Ngày nay, ngành công nghiệp dầu khí đang là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất nước. Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam ngày càng phát triển không chỉ trong nước mà còn vươn xa tới thị trường quốc tế trong công tác thăm dò – khai thác dầu khí.
Trong công tác khoan giếng, quá trình vận chuyển mùn khoan lên bề mặt là một quá trình kỹ thuật cơ bản khi khoan. Trong khoan dầu khí, ta sử dụng máy bơm để bơm dung dịch khoan khoan xuống giếng, đưa mùn khoan lên mặt đất và thực hiện các chức năng khác. Đây là tổ hợp không thể thiếu trong mỗi tổ hợp thiết bị khoan.
Nhận thấy tầm quan trọng của máy bơm dung dịch khoan trong công tác khoan các giếng khoan dầu khí. Sau một thời gian thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp tại các xí nghiệp của các Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Vietsopetro, tôi đã lựa chọn đề tài: “Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình bảo dưỡng máy bơm khoan YHБ – 600 trong khoan dầu khí. Chuyên đề: Nghiên cứu sự mòn hỏng cụm xilanh – piston”.
Đề tài đi sâu tìm hiểu các dạng mòn hỏng của cụm xilanh - piston từ đó đưa ra biện pháp nâng cao tuổi thọ và khôi phục khả năng làm việc của cụm xilanh – piston trong máy bơm khoan YHБ – 600.
Kết cấu đồ án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về máy bơm dung dịch khoan ở Vietsopetro.
Chương 2: Nguyên lý làm việc và cấu tạo máy bơm YHБ – 600.
Chương 3: Quy trình vận hành, bảo dưỡng và tháo, lắp máy bơm YHБ – 600.
Chương 4: Nghiên cứu sự mòn hỏng cụm xilanh – piston.
87 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình bảo dưỡng máy bơm khoan YHБ-600 trong khoan dầu khí, nghiên cứu sự mòn hỏng cụm xilanh, piston, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, ngành công nghiệp dầu khí đang là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất nước. Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam ngày càng phát triển không chỉ trong nước mà còn vươn xa tới thị trường quốc tế trong công tác thăm dò – khai thác dầu khí.
Trong công tác khoan giếng, quá trình vận chuyển mùn khoan lên bề mặt là một quá trình kỹ thuật cơ bản khi khoan. Trong khoan dầu khí, ta sử dụng máy bơm để bơm dung dịch khoan khoan xuống giếng, đưa mùn khoan lên mặt đất và thực hiện các chức năng khác. Đây là tổ hợp không thể thiếu trong mỗi tổ hợp thiết bị khoan.
Nhận thấy tầm quan trọng của máy bơm dung dịch khoan trong công tác khoan các giếng khoan dầu khí. Sau một thời gian thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp tại các xí nghiệp của các Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Vietsopetro, tôi đã lựa chọn đề tài: “Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình bảo dưỡng máy bơm khoan YHБ – 600 trong khoan dầu khí. Chuyên đề: Nghiên cứu sự mòn hỏng cụm xilanh – piston”.
Đề tài đi sâu tìm hiểu các dạng mòn hỏng của cụm xilanh - piston từ đó đưa ra biện pháp nâng cao tuổi thọ và khôi phục khả năng làm việc của cụm xilanh – piston trong máy bơm khoan YHБ – 600.
Kết cấu đồ án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về máy bơm dung dịch khoan ở Vietsopetro.
Chương 2: Nguyên lý làm việc và cấu tạo máy bơm YHБ – 600.
Chương 3: Quy trình vận hành, bảo dưỡng và tháo, lắp máy bơm YHБ – 600.
Chương 4: Nghiên cứu sự mòn hỏng cụm xilanh – piston.
Đồ án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS: Nguyễn Văn Giáp. Do kiến thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY BƠM DUNG DỊCH KHOAN Ở VIETSOPETRO
1.1. Lý thuyết chung về máy bơm dung dịch khoan
Máy bơm dung dịch khoan có nhiệm vụ phân phối dòng chất lỏng xuống giếng thông qua cột cần khoan để truyền chuyển động quay cho rotor trong khoan tua bin và làm mát choòng khoan, đồng thời vận chuyển mùn khoan lên bề mặt. Trong một số trường hợp, máy bơm khoan còn được dùng để ép chất lỏng vào vỉa để duy trì áp suất vỉa.
Để thực hiện các nhiệm vụ này thì máy bơm khoan thường sử dụng là máy bơm piston.
Hình 1.1. Đường đặc tính của bơm piston
Đồ thị biễu diễn mối quan hệ H = f(Q) khi tốc độ quay của tay quay là n bằng hằng số gọi là đường đặc tính của máy bơm piston
Đường (1’) và đường (2’) là đường đặc tính lý thuyết ứng với tốc độ quay là n1=const (Q1) và n2=const (Q2).
Đường (1) và (2) là đường đặc tính thực tế ứng với n1 và n2, n1<n2.
Qua đồ thị ta thấy:
Về mặt lý thuyết, khi n=const thì việc tăng cột áp H không ảnh hưởng tới lưu lượng Q (H và Q độc lập với nhau).
Có sự sai khác giữa đường lý thuyết và thực tế là do khi cột áp H tăng sẽ tăng các hiện tượng rò rỉ. Sự sai khác này càng lớn khi Q càng lớn, vì lúc này không chỉ có hiện tượng rò rỉ mà các van làm việc cũng không kịp thời, gây tổn thất về lưu lượng.
Hình 1.2. Đường đặc tính phụ thuộc giữa Q, N và η với H
Từ đồ thị ta thấy:
Khi H tăng thì Q giảm.
Ở đoạn H1, H2, hiệu suất không thay đổi.
Khi cột áp làm việc ở mức rất thấp hoặc rất cao, hiệu suất làm việc giảm. Khi H thấp, η giảm do công suất có ích trên trục máy bơm nhỏ; khi H cao, η giảm do hiện tượng rò rỉ.
1.2. Một số loại máy bơm dung dịch khoan sử dụng ở Vietsopetro
Trong xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro hiện tiến hành khoan – khai thác dầu khí trên 13 giàn cố định, 2 giàn tự nâng là Tam Đảo và Cửu Long.
Tại các giàn tự nâng, loại máy bơm dung dịch khoan được sử dụng là loại máy bơm piston 3 xilanh tác dụng đơn 12 – P – 160 của hãng National Oilwell. Tại các giàn cố định, loại máy bơm dung dịch khoan được sử dụng là máy bơm piston 2 xilanh tác dụng kép YHБ – 600 của Nga (được cải tiến từ máy bơm Y8 – 6MA2).
1.2.1. Máy bơm 12 – P – 160
Bảng 1.1. Các thông số kỹ thuật của máy bơm 12 – P – 160
Công suất đầu vào khi đạt 120 hành trình/phút
1600 HP
Công suất thuỷ lực khi đạt 120 hành trình/phút
1440 HP
Dung tích chứa dầu của bơm
492 lít
Tốc độ vòng quay trục chính
413 vòng/phút
Chiều dài hành trình piston
12’’ (304,8 mm)
Số lượng xilanh
3
Số hành trình lớn nhất
120 lần/phút
Đường kính xilanh lớn nhất
71/4’’ (184,2 mm)
Trọng lượng máy bơm (chưa kể hộp xích)
24810 kg
Bảng 1.2. Các thông số kỹ thuật của xylanh máy bơm 12-P-160
( xylanh (mm)
Lưu lượng bơm (l/ph)
Áp suất xả lớn nhất (kG/cm2)
184,2
2922
225,0
177,8
2724
241,1
171,5
2533
259,4
165,1
2349
279,8
158,8
2172
302,7
152,4
2002
328,3
146,1
1838
351,5
139,7
1682
351,5
1.2.2. Máy bơm YHБ – 600
1.2.2.1. Ưu nhược điểm của máy bơm YHБ – 600
Máy bơm dung dịch khoan có nhiều loại nhưng hiện nay trên giàn khoan cố định chúng ta thường sử dụng loại máy bơm khoan có ký hiệu YHБ – 600.
