Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình phát minh, chuyển đổi và sử dụng năng lượng. Trong các dạng năng lượng góp phần vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã không ngừng vươn lên và đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước. Hiện nay đã có rất nhiều công ty dầu khí nước ngoài cùng với các công ty trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đang tham gia vào các dự án đầu tư trong nước và quốc tế, khẳng định một tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Hiện nay ở nước ta Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là đơn vị trong công tác thăm dò, khai thác dầu khí. Để phục vụ cho công tác khoan, khai thác dầu khí, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải có hệ thống thiết bị phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay vấn đề đang được Xí Nghiệp quan tâm đó là nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tăng tuổi thọ làm việc của các trang thiết bị.
Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí nước nhà, qua quá trình thực tập, nghiên cứu, thu thập tài liệu và được sự đồng ý của bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, em được giao đồ án với đề tài: “Cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm ly tâm vận chuyển dầu HΠC 65/35 -500 dùng trong công tác vận chuyển dầu ở mỏ Bạch Hổ”, chuyên đề: “Nghiên cứu các dạng hỏng của bánh công tác ”.
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm ly tâm vận chuyển dầu HПC 65/35-500 dùng trong công tác vận chuyển dầu ở mỏ Bạch Hổ, nghiên cứu các dạng hỏng của bánh công tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình phát minh, chuyển đổi và sử dụng năng lượng. Trong các dạng năng lượng góp phần vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã không ngừng vươn lên và đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước. Hiện nay đã có rất nhiều công ty dầu khí nước ngoài cùng với các công ty trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đang tham gia vào các dự án đầu tư trong nước và quốc tế, khẳng định một tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Hiện nay ở nước ta Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là đơn vị trong công tác thăm dò, khai thác dầu khí. Để phục vụ cho công tác khoan, khai thác dầu khí, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải có hệ thống thiết bị phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay vấn đề đang được Xí Nghiệp quan tâm đó là nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tăng tuổi thọ làm việc của các trang thiết bị.
Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí nước nhà, qua quá trình thực tập, nghiên cứu, thu thập tài liệu và được sự đồng ý của bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, em được giao đồ án với đề tài: “Cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm ly tâm vận chuyển dầu HΠC 65/35 -500 dùng trong công tác vận chuyển dầu ở mỏ Bạch Hổ”, chuyên đề: “Nghiên cứu các dạng hỏng của bánh công tác ”.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Giáp và các thầy giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình cùng với sự cố gắng của bản thân, nay bản đồ án của em đã được hoàn thành.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do tài liệu, thời gian thực tập và quá trình tìm hiểu còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Qua đồ án này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Nguyễn Văn Giáp và các thầy giáo trong bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Vũ Đình Tĩnh
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÁY BƠM VẬN CHUYỂN
DẦU Ở VIETSOVPETRO
1.1. Tình hình sử dụng máy bơm vận chuyển dầu ở vietsovpetro
1.1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu của bơm vận chuyển dầu khí
Vị trí các mỏ mà xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đang thăm dò và khai thác đều nằm ngoài biển nên việc bố trí và lựa chọn máy bơm vận chuyển dầu là vấn đề cần thiết. Xí nghiệp đang thăm dò và khai thác trên hai mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng, khoảng cách giữa hai mỏ khoảng 30 km. Trên mỏ Bạch Hổ có 11 giàn cố định và 7 giàn nhẹ, mỏ Rồng có 1 giàn cố định và 1 giàn nhẹ. Tại các giàn cố định dầu được khai thác lên từ giếng khoan sau đó qua hệ thống công nghệ bao gồm:
Bình tăng áp suất cao (khoảng 6 ÷ 12 bar) và được chuyển về bình áp suất thấp (khoảng 0,5 ÷ 8 bar) sau khi dầu mỏ ra khỏi bình tăng áp suất thấp được hệ thống bơm vận chuyển, thông qua hệ thống đường ống ngầm dưới biển tới tàu chứa.
