt, nước ta còn có rất nhiều vùng dân tộc thiểu số, nhà nước đang ra sức cập nhật thông tin đến người dân một cách nhanh chóng, thì đài truyền thanh của địa phương sẽ đưa thông tin đến người dân về mọi phương diện như dân số, khoa học quân sự, y tế, giáo dục, đời sống…một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Từ đó ta thấy truyền thanh là một lĩnh vực rất cần thiết trong một nước. Do đó ta thấy càng phải nghiên cứu, học hỏi và phát triển lĩnh vực phát thanh để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời từ thực tế công việc thực tập: Chuyên sản xuất thiết bị phát thanh chuyên dụng, trong đó có máy Thu FM điều khiển tắt mở từ xa theo đơn đặt hàng nên muốn thử máy thu ở nhiều tần số thì phải làm nhiều máy phát có tần số khác nhau hoặc một máy phát có các công tắc gạt để chọn tần số hoặc phải dùng tụ xoay nhưng nhiều khi bị trôi tần số, và rất mất công. Kết hợp những điều đó, với tất cả những kiến thức được học và tìm hiểu, nghiên cứu sách vở, tài liệu, các dạng mạch thực tế đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài “Cài đặt tần số Máy Phát FM bằng bàn phím”, trước mắt là để giải quyết những khó khăn bất tiện cho nhà sản xuất những thiết bị chuyên dụng này. 2 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tìm hiểu lý thuyết về mạch phát tín hiệu Tìm hiểu, nghiên cứu để thiết kế mạch cho mô hình máy phát FM nhập tần số bằng bàn phím. Dựa vào tài liệu trên mạng, các luận văn, sách để tham khảo và ứng dụng vào luận văn. Thi công máy phát FM cài đặt tần số bằng bàn phím với công suất nhỏ, kiểm tra IC phát tín hiệu bằng máy thu FM, lập trình điều khiển chọn tần số và hoàn thiện mạch bằng cách chạy thử nghiệm nhiều lần. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Căn cứ vào nội dung đề tài, người thực hiện sẽ tiến hành theo các chương. Trong quá trình thi công thì cố gắng tìm hiểu, đọc thêm tài liệu có liên quan để hoàn thành mạch thực tế một cách tốt nhất. Mỗi chương sau khi hoàn thành sẽ gửi cho giáo viên hướng dẫn xem, góp ý, chinh sửa. Cố gắng thực hiện luận văn đúng thời gian quy định. 3 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM PHẦN NỘI DUNG 4 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Chương 1: GIỚI THIỆU MÁY PHÁT VÀ MÁY PHÁT FM CƠ BẢN 1.1. Định nghĩa và phân loại máy phát Một hệ thống thông tin bao gồm: máy phát, máy thu, và môi trường truyền sóng. Trong đó máy phát là một thiết bị phát ra tín hiệu dưới dạng sóng điện từ được điều chế dưới một hình thức nào đó. Sóng điện từ còn gọi là sóng mang hay tải tin làm nhiệm vụ chuyển tải thông tin cần phát đi đến nơi thu (máy thu). Thông tin này được lồng vào (gắn vào) tải tin (sóng mang) bằng hình thức điều chế thích hợp. Máy phát phải phát đi công suất đủ lớn để cung cấp tỉ số tín hiệu trên tạp âm (S/N: signal/ noise) đủ lớn cho máy thu. Máy phát phải sử dụng sự điều chế chính xác để bảo vệ các thông tin được phát đi, không bị biến dạng quá mức. Ngoài ra, các tần số hoạt động của máy phát được chọn căn cứ vào các kênh và vùng phủ sóng theo qui định của hiệp hội thông tin quốc tế. Các tần số trung tâm (sóng mang) của máy phát phải có độ ổn định tần số cao. Do đó cần quan tâm một số chỉ tiêu kỹ thuật của máy phát như sau: ¾ Công suất ra của máy phát. ¾ Độ ổn định tần số : ∆f/f0 = 10-3 - 10-7 ¾ Các chỉ số điều chế : AM (mAM) ; FM ( mFM) ... ¾ Dải tần số điều chế ... Phân loại máy phát: Người ta phân loại máy phát dựa chủ yếu theo các điều kiện sau đây: a. Theo công dụng: Được phân loại theo sơ đồ miêu tả sau: 5 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Hình 1.1: Phân loại máy phát theo công dụng b. Theo tần số: Cũng phân loại tương tự như máy thu * Đối với phát thanh: • Từ (3 ÷ 30) KHz ≈ (100 km ÷ 10 km ): Đài phát sóng cực dài (VLW). • Từ (30 ÷300) KHz ≈ ( 10km ÷ 1km): Đài phát sóng dài (LW). • Từ (300 ÷3000) KHz ≈ (1 Km ÷ 100m ): Đài phát sóng trung (AM/MW). • Từ (3 ÷30) MHz ≈ (100m ÷ 10m ): Đài phát sóng ngắn ( SW). * Đối với phát hình: • Từ (30 ÷300) MHz ≈ (10 m ÷ 1m): Đài phát sóng mét. • Từ (300 ÷3000) MHz ≈ (1 m ÷ 0,1m): Đài phát sóng dm. * Đối với thông tin viba và rađa: • Từ (3÷30) GHz ≈ (0,1 m ÷ 0,01m): Đài phát sóng cm. • Từ (30 ÷ 300) GHz ≈ (0,01 m ÷ 0,001m): Đài phát sóng mm. c. Theo phương pháp điều chế: • Máy phát điều biên (AM). • Máy phát đơn biên (SSB). • Máy phát điều tần (FM) và máy phát điều tần âm thanh nổi (FM stereo). • Máy phát điều xung (PM). 6 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Ngày nay, máy phát số đang được nghiên cứu để ứng dụng vào tất cả các loại máy phát thông tin số, phát thanh số, phát hình số … d. Theo công suất: • Máy phát công suất nhỏ: Pra < 100 W. • Máy phát công suất trung bình: 100W ≤ Pra ≤ 10 KW. • Máy phát công suất lớn: 10 KW ≤ Pra ≤ 1000 KW. • Máy phát công suất cực lớn: Pra ≥ 1000 KW. Các máy phát có Pra nhỏ có thể sử dụng hoàn toàn bằng transistor; còn lại loại khác có Pra vừa và lớn, cực lớn thì phải dùng các đèn điện tử đặc biệt. 1.2. Máy phát FM cơ bản Hình 1.2: Sơ đồ khối tổng quát của máy phát điều tần (FM) + Khối chủ sóng có nhiệm vụ tạo ra dao động cao tần (sóng mang) có biên độ và tần số ổn định, có tầm biến đổi tần số rộng. Muốn vậy ta phải dùng mạch dao động LC kết hợp với mạch tự động điều chỉnh tần số (AFC). + Khối tiền khuếch đại có thể dùng để nhân tần hoặc khuếch đại dao động cao tần đến mức cần thiết để kích thích tầng công suất làm việc. Nó còn có nhiệm vụ đệm, làm giảm ảnh hưởng của các tầng sau đến độ ổn định tần số của khối chủ sóng. Vì vậy mà khối tiền khuếch đại có thể có nhiều tầng: tầng đệm; tầng nhân tần và tầng tiền khuếch đại cao tần. 7 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM + Khối khuếch đại công suất cao tần có nhiệm vụ tạo ra công suất cần thiết theo yêu cầu công suất ra Pra của máy phát. Công suất ra yêu cầu càng lớn thì số tầng khuếch đại trong khối khuếch đại công suất cao tần càng nhiều. + Mạch ra để phối hợp trở kháng giữa tầng khuếch đại công suất cao tần cuối cùng và anten để có công suất ra tối ưu nhất (Pra tối ưu). + Anten để bức xạ năng lượng cao tần (biến đổi năng lượng dao động cao tần của máy phát thành sóng điện từ truyền đi trong không gian). Đối với máy phát điều tần thì yêu cầu điện áp âm tần không lớn lắm, nên tín hiệu âm tần từ micro chỉ cần qua một bộ tiền khuếch đại âm tần rồi đưa tới bộ chủ sóng. Mặt khác do tín hiệu điều tần có tần số làm việc cao