Một số ưu điểm của máy bơm YHБ – 600:
Công suất khá lớn đảm bảo đủ công suất, lưu lượng, áp suất cho nhu cầu khoan trên các vùng biển Việt Nam.
Làm việc ổn định ít xảy ra hỏng hóc lớn, dễ dàng trong việc bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục khi sự cố hỏng hóc máy bơm.
Giá thành thấp, tuổi thọ cao, đảm bảo về yêu cầu kinh tế khi sử dụng loại máy bơm này.
Một số nhược điểm của máy bơm YHБ – 600:
Thiết bị cồng kềnh, nặng lề vì vậy khó khăn trong việc di chuyển máy bơm về xưởng sửa chữa khi sảy ra hỏng hóc lớn hoặc phải chuyển máy bơm sang giàn khác và rất tốn diện tích mặt sàn đặt máy bơm.
Do sử dụng hai động cơ Diezel dẫn động nên máy bơm tạo tiếng ồn rất lớn khi làm việc ảnh hưởng đến môi trường làm việc, sức khỏe củ người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với máy bơm.
1.2.2.2. Đặc tính kỹ thuật của máy bơm YHБ – 600
Bảng 1.3. Các thông số kỹ thuật của máy bơm YHБ-600
Công suất động cơ
600 KW
Công suất có ích (công suất thuỷ lực)
475 KW
Chiều dài hành trình piston
400 mm
Đường kính cần piston
70 mm
Số hành trình kép lớn nhất của piston
65 lần/phút
Tốc độ vòng quay của trục chủ đông
320 vòng/phút
Tỷ số truyển động
123/25
Dạng van
Van đĩa
Đường kính của đầu thủy lực bơm
196,80,2 mm
Độ côn lỗ lắp nối van
1 : 6
Dạng van an toàn
Dạng màng
Loại bình ổn áp
ПK-70-250 + màng cao su
Thể tích khí trong bình ổn áp
70 dm3
Loại dây đai
П
Áp suất bơm lớn nhất
250 KG/cm2
Số lượng xilanh
2
Mô đun bánh răng truyền động
MH = 14
Góc nghiêng
9o45’55”
Tỷ số bộ truyền động bánh răng
4,92
Chiều dày của bánh răng
300 mm
Số dây đai của bộ truyền
16
Chiều dày của bánh đai
815 mm
Đường kính của bánh đai
Ф1400, Ф1700, Ф1800
Trọng lượng của máy bơm tương ứng với các loại puly
Ф1400
22250 kg
Ф1700
25750 kg
Ф1800
26050 kg
Đường kính trục bánh đai
Ф175
Nhiệt độ chất lỏng trong bơm
< 80oC
Lượng cát lẫn trong chất lỏng
< 0,5% về thể tích
Đường kính trục trung gian
Ф120
Số hiệu vòng bi gối đỡ trục khuỷu
260 x 540 x 110
Số hiệu vòng bi tay biên
10078/710
Kích thước vòng bi tay biên
710 x 950 x 114
Kích thước của máy bơm
Rộng
3020 mm
Dài
5100 mm
Cao
3300 mm
Bảng 1.4. Các thông số kỹ thuật xilanh của máy bơm YHБ-600
Đường kính xilanh (mm)
Lưu lượng bơm không nhỏ hơn ((m3/h (L/s))
Áp suất bơm không nhỏ hơn
(Mpa ( Kg/cm2))
Đường kính đĩa an toàn (mm)
200
184 (51,9)
10 (100)
58,9
190
164 (45,7)
11 (110)
48,2
180
151 (42,0)
12,5 (125)
43,0
170
130 (36,0)
14,5 (145)
35,4
160
113 (31,5)
16,5 (165)
30,1
150
99 (27,5)
19,0 (190)
25,3
140
84 (23,3)
22,5 (225)
20,7
130
71 (19,7)
25 (250)
19,3
1.3. Những kết quả đã đạt được và những vấn đề cần giải quyết
Trong công tác khoan thăm dò – khai thác dầu khí, máy bơm dung dịch khoan là thiết bị không thể thiếu được trong mỗi tổ hợp thiết bị khoan, nó đảm bảo tốt về yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cao:
Có thể bơm được các dung dịch có trọng lượng riêng khác nhau.