Phía Nam gồm giàn khoan cố định MSP -1, giàn công nghệ trung tâm số 2, và các giàn nhẹ BK 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 dầu từ các giàn này được vận chuyển về trạm chứa dầu là tàu Ba Vì.
Phía Bắc gồm các giàn MSP -3, MSP -4, MSP -5, MSP -6, MSP -7, MSP -8, MSP -9, MSP -10, MSP 11, dầu từ các giàn này được chuyển tới tàu Chi Lăng.
Để đảm bảo quá trình khai thác liên tục, tránh tình trạng dầu khai thác lên bị ứ đọng lại các bình chứa làm ảnh hưởng đến công tác khai thác, do vậy cần phải có cách bố trí hệ thống bơm và lựa chọn bơm thỏa mản những yêu cầu sau đây:
- Bơm làm việc có lưu lượng lớn;
- Cột áp cao;
- Hiệu suất cao;
- Làm việc ổn định lâu dài;
- Dễ vận hành và sửa chữa;
- Có khả năng chống xâm thực tốt.
1.1.2. Phân tích sơ đồ bố trí bơm vận chuyển dầu
Trên sơ đồ bố trí các giàn khoan cố định và giàn nhẹ ở mỏ Bạch Hổ gồm hai cụm phía Bắc và phía Nam .
Hình 1.1: Sơ đồ bố trí các giàn khoan cố định và giàn nhẹ ở mỏ Bạnh Hổ
1.1.2.1. Cụm phía Bắc
Cụm này gồm các giàn: MSP -3, MSP -4, MSP -5, MSP -6, MSP -7, MSP -8, MSP -9, MSP -10, MSP -11, các giàn được nối với nhau qua đường ống dẫn dầu, dầu từ các giàn khai thác lên được đưa đến các trạm tiếp nhận và từ các trạm này được đưa đến các tàu chứa, ngoài ra còn có các đường ống dự phòng cho công tác vận chuyển nếu có sự cố.
Tại cụm này có 3 điểm tiếp nhận và bơm trung chuyển dầu khai thác ,được đưa đến tàu chứa.
- Điểm tiếp nhận giàn MSP -6 là điểm tiếp nhận và bơm một lượng dầu lớn được khai thác ở đây, cùng với lượng dầu khai thác được từ các giàn khai thác vận chuyển đến, đây cũng là điểm vận chuyển dầu từ phía Nam vận chuyển đến.
- Điểm tiếp nhận MSP -8 là điểm tiếp nhận lượng dầu từ MSP -4, MSP -9, MSP -11 và dầu từ phía Nam chuyển đến.
- Điểm tiếp nhận MSP -4 là điểm trung tâm của hệ thống giàn khu vực phía bắc, nhiệm vụ là nhận lượng dầu khai thác từ các giàn 3, 5, 7, 10 và lượng dầu từ phía Nam tới, nó có nhiệm vụ phân phối dầu cho các điểm tiếp nhận MSP -6, MSP -8
1.1.2.2. Cụm phía Nam
Cụm này gồm hai giàn cố định là MSP -1, và giàn công nghệ trung tâm số 2. Cùng với các giàn nhẹ BK 1, 2, 3, 4 , 5, 6, 7, 8, các giàn nhẹ BK không trực tiếp sử lý và tách khí ra khỏi dầu mà vận chuyển về giàn trung tâm để tách lọc.
- Giàn MSP -1: Dầu khai thác lên từ đây đảm bảo không còn hổn hợp khí và dầu, sau đó dầu được vận chuyển đến tàu chứa, nên hệ thống đường ống bi sự cố hoặc lượng dầu khai thác lên quá nhiều thì lại được hệ thống bơm trung chuyển lên phái Bắc, tại vị trí này cũng tiếp nhận trung chuyển dầu từ giàn công nghệ trung tâm số 2, đây là điểm trung chuyển quan trọng, nó là cửa ngõ cho việc trung chuyển dầu từ phía Nam ra phía Bắc, đảm bảo điều phối dầu từ các giàn, chuyển về sao cho hiệu quả thu gom cao trong công tác vận chuyển.