hơn nhiều so với tín hiệu điều biên nên số tầng nhân tần trong bộ tiền khuếch đại công suất nhiều hơn. Đồng thời dùng nhiều tầng nhân tần thì độ di tần lớn hơn (∆f = ±75 KHz). Độ ổn định tần số của máy phát điều tần cũng yêu cầu cao hơn (10-5 ÷ 10-7), nên hệ thống AFC thường có cấu tạo phức tạp. 8 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Chương 2: KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ VÀ VÒNG KHOÁ PHA (PLL) Điều chế (tương tự) là đem tin tức dưới dạng một tín hiệu tần số thấp tác động vào tín hiệu cao tần điều hoà làm biến đổi một thông số nào đó (biên độ, tần số hoặc góc pha) của tín hiệu cao tần theo tin tức. Trong trường hợp này, tin tức được gọi là tín hiệu điều chế, dao động cao tần gọi là sóng mang, còn dao động cao tần mang tin tức gọi là dao động cao tần đã điều chế. Sóng được điều chế nhằm 2 mục đích: +Sóng đã điều chế thỏa mãn điều kiện truyền của môi trường truyền tin vì môi trường này không truyền được tín hiệu gốc. Sóng truyền được tin tức (thông tin) gọi là sóng mang. +Tạo điều kiện ghép nhiều kênh truyền tin để truyền qua cùng một môi trường. Có nhiều kỹ thuật điều chế tùy thuộc vào bản chất của tín hiệu gốc và môi trường truyền. Trong kỹ thuật phát thanh, tín hiệu gốc là tín hiệu tiếng, môi trường truyền trong không gian truyền được sóng điện từ. Vào những ngày đầu, kỹ thuật điều biến biên độ sóng cao tần đã được áp dụng, vài mươi năm sau thì kỹ thuật điều biến tần số được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật truyền (phát) thông tin, nhờ nó có đặc tính chống nhiễu tốt. Trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp, người nghiên cứu xin trình bày về kỹ thuật điều biến tần số sóng cao tần (FM: Frequency Modulation), cách ổn định tần số trung tâm của tín hiệu điều tần và tìm hiểu về vòng khoá pha PLL. 2.1 Điều biến tần số sóng cao tần (điều tần) Về cơ bản đây là mạch dao động LC được tín hiệu điều biến làm biến thiên L hoặc C để thay đổi tần số f = LCπ2 1 của mạch dao động. Mạch thay đổi L gọi là mạch điều biến cảm kháng, mạch thay đổi C gọi là mạch điều biến điện dung. Sau đây là phần trình bày một số mạch điều tần trực tiếp: 9 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM 2.1.1, Điều tần dùng Transistor điện kháng: Muốn tần số tải tin (fc = LCπ2 1 ) thay đồi theo qui luật của điện áp điều chế ( ký hiệu là VΩ), ta phải dùng 1 phần tử điện kháng (đèn điện tử, transistor,…) được điều khiển bởi điện áp điều chế VΩ. Hình 2.1: Cách điều tần dung Transistor điện kháng Ta biết phần tử điện kháng L,C có điện áp và dòng điện lệch nhau 900 ( jXL = L L I V và c C C I V jx 1 = ) Nếu ta dùng 1 mạch transistor mắc theo kiểu EC thì điện áp và dòng điện ra ngược pha 1800 (ϕa =1800 ). Như vậy ta chỉ cần làm cho điện áp ra hoặc dòng điện ra quay pha đi 900 là ta được phần tử điện kháng tương đương (Ltđ hoặc Ctđ). Ta có 4 cách mắc phần tử điện kháng như bảng sau: Cách mắc Sơ đồ nguyên lý Đồ thị vecto Trị số điện kháng Tham số tương đương Mạch phân áp RC Z=jωRC/S Với S: hỗ dẫn I= SVBE Mạch phân áp RL S RCLtñ = Ls jRz ω= R LSCtñ = 10 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Mạch phân áp CR Mạch phân áp LR Với mạch phân áp RC, ta tính