Có thể đạt được áp suất lớn.
Áp suất và lưu lượng không phụ thuộc vào nhau. Đây là yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu về công nghệ khoan.
Ít hỏng hóc lớn và dễ dàng trong việc thay thế, bảo dưỡng.
Độ bền cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, máy bơm piston sử dụng trong công nghiệp dầu khí có nhiệm vụ:
Bơm trám ximăng.
Bơm ép nước hoặc bơm nứt vỉa thuỷ lực.
Bơm vận chuyển sản phẩm khai thác.
Bên cạnh đó, trải qua thời gian làm việc thì các chi tiết, cụm chi tiết trong máy bị mòn hỏng dần dần, làm hiệu suất và năng suất của bơm giảm, thậm trí có thể dẫn tới tình trạng bơm không thể tiếp tục làm việc được nữa, làm gián đoạn quá trình thi công. Vì vậy, đề tài đi sâu tìm hiểu về phần cấu tạo để từ đó có thể biết được những nguyên nhân gây mòn hỏng cho máy bơm và đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả giúp tăng tuổi thọ cho may bơm.
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CẤU TẠO CỦA MÁY BƠM YHБ – 600
2.1. Nguyên lý làm việc của máy bơm YHБ – 600
Hình 2.1. Sơ đồ động học dẫn động máy bơm khoan YHБ-600
Bảng 2.1. Các chi tiết sơ đồ động học dẫn động máy bơm khoan YHБ-600
STT
Tên chi tiết
STT
Tên chi tiết
1
Máy Diezel B2-500
15
Con trượt
2
Khớp nối mềm
16
Van hút
3
Hộp giảm tốc
17
Xilanh
4
Côn hơi 500
18
Van xả
5
Puly
19
Đường ống cao áp
6
Đai E 38 x 5600
20
Ty bơm
7
Côn hơi
21
Piston
8
Pulu dẫn động bơm
22
Van an toàn
9
Đai E 38 x 10000
23
ống hút
10
Puly máy bơm
24
Bình ổn áp
11
Bánh răng chủ động
25
Lưới lọc
12
Trục khuỷu
26
Bể dung dịch
13
Bánh răng bị động
a, b, c, d
Van hút
14
Ty trung gian
e, f, g, h
Van xả
Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:
Động cơ Diezel (1) và (2) làm việc với chiều quay cố định, toàn bộ mômen truyền động sẽ truyền qua hộp giảm tốc, côn hơi và hoà tải vào puly (8). Puly (8) truyền chuyển động cho puly (10) qua bộ truyền đai (9) làm cho trục quay cùng bánh răng chủ động (11).
Bánh răng chủ động (11) quay sẽ dẫn động cho bánh răng bị động (13) quay theo. Bánh răng (13) làm cho trục khuỷu (12) quay và biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston để thực hiện quá trình nén và hút.
Với cách bố trí như vậy nên hoạt động của máy bơm theo hành trình kép, nghĩa là cả hai chiều máy đều thực hiện đồng thời cả hai chức năng, nén chất lỏng vào ống cao áp để vào giếng khoan và hút chất lỏng từ bể vào xilanh để chuẩn bị cho hành trình nén tiếp theo.