- Giàn công nghệ trung tâm số 2: Đây là điểm tiếp nhận quan trọng, đồng thời sử lý một lượng hổn hợp dầu và khí từ các giàn nhẹ BK chuyển về và lượng dầu từ mỏ Rồng chuyển đến, là điểm tiép nhận và bơm một lượng dầu lớn, do vậy hệ thống vận hành bơm cần phải có độ chính xác cao, ngoài ra tại đây còn bố trí hệ thống bơm ép nước vỉa, để tạo áp suất cân bằng với dầu khai thác lên ,điểm bơm này còn thực hiện điểm tách lọc hổn hợp khí và dầu từ các giàn BK về sau đó vận chuyển tới bể chứa, nếu tại đây không có khả năng tiếp nhận thì sẽ chuyển dầu về các trạm dầu ở phía Bắc.
1.1.3. Các loại bơm vận chuyển dầu được sử ở Vietsovpetro
Hiện tại Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đang khai thác trên hai mỏ chính là Bạch Hổ và Rồng, các mỏ này đều nằm ở ngoài biển, khoàng cách giữa các mỏ khoảng 30 km. Trên mỏ Bạch Hổ có khoảng 11 giàn cố định, 1 giàn công nghệ trung tâm và 8 giàn nhẹ, trên mỏ Rồng có 1 giàn cố định và 1 giàn nhẹ.
Dầu khai thác từ các giàn này được bơm đến tàu chở dầu Ba Vì và Chi Lăng bằng bơm ly tâm theo đường ống ngầm đặt dưới biển.
Số lượng bơm ly tâm được bố trí trong công tác vận chuyển dầu ở XNLD Vietsovpetro gồm 8 loại chính. Số lượng các loại bơm đó được thống kê như sau:
- Bơm 9MGP 12
- Bơm HΠC 65/35 – 500 28
- Bơm HK 200/70 9
- Bơm HK 200/120 4
- Bơm HΠC 40/400 8
- Bơm R 360/150 GM – 3 5
- Bơm R 250/98 GM – 1 2
- Bơm “sulzer” 6
Như vậy tổng số các bơm hiện đang vận hành vận chuyển dầu ở vùng Bạch Hổ gồm tổng cộng là 67 bơm, ngoài ra không kể các bơm dùng để dự phòng, và một số bơm đang trong thời kỳ đại tu, sửa chữa.
Sự phân bố các loại bơm, cách đặt nối tiếp, song song, còn phụ thuộc vào vấn đề vận chuyển dầu tại từng điểm, từng vị trí, phụ thuộc vào khoảng cách của từng điểm bơm, đến trạm rót dầu, phụ thuộc vào lưu lượng dầu nhiều hay ít mà ta phân bổ cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Hiện tại sử dụng phổ biến các loại bơm dầu ly tâm dùng ở mỏ là:
- Loại bơm yêu cầu cột áp lớn và lưu lượng vừa phải dùng để vận chuyển dầu, cho các mỏ xa trạm rót dầu HΠC 65/35 -500 và bơm “sulzer” mà thường dùng phổ biến nhất là bơm HΠC 65/35 -500 đây là loại bơm làm việc tốt, có nhiều ưu điểm vân chuyển dầu.
- Loại bơm không yêu cầu cột áp lớn mà yêu cầu lưu lượng của bơm phải cao, dùng để vận chuyển một lượng dầu lớn tại các điểm tiếp nhận đến các trạm rót dầu cách đó không xa các loại bơm thường dùng là 9MGP, HΠC 40/400, HK 200/70, HK 200/120…
Qua việc bố trí các bơm ly tâm vận chuyển dầu tại mỏ Bạch Hổ ta thấy số lượng bơm HΠC 65/35 -500 chiếm tới xấp xỉ 40% tổng số máy bơm. Nên việc nghiên cứu và tìm hiểu loại máy bơm này là rất thiết thực.