được: Z = cj S cj 1R VS V I V BE ω ω+=≈ Nếu chọn các linh kiện sao cho 1/jωc << R thì trở kháng Z có thể xác định theo biểu thức gần đúng sau đây: Z ≈ S CRjω =jXL =jω Ltđ với Ltd = .S CR Tương tự như vậy, ta có thể chứng minh cho các sơ đồ trong bảng trên. Các tham số tương đương của các phần tử điện kháng đều phụ thuộc vào hỗ dẫn S. Như vậy, nếu ta đặt điện áp điều chế VΩ vào Base của phần tử điện kháng thì hỗ dẫn của transistor S sẽ thay đổi theo VΩ và có nghĩa là Ltd hay Ctđ sẽ thay đổi theo VΩ . Như vậy ta đã thực hiện được việc điều tần. Nhưng muốn tín hiệu điều tần không bị méo thì hỗ dẫn trung bình S0 phải tỉ lệ tuyến tính với VΩ . Nếu đặc tuyến V-A là bậc 2 (FET) thì ta có : Ira = a0 +a1+ VΩ.+a2 2VΩ Nên S0 = ΩdV dira = a1 +2a2 VΩ. Rcs jz ω −= RCSCtñ = Rs jwLz = RS LLtñ = 11 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Ta thấy S0 tỷ lệ tuyến tính với VΩ nên Δω cũng tỉ lệ với VΩ. Do đó tín hiệu điều tần không bị méo. Nhưng nếu dùng transistor làm phần tử điện kháng thì có méo phi tuyến rõ rệt và tương đối lớn do đặc tuyến V-A của transistor có bậc lớn hơn 2. Vì vậy, muốn dùng transistor để điều tần, người ta thường khống chế các tham số điện dung ký sinh giữa các tiếp giáp, nhưng các tham số điện dung chỉ đáng kể ở tần số cao và cũng chỉ cho độ di tần rất hẹp: Δω ≤ 15KHz. Khi tìm hiểu sâu hơn là khi thực hiện điều tần bằng phương pháp điện kháng thường xuất hiện điều biên ký sinh do: + Do điện trở vào của phần tử điện kháng Zi mắc song song 1 phần với mạch cộng hưởng nên làm hệ số phẩm chất Q giảm, biên độ điện áp cao tần giảm và khi VΩ. được đưa vào đầu vào thì Zi thay đổi làm Q thay đổi dẫn đến VΩ thay đổi làm xuất hiện điều biên ký sinh. + Khi điện áp nguồn cung cấp thay đổi cũng gây ra hiện tượng điều biên ký sinh nên ta phải ổn định nguồn cung cấp. Do đó sau bộ điều tần ta phải dùng 1 bộ hạn chế biên độ để giữ cho điện áp tải tin không đổi (Vvo = const). Điều tần dùng làm phần tử điện kháng được dùng ở fc ≤ 50MHz và đặt được lượng di tần Δω/ωo ≤ 2%. Trong mạch điện trên đây, T1 là phần tử điện kháng cảm tính với Ltđ = 1T S CR và T2 là phần tử điện kháng dung tính với Ctđ = CRST2. Khi VΩ tăng thì ST1 tăng và ST2 giảm làm cho Ltđ và Ctđ đều giảm, do đó tần số tăng nhanh hơn theo điện áp điều chế VΩ và lượng di tần tăng lên gấp đôi (nếu T1,T2 có tham số giống nhau). Nếu Vcc tăng →ST1 tăng và ST2 tăng → Ltđ giảm và Ctđ tăng. Nếu T1, T2 hoàn toàn đối xứng thì lượng tăng của Ctđ sẽ bù được lượng giảm của Ltđ, do đó có thể coi tần số trung tâm ω0( fc) không đổi. 12 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM 2.1.2, Điều tần bằng Diode Tunel Hình 2.2: Điều tần bằng Diode Tunel Người ta có thể đưa điện áp ngược vào 2 đầu Diode để thay đổi điện dung tiếp giáp của Diode theo tín hiệu điều chế âm tần. Khi đó: Ñ Ñ V kC ≈ với k : hằng số (const) VĐ ≤ 0,8VĐ (Đánh thủng) Nhưng do CĐ biến đổi trong 1 phạm vi rất nhỏ và không tuyến tính, nên nó chỉ được sử dụng trong các mạch tự động điều chỉnh tần số, mà không dùng để tạo nên tín hiệu điều tần. Để tạo tín hiệu FM ta có thể dùng Diode Tunel như hình trên. + R1, R2 tạo phân cực cho Diode Tunel nằm ở đoạn có điện trở âm. + C1 : cho điện áp âm tần