Khi piston chuyển động theo hình mũi tên van (a), (d), (h), (f) đóng lại còn các van e, g mở ra để cho dung dịch đi vào đường cao áp xuống giếng khoan, đồng thời các van (c), (b) mở ra để dung dịch từ bể chứa đi vào buồng hút xilanh chuẩn bị cho hành trình nén tiếp theo.
Khi piston chuyển động theo chiều ngược lại thì các van đóng mở theo quy trình ngược lại.
Quá trình cứ lặp đi lặp lại như vậy, lượng chất lỏng được đẩy vào giếng khoan một cách liên tục.
Để đảm bảo áp suất cũng như lưu lượng đầu ra ổn định ở một mức áp suất tương đồi nào đó người ta lắp trên đầu ra của đường ống cao áp bình ổn áp (24). Bình ổn áp có tác dụng tích trữ và giải phóng năng lượng để ổn định cho áp suất đầu ra.
Để đảm bảo an toàn cho máy cũng như các thiết bị khác người ta lắp van an toàn (22) giữa đường hút máy bơm với đường cao áp, khi áp suất trên đường cao áp vượt quá giá trị cho phép sẽ làm thủng màng van đưa chất lỏng từ ống cao áp về đường hút nhờ vậy mà đảm bảo an toàn cho đường ống cũng như máy bơm và các thiết bị khoan đang sử dụng. Kết cấu của từng bộ phận máy bơm sẽ được trình bày cụ thể ở những phần sau.
2.2. Cấu tạo máy bơm YHБ – 600
Bảng 2.2. Các chi tiết sơ đồ tổng thể máy bơm YHБ – 600
STT
Tên chi tết
STT
Tên chi tiết
1
Nắp máy
3
Ty bơm
2
Trục chủ động
4
Cửa bơm dầu
Hình 2.2. Sơ đồ tổng thể máy bơm YHБ – 600
Bảng 2.3. Các chi tiết sơ đồ tổng thể máy bơm YHБ – 600
STT
Tên chi tết
STT
Tên chi tết
1
Bình điều hòa
4
Đế máy
2
Van an toàn
5
Lỗ tản nhiệt
3
Cối supáp
Máy bơm YHБ-600 cấu tạo gồm hai phần chính là phần cơ khí và phần thủy lực:
Phần cơ khí có nhiệm vụ nhận mômen truyền động từ hệ thống dẫn động và biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trên con trượt cũng như trục trung gian truyền đến phần thủy lực để máy hút và đẩy chất lỏng vào giếng khoan.
Phần thủy lực của máy bơm là nơi lắp ráp các cụm chi tiết như: xilanh, piston, van hút, van nén, van an toàn và bình điều hoà. Phần thủy lực của máy bơm là nơi tiếp nhận năng lượng từ phần cơ của máy bơm để truyền năng lượng đó tới chất lỏng và di chuyển chất lỏng đó từ bể chứa qua đường ống xả vào giếng khoan.
Ngoài ra, nó còn gồm một số bộ phận khác như: thiết bị làm kín, hệ thống bôi trơn và làm mát.