1.2. Sơ đồ công nghệ của hệ thống vận chuyển dầu
Dầu thô sau khi được khai thác lên từ các giếng dầu bằng phương pháp tự phun hay cơ học thì được đưa đến các thiết bị thu gom, thiết bị tách lọc. Tại đây dầu thô được tách bỏ khí, nước, các tạp chất cơ học lẫn trong dầu. Các tạp chất này là yếu tố chủ yếu gây tổn thất và ăn mòn hệ thống đường ống và thiết bị. Sau đó dầu được gia nhiệt bởi lò nung để giảm độ nhớt đảm bảo cho việc lưu chuyển được dễ dàng. Cuối cùng dầu thô sau khi đã sử lý song được đưa đến bình chứa dung tích 100 m3, để vận chyển dầu đến tàu chứa, trên dây chuyền công nghệ người ta thường bố trí hai máy bơm HΠC 65/35 -500 lắp song song, trong đó một máy bơm luôn ở trạng thái làm việc và một máy bơm dự phòng, việc lắp đặt này nhằm mục đích:
- Do yêu cầu công nghệ khai thác dầu khí, để đảm bảo quá trình khai thác dầu được liên tục. Nếu máy bơm đang làm việc bị hư hỏng không làm việc được thì ta có thể vận hành máy bơm dự phòng thay thế.
- Khi lưu lượng khai thác tăng thì ta cho hai máy bơm cùng làm việc để giảm nhanh lượng dầu trong bình chứa.
Sơ đồ công nghệ của hệ thống được giới thiệu trên hình 1.2
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ của hệ thống vận chuyển dầu
Chú thích:
G: Giếng khai thác
1: Bình tách
2: Buồng trộn hóa phẩm
3: Lò nung
4: Bình chứa 100 m3
5: Thiết bị tách khí
6: Bơm dầu
7: Van chặn
8: Van một chiều
9: Van an toàn
10: Tàu chứa
1.3. Những yêu cầu công nghệ của hệ thống vận chuyển dầu
Để đảm bảo được các nhiệm vụ vận chuyển dầu thì máy bơm vận chuyển dầu cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Máy bơm làm việc phải có lưu lượng lớn
- Cột áp của máy bơm phải cao: Là cột áp chân không cho phép đảm bảo cho bơm làm việc ở điều kiện bình thường, không xảy ra hiện tượng xâm thực
- Hiệu suất cao: Là chế độ làm việc của máy bơm với hiệu suất toàn phần của máy bơm lớn nhất.
- Máy bơm phải làm việc lâu dài và ổn định: Là chế độ làm việc ứng với các thông số của bơm.
- Máy bơm phải vận chuyển được chất lỏng có độ nhớt cao. Bởi vì, độ nhớt cao là tính chất đặc trưng của dầu ở mỏ Bạch Hổ.
- Kết cấu của máy bơm phải đơn giản, dễ vận hành và sửa chữa.
- Phải có khả năng chống xâm thực tốt: Là chế độ làm việc mà các thông số của máy bơm phải ổn định.
1.4. Những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần tập trung nghiên cứu giải quyết
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, việc ứng dụng tự động hóa vào công nghiệp dầu khí hiện nay là ngành công nghiệp mũi nhọn và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc dân.
Tuy vậy, nó cũng không dễ dàng để tiến hành khai thác, dù đã nhập các thiết bị từ nước ngoài về mà nó còn đòi hỏi một khối lượng công việc đa dạng và phức tạp. Vì vậy, việc lựa chọn - vận hành - bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị và đặc biệt là phải nắm vững nguyên lý hoạt động của chúng cho phù hợp với các năng lượng của giàn, nhằm nâng cao năng suất, tuổi thọ của thiết bị.