đi qua, ngăn điện áp 1 chiều. + C2: ngắn mạch điện áp cao tần không cho vào nguồn cung cấp Vcc. Đối với Diode Tunel tần số dao động của mạch biến thiên theo điện áp phân cực. Hình 2.3: Đặc tuyến V-A 13 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Nhìn vào sơ đồ đặc tuyến Vôn-ampe và R-, ta nhận thấy chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ của điện áp phân cực cũng gây nên sự biến thiên lớn của điện trở phân cực cũng gây nên sự biến thiên lớn của điện trở âm và làm cho tần số dao động thay đổi theo biểu thức sau. 2 122 0 11 2 1 RCCCCCL f KKK ).()( + −+= π Khi VΩ tăng → VĐ tăng và IĐ giảm nên R = D D V I tăng làm cho f0 tăng lên. Khi VΩ giảm→ VĐ giảm và IĐ tăng nên R = D D V I giảm làm cho f0 giảm xuống. Mạch điều tần bằng Diode Tunel khá đơn giản và tuyến tính hơn dùng Diode thường, song độ di tần khá hẹp (Δω nhỏ). Ta thấy tạo tín hiệu điều tần bằng đèn điện kháng, bằng Diode và Diode Tunel có độ di tần hẹp do chúng không trực tiếp tác động lên tần số dao động f0. Từ khi Varicap ra đời, người ta chủ yếu sử dụng nó làm phần tử điều tần vì điện dung của nó thay đổi theo điện áp phân cực và trực tiếp làm thay đổi tần số dao động. Ở phạm vi tần số dao động cao khi CV thay đổi làm cho f0 thay đổi rất nhiều tạo nên độ di tần lớn và đặc tuyến của Varicap tuyến tính, tính chống nhiễu, không tiêu thụ năng lượng nên nó được dùng để điều tần rất tốt. 2.1.3, Điều tần bằng Varicap Hình 2.4: Sơ đồ mắc mạch của Varicap 14 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Tùy theo cách mắc varicap vào khung cộng hưởng, ta có thể tính gần đúng độ di tần do varicap gây ra theo VΩ (giả thiết đã loại bỏ được điện áp cao tần trên varicap, lúc đó Δe = const). Ta có các cách mắc sau: Hình 2.5:Các cách mắc Varicap Và có các cách tính gần đúng như sau: ⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡ +=Δ Ω PC a V Vn ϕωω 050, ⎥⎥⎦ ⎤ ⎢⎢⎣ ⎡ +⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡ +=Δ Ω pcV V b V V CC C n ϕωω 30 0 050, ⎥⎥⎦ ⎤ ⎢⎢⎣ ⎡ +⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡ +=Δ Ω pcV c V V CC Cn ϕωω 450 0 4 0, Theo như sơ đồ mắc mạch varicap lúc đầu tiên giới thiệu thì ta thấy điện áp cao tần trên LK, CK sẽ phân cực thuận varicap trong một phần chu kỳ làm cho dòng rỉ của varicap tăng lên. Khi đó dẫn đến hiện tượng là hệ số phẩm chất của mạch cộng hưởng giảm và tạo nên sóng hài khi varicap được phân cực liên tiếp âm, dương. Để khắc phục hiện tượng này ta có các phương pháp sau: Đơn giản nhất là ta tính toán để sao cho Diode luôn luôn phân cực ngược khi trên nó có cả điện áp cao tần. Điện áp đặt lên Diode: VP = V0 cosω0t + VΩCosΩt - Vpc VDmax = V0 + VΩ - Vpc ≤ 0 15 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM Nhưng điện áp ngược đặt lên Diode cũng không được vượt quá trị số cho phép, nó đồng thời phải thỏa mãn công thức sau: ngPCminD VVVVV ≤−−−= Ω0 Ta mắc thêm tụ ghép Cgh giữa Varicap và mạch dao động. Chọn Cgh << CV, nó sẽ ngăn không cho điện áp cao tần xuất hiện trên varicap. Nhưng như vậy khi V0 thay đổi CV thay đổi, nhưng ghv ghv CC CC C += . sẽ thay đổi chưa ít, nên độ đi tần sẽ hẹp. Hình 2.6: Mắc thêm tụ ghép Hình 2.7: Cách mắc Varicap đẩy kéo Để khắc phục