2.2.1. phần cơ khí
Đây là phần dẫn động của máy bơm, tức là có nhiệm vụ dẫn động và truyền công suất cho phần thủy lực làm việc
2.2.1.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của cụm cơ khí
Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo phần cơ của máy
Bảng 2.4. Các chi tiết sơ đồ cấu tạo phần cơ của máy
STT
Tên chi tiết
STT
Tên chi tiết
1
Ty trung gian
15
Đế máy bơm
2
Nắp kiểm tra
16
Lỗ tháo dầu
3
Vít cấy
17
vít máng trượt
4
Ốc gia cố thân trên với thân dưới
18
Tấm chăn
5
Vít nắp đổ dầu
19
Lỗ tháo dầu
6
Lỗ thông hơi
20
Máng trượt trên
7
Nắp kiểm tra
21
Ốc hãm
8
Đệm làm kín
22
Ốc hãm
9
Trục biên
23
Con trượt
10
Tay biên
24
Chốt con trượt
11
Thân biên
25
Ốc vít máng trượt trên
12
Vòng bi tay biên
26
Tấm chắn dầu
13
Thân trên máy bơm
27
Trục chủ động máy bơm
14
Que thăm dầu
28
Ốc hãm ty trung gian
Hoạt động của phần cơ như sau:
Khi trục (27) nhận được chuyển động từ bộ truyền đai và theo chiều mũi tên làm bánh răng bị động (11) quay theo. Bánh răng (11) được liên kết chặt với trục (9) nên trục (9) quay theo và biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của con trượt cũng như ty trung gian (1) để thực hiện quá trình hút và nén chất lỏng về đường cao áp. Bánh răng trên trục (27) là bánh răng liền trục với số răng là: Z = 25, răng nghiêng mn = 14; độ nghiêng răng 9o14’55″. Bánh răng bị động có số răng là: Z = 123, răng nghiêng mn = 14, góc nghiêng 9o14’55″. Tỉ số truyền cơ bản là: i = 123/25.
Ổ bi của trục (27) và trục (16) được lắp giữa thân trên (13), thân dưới (16) và được kẹp chặt bởi bulông (4). Cửa số (2) dùng để kiểm tra sự bôi trơn cho cụm con trượt (23) cũng như máng trượt (21). Cửa (7) để kiểm tra các chi tiết bên trong của máy bơm cũng như là nơi để đổ xung dầu bôi trơn cho máy. Trong quá trình làm việc, áp suất và nhiệt độ trong luồng các te tăng cao vậy cần phải có bộ phận thông hơi (6). Que thăm (14) dùng để kiểm tra mực nhớt trong máy bơm, yêu cầu mực nhớt phải nằm trong khoảng min và max được đánh dấu trên que thăm. Máy bơm được bôi trơn bằng dầu công nghiệp 40 của Liên Xô cũ nay tương đương với loại Vietria – 100.
Sự bôi trơn cặp bánh răng ăn khớp bằng cách ngâm dầu, tức là dầu được đổ ít nhất ngập chân răng bánh răng lớn. Còn vòng bi tay biên và con trượt, máng trượt bằng phương pháp vung toé.
Cặp bánh răng sẽ quay như hình vẽ, dầu sẽ văng lên ngăn buồng dưới nắp (2) và chảy qua lỗ dẫn vào con trượt để bôi trơn cho con trượt. Ở mặt đầu của máng (18) người ta lắp tấm ngăn dầu (26) nhờ vậy mà trong lòng máng luôn luôn có một lượng dầu bôi trơn cho cụm con trượt. Các vòng bi còn lại sự bôi trơn theo phương pháp định kỳ bằng mỡ.
2.2.1.2. Cấu tạo của cụm trục chủ động bánh đai
Hình 2.4. Trục chủ động và bánh đai máy bơm
Bảng 2.5. Các chi tiết trục chủ động và bánh đai máy bơm
STT
Tên chi tiết
STT
Tên chi tiết
1
Bánh đai
14
Gioăng làm kín
2
Bu lông
15
Ổ bi
3
Long đen
16
Ống lót
4
Êcu
17
Đệm lót
5
Then bằng
18
Trục puly
6
Ống lót
19
Gioăng làm kín
7
Bích hãm
20
Mặt bích
8
Vít hãm
21
Gioăng làm kín
9
Mặt bích
22
Ổ bi
10
Đệm lót
23
Ống lót
11
Gioăng làm kín
24
Đệm lót
12
Vú mỡ
25
Ống bảo vệ
13
Mặt bích
Bánh đai gồm 16 rãnh đai, bánh đai được lắp với trục (18) bởi then bằng (5), trục có cấu trúc hai đầu giống nhau nhằm mục đích có thể thay đổi được bánh đai lắp ở hai phía mở rộng phạm vi lắp đặt cho máy và bánh đai được kẹp chặt vào trục nhở hai bulông (2) cùng với đệm vòng lỏng (3) và êcu (4). Để đảm bảo an toàn người ta dùng chụp (25) để chụp lại đầu trục không lắp puly.