Trong điều kiện giàn khai thác hiện nay, để đảm bảo tốt các công việc khai thác cũng như kiểm tra chặt chẽ các công việc này, thì hệ thống đo lường tự động hóa là một hệ thống rất hiểu hiệu. Trong quá trình khai thác dầu lên và vận chuyển tới bể chứa, tàu chứa và tới nơi tiêu thụ là một quá trình không thể thiếu trong công việc khai thác dầu. Do vậy, máy bơm ly tâm vận chuyển dầu là một thiết bị quan trọng để phục vụ cho công tác vận chuyển dầu.
Hiện tại Liên Doanh Vietsovpetro đang khai thác trên hai mỏ chính là Bạch Hổ và Rồng, các mỏ này đều nằm ngoài biển, và khoảng cách giữa các mỏ khoảng 30 km. Dầu khai thác được từ các mỏ này được bơm đến tàu chở dầu Ba Vì và Chi Lăng bằng bơm ly tâm theo đường ống đặt ngầm dưới biển. Các loại máy bơm đang được sử dụng là НПС 65/35 -500, НПС 40-400, HK 200-120, HK 200-70, 9GMP, R360/150 GM-3, R250/38 GM-1, SULZER. Tùy thuộc vào vị trí của các giàn khoan đến các trạm rót dầu mà người ta chọn máy bơm sao cho phù hợp. Trong Liên Doanh Vietsovpetro máy bơm НПС 65/35-500 được sử dụng nhiều nhất bởi vì đây là loại máy bơm làm việc có độ tin cậy cao, giá thành rẻ, thuận tiện trong việc vận hành - bảo dưỡng - sửa chữa và nó đã được trải nghiệm qua nhiều năm nay. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của máy vẫn thường xảy ra sự cố như hỏng bánh công tác, cong trục bơm, hiện tượng dò gỉ hệ thống làm kín trục bơm, quan trọng nhất là khi máy xảy ra hiện tượng xâm thực. Hiện tượng xâm thực có thể gây mòn hỏng, rung, có tiếng ồn, và giảm cột áp, nếu để lâu có thể gây hỏng bơm hoàn toàn. Vì vậy việc chúng ta cần tập chung ngiên cứu khắc phục hiện tượng này là rất cần thiết.
CHƯƠNG II
CẤU TẠO , NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BƠM LY
TÂM VẬN CHUYỂN DẦU HΠC 65/35 -500
2.1. Sơ đồ cấu tạo của máy bơm vận ly tâm vận chuyển dầu HΠC 65/35 -500
2.1.1. Sơ đồ tổng thể của máy bơm ly tâm HΠC 65/35 -500 (Hình 2.1)
Sơ đồ hình dạng ngoài của bơm được giới thiệu trên (hình 2.1) bao gồm:
Bơm và động cơ điện 160 kW được lắp trên một giá chung.
Trục bơm và động cơ được liên kết với nhau bằng khớp nối bánh răng có trục trung gian.
Hướng quay của Rôto bơm ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ phía động cơ.
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của bơm HПC 65/35 – 500
1. Động cơ
2. Vỏ bảo vệ khớp nối
3. Khớp nối bánh răng
4. Bơm
5. Giá máy lắp đặt động cơ và bơm
Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như:
- Hệ thống đường ống cấp thoát nước làm mát ổ bi và thiết bị làm mát trục, hệ thống đường ống này thường được đặt ngầm dưới móng máy, trên hệ thống có lắp đồng hồ đo áp suất và các van điều chỉnh.
- Hệ thống đường ống hút và đẩy: trên hệ thống này có lắp đồng hồ đo áp suất và van chặn, trên đường ống đẩy có lắp thêm van một chiều.
- Đồng hồ đo nhiệt độ của nhớt trên ổ bi.