cả 2 nhược điểm trên, ta không mắc Cgh, mà mắc 2 varicap ngược nhau (hình 2.13). Cách mắc này gọi là mắc đẩy kéo varicap. Hai varicap được phân cực cùng một lúc. Khi tín hiệu cao tần áp vào 2 varicap giống nhau, nó sẽ lái chúng đến những giá trị điện dung cao và thấp luôn phiên nhau. Do đó điện dung đóng trong mạch gần như không thay đổi theo điện áp cao tần, mà chỉ thay đổi theo điện áp âm tần. Khi đó, để varicap phân cực ngược, ta chỉ cần thỏa mãn điều kiện: VDmax = VΩ – Vpc ≤ 0 và VDmin = ⏐-VΩ - Vpc⏐ ≤ Vng cho phép. 16 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM ™ Khi điều tần dùng varicap cần chú ý những đặc điểm sau: Luôn luôn phân cực ngược cho varicap để tránh ảnh hưởng của Rv đến phẩm chất của bộ dao động, nghĩa là đến độ ổn định tần số của mạch. Phải hạn chế khu vực làm việc trong đoạn tuyến tính của đặc tuyến Cv = fcv để giảm méo phi tuyến. Lượng di tần tương đối khi điều tần dùng varicap đạt khoảng 1%. Dùng varicap để điều tần thì kích thước bộ điều tần nhỏ, và có thể điều tần ở tần số siêu cao, khoảng vài trăm MHz. 2.2. Ổn định tần số trung tâm của tín hiệu điều tần Trong các máy phát điều tần, nếu tần số trung tâm không ổn định thì nó trực tiếp làm méo và làm sai lệch tín hiệu điều chế vì tin tức chứa đựng trong độ di tần. Chính vì vậy, người nghiên cứu đưa ra các biện pháp ổn định tần số trung tâm f0. 2.2.1, Đối với điều tần trực tiếp bằng thạch anh Cho thạch anh dao động ở tần số cộng hưởng riêng ω làm bộ tạo dao động. Khi đóng ω = Const, thay đổi Cq theo điện áp điều chế VΩ, ta sẽ tạo ra độ di tần. Hình 2.8: Sơ đồ tương đương của thạch anh. Thay đổi Cp bằng cách thay đổi điện dung tiếp giáp của đèn điện tử, transistor hoặc FET, mắc varicap hay đèn điện kháng song song với thạch anh. Nhưng do độ di tần tương đối nhỏ ( 010 0 ,≤Δω ω ) nên điều tần trực tiếp bằng thạch anh chỉ được sử dụng trong các máy phát thoại quốc tế (∆f ≤ 6 Khz). P Q C C qp 2 =ω−ω=ωΔ 17 BÁO CÁO NCKH CÀI ĐẶT TẦN SỐ MÁY PHÁT FM BẰNG BÀN PHÍM 2.2.2, Sử dụng thạch anh làm bộ tạo dao động để ω0 = Const Sau đó dùng bộ điều chế pha để tạo tín hiệu điều tần. Khi đó ta đạt được độ méo phi tuyến nhỏ (Y ≤ 1%), nhưng độ di tần vẫn còn khá nhỏ. Vì vậy, phương pháp này chỉ dùng trong các máy phát thoại quốc tế có độ di tần nhỏ (∆f ≤ 6KHz) và độ méo phi tuyến nhỏ (Y ≤1%). 2.2.3, Thay đổi nguồn cung cấp Trong bộ điều tần sử dụng các nguồn cung cấp được ổn định và được bù nhiệt bởi các điện trở hoặc các linh kiện có hệ số nhiệt âm (Khi T0 tăng thì C giảm, R giảm). Vì khi điện áp nguồn cung cấp thay đổi, làm điện dung ký sinh của Transistor thay đổi, dẫn tới tần số cộng hưởng trung tâm thay đổi theo hoặc khi điện áp phân cực cho varicap thay đổi, làm điện dung Cv thay đổi dẫn đến f0 thay đổi. Nhưng phương pháp này chỉ ổn định được tần số trung tâm f0 khi T0 thay đổi, còn khi độ ghép hay điện trở tải thay đổi thì f0 vẫn thay đổi. 2.2.4, Sử dụng hệ thống tự động điều chỉnh tần số (AFC) Hình 2.9: Hệ thống tự động điều chỉnh tần số (AFC) Để có độ di tần lớn, ta phải dùng bộ tạo dao động bằng LC. Nhưng khi đó độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBao_cao_NCKH_toan_van.pdf
  • pdfBai_bao_Khoa_hoc.pdf
Luận văn liên quan