Ở hai đầu trục được lắp vòng bi (15), (22), gioăng làm kín (14), (21) cũng như các mặt bích (20), (13) như trên hình vẽ.
Long đen (7) và ốc (8) được vít chặt vào đầu trục để cố định pulu dịch chuyển theo phương dọc trục.
Trục đúc liền bánh răng và được làm bằng thép 34XH1M, ở hai đầu trục được lắp hai ổ bi đỡ lòng cầu hai dãy, vòng trong 2 lắp vào trục với chế độ lắp chặt, vòng ngoài ổ bi được lắp vào thân máy bơm.
Trục ghép với bánh đai bằng mối ghép then bằng (45 x 25 x 360) mm, then được lắp với chế độ lắp chặt , lắp nóng ở nhiệt độ từ (120 ÷ 150) oC.
Chính giữa trục là bánh răng có môđun M = 12 và số răng Z = 25, chiều dài trục là 2568 mm.
Một số vấn đề lưu ý với cụm puly:
Cụm bánh đai là chi tiết quan trọng trong máy bơm nên vấn đề thường xuyên kiểm tra trước khi nhận ca của mỗi người cần phải thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt chú ý ốc (25) chỉ cần hơi lỏng một chút nếu không kịp thời xiết chặt thì then (5) sẽ hỏng ngay vì tải trọng lên trục là rất lớn. Vấn đề bôi trơn cho ổ (23) và (15) cần phải tuân thủ đúng định kỳ quy định.
2.2.1.3. Kết cấu con trượt
Con trượt di chuyển nhờ sự quay của tay truyền qua thanh truyền. Sự di chuyển của nó trên máng trượt sẽ đảm bảo độ đồng tâm giữa xilanh-piston và cần piston, dẫn đến piston sẽ chuyển động tịnh tiến qua lại trong quá trình hút và đẩy dung dịch tạo nên một chu trình kín.
Máng trượt gồm hai máng đỡ, máng đỡ dưới và máng đỡ trên là điểm tựa cho con trượt chạy trên nó, máng đỡ có hình cung tròn phía trong có độ nhẵn lớn để hạn chế tối đa ma sát giữa con trượt và lòng máng. Trong quá trình hoạt động phải đảm bảo đủ lượng dầu bôi trơn trong máng.
Hình vẽ 2.5. Kết cấu con trượt
Bảng 2.6. Các chi tiết kết cấu con trượt
STT
Tên chi tiết
STT
Tên chi tiết
1
Đai ốc
4
Chốt
2
Bạc lót
5
Tấm lót
3
Đầu nhỏ tay biên
6
Con trượt
A
Rãnh thoát dầu bẩn
Con trượt làm bằng thép 35JIII, có trục để lắp đầu nhỏ tay biên,khe hở giữa con trượt và máng từ (0,2 ÷ 0,5) mm.
Cấu tạo của con trượt khá đơn giản, nó di chuyển lại trên máng nhờ cơ cấu quay tay – thanh truyền. Con trượt (4) được lắp nối với tay biên nhờ đầu nhỏ tay biên (6), đầu này được gắn trên con trượt (4) và được cố định bởi chốt (1) thông qua bạc lót (2). Ngoài ra, mặt trên và mặt dưới của con trượt (4) có lắp thêm tấm kim loại (5) có hình dạng cong giống như máng trượt, tấm kim loại này trên bề mặt có tráng lớp kim loại (vật liệu đặc biệt) chịu ma sát và chịu được nhiệt độ cao, chúng được ghép chặt với con trượt nhờ bu lông và đai ốc chìm.
2.2.1.4. Bánh lệch tâm
Hình 2.6. Cấu tạo bánh lệch tâm
2.2.1.5. Tay biên
Tay biên được chế tạo bằng thép