2.1.2. Thân máy ( Hình 2.2 và Hình 2.3)
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo thân trên bơm
Cấu tạo từ hai nửa tháo được theo mặt phẳng ngang trên hai nửa trên thân được định vị bằng các chốt hình côn và kẹp chặt bằng các vít cấy, đai ốc dạng chụp M30 có S36. Bề mặt lắp ghép của thân bơm được mài để chống rò rỉ
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo thân dưới bơm
Nửa thân dưới được kết cấu bao gồm, thân đúc bằng thép hàn, với nửa ống dạng máng dùng để nối liền cấp 4 và cấp 5, phía dưới bơm được lắp thêm ống giảm tải để cân bằng áp lực trong chứa đệm làm kiến (ở phía cột áp cao) và đường vào của máy bơm. Hướng đường ống hút và ống đẩy của máy bơm, nằm ngang bên sườn bơm và vuông góc với trục bơm.
2.1.3. Rôto (guồng động)
Chiều quay của rôto là chiều nghịch (ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ phía động cơ).
Rôto gồm 8 bánh công tác và được chia thành hai nhóm và đặt ngược chiều nhau. Có tác dụng khử phần lớn lực dọc trục.
Các bánh công tác ở mỗi nhóm có thể thay thế được nhau (trừ bánh công tác bậc 1. Có đường kính lớn hơn các bánh công tác còn lại)(lắp lẫn).
2.1.4. Khoang hướng dòng (Hình 2.4)
Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo khoang hướng dòng
Các khoang hướng dòng được đánh số từ 1 đến 8 với khoang hút cấp 1 và cấp 5, khoang đẩy cấp 4 và cấp 8, chia làm hai phân đoạn phải và trái, tất cả các phân đoạn và khoang chứa được định vị bằng các chốt định vị.
2.1.5. Đệm làm kín
Giữa các bánh hướng dòng và then máy có các đệm làm kín bằng cao su chịu nhiệt ngăn cản dòng chảy ngược của chất lỏng giữa các cấp.
Việc làm kín khe hở của các chi tiết của phần dẫn dòng (satxi) và thân bơm được thực hiện bằng gioăng cao su có tiết diện tròn ф 6,2 mm.
Để hạn chế chất lỏng bơm đi từ trong bơm qua buồng làm kín ra ngoài, người ta lắp các bạc lót và bạc làm kín.
Giữa trục bơm và thân bơm ở hai đầu máy bơm người ta lắp bộ làm kín mặt đầu hoặc nắp bịt sanhic (hoặc đệm cơ khí dạng đơn).
Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo bộ làm kín mặt đầu
1. Trục xoay
2. Vòng giảm chấn
3. Vòng bít
4. Mặt tựa
5. Bề mặt làm kín
6. Vòng đệm
7. Mặt sau
8. Chi tiết ngăn cách
9. Lò xo
10. Vỏ đệm
11. Vòng làm kín
12. Lỗ làm mát
Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo bộ làm kín mặt đầu loại BO
1. Bạc Grafit quay
2. Bạc lót
3. Bạc Grafit đứng yên
4. Vỏ cụm đứng yên
5. Thân bộ làm kín
6. Lò xo
7. Vòng làm kín
8. Chốt truyền động
9. Bánh răng nghiêng
10. Rãnh vòng
11. Khoang chứa chất lỏng
12. Lỗ chứa lò xo
13. Rãnh
14. Khe hẹp
15. Rãnh lệch tâm
16. Lỗ thoát
17. Vòng làm kín
Máy bơm HПC 65/35 -500 có hai kiểu làm kín là làm kín mặt đầu và làm kín sanhic. Kiểu làm kín sanhic có hai loại co và cr, loại cr có vòng cánh kim loại. Còn loại co thì không có.
Trên các thân dẫn hướng của máy bơm được lắp các bạc làm kín cấp 1, hạn chế dòng chảy ngược lại từ phía có áp lực cao hơn, về phía cửa hút của các bánh công tác, bạc làm kín hạn chế dòng chảy ngược lại của chất lỏng bơm có áp lực cao hơn ở cấp phía trước về phía sau.
Bộ làm kín sanhic co và cr (làm kín dây quấn) ngăn không cho khí lọt vào bơm, cũng như ngăn không cho chất lỏng chảy từ trong bơm ra ngoài.
Hình 2.7: Sơ đồ cấu tạo bộ làm kín dây quấn
1. Bulông nắp bích
2. Nắp bịt Sanhic
3. Vòng dẫn nước cao áp
4. Nắp bích
5. Bạc liên kết
2.1.6. Ổ đỡ
Trục bơm được quay trên hai gối đỡ, hai gối đỡ này được liên kết với thân dưới của bơm bằng các bulông M16 và các chốt định vị.
Dùng ổ bi đỡ chặn để triệt tiêu hết lực dọc trục còn lại.
- Ổ đỡ phía động cơ gồm hai ổ bi đỡ chặn 66414
- Ổ bi đỡ phía đuôi trục gồm hai ổ đỡ 414
2.1.7. Bôi trơn
Việc bôi trơn các ổ bi là kiểu ướt.
Các ổ bi được bôi trơn bằng nhớt bin T22, T30 (Liên Xô) hoặc Vistra (Shell).
Trong gối đỡ có khoang chứa chất nhớt, có vòng vảy dầu kim loại, khi bơm hoạt động vòng vảy dầu sẽ vung té nhớt vào các ổ bi.
Bôi trơn các khớp nối bằng mỡ.
2.1.8. Hệ thống làm mát (Hình 2.8)
Hình 2.8: Sơ đồ cấu tạo củaaez hệ thống làm mát
1. Đường ống cấp nước vào
2. Đường ống thoát nước ra
3. Đường thoát chất lỏng làm kín
4. Đường vào chất lỏng làm kín
5. Đường thoát nước từ buồng Sanhic
6. Đường thoát của nước làm mát bộ làm kín (nước được nhũ tương hoá)
7. Đường dẫn chất lỏng tới bộ phận dẫn áp suất
8. Đường thoát nước làm mát bộ làm kín
9. Đường dẫn chất lỏng làm kín vào bạc cách Sanhic
10. Đường dẫn nước vào bạc Sanhic
11. Đường dẫn nước làm mát vào gối đỡ ổ bi
12. Đường dẫn nước áo của buồng Sanhic
13. Đường thoát chất lỏng làm kín từ bạc cách Sanhic
14. Bình tách dùng cho dung dịch hoạt tính cao
Ổ bi và đệm làm kín cơ khí được làm mát bằng nước kỹ thuật theo hệ thống tuần hoàn bằng máy bơm nước đặt tại các bloc.
Trong buồng làm kín (Hình 2.9) và trong gối đỡ lắp các ổ bi có các khoang làm mát, chất lỏng làm mát được dẫn qua các lỗ bắt đầu nối để làm mát.
Hình 2.9: Sơ đồ cấu tạo buồng làm kín
Chất lỏng làm mát sanhic được đưa tới dây quấn, với áp lực cao hơn áp lực chất lỏng bơm trước bộ làm kín là 0,5 KG -1,5 KG áp lực đó được hiệu chỉnh nhờ các van vi chỉnh áp lực lắp trong hệ thống phụ trợ của bộ làm kín, trên đường ống làm mát người ta còn lắp các đồng hồ áp lực để theo dõi áp lực của hệ thống làm mát đó.
Ngoài ra để làm mát bộ sanhic co và cr, trục bơm, ống lót người ta dùng nhớt nguội tuần hoàn có tác dụng như một màn chắn thủy lực ngăn không cho sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ cao 800 chảy ra ngoài.
2.1.9. Các hệ thống bảo vệ
Hệ thống đo áp suất đường vào, đường ra.
Hệ thống đo áp suất nước làm mát.
Hệ thống bảo vệ quá tải.
Hệ thống đo nhiệt độ nhớt ổ bi (≤ 600 c)
Hình 2.10: